Tóm tắt Luận án Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc

Về mặt thực tiễn: Những nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển chế định TGPL nói chung được tác giả luận án tham chiếu trong việc nghiên cứu những quy định đặc thù hoạt động TGPL cho DTTS vùng Tây Bắc. Kết quả thực trạng hoạt động TGPL cho người được TGPL nói chung. Những đánh giá, bình luận, phân tích về thực trạng hoạt động TGPL tại các địa phương trong cả nước cũng như TGPL cho các đối tượng đặc thù được tác giả luận án này sử dụng như một tham chiếu để nghiên cứu TGPL cho một nhóm đối tượng cụ thể trên một khu vực địa lý cụ thể là người dân các DTTS trên địa bàn khu vực Tây Bắc, nhất là việc luận giải nguyên nhân của những thành tựu cũng như hạn chế; những bài học kinh nghiệm thực tiễn được đúc rút Về quan điểm, giải pháp: Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân, các công trình nghiên cứu đã đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về TGPL, nâng cao chất lượng, hiệu quả TGPL. Các quan điểm, giải pháp mà các công trình đã đề cập cũng được tham chiếu để tác giả luận án này nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả TGPL cho người dân các DTTS khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các công trình nghiên cứu đã đề cập hoặc là giải pháp nâng cao chất lượng TGPL hoặc quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả TGPL nói chung. Vì vậy, những thành tựu nghiên cứu đã đạt được chỉ được sử dụng như những gợi ý để tác giả đề xuất quan điểm, giải pháp trong chương 4 của luận án. Về phương pháp nghiên cứu, có thể nói các công trình nghiên cứu đều sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Tác giả luận án này kế thừa các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng nêu trên để tiếp tục nghiên cứu đề tài luận án này.

pdf27 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÙI HUY TOÀN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 9380106 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2024 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Năm 2. TS. Nguyễn Quốc Hoàn Phản biện 1: ............................................................ ............................................................ Phản biện 2: ............................................................ ............................................................ Phản biện 3: ............................................................ ............................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người dân tộc thiểu số (DTTS) thường cư trú tại các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong sinh hoạt cũng như lao động sản xuất còn chịu sự ảnh hưởng khá mạnh bởi luật tục, phong tục tập quán, trong đó có không ít phong tục tập quán đã trở thành cổ hủ, lạc hậu nhưng vẫn được duy trì. Người DTTS là nhóm đối tượng có hiểu biết pháp luật tương đối thấp, vì thế dễ khả năng vi phạm pháp luật, trong khi đó họ lại khó có điều kiện tiếp cận pháp luật, chưa có kỹ năng sử dụng pháp luật, vì vậy việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình gặp rất nhiều khó khăn. So với người Kinh, người DTTS là nhóm người yếu thế, họ luôn cần sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là quan tâm, chăm lo cho người DTTS, nâng cao đời sống người dân, nhất là người DTTS ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, đảm bảo thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, giữa người DTTS so với người Kinh. Một trong những chính sách xã hội tốt đẹp đó của nhà nước chính là trợ giúp pháp lý (TGPL). Đây là một chính sách góp phần bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp cho người yếu thế, giúp họ có điều kiện sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo sự công bằng trong tiếp cận công lý. Pháp luật hiện hành đã quy định khá cụ thể về đối tượng được TGPL, chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp, nguyên tắc, kinh phí, trình tự thủ tục TGPL cho các đối tượng, trong đó có đồng bào DTTS. Mặc dù đã được pháp luật quy định cụ thể, tuy nhiên, trên thực tế, việc TGPL cho đồng bào DTTS nói chung, cho đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực Tây Bắc nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân các DTTS khu vực Tây Bắc, làm sai lệch chính sách xã hội tốt đẹp của Đảng và Nhà nước, một số trường hợp còn bị các thế lực xấu lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước. Về mặt lý luận, TGPL là đối tượng nghiên cứu được quan tâm rộng rãi của giới khoa học trong và ngoài nước, cả trên bình diện chung, cả trên bình diện ứng dụng trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như trong tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện, qui mô về hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc, vì vậy những đặc thù về chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến TGPL cho đối tượng này trên địa bàn Tây Bắc chưa được làm sáng tỏ. Điều này không chỉ là một thiếu hụt về mặt lý luận mà đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc thời gian qua chưa được như mong muốn. 2 Sự phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn của hoạt động TGPL, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS ở Việt Nam, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc" làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục tiêu của luận án Luận án được nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện khung lý thuyết về hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn thời gian qua, luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Với mục tiêu trên, luận án có nhiệm vụ: - Nhận diện đầy đủ những đặc thù của hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc so với TGPL cho người Kinh trên địa bàn cũng như so với TGPL cho đồng bào DTTS trên các địa bàn khác; xác định chủ thể, nội dung, nguyên tắc, phương thức tiến hành; xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc - Phân tích những thành tựu, hạn chế trong hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc thời gian gần đây, chỉ rõ nguyên nhân của thành tựu và hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án nghiên cứu hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS. - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở các tỉnh khu vực Tây Bắc nước ta, bao gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình. - Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2006 đến hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp trừu tượng hóa Đặc biệt, để nghiên cứu đề tài này, luận án còn sử dụng phương pháp xã hội học và một số phương pháp điền dã khác. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình chuyên khảo cấp tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta. Với mong muốn góp 3 phần nâng cao hiệu quả công tác TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta, luận án có một số đóng góp mới sau đây: - Luận án phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực khu vực Tây Bắc. Trên cơ sở đó, luận án đã hoàn thiện khung lý thuyết về hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động đối với đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta. Luận án cũng chỉ rõ các yếu tố đảm bảo cho hoạt động TGPL đối với đồng bào DTTS trên địa bàn. - Luận án đã đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta hiện nay và lý giải nguyên nhân của thực trạng đó. - Luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp xác thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta, bao gồm các giải pháp về hoàn thiện thể chế, xây dựng bộ máy, giải pháp về các điều kiện vật chất, kỹ thuật, giải pháp về nhân lực, giải pháp về tổ chức thực hiện 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án cung cấp những tri thức mới về TGPL cho người dân các DTTS khu vực Tây Bắc; bổ sung hoàn thiện tri thức về TGPL nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo luật học tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật học trên cả nước. Kết quả nghiên cứu của luận án này cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan hữu quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, thiết chế về TGPL nói chung, nhất là trong quá trình tổ chức thực hiện TGPL cho đồng bào DTTS tại các tỉnh khu vực Tây Bắc nước ta. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm phần tổng quan và 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam hiện nay Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam hiện nay 4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về trợ giúp pháp lý Là đề tài mang nhiều giá trị cả về khoa học, lý luận và thực tiễn, TGPL từ lâu đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều thế hệ trong và ngoài nước dưới nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau như sách chuyên khảo, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu các cấp, với nhiều cách tiếp cận đa dạng, phong phú nhằm vào những mục đích cụ thể nhất định. Dù dưới cách tiếp cận nào thì các công trình nghiên cứu đều mang lại nhiều giá trị cho ngành khoa học pháp lý nói chung và cho đề tài TGPL nói riêng. Đặc biệt, các đề tài đã có những đóng góp nhất định để hoàn thiện lý luận về TGPL, làm cơ sở để thực hiện TGPL trong thực tiễn tại các quốc gia cũng như cho từng nhóm đối tượng đặc thù. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý và thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc 1.1.2.1. Về thực tiễn quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý tại Việt Nam Trong nhóm này có thể kể đến các công trình như sau: “Nghiên cứu toàn cầu về trợ giúp pháp lý ” (The Global Study on Legal Aid); Đề tài “Luận cứ khoa học và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật TGPL” của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý phối hợp Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp thực hiện năm 2014 Nghiên cứu trong các bài viết: “Phương hướng xây dựng Luật TGPL ” Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10/2006 của TS. Đinh Trung Tụng; “Luật trợ giúp pháp lý - một đạo luật quan trọng tạo điều kiện cho người được TGPL thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình” của TS. Vũ Đức Khiển;“Luật trợ giúp pháp lý - chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” của GS.TS Trần Ngọc Đường. Nhìn chung, các công trình mới chỉ tập trung đánh giá thực trạng pháp luật về TGPL từ trước và sau khi có Luật TGPL năm 2006 đến năm 2015. Khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay, pháp luật có nhiều thay đổi, trong đó Luật TGPL năm 2017 đã đi vào cuộc sống được gần 5 năm nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật này. 1.1.2.2. Về thực tiễn trợ giúp pháp lý tại Việt Nam * Nghiên cứu về thực trạng TGPL ở một địa phương nhất định, có khá nhiều công trình, nhưng chủ yếu là các luận văn thạc sĩ cũng như các bài báo khoa học, trong đó phải kể đến: Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2010, với đề tài: “Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối 5 tượng chính sách ở tỉnh Quảng Ninh”; Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật của tác giả Nguyễn Hữu Long, bảo vệ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014 với đề tài “Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa”; Bài viết “Nhìn lại việc đổi mới công tác trợ giúp pháp lý trong thời gian qua” của tác giả Nguyễn Thị Minh & Trịnh Thị Thanh. Bài viết “Trợ giúp pháp lý ở tỉnh Quảng Nam” của tác giả Lê Hồng Vân. Bài viết “Hoạt động trợ giúp pháp lý - khó khăn và giải pháp tháo gỡ ở Lạng Sơn”, của tác giả Bùi Huyền Các công trình nghiên cứu khoa học như luận văn, bài viết nghiên cứu về TGPL nêu trên, bước đầu giúp tác giả có cái nhìn khái quát về công tác TGPL cho người nghèo, DTTS, đối tượng chính sách khác. Công tác TGPL cho đối tượng đặc thù như DTTS cần thực hiện như nào? giải pháp thực hiện ra sao cho hiệu quả và khả thi? Đánh giá thực trạng về công tác này phải đánh giá toàn diện cả về chủ thể, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục, kinh phí, nhận diện nguyên nhân, thành tựu, mặt hạn chế... có công trình chỉ rõ nguyên nhân gì... đây chính là những mặt thuận lợi lớn cho tác giả khi nghiên cứu về đề tài luận án này. * Về thực trạng TGPL cho một nhóm đối tượng nhất định, cũng có một số công trình đã nghiên cứu. Tuy nhiên, qua rà soát, tìm hiểu của tác giả cho thấy, chưa có một đề tài khoa học cấp Nhà nước, Bộ, ngành, luận án tiến sĩ nghiên cứu về TGPL cho đồng bào DTTS ở khu vực Tây Bắc Việt Nam mà chỉ có một số công trình nghiên cứu như luận văn thạc sĩ luật học, một số bài viết tạp chí khoa học, cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương; một số bài tham luận tại các hội thảo, trong đó phải kể đến: Sách chuyên khảo “Chính sách trợ giúp pháp lý dành cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số” của Đỗ Xuân Lân, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội, năm 2015; bài viết “Một số vấn đề về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách” của Tiến sĩ Trần Huy Liệu công bố trên Thông tin Khoa học pháp lý, Chuyên đề TGPL, số 4/2005; “Hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ ở Sơn La” của Thạc sỹ Bùi Huy Toàn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 5/2016 Qua việc nghiên cứu các công trình này, tác giả rút được những luận giải, cách tiếp cận, kinh nghiệm thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Chẳng hạn, đánh giá thực trạng phải đánh giá toàn diện cả về chủ thể, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục, kinh phí, nhận diện nguyên nhân Có công trình chỉ rõ nguyên nhân thuận lợi, khó khăn hạn chế thực hiện TGPL cho người nghèo, đồng bào DTTS, đây là những thuận lợi lớn cho tác giả khi nghiên cứu đề tài luận án này. Ngược lại, các công trình chỉ đề cập một cách chung chung về chủ thể thực hiện, đối tượng thụ hưởng TGPL, giải pháp thực hiện, nguồn lực bảo đảm, đó lại là khó khăn cho tác giả khi nghiên cứu đề tài này. Có thể nói, nghiên cứu về thực trạng TGPL cho đồng bào dân tộc ở khu vực Tây Bắc Việt Nam còn là “vùng trống” trong nghiên cứu luật học. Đây vừa 6 là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho những người quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này. 1.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam Do còn thiếu các nghiên cứu về thực trạng TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc Việt Nam nên số lượng các nghiên cứu về quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc Việt Nam cũng không nhiều, chủ yếu xuất hiện trong một số luận văn thạc sĩ và một số bài viết tạp chí, có thể kể đến như: Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật của tác giả Trịnh Thị Thùy Anh, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012, với đề tài: “Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”; Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật của tác giả Bùi Huy Toàn, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014, với đề tài: “Đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt động trợ giúp pháp lý ở tỉnh Sơn La”; Bài viết “Một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý” của tác giả Lê Thị Thu Hà, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề 1/2018 1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và các nghiên cứu tiếp theo 1.2.1. Những thành tựu được kế thừa, sử dụng trong luận án từ các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, các công trình nghiên cứu được tác giả liệt kê trên đây đã đạt được những mục tiêu nhất định mà đề tài đặt ra. Những kết quả nghiên cứu của các đề tài, các cuốn sách, luận án, luận văn, bài báo nêu trên là những cơ sở quan trọng và hữu ích để tác giả có thể tham khảo và kế thừa, sử dụng trong quá trình hoàn thiện đề tài luận án của mình. Cụ thể: Về mặt lý luận: Các công trình đã xây dựng khái niệm TGPL với những cách tiếp cận khác nhau; luận giải được những vấn đề như chủ thể, nội dung, hình thức, nguyên tắc, vai trò TGPL nói chung. Trong đó, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định bản chất của hoạt động TGPL là việc nhà nước cung cấp dịch vụ công miễn phí cho các đối tượng xã hội nhất định, hoạt động này thể hiện bản chất của nhà nước và chế độ, đồng thời cũng là một nội dung trong việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước. Về chủ thể TGPL, các công trình nghiên cứu đều xác định nhà nước không trực tiếp đứng ra trợ giúp cho đối tượng nhưng nhà nước có thể thành lập các trung tâm TGPL nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tổ chức ký hợp đồng với các thiết chế xã hội khác để TGPL cho đối tượng. Về hình thức TGPL, các công trình nghiên cứu đều xác định có ba hình thức chủ yếu là tư vấn, tham gia tố 7 tụng và đại diện cho đối tượng trong các quan hệ pháp luật... Những thành tựu nghiên cứu này được tác giả luận án kế thừa, phát triển để đi sâu nghiên cứu đối tượng của mình. Về mặt thực tiễn: Những nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển chế định TGPL nói chung được tác giả luận án tham chiếu trong việc nghiên cứu những quy định đặc thù hoạt động TGPL cho DTTS vùng Tây Bắc. Kết quả thực trạng hoạt động TGPL cho người được TGPL nói chung. Những đánh giá, bình luận, phân tích về thực trạng hoạt động TGPL tại các địa phương trong cả nước cũng như TGPL cho các đối tượng đặc thù được tác giả luận án này sử dụng như một tham chiếu để nghiên cứu TGPL cho một nhóm đối tượng cụ thể trên một khu vực địa lý cụ thể là người dân các DTTS trên địa bàn khu vực Tây Bắc, nhất là việc luận giải nguyên nhân của những thành tựu cũng như hạn chế; những bài học kinh nghiệm thực tiễn được đúc rút Về quan điểm, giải pháp: Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân, các công trình nghiên cứu đã đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về TGPL, nâng cao chất lượng, hiệu quả TGPL. Các quan điểm, giải pháp mà các công trình đã đề cập cũng được tham chiếu để tác giả luận án này nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả TGPL cho người dân các DTTS khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các công trình nghiên cứu đã đề cập hoặc là giải pháp nâng cao chất lượng TGPL hoặc quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả TGPL nói chung. Vì vậy, những thành tựu nghiên cứu đã đạt được chỉ được sử dụng như những gợi ý để tác giả đề xuất quan điểm, giải pháp trong chương 4 của luận án. Về phương pháp nghiên cứu, có thể nói các công trình nghiên cứu đều sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa... Tác giả luận án này kế thừa các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng nêu trên để tiếp tục nghiên cứu đề tài luận án này. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết bao gồm: Những vấn đề đã được giải quyết thành công nhưng không còn phù hợp do điều kiện hoàn cảnh đã thay đổi và những vấn đề mới cần đặt ra nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu nêu trên nhìn chung đều tiếp cận TGPL trên bình diện chung nhất, hoặc TGPL trên địa bàn một địa phương nhất định, hoặc TGPL cho một nhóm đối tượng nhất định trên phạm vi không gian một tỉnh nhất định. Do không tiếp cận từ đặc thù về điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc, nhất là điều kiện kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS khu vực này, vì vậy, chưa có công trình nào đề cập những đặc thù trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tro_giup_phap_ly_cho_dong_bao_dan_toc_thieu.pdf
  • pdfNHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN tiếng Anh.pdf
  • docNHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.doc
  • pdfTóm tắt tiếng Anh (1).pdf
Luận văn liên quan