Chính sách tiền tệ (CSTT) đã trở thành một công cụ mạnh mẽ của
chính phủ can thiệp vào nền kinh tế để đạt được các mục tiêu như ổn định
kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền
tệ đó là hướng tới mục tiêu sản lượng, giá cả và thất nghiệp (Miller và
Vanhoose, 2004). Tìm hiểu về cơ chế truyền dẫn thông qua các kênh của
chính sách tiền tệ cũng như tầm quan trọng của các kênh truyền dẫn này
như: tín dụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái. và ảnh hưởng của các kênh
truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến các khu vực của nền kinh tế, đặc
biệt là khu vực sản xuất,. là đòi hỏi tất yếu của các nhà nghiên cứu và
thực tế quản lý và điều hành chính sách kinh tế nói chung và tiền tệ nói
riêng ở Việt Nam.
Do vậy, nghiên cứu sinh lưa chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng mô
hình tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc trong phân tích cơ chế truyền dẫn
chính sách tiền tệ tại Việt Nam”. Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp
tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc (SVAR) để tiến hành phân tích cơ chế
truyền dẫn chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của việc điều chỉnh chính sách
thông qua các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam.
Kết quả phân tích thực nghiệm cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ là cơ sở
cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp cho công tác điều hành chính sách
tiền tệ (CSTT) ở Việt Na
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Ứng dụng mô hình tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chính sách tiền tệ (CSTT) đã trở thành một công cụ mạnh mẽ của
chính phủ can thiệp vào nền kinh tế để đạt được các mục tiêu như ổn định
kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền
tệ đó là hướng tới mục tiêu sản lượng, giá cả và thất nghiệp (Miller và
Vanhoose, 2004). Tìm hiểu về cơ chế truyền dẫn thông qua các kênh của
chính sách tiền tệ cũng như tầm quan trọng của các kênh truyền dẫn này
như: tín dụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái... và ảnh hưởng của các kênh
truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến các khu vực của nền kinh tế, đặc
biệt là khu vực sản xuất,... là đòi hỏi tất yếu của các nhà nghiên cứu và
thực tế quản lý và điều hành chính sách kinh tế nói chung và tiền tệ nói
riêng ở Việt Nam.
Do vậy, nghiên cứu sinh lưa chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng mô
hình tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc trong phân tích cơ chế truyền dẫn
chính sách tiền tệ tại Việt Nam”. Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp
tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc (SVAR) để tiến hành phân tích cơ chế
truyền dẫn chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của việc điều chỉnh chính sách
thông qua các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam.
Kết quả phân tích thực nghiệm cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ là cơ sở
cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp cho công tác điều hành chính sách
tiền tệ (CSTT) ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án này tập trung phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
dưới góc độ phân tích định lượng để đánh giá tác động của việc điều chỉnh
chính sách hay cú sốc chính sách tiền tệ trong nước thông qua các kênh
truyền dẫn chính sách tiền tệ và tác động của các cú sốc từ môi trường bên
ngoài đến các biến mục tiêu sau cùng của chính sách tiền tệ đó là sản lượng
2
(GDP), lạm phát và việc làm.1 Luận án sẽ tập trung trả lời câu hỏi nghiên
cứu sau đây:
- Cơ chế truyền dẫn từ chính sách tiền tệ đến nền kinh tế thông qua kênh
nào và như thế nào?
- Sự thay đổi chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế
thông qua kênh truyền dẫn?
- Nền kinh tế và NHNN Việt Nam phản ứng ra sao trước các cú sốc bên
ngoài và bên trong nền kinh tế?
- Những giải pháp nào có thể hướng tới để nâng cao hiệu quả điều hành
chính sách tiền tệ thông qua các kênh truyền dẫn?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các kênh truyền dẫn chính sách
tiền tệ và vai trò của các kênh truyền dẫn CSTT và cơ chế truyền dẫn tới
mục tiêu cuối cùng của CSTT ở Việt Nam.
Luận án sẽ đề cập tới mối quan hệ giữa công cụ, kênh truyền dẫn và
biến mục tiêu trong giai đoạn từ 1995 đến 2015 ở Việt Nam. Ngoài ra, luận
án cũng nghiên cứu tác động các cú sốc bên ngoài cũng như phản ứng của
CSTT trước các cú sốc này, phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng và
thời gian truyền dẫn đến biến mục tiêu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án tập trung sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với các
phương pháp khác như phương pháp so sánh, phân tích, thống kê mô tả
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên nguồn số liệu thu thập từ Hệ thống cơ sở
dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF), Ngân hàng
1
Theo (Miller và Vanhoose (2004)) mục tiêu sau cùng của chính sách tiền tệ là
hướng tới kiểm soát lạm phát, khuyến khích tăng sản lượng và việc làm. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu này, kênh truyền dẫn tới việc làm không được lượng hóa
vì vấn đề số liệu.
3
Nhà nước Việt Nam (NHNN), Tổng Cục Thống kê (TCTK), Luận án sử
dụng mô hình tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc (SVAR) để đo lường tác động
của cung tiền thông qua các kênh lãi suất, tỷ giá, tín dụng tới lạm phát và tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, luận án sử dụng
phản ứng xung (IRF) đo phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế
với các cú sốc từ CSTT (sự thay đổi đột ngột trong điều hành CSTT) và các cú
sốc từ bên ngoài. Mô hình này được ước lượng với chuỗi số liệu theo tháng với
7 biến và được chia làm 2 khu vực bao gồm: khu vực quốc tế và khu vực trong
nước. Mô hình SVAR được sử dụng trong luận án này sẽ được đề cập đầy đủ
trong Chương 3.
5. Đóng góp và kết quả mong đợi của luận án
Về mặt lý luận, luận án sẽ nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của
CSTT, hiệu quả hoạt động của cơ chế đó. Từ đó rút ra kết luận và đề xuất
những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ phù
hợp cho nền kinh tế Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận án tiến hành xây dựng một mô hình lượng
hóa theo phương pháp tiếp cận SVAR để phân tích cơ chế truyền dẫn và
khuôn khổ của chính sách tiền tệ Việt Nam và tác động của các sốc từ
môi trường bên ngoài. Nghiên cứu sẽ xét các phản ứng: (i) Tác động của
sự thay đổi trong chính sách tiền tệ (thay đổi cung tiền, lãi suất VND, tỷ
giá) của NHNN đến nền kinh tế Việt Nam thông qua các kênh truyền dẫn
tiền tệ; (ii) Phản ứng của nền kinh tế (biến số kinh tế vĩ mô) trước sự thay
đổi về cung tiền, lãi suất và tỷ giá; (iii) Phản ứng của nền kinh tế trong
nước bao gồm sản lượng công nghiệp, giá cả, cung tiền M2 và lãi suất
VND trước các biến động về sản lượng và giá cả hàng hóa trong nước;
(iv) Phản ứng của nền kinh tế trong nước bao gồm: sản lượng công
nghiệp, giá cả và lãi suất VND trước các cú sốc từ bên ngoài nền kinh tế.
4
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý trong
quá trình ra quyết định, lựa chọn công cụ và khuôn khổ chính sách tiền
tệ phù hợp nhằm ứng phó một cách kịp thời, hiệu quả trước các tác động
từ cú sốc bên ngoài nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu ổn định nền
kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
VÀ KÊNH TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1. Chính sách tiền tệ
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
• Nghiệp vụ thị
trường mở
• Chính sách khấu trừ
• Dự trữ bắt buộc
• Khối lượng
tiền cơ sở MB
• Tỷ lệ dự trữ
của NHTW
• Tổng cung
tiền (M1, M2)
• Lãi suất
• Tỷ giá
• Sản lượng
• Lạm phát
• Việc làm
Hình 1.1. Các công cụ và mục tiêu của chính sách tiền tệ
Nguồn: Mishkin, F. S (2013)
1.1.3. Công cụ của chính sách tiền tệ
1.1.3.1. Công cụ trực tiếp như: hạn mức tín dụng, kiểm soát trực tiếp lãi
suất của nền kinh tế, tín dụng chỉ định.
1.1.3.2. Công cụ gián tiếp bao gồm: Dự trữ bắt buộc, Tái cấp vốn, Nghiệp
vụ thị trường mở
Mục
tiêu
Công
cụ
Mục
tiêu
Mục
tiêu
5
1.2. Các trường phái lý thuyết về chính sách tiền tệ
1.3. Cơ chế truyền dẫn và kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ
Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ là những kênh tác động mà
NHTW có thể sử dụng các công cụ CSTT làm thay đổi các điều kiện tiền tệ
trên thị trường, qua đó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế làm thay đổi
sản lượng, giá cả và việc làm (mục tiêu cuối cùng của CSTT).
1.3.1. Kênh lãi suất
Kênh lãi suất có thể mô tả qua quá trình sau:
M tăng → ir giảm → (I + C) tăng → Y tăng, trong đó M là cung tiền, ir là
lãi suất thực, I và C lần lượt là đầu tư và tiêu dùng, Y là tổng sản lượng
Để kênh lãi suất phát huy tính hiệu quả của cơ chế truyền dẫn cần
chú trọng đến các yếu tố sau: (i) lãi suất thực là nhân tố tác động mạnh tới
quyết định đầu tư và tiêu dùng; (ii) nếu việc mở rộng tiền tệ của NHTW
dẫn đến việc hộ gia đình và doanh nghiệp dự tính lạm phát sẽ tăng lên trong
tương lai thì lãi suất danh nghĩa ngắn hạn trong tương lai sẽ tăng.
Ngoài ra, hiệu quả của cơ chế truyền dẫn đối với kênh lãi suất được
quyết định bởi các yếu tố: (i) Khả năng kiểm soát của NHTW đối với mức
lãi suất thị trường liên ngân hàng; (ii) Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của các
mức lãi suất thị trường. Tuy nhiên, các yếu tố này lại chịu ảnh hưởng bởi
các điều kiện kinh tế, đặc điểm hệ thống tài chính, mức độ phân đoạn của
thị trường tài chính và ảnh hưởng của kỳ vọng thị trường đối với những
thay đổi trong chính sách.
1.3.2. Kênh tỷ giá hối đoái
Quá trình truyền tải này được thể hiện như sau:
M tăng → i giảm → Ex tăng → xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm
→ Y tăng, trong đó M là cung tiền, i là lãi suất, ex là tỷ giá (nội tệ/ ngoại
tệ), Y là tổng sản lượng.
6
Tỷ giá hối đoái tác động đến tăng trưởng kinh tế thực thông qua các
nhân tố của sản xuất (vốn và lao động), đầu tư và tăng năng suất lao động,
được phản ánh qua mức tăng trưởng thương mại quốc tế. Đồng thời, tỷ giá
hối đoái thay đổi cũng làm thay đổi mức giá tương đối của hàng hoá và
dịch vụ bằng đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài. Mức độ tác
động của tỷ giá đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào cơ
chế tỷ giá được áp dụng.
1.3.3. Kênh tín dụng
Quá trình truyền dẫn được mô tả như sau:
M giảm → dự trữ hệ thống ngân hàng giảm → khả năng cung ứng
tín dụng giảm → I giảm → Y giảm, trong đó M là cung tiền, I là đầu tư, Y
là tổng sản lượng.
Kênh tín dụng còn được thể hiện qua kênh dòng tiền được mô tả như
sau: M tăng → i giảm → dòng tiền tăng → lựa chọn đối nghịch và rủi ro
đạo đức giảm → tín dụng tăng → I tăng → Y tăng. Trong đó M là cung
tiền, i là lãi suất, I là đầu tư và Y là sản lượng. CSTT mở rộng làm giảm lãi
suất danh nghĩa, nên làm giảm khoản lãi phải trả của doanh nghiệp, giúp
dòng tiền của doanh nghiệp tăng lên, làm hạn chế sự lựa chọn đối nghịch
và rủi ro đạo đức, từ đó làm tín dụng tăng lên, dẫn đến đầu tư I tăng và sản
lượng Y cũng tăng lên.
1.3.4. Kênh giá tài sản
(i) Giá cổ phiếu và lý thuyết q-Tobin
Lý thuyết q của Tobin (Tobin,1969) giải thích cơ chế tác động của
CSTT thông qua ảnh hưởng của nó đến giá cổ phiếu công ty tới nhu cầu
đầu tư. Quá trình truyền dẫn được mô tả như sau: M tăng →Pe tăng→ chỉ
số Tobin - Q tăng→ I tăng→Y tăng, trong đó: M là cung tiền, Pe là giá cổ
phiếu, I là đầu tư, Y là sản lượng.
(ii) Hiệu ứng của cải
7
Kênh truyền dẫn này được mô tả như sau: M tăng → Pe tăng → của cải
(wealth) tăng → tiêu dùng thường xuyên (consumption) tăng → sản lượng (Y)
tăng , trong đó: M là cung tiền, Pe là giá cổ phiếu, Y là sản lượng.
1.4. Nghiên cứu thực nghiệm về kênh truyền dẫn CSTT
1.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ
1.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình VAR và SVAR trong cơ chế
truyền dẫn chính sách tiền tệ
1.4.3. Nghiên cứu kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Đề tài nghiên cứu sẽ tiếp cận theo hướng xem xét một cách hệ thống
các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ, xây dựng mô hình SVAR bao
gồm nhiều mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô dựa trên lý thuyết
kinh tế và lần lượt cho phép chúng ta xác định được những cú sốc bên
ngoài và chính sách tiền tệ trong nước. Việc có thể lượng hóa được mối
quan hệ này trong mô hình tổng quát sẽ là một hướng nghiên cứu mở rộng
mang ý nghĩa ứng dụng thực tiễn cao. Luận án sẽ phân tích tác động của các
cú sốc bên ngoài và chính sách tiền tệ trong nước thông qua các kênh truyền
dẫn khác nhau như lãi suất, tỷ giá, cung tiền đến giá cả hàng hóa và các hoạt
động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong nước. Trên cơ sở phân tích
cơ chế truyền dẫn, thông qua mô hình SVAR, luận án sẽ đề xuất một số giải
pháp nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong giai đoạn 2015-2020
hướng đến các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền
vững.
1.5. Khoảng trống của nghiên cứu
Luận án này sẽ tiếp cận theo hướng xem xét một cách hệ thống các
kênh truyền dẫn của CSTT bao gồm lãi suất, tín dụng và tỷ gia; xây dựng
mô hình SVAR bao gồm nhiều mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô
dựa trên lý thuyết kinh tế và lần lượt cho phép xác định được những cú sốc
từ bên ngoài và từ chính sách tiền tệ trong nước trên cơ sở dữ liệu theo
8
tháng. Việc có thể lượng hóa được mối quan hệ này trong mô hình tổng
quát sẽ là một hướng nghiên cứu mở rộng mang ý nghĩa ứng dụng thực tiễn
cao. Luận án sẽ phân tích tác động của các cú sốc bên ngoài và chính sách
tiền tệ trong nước thông qua các kênh truyền dẫn đến sản lượng và các hoạt
động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong nước.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đề xuất một số
giải pháp liên quan tới chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu chính sách
tiền tệ trong giai đoạn 2015-2020 hướng đến các mục tiêu ổn định kinh tế
vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KÊNH TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC BÊN NGOÀI TỚI
MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng công tác điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai
đoạn 1995-2015
Giai đoạn 1995 – 2000: Mục tiêu của CSTT trong giai đoạn này là
ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát kinh tế vĩ mô và đảm bảo sự
tăng trưởng cao của nền kinh tế. Do vậy, NHNN theo đuổi chính sách tiền
tệ thắt chặt để ổn định tiền tệ, tăng dự trữ ngoại tệ, ổn định lãi suất, kiểm
soát tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm hạn chế tác
động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhằm kiểm soát lạm
phát, cải thiện cán cân thanh toán, từ thiếu hụt tới cân bằng và tiến tới thặng
dư. Đảm bảo ngân sách tiến tới trạng thái cân bằng, tăng thu giảm chi nhất
là các khoản chi điều hành để tập trung cho đầu tư công.
Giai đoạn 2001-2005: NHNN đã đưa ra mục tiêu điều hành CSTT là
kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lãi suất và
tỷ giá được giữ ở mức ổn định, dự trữ ngoại hối của Nhà nước tăng, nợ xấu
giảm, hệ thống Ngân hàng lành mạnh
9
Giai đoạn 2006-2010: NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ
chủ động, thận trọng và điều hành linh hoạt các công cụ CSTT nhằm
mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức tăng trưởng kinh tế, góp phần hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế đạt 7.5%-8%, tiếp tục củng cố và phát triển hệ
thống ngân hàng.
Giai đoạn 2011- 2015: Mục tiêu ổn định giá cả được ưu tiên hàng
đầu của CSTT trong giai đoạn này. Việc duy trì mục tiêu ổn định giá cả
nhằm đảm bảo để CSTT có thể thực hiện nhất quán trong trung hạn. NHNN
thực hiện điều hành CSTT đã chủ động định hướng, dẫn dắt thị trường thay
vì chạy theo thị trường như giai đoạn trước đây. NHNN đã lựa chọn điều
hành tỷ giá chủ động linh hoạt, điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành
một cách phù hợp, kết hợp biện pháp quản lý lãi suất huy động và cho vay;
phối hợp đồng bộ chính sách lãi suất, tỷ giá và các công cụ CSST.
2.2. Kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ tại Việt Nam
2.2.1. Kênh lãi suất
2.2.2. Kênh tỷ giá
2.2.3. Kênh tín dụng
2.3. Các ảnh hưởng nhân tố bên ngoài
2.3.1. Giá dầu thế giới
2.3.2. Lãi suất công bố của FED
Đánh giá về kênh truyền dẫn CSTT tại Việt Nam
- Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh lãi suất ở Việt Nam phát huy
hiệu lực trong từng giai đoạn cụ thể ví dụ từ năm 2000-2007 và trong giai
đoạn từ 2012 đến 2015, đó là do sự phát triển của thị trường tài chính nói
chung và thị trường tiền tệ ở các giai đoạn là không giống nhau. NHNN đã
phối hợp sử dụng các công cụ của CSTT, từ điều chỉnh các lãi suất chủ đạo
đến áp dụng các trần lãi suất huy động và cho vay nhằm đóng góp tích
10
cực cho tăng trưởng GDP trong giai đoạn hiện nay. Mức lãi suất hiện nay
tương đối phù hợp với diễn biến lạm phát, vừa đảm bảo hỗ trợ doanh
nghiệp có điều kiện để tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh,
đồng thời sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Để
kênh truyền dẫn này phát huy giá trị, cùng với các biện pháp hành chính,
NHNN cũng phải kết hợp với nhiều biện pháp mang tính thị trường khác
nhằm từng bước tạo dựng thị trường tiền tệ cạnh tranh hơn.
- Tác động của CSTT qua kênh tỷ giá tới lạm phát ở Việt Nam có thể
mạnh hay yếu tùy thuộc vào từng thời kỳ và đôi khi có những tác động
không tốt đến cán cân thương mại. Mặt khác, tỷ giá USD/VND cũng được
cho là sẽ gây ra áp lực lạm phát cho nền kinh tế thông qua cơ chế truyền
dẫn của tỷ giá tới lạm phát. Việc duy trì tỷ giá danh nghĩa ổn định, ít biến
động là một nỗ lực rất lớn của NHNN trong việc ổn định thị trường tiền tệ
và giá trị đồng VND, nhưng kết quả là lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức cao
và không ổn định. Chính sách tỷ giá thời gian qua đã lấy nguyên tắc ổn
định và linh hoạt làm nền tảng. Trong thời gian tới việc điều hành chính
sách tỷ giá phải được NHNN tính toán kỹ các tác động giữa tỷ giá và lạm
phát để góp phần kiềm chế lạm phát nhằm đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mô mà Chính phủ đã đề ra.
- Kênh tín dụng được xem là một kênh truyền dẫn quan trọng qua đó
CSTT hướng tới việc điều tiết và kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng trong nước.
Trong giai đoạn 2000-2006, kênh tín dụng vẫn giữ vai trò quan trọng trong
cơ chế truyền tải CSTT, nhưng có phần yếu hơn so với giai đoạn từ 1995-
1999. Trong giai đoạn 2005-2010 do việc mở rộng tín dụng đã giúp tăng
trưởng kinh tế ở mức cao, nên những năm 2011 – 2015, chính sách tín dụng
đã phải chịu áp lực từ lạm phát, sau đó nền kinh tế có sự suy giảm. Mặt
khác, CSTT tác động đến mục tiêu sản lượng thông qua kênh tín dụng. Mối
tương quan giữa kênh tín dụng và mục tiêu sản lượng khá chặt chẽ, duy trì
được mối quan hệ này là điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu của sản
11
lượng của CSTT trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. NHNN đã có những thay đổi, điều chỉnh cơ chế
điều hành, cách tiếp cận tín dụng và xây dựng chính sách tín dụng, nâng
cao hiệu quả của đồng vốn tín dụng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và đã
có những chuyển biến tích cực khi hướng vào những khu vực sản xuất thực
của nền kinh tế.
CHƯƠNG 3. ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ THÔNG QUA CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN
ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1. Khung lý thuyết cơ sở
3.2. Số liệu và biến phân tích
Luận án sử dụng phương pháp định lượng thông qua ứng dụng mô hình
SVAR bao gồm 7 biến và được chia làm 2 khu vực bao gồm: khu vực quốc tế
và khu vực trong nước. Mô hình được ước lượng với chuỗi số liệu theo tháng.
Bảng sau mô tả nội dung các biến trong mô hình và nguồn dữ liệu.
Bảng 3. 1. Các biến trong mô hình tự hồi quy véctơ dạng cấu trúc
SVAR
Các biến trong mô
hình
Viết
tắt
Thời gian
(tháng) Nguồn Đơn vị
Khu vực quốc tế:
Giá dầu thô (Brent) CRB T1/1995-
T12/2015
IMF
USD/thùng
Lãi suất công bố của
FED
USLS T1/1995-
T12/2015
FED
%
Khu vực trong nước:
Sản lượng công
nghiệp
SL T1/1995-
T12/20115
GSO Chỉ số công
nghiệp
12
Các biến trong mô
hình
Viết
tắt
Thời gian
(tháng) Nguồn Đơn vị
trong nước
Chỉ số CPI trong nước CPI T1/1995-
T12/2015
IFS-
IMF
(T9/2010=100)
Cung tiền M2 M2 T1/1995-
T12/2015
IFS-
IMF
Tỷ đồng
Tổng dư nợ tín dụng CRD T1/1995-
T12/2015
IFS-
IMF
Tỷ đồng
Lãi suất ngắn hạn 3
tháng VND
LS T1/1995-
T12/2015
IFS-
IMF
%
Tỷ giá hối đoái giữa
USD và VND
EX T1/1995-
T12/2015
IFS-
IMF
Tỷ giá danh
nghĩa
Ghi chú: IFS-IMF: Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ số tài chính của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế;
FED: Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ.
3.3. Mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn CSTT của
Việt Nam
Việt Nam cũng có những đặc tính tương đồng nên luận án sẽ lựa
chọn mô hình của Mala & Param (2007) để nghiên cứu cơ chế truyền dẫn
CSTT ở Việt Nam. Các biến được đưa vào mỗi phương trình của mô hình
SVAR được tóm tắt trong Bảng 3.2 và 3.3 sau đây. Bảng 3.2 chỉ ra mối
quan hệ đồng thời giữa các biến trong mô hình. Việc sử dụng các hạn chế
xác định trong các ma trận đương thời là hợp lý và phổ biến trong các
nghiên cứu về tiền tệ.
13
Bảng 3. 2. Mối quan hệ đồng thời giữa các biến trong mô hình
Biến phụ thuộc
Các biến giải thích
LS M2 CPI SL CRB USLS EX
LS 1 a12 0 0 a15 0 a17
M2 a21 1 a23 a24 0 0 0
CPI 0 0 1 a34 a35 0 0
SL 0
0 0 1 a45 0 0
CRB 0 0 0 0 1 0 0
USLS 0 0 0
0 a65 1 0
EX 0 a72 0 a74 0 a76 1
Cấu trúc mô hình này được tham khảo từ các nghiên cứu của (Mala và
Param 2007); (Fry 2001), (Fung 2002) và (Joiner 2003)
Nghiên cứu đưa ra ma trận A0 cho trường hợp nề