Từ thập niên 80, CSR đã trở thành một chủ để được nhiều học giả tại các nước phát triển nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng CSR có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của DN. CSR từ đó
được xem như chiến lược quan trọng của DN trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh tại các quốc gia phát triển (Matten
và Moon, 2008). Ngày càng có nhiều DN, đặc biệt là các DN trong ngành dệt may đã nhận thức rằng, họ không thể
chỉ đạt duy nhất mục đích tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội, môi trường,
NLĐ, quản trị công ty minh bạch, sản xuất bền vững, (Yperen, 2006; Thắng, 2015).
Trong thực tế, việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn, quy tắc về CSR của các DNDMVN còn rất thụ động, chồng
chéo hoặc mâu thuẫn với các bộ luật khác, đồng thời việc thực hiện các bộ tiêu chuẩn này còn mang tính hình thức,
đối phó, chưa thực sự định hướng vào hiệu quả, chất lượng cũng như định hướng vào phát triển bền vững DN. Mặt
khác, xét về khía cạnh cơ sở lí luận, hiện nay, đã có nhiều học giả trong nước và quốc tế nghiên cứu các vấn đề
khác nhau của CSR trong các DN Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu chuyên sâu về CSR trong ngành
dệt may, đặc biệt là các nghiên cứu về CSR đối với NLĐ tại Việt Nam còn rất hạn chế.
Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lí luận trong việc nghiên cứu mối quan hệ của việc
thực hiện CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của NLĐ trong các DNDMVN, nhằm giúp cho các
DNDMVN tháo gỡ được những vướng mắc mấu chốt trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với NLĐ,
NCS đã chọn đề tài: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh
nghiệp dệt may tại Việt Nam" để làm luận án Tiến sĩ
7 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN
1.1. Giới thiệu về luận án
Luận án "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt
may tại Việt Nam", được tác giả nghiên cứu dựa trên nền tảng các nghiên cứu trong nước và trên thế giới trước
đây, đồng thời kết hợp từ khái niệm của Ngân hàng Thế giới với những nội dung nghiên cứu trên khía cạnh người
lao động theo bộ tiêu chuẩn ISO 26000:2010. Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt,
danh mục hình vẽ, bảng, biểu, danh mục các công trình nghiên cứu khoa học tác giả đã công bố, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, nội dung luận án bao gồm 06 chương.
1.2. Sự cần thiết của luận án
Từ thập niên 80, CSR đã trở thành một chủ để được nhiều học giả tại các nước phát triển nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng CSR có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của DN. CSR từ đó
được xem như chiến lược quan trọng của DN trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh tại các quốc gia phát triển (Matten
và Moon, 2008). Ngày càng có nhiều DN, đặc biệt là các DN trong ngành dệt may đã nhận thức rằng, họ không thể
chỉ đạt duy nhất mục đích tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội, môi trường,
NLĐ, quản trị công ty minh bạch, sản xuất bền vững, (Yperen, 2006; Thắng, 2015).
Trong thực tế, việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn, quy tắc về CSR của các DNDMVN còn rất thụ động, chồng
chéo hoặc mâu thuẫn với các bộ luật khác, đồng thời việc thực hiện các bộ tiêu chuẩn này còn mang tính hình thức,
đối phó, chưa thực sự định hướng vào hiệu quả, chất lượng cũng như định hướng vào phát triển bền vững DN. Mặt
khác, xét về khía cạnh cơ sở lí luận, hiện nay, đã có nhiều học giả trong nước và quốc tế nghiên cứu các vấn đề
khác nhau của CSR trong các DN Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu chuyên sâu về CSR trong ngành
dệt may, đặc biệt là các nghiên cứu về CSR đối với NLĐ tại Việt Nam còn rất hạn chế.
Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lí luận trong việc nghiên cứu mối quan hệ của việc
thực hiện CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của NLĐ trong các DNDMVN, nhằm giúp cho các
DNDMVN tháo gỡ được những vướng mắc mấu chốt trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với NLĐ,
NCS đã chọn đề tài: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh
nghiệp dệt may tại Việt Nam" để làm luận án Tiến sĩ.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về mối quan hệ của việc thực hiện CSR
với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của NLĐ trong các DNDMVN và trên cơ sở đó đưa ra những khuyến
nghị giúp cho các DNDMVN thực hiện tốt CSR đối với NLĐ.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung vào các câu hỏi
nghiên cứu chính yếu sau:
(1) Sử dụng mô hình nghiên cứu nào để đánh giá việc thực hiện CSR đối với người lao động trong các DN
dệt may tại Việt Nam?
(2) Mối quan hệ của việc thực hiện CSR đối với NLĐ với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người
lao động trong các DN dệt may tại Việt Nam như thế nào?
(3) Những gợi ý nào có thể giúp cho DN dệt may Việt Nam thực hiện tốt CSR đối với người lao động?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là CSR đối với NLĐ trong các DNDMVN.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung nghiên cứu: CSR có nhiều nội dung khác nhau như CSR với bảo vệ môi trường, CSR với
người tiêu dùng, CSR với xã hội dân sự, CSR với NLĐ..., trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả tập
trung vào nghiên cứu về CSR đối với NLĐ trong các DNDMVN trên 03 khía cạnh: mức độ tin tưởng, hài lòng,
cam kết của NLĐ.
+ Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về CSR đối với NLĐ trong các DNDMVN. Việc thu thập
dữ liệu để kiểm định các tiêu chí CSR đối với NLĐ được tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên tại các DNDMVN khu vực
miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
+ Về thời gian: Luận án triển khai phân tích các dữ liệu có liên quan đến CSR đối với NLĐ tại các DN Việt
Nam, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2016, dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2015 và
2016. Khoảng thời gian này đảm bảo đủ thời gian cho việc thu thập, triển khai phân tích dữ liệu để thấy được tính
xu hướng của trách nhiệm xã hội đối với NLĐ trong tương lai.
2
1.5. Khái quát về phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên
cứu đã nêu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.
1.6. Những đóng góp mới của luận án: Qua quá trình nghiên cứu, phân tích các nội dung liên quan tới việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt
Nam. Đồng thời, dựa trên kết quả khảo sát 676 người lao động, bao gồm công nhân trực tiếp, nhân viên hành chính
và quản lý trong 22 công ty dệt may tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam, luận án đã có những đóng góp mới về
mặt lí luận và thực tiễn, cụ thể như sau:
1. Xác định được các cơ sở lí thuyết nghiên cứu phù hợp với điều kiện và thực tế về thực hiện CSR đối với
người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.
2. Kế thừa và điều chỉnh các thang đo cho các mối quan hệ giữa việc thực hiện CSR với mức độ hài lòng,
tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.
3. Xây dựng và kiểm định được mô hình nghiên cứu về CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của
người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Kết quả kiểm định cho thấy, các trọng số tác động
đều mang dấu dương, chứng tỏ tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Trong
đó, toàn bộ các nhân tố: đào tạo phát triển, sức khỏe an toàn, việc làm, đối thoại, đãi ngộ đều có tác động thuận
chiều tới sự hài lòng; các nhân tố việc làm và sức khỏe an toàn chưa có đủ cơ sở để kết luận có ảnh hưởng tới sự tin
tưởng; Nhân tố tin tưởng có tác động thuận chiều đến sự hài lòng; Hai nhân tố hài lòng và tin tưởng đều có tác
động thuận chiều tới sự cam kết.
4. Đưa ra những khuyến nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu để các doanh nghiệp dệt may thực hiện tốt CSR
đối với người lao động.
Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu, dự kiến luận án sẽ đóng góp một số bài báo, bài tham luận hội thảo trong nước và
quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu về CSR. Đồng thời mở ra định hướng cho các nghiên cứu khác về việc thực hiện
CSR tại Việt Nam như: CSR đối với việc bảo vệ môi trường, CSR đối với người tiêu dùng, CSR đối với phát triển
cộng đồng, CSR đối với vấn đề nhân quyền,... Mặt khác, các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể được dùng
làm tư liệu bổ sung cho bài giảng của các môn học như Quản trị kinh doanh, Quản trị chiến lược, Văn hoá kinh
doanh,
1.7. Bố cục các nội dung chính của luận án
Nhằm thực hiện được mục tiêu của luận án và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án được chia bố cục là
06 chương, bao gồm các nội dung chính như sau: Chương 1: Giới thiệu về luận án; Chương 2: Tổng quan tình hình
nghiên cứu; Chương 3: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của DN đối với người lao động trong các DN dệt may;
Chương 4: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu; Chương 5: Bối cảnh và kết quả nghiên cứu về trách nhiệm xã hội
của DN đối với người lao động trong các DN dệt may tại Việt Nam; Chương 6: Bình luận kết quả nghiên cứu và
một số kiến nghị.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các nghiên cứu tổng quát về trách nhiệm xã hội của DN
2.1.1. Về vai trò, lợi ích của trách nhiệm xã hội của DN
Có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, lợi ích to lớn của CSR như Friedman M (1970), CSR làm tăng
lợi nhuận cho DN; Sethi (1975) CSR hàm ý nâng hành vi của DN lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị
và kỳ vọng xã hội đang phổ biến. Caroll (1979) đã khẳng định “CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế,
luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”; Philip Kotler, CSR: điều tốt
nhất cho công ty của bạn; Rana và các cộng sự (2009), khẳng định CSR là công cụ và phương thức hướng đến sự
phát triển bền vững của DN; Nguyễn Đình Tài (2010), nghiên cứu về Tăng cường CSR đối với môi trường và
người tiêu dùng Việt Nam và đưa ra được những lợi ích của CSR về khía cạnh môi trường và người tiêu dùng;
Phạm Văn Đức (2010), CSR ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách; Lê Thị Thu Thủy (2013),
"Thực hiện trách nhiệm xã hội - Lợi ích đối với DN",...
2.1.2. Về các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR
Các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR: Lepoutre J. and Heene A.
(2006), tiến hành điều tra tác động của quy mô DN với CSR; Chen X. (2009), CSR ở Trung Quốc: Thách thức và ý
thức; Lê Thanh Hà (2009), CSR trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế; Nguyễn Văn
Thắng (2009), với nhận thức hạn chế của DN về lợi ích lâu dài đang là thách thức lớn của việc thực thi CSR tại
Việt Nam; Hoàng Thị Thanh Hương, Đặng Thị Kim Thoa (2012), CSR - Công cụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững
3
của DN; Lê Chí Công (2016), nghiên cứu và tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa niềm tin về niềm tin thực thi
CSR trong giải thích cam kết và ý định sử dụng sản phẩm Yến Sào.
2.2. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động và ngành dệt may
2.2.1. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của DN đối với NLĐ
Trinh Khanh Ly (2006), xác định vai trò của các hiệp hội thương mại Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi
của NLĐ; Compa (2008), nhấn mạnh đến trách nhiệm của công đoàn đối với quyền lợi của NLĐ; Dương Thị Liễu
(2008), tác giả đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của CSR trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công tác
quản trị nhân sự; Đặng Thị Hồng Hạnh (2009), vận dụng tiêu chuẩn SA 8000 vào sản xuất kinh doanh của các DN
trên địa bàn thành phố Hà Nội; Gond và cộng sự (2010), đã làm rõ ảnh hưởng của việc thực hiện CSR đối với hành
vi, thái độ của NLĐ cũng như hiệu quả kinh doanh của DN; Harjanne (2010), đã phân tích tầm quan trọng của CSR
đối với nhân viên tại Mỹ, Anh, Đức và Phần Lan; Stawiski và cộng sự (2010), đã phân tích và chỉ ra được rằng việc
nâng cao nhận thức của nhân viên qua quá trình đào tạo sẽ làm cải thiện kỹ năng, sáng kiến của nhân viên trong
chiến lược phát triển DN; Nguyễn Ngọc Thắng (2010) đã đề xuất quy trình hướng dẫn việc lồng ghép các chính
sách quản lý nguồn nhân lực với CSR đối với NLĐ; Lee Y K. và cộng sự (2012), đi sâu vào nghiên cứu tác động
của CSR về chất lượng mối quan hệ và kết quả mối quan hệ: Quan điểm của các nhân viên dịch vụ; Lưu Trọng
Tuấn và Lưu Thị Ngọc Bích (2013), khái quát thực trạng tranh chấp lao động tại Việt Nam và đưa ra một số giải
pháp giải quyết tranh chấp.
2.2.2. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của DN đối với ngành dệt may
Twose và Rao (2003), tổng kết tình hình thực hiện CSR trong ngành dệt may và da giầy của Việt Nam;
Yperen (2006), tổng quan các vấn đề liên quan đến CSR trong ngành công nghiệp dệt may như là lợi ích của CSR
đối với ngành dệt may; Đào Quang Vinh (2003), thông qua nghiên cứu 24 DN tại hai ngành dệt may và da giầy, tác
giả đã chỉ ra rằng: Nhờ việc thực hiện tốt CSR, doanh thu, NSLĐ, tỉ lệ hàng xuất khẩu đã tăng lên đáng kể; Gupta
và Hodges (2012), đã điều tra nhận thức của người tiêu dùng về CSR trong ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ;
Hoàng Thị Thanh Hương và Lê Công Hoa (2013), đã cho thấy sức ép đối với DN về thực hiện chiến lược CSR
ngày càng tăng; Nguyễn Phương Mai (2013), đã phân tích thực trạng thực hiện CSR tại công ty Cổ phần May Đáp
Cầu; Hoàng Thị Thanh Hương (2015), đã nghiên cứu, phát triển các thang đo CSR của DN vừa và nhỏ trong bối
cảnh ngành may Việt Nam; Shen và các cộng sự (2015), đã chỉ ra hạn chế về tài chính là rào cản chính đối với việc
thực hiện CSR trong ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ.
2.3. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của Luận án
(1) Đã có một số nghiên cứu về CSR nhưng tập trung về hướng nghiên cứu tổng quát, đi sâu vào lý thuyết
về CSR.
(2) Các công bố nghiên cứu CSR về góc độ NLĐ còn hạn chế.
(3) Chưa có khung phân tích, mô hình nghiên cứu cụ thể về CSR đối với NLĐ tại Việt Nam cũng như cụ
thể trong các DNDMVN.
(4) Chưa có nghiên cứu nào trong việc xây dựng những thang đo nhằm đánh giá, xem xét mối quan hệ giữa
thực hiện CSR đối với sự hài lòng, tin tưởng và cam kết của NLĐ trong các DNDMVN.
Do đó, nghiên cứu về CSR đối với NLĐ trong các DNDMVN là một nghiên cứu cần thiết, có điểm mới.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI
LAO ĐỘNG
3.1. Lịch sử phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Lịch sử phát triển CSR trải qua 05 thời kỳ: Thời kỳ trước 1950; Thời kỳ từ 1950 đến 1969; Thời kỳ từ
1970 đến 1989; Thời kỳ từ 1990 đến 1999; Thời kỳ những năm đầu thế kỷ 21 đến nay, các nội dung này được
thể hiện trong luận án từ trang 21 đến trang 27.
3.2. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
3.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thời kỳ trước thế kỷ 21: Khái niệm từ Howard Rothmann
Bowen (1950); Sethi (1975); Caroll (1979),... Các khái niệm này được thể hiện từ trang 27 đến trang 29 của luận
án.
3.2.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội đương đại
3.2.2.1 Khái niệm CSR của Ngân hàng thế giới
Năm 2003, Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về CSR: “Trách
nhiệm xã hội của DN (CSR) là sự cam kết của DN đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những
4
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của NLĐ và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã
hội, theo cách có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của xã hội” (world bank, 2003).
3.2.2.2 Tiêu chuẩn ISO 26000:2010
ISO 26000:2010 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) nhằm đưa ra
những hướng dẫn về CSR, với 07 chủ đề cốt lõi: Quản trị tổ chức; Bảo vệ quyền con người; NLĐ; Bảo vệ môi
trường; Hoạt động minh bạch; Hướng tới người tiêu dùng; Phát triển cộng đồng. Theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn
ISO 26000, nội hàm CSR của DN đối với NLĐ bao gồm các nội dung: "(1) việc làm và phát triển quan hệ lao
động; (2) chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội; (3) đối thoại xã hội; (4) sức khỏe và an toàn nơi làm việc; (5) đào tạo và
phát triển năng lực nhân viên", được nêu chi tiết ở chủ đề cốt lõi “NLĐ” - Điều mục 6.4 của bộ tiêu chuẩn. Luận án
sử dụng cách tiếp cận này của bộ ISO 26000 làm cơ sở phân tích, lý giải, xây dựng và kiểm định mô hình nghiên
cứu về CSR đối với NLĐ trong các DNDMVN.
Đề xuất khái niệm về CSR đối với NLĐ được sử dụng trong luận án, cụ thể như sau:
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động là sự cam kết của doanh nghiệp đối
với người lao động thông qua thực hiện tốt các hoạt động: Việc làm và quan hệ lao động, đãi ngộ và bảo trợ xã
hội, đối thoại xã hội, sức khỏe và an toàn, đào tạo và phát triển nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao
động, góp phần vào việc phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội".
3.3. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với NLĐ
Theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 26000, nội hàm CSR của DN đối với NLĐ bao gồm các tiêu chí: "(1)
việc làm và phát triển quan hệ lao động; (2) chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội; (3) đối thoại xã hội; (4) sức khỏe và
an toàn nơi làm việc; (5) đào tạo và phát triển năng lực nhân viên".
3.4. Mức độ tin tưởng, hài lòng và cam kết của người động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp đối với NLĐ
3.4.1. Mức độ tin tưởng của NLĐ: Tổng hợp mức độ tin tưởng của NLĐ với các nội dung sau: (1) Tin tưởng vào
năng lực lãnh đạo; (2) Tin tưởng vào sự thẳng thắn/cởi mở của lãnh đạo; (3) Tin tưởng vào sự quan tâm của lãnh
đạo; (4) Tin tưởng vào sự tin cậy của người lãnh đạo.
3.4.2. Mức độ hài lòng trong công việc: Tổng hợp mức độ Hài lòng của NLĐ gồm 3 nội dung sau: (1) Hài lòng về
trách nhiệm cộng đồng của DN; (2) Hài lòng về trách nhiệm kinh doanh trung thực của DN; (3) Hài lòng về công
việc của NLĐ.
3.4.3. Cam kết của NLĐ: Tổng hợp mức độ Hài lòng của NLĐ gồm nội dung sau: (1) Cam kết liên quan đến tình
cảm của người; (2) Cam kết liên quan đến thị trường lao động; (3) Cam kết liên quan đến đạo đức nghề.
3.5. Mô hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của DN đối với NLĐ
Căn cứ vào các nội dung đã được phân tích và tổng hợp các nghiên cứu trước đầy về CSR đối với NLĐ
(bảng 3.2), tác giả tổng hợp, xây dựng khung nghiên cứu như sau:
Hình 3.6: Khung nghiên cứu CSR đối với người lao động
Nguồn: Tác giả tổng hợp, đề xuất
Bảng 3.2: Trách nhiệm xã hội của DN đối với người lao động
TT Tên biến
Nội
dung
biến
Giải thích các biến Nguồn tham khảo
1
Trách
nhiệm
xã hội
Việc làm
và phát
triển
DN tuân thủ Luật lao
động và các quy định nhà
nước đối với NLĐ; đảm
Carroll, 1999; Nguyễn
Ngọc Thắng, 2015; ISO
26000:2010;
Trách nhiệm xã hội đối
với người lao động
(1) Việc làm và phát
triển quan hệ lao động
(2) Chế độ đãi ngộ và
bảo trợ xã hội
(3) Đối thoại xã hội
(4) Sức khỏe và an toàn
(5) Đào tạo và phát triển
nhân viên.
Mức độ tin
tưởng của
người lao
động
Mức độ hài
lòng của
người lao
động
Cam kết của
người lao
động
5
TT Tên biến
Nội
dung
biến
Giải thích các biến Nguồn tham khảo
đối
với
NLĐ
quan hệ
lao động
bảo cơ hội thăng tiến
công bằng, bình đẳng
cho NLĐ.
Chế độ
đãi ngộ
và bảo
trợ xã
hội
Lương và các hình thức
đãi ngộ khác, bảo vệ phụ
nữ mang thai và các vấn
đề phúc lợi khác như
điều kiện vệ sinh, an toàn
và tiếp cận các dịch vụ y
tế.
Đối
thoại xã
hội
Hình thức thương thảo,
tư vấn hoặc trao đổi
thông tin giữa DN và
NLĐ.
Sức
khỏe và
an toàn
Bao gồm sức khỏe thể
chất và tinh thần của
NLĐ; ngăn ngừa nguy cơ
tổn hại sức khỏe do điều
kiện làm việc gây ra.
Đào tạo
và phát
triển
nhân
viên
Đào tạo để phát triển kỹ
năng làm việc cho NLĐ;
tạo điều kiện cho nhân
viên mới phát triển; tạo
điều kiện cho NLĐ nâng
cao trình độ chuyên môn.
2 Mức độ tin tưởng
của NLĐ
Tin tưởng vào năng lực
lãnh đạo; tưởng DN luôn
thực hiện đúng cam kết
với NLĐ và cộng đồng;
sự thẳn thắn, cởi mở của
nhà lãnh đạo.
ISO 26000:2010; Akhunov
và các cộng sự, 2006;
Hunchak, 2006; Falcon,
2005;
Mayer và Davis, 1999;
Albrecht, 2002; Kirkpatric
và Locke, 1991; Mishra,
1992; Falcone và các cộng
sự, 1998; Kramer và các
cộng sự, 1996; Prutina,
2016.
3 Mức độ hài lòng
của NLĐ
Hài lòng về trách nhiệm
cộng đồng, trách nhiệm
kinh doanh của DN và về
công việc của NLĐ.
ISO 26000:2010; Folkes
và Kamins, 1999; Carroll,
1979; Homburg và Stock,
2004; Turker, 2008.
4 Cam kết của NLĐ
Cam kết liên quan đến
tình cảm của NLĐ và
đạo đức nghề nghiệp.
Meyer và Allen, 1991;
Takao, 1998; Bergman,
2006; Meyer và các cộng sự,
2002
Nguồn: Tác giả tổng hợp, đề xuất
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quy trình nghiên cứu: (Trang 50 của Luận án)
4.2. Thu thập và xử lí dữ liệu
4.2.1. Thu thập dữ liệu:- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin, tin tức, số liệu, tài liệu, tiêu chuẩn, báo cáo,... ;
Nguồn dữ liệu sơ cấp: trong nghiên cứu này, phương pháp điều tra xã hội học sử dụng phiếu bảng hỏi và phỏng vấn
chuyên sâu để thu thập dữ liệu sơ cấp liên quan tới CSR đối với NLĐ.
4.2.2. Xử lí số liệu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích nhân tố với các bước: (i) kiểm định độ tin cậy của thang
đo; (ii) phân tích nhân tố khẳng định; (iii) phân tích nhân tố khám phá.
6
4.3. Nghiên cứu định tính: Để tiến hành nghiên cứu định tính ban đầu, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia,
kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát thông qua việc sử dụng các phiếu phỏng vấn