Tóm tắt luận án Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sau hơn 35 năm kể từ khi thống nhất đất nước, hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) doanh nghiệp hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, có sự cải cách, khá đầy đủ và có tính hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhậpquốc tế về kinh tế và kế toán mạnh mẽ như hiện nay, các tiêu chuẩn chất lượng và công bố thông tin về BCTC phải được tiếp cận theo thông lệ quốc tế, hệ thống BCTC hiện nay đã bộc lộ những tồn tại chưa được giải quyết, từ những vấn đề cụ thể như đo lường, ghi nhận, hệ thống báo cáo, tính khuôn mẫu của báo cáo, đến việc củng cố các luận cứ khoa học, làm cơ sở vững chắc, ổn định cho việc ban hành các chuẩn mực kế toán, đánh giá chất lượng BCTC. Những hạn chế này có ảnh hưởng đáng kể đến tính hữuích và quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống BCTCViệt Nam. Trên thế giới, hầu như chưa có một nghiên cứu có hệ thống liên quan trực tiếp đến việc đánh giá và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán. Ở Việt Nam, gần đây, có một số nghiên cứu chuyên sâu về BCTC doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm về hệ thống BCTC doanh nghiệp của IASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã nhận định lại về khung pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC doanh nghiệp, tương thích với quy mô và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu của -2 -Nguyễn Đình Hùng (2010) đề cập đến việc kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam Các nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế trong việc củng cố luận cứ khoa họcvà kinh nghiệm cho việc ban hành các chuẩn mực, chế độ kế toán, quy định soạn thảo và đánh giá chất lượng BCTC trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, chưa được làm rõ.Giải pháp dài hạn và lộ trình cho sự phát triển, hội nhập của hệ thống BCTC chưa được phác họa. Các nghiên cứu cũng chưa đề cập hoặc giải quyết các nội dung mang tính toàn cầu hiện nay trong soạn thảo và trình bày BCTC, chẳng hạn, vấn đề sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, trình bày nguồn lực tri thức hay trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC. Luận án này kế thừa các nghiên cứu trước đây, góp phần giải quyết các vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng nêu trên

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌCKINH TẾ THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH ----------------------------------- LÊ HOÀNG PHÚC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số : 62.34.30.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Văn Nhị Phản biện 1: ..................................................................... Phản biện 2: .................................................................... Phản biện 3: ................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại ........................................................ Vào hồi...... giờ ..... ngày...... tháng..... năm ……. Có thể tìm hiểu luận án tại : ............................................ .......................................................................................... - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Ở Việt Nam, sau hơn 35 năm kể từ khi thống nhất đất nước, hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) doanh nghiệp hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, có sự cải cách, khá đầy đủ và có tính hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán mạnh mẽ như hiện nay, các tiêu chuẩn chất lượng và công bố thông tin về BCTC phải được tiếp cận theo thông lệ quốc tế, hệ thống BCTC hiện nay đã bộc lộ những tồn tại chưa được giải quyết, từ những vấn đề cụ thể như đo lường, ghi nhận, hệ thống báo cáo, tính khuôn mẫu của báo cáo, đến việc củng cố các luận cứ khoa học, làm cơ sở vững chắc, ổn định cho việc ban hành các chuẩn mực kế toán, đánh giá chất lượng BCTC. Những hạn chế này có ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu ích và quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống BCTC Việt Nam. Trên thế giới, hầu như chưa có một nghiên cứu có hệ thống liên quan trực tiếp đến việc đánh giá và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán. Ở Việt Nam, gần đây, có một số nghiên cứu chuyên sâu về BCTC doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm về hệ thống BCTC doanh nghiệp của IASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã nhận định lại về khung pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC doanh nghiệp, tương thích với quy mô và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu của - 2 - Nguyễn Đình Hùng (2010) đề cập đến việc kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam… Các nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế trong việc củng cố luận cứ khoa học và kinh nghiệm cho việc ban hành các chuẩn mực, chế độ kế toán, quy định soạn thảo và đánh giá chất lượng BCTC trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, chưa được làm rõ. Giải pháp dài hạn và lộ trình cho sự phát triển, hội nhập của hệ thống BCTC chưa được phác họa. Các nghiên cứu cũng chưa đề cập hoặc giải quyết các nội dung mang tính toàn cầu hiện nay trong soạn thảo và trình bày BCTC, chẳng hạn, vấn đề sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, trình bày nguồn lực tri thức hay trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC. Luận án này kế thừa các nghiên cứu trước đây, góp phần giải quyết các vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng nêu trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập quan điểm, phương hướng, đề xuất các giải pháp ngắn hạn, giải pháp dài hạn hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 3. Phạm vi, nội dung nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định trong khuôn khổ BCTC riêng của các loại hình doanh nghiệp, không bao gồm các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự. Nội dung: (1) Lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực - 3 - kế toán và thông lệ quốc tế; (2) Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam; (3) Quá trình phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam qua các thời kì; (4) Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC Việt Nam hiện hành. (5) Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam; (6) Các giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn mang tính khoa học và khả thi, trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhằm phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu Về định tính, tác giả phân loại, đánh giá và chọn lọc nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, khai thác các thông tin thứ cấp có liên quan đến BCTC để phân tích, lý giải, đánh giá các đối tượng nghiên cứu theo các chủ điểm về nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã được thiết kế. Tác giả đã thực hiện việc phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về kế toán và BCTC doanh nghiệp, sử dụng kết hợp với các thông tin đáng tin cậy khác để lý giải, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp. Về định lượng, tác giả sử dụng phiếu câu hỏi điều tra, khảo sát ý kiến của một số doanh nghiệp và nhà đầu tư về hệ thống BCTC, kết hợp với sử dụng các dữ liệu định lượng khác để diễn giải, so sánh, phân tích, nhằm tạo ra cơ sở tham khảo hữu ích cho những nhận định, đánh giá hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ với đặc điểm, yêu cầu của quá trình phát triển. Về phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương - 4 - pháp chuyên gia; phương pháp điều tra. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp tư duy cũng được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ thể của luận án. 5. Những đóng góp chính của luận án (1) Phân tích, tổng hợp, đánh giá, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, trong đó có những vấn đề còn khá mới ở các quốc gia, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực tri thức; báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. (2) Phân tích thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam. (3) Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, nhận diện vấn đề tồn tại cần giải quyết. (4) Xác lập một cách khoa học và phù hợp quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, trên cơ sở nhận diện những điều kiện và bối cảnh mà hệ thống kế toán Việt Nam đang tồn tại và phát triển. (5) Đề xuất các giải pháp ngắn hạn, đặc biệt là các giải pháp dài hạn, mang tính khoa học và khả thi, xác định lộ trình phù hợp, nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Luận án đã định hướng về nội dung và phương pháp những vấn đề mang tính đột phá ở Việt Nam liên quan đến định giá và trình bày thông tin trên BCTC, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực tri thức; báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. 6. Kết cấu luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, luận án có 3 Chương và 17 Phụ lục. - 5 - Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Bản chất của Báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính 1.1.2. Mục đích của Báo cáo tài chính 1.1.2.1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) 1.1.2.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác, trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. 1.1.3. Vai trò của Báo cáo tài chính Kết quả của dự án hội tụ giữa IASB và FASB khẳng định cần có sự ưu tiên trong những người sử dụng BCTC để đảm bảo tính tập trung của thông tin cho việc ra quyết định. Sau gần 25 năm ban hành khuôn mẫu lý thuyết của IASB và 35 năm của FASB, khái niệm sự thay đổi nguồn lực được hệ thống thành 2 nhóm chính: thay đổi do kết quả kinh doanh và không do kết quả kinh doanh. Thông tin về hoạt động kinh doanh và thông tin về lưu chuyển tiền trở thành hai cách tiếp cận bổ sung cho nhau trong việc trình bày sự thay đổi tình hình tài chính. 1.2. Đặc điểm chất lượng và các nhân tố tác động đến BCTC 1.2.1. Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính 1.2.1.1. Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích Theo IASB và FASB, các đặc điểm chất lượng của thông - 6 - tin tài chính hữu ích được phân ra thành các đặc điểm chất lượng cơ bản và các đặc điểm chất lượng bổ sung. Các đặc điểm chất lượng cơ bản: thích hợp và trình bày trung thực. Các đặc điểm chất lượng bổ sung: có thể so sánh; có thể kiểm chứng; kịp thời và dễ hiểu. 1.2.1.2. Nhận xét về đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích Quá trình hội tụ quan điểm giữa IASB và FASB cho thấy đã có một sự điều chỉnh khá rõ. Theo đó, khái niệm “đáng tin cậy” đã được thay bằng “trình bày trung thực”; “nội dung quan trọng hơn hình thức” không được đề cập riêng vì nó đã được bao hàm trong “trình bày trung thực”, trong khi “có thể kiểm chứng” là đặc điểm bổ sung. Ngoài ra, “thận trọng” cuối cùng đã được loại ra khỏi một yêu cầu chất lượng mong đợi của BCTC, bởi lẽ nó có thể mâu thuẩn với yêu cầu “trung lập”. 1.2.2. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính 1.2.2.1. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính Luận án tập trung xem xét 5 nhóm nhân tố tác động đến hệ thống kế toán và BCTC, bao gồm: nhân tố kinh tế; nhân tố chính trị; nhân tố pháp lý; nhân tố văn hóa và quá trình toàn cầu hóa. 1.2.2.2. Nhận xét về các nhân tố tác động đến hệ thống BCTC Kế toán và sự phát triển của hệ thống kế toán và BCTC không tách rời mà phản ánh và chịu tác động của môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý và văn hóa tại mỗi quốc gia và khu vực. Quá trình toàn cầu hóa gần đây trở thành một nhân tố quan trọng tác động đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia. 1.3. Nội dung báo cáo tài chính 1.3.1. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của Báo cáo tài chính - 7 - 1.3.1.1.Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) Các yếu tố trực tiếp phản ánh tình hình tài chính là tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Các yếu tố trực tiếp phản ánh kết quả hoạt động là thu nhập và chi phí. 1.3.1.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ FASB xác định 10 yếu tố đo lường hoạt động và tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, đó là: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, đầu tư của chủ sở hữu, phân phối cho chủ sở hữu, lợi nhuận tổng hợp, doanh thu, chi phí, thu nhập khác, chi phí khác. 1.3.2. Nội dung của Báo cáo tài chính 1.3.2.1. BCTC theo Chuẩn mực kế toán quốc tế Một hệ thống BCTC đầy đủ gồm : (1) Báo cáo tình hình tài chính; (2) Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác; (3) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; (4) Báo cáo lưu chuyển tiền; (5) Bản Thuyết minh BCTC; (6) Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm bắt đầu của kỳ so sánh gần nhất khi áp dụng hồi tố chính sách kế toán. 1.3.2.2.BCTC doanh nghiệp tại Mỹ, Pháp và Trung Quốc (1) BCTC doanh nghiệp tại Mỹ Hệ thống BCTC thường niên của Mỹ bao gồm: - Báo cáo quản lý; - Báo cáo của kiểm toán viên độc lập; - Các BCTC cơ bản: Bảng CĐKT, Báo cáo thu nhập, Báo cáo thu nhập tổng hợp, Báo cáo lưu chuyển tiền, Báo cáo thay đổi vốn cổ phần...; - Báo cáo thảo luận và phân tích kết quả hoạt động và tình - 8 - hình tài chính; - Công bố chính sách kế toán ảnh hưởng đến BCTC; - Thuyết minh BCTC; - Báo cáo so sánh dữ liệu tài chính trong 5 hoặc 10 năm; - Báo cáo quý (chọn lọc). (2) BCTC doanh nghiệp Pháp Hệ thống BCTC của Pháp bao gồm : - Bảng cân đối kế toán (Balance sheet); - Báo cáo lợi nhuận (Income statement); - Bản Thuyết minh BCTC (Notes to financial statements); - Báo cáo của hội đồng quản trị (Directors’ report); - Báo cáo kiểm toán (Auditor’s report). (3) BCTC doanh nghiệp Trung Quốc Hệ thống BCTC định kỳ của Trung Quốc được thực hiện theo niên lịch, bao gồm : - Bảng cân đối kế toán; - Báo cáo lợi nhuận; - Báo cáo lưu chuyển tiền; - Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; - Thuyết minh BCTC. 1.3.3. Nhận xét về Nội dung báo cáo tài chính Thứ nhất, có sự tương đồng nhất định trong cấu trúc của các hệ thống BCTC nói chung. Thứ hai, có sự khác nhau trong khuynh hướng cung cấp thông tin và độ sâu, độ rộng của thông tin, giữa các quốc gia. Thứ ba, có sự đa dạng về nội dung của các BCTC để đáp ứng linh hoạt nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng. Thứ tư, nhiều quốc gia quan tâm đến nội dung báo cáo về nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội trên BCTC. - 9 - 1.4. Áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam 1.4.1. Tóm tắt quá trình phát triển và khái quát nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế 1.4.1.1.Tóm tắt quá trình phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) 1.4.1.2. Khái quát nội dung của Chuẩn mực kế toán quốc tế Các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASB ban hành bao gồm ba phần chính: khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC; các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS); hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế toán. 1.4.2. Thực trạng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia Quá trình toàn cầu hóa, lợi ích mang lại của việc sử dụng IAS/IFRS, cùng với nỗ lực của IASB, đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hòa hợp và hội nhập với các chuẩn mực kế toán quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới. 1.4.2.1. Đối với Mỹ Đến nay, quá trình hòa hợp giữa GAAP của Mỹ với IAS/IFRS tuy còn chịu ảnh hưởng của nhiều vấn nhất địnhh, nhưng những trở ngại trong việc hội tụ của Mỹ có thể từng bước vượt qua được. 1.4.2.2. Đối với Pháp và Liên minh châu Âu (EU) EU áp dụng nguyên bản IAS/IFRS nhưng không chấp nhận toàn bộ IAS/IFRS mà phê duyệt từng chuẩn mực để áp dụng. Hiện nay EU và IASB vẫn tiếp tục các cuộc thảo luận để giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên nhằm đạt đến sự thống nhất. 1.4.2.3. Đối với Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á Phương thức hòa hợp của Trung Quốc vừa phải đáp ứng xu thế - 10 - hội nhập, vừa đáp ứng những đặc điểm và yêu cầu riêng về quản lý nền kinh tế... Philippines quyết định chấp nhận toàn bộ IAS/IFRS và hầu như không điều chỉnh t ừ năm 2005 Năm 2010, Thái Lan công bố 2 giai đoạn hội nhập với IAS/IFRS Năm 2008, Indonesia công bố kế hoạch hòa hợp với IAS/IFRS đến năm 2012.Tính đến tháng 3/2010, có 68% chuẩn mực đã phù hợp với IAS/IFRS… Đến nay, đã có hơn 120 quốc gia trên thế giới thực hiện việc yêu cầu bắt buộc hoặc cho phép các công ty niêm yết trên TTCK của họ sử dụng IAS/IFRS khi lập BCTC. 1.4.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế Thứ nhất, không thể áp dụng ngay toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế toán Việt Nam, do những điều kiện về mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, cần thiết xây dựng một chiến lược, xác định lộ trình, thể hiện tính chủ động trong hội nhập. Thứ ba, đối với thị trường vốn và TTCK, cần áp dụng đầy đủ IAS/IFRS. Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Tóm tắt quá trình phát triển của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 2.1.1. Giai đoạn trước năm 1995 BCTC giai đoạn này là được soạn lập trên cơ sở tuân thủ chặt - 11 - chẽ các quy định về ghi nhận, đo lường theo các nguyên tắc, các chỉ tiêu kế hoạch và định mức do nhà nước quy định. 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay Việc cải cách hệ thống kế toán và hệ thống BCTC giai đoạn 1995 đến nay đã đạt được những thành quả đáng kể. 2.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện hành 2.2.1. Đặc điểm của các nhân tố tác động đến hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam (1) Nhân tố kinh tế Quy mô và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn ở mức thấp. Điều này dẫn đến yêu cầu tuân thủ các luật định đối với thông tin kế toán, thông tin kế toán sẽ hướng đến việc bảo đảm lợi ích của người cho vay. Sự ra đời và phát triển của của TTCK , sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, công ty niêm yết... đã tạo ra những yêu cầu nhất định đối với hệ thống BCTC doanh nghiệp. (2) Nhân tố chính trị (3) Nhân tố pháp lý Kế toán Việt Nam, nhìn chung, nằm trong định hướng “tuân thủ luật pháp”, việc soạn thảo, trình bày BCTC và công bố thông tin được đặt trong một khuôn khổ pháp lý khá chặt chẽ. Hội nghề nghiệp có vai trò nhất định, tuy nhiên, tính độc lập còn thấp. (4) Nhân tố văn hóa Trong hệ thống kế toán Việt Nam, tính chất thống nhất, thận trọng và bảo mật được đề cao, trong khi phát triển nghề nghiệp không được đề cao. Hệ thống BCTC có khuynh hướng nhấn mạnh sự tuân thủ quy định; hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán. - 12 - (5) Quá trình hội nhập quốc tế Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, vấn đề then chốt đối với hệ thống kế toán và BCTC Việt Nam là phải xây dựng một hệ thống kế toán và BCTC hòa hợp với các chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế. 2.2.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc soạn thảo BCTC Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC được quy định chủ yếu tại VAS 1- Chuẩn mực chung; VAS 21 - Trình bày BCTC; VAS 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 2.2.3. Kết cấu, nội dung hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành Theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp, hệ thống BCTC doanh nghiệp bao gồm : - Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN); - Bản thuyết minh BCTC (Mẫu B09-DN). 2.3. Đánh giá thực trạng và vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 2.3.1. Đối chiếu một số nội dung của hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với IASB 2.3.1.1. Các nội dung tương đồng Nhìn chung, BCTC theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam có nhiều nét tương đồng với cách ứng xử của IASB. 2.3.1.2. Các nội dung khác nhau - Đối chiếu mục đích, đặc điểm chất lượng, ghi nhận các yếu tố và nguyên tắc soạn thảo, trình bày BCTC - 13 - - Đối chiếu hệ thống báo cáo, các BCTC cơ bản - Đối chiếu nội dung một số khoản mục chủ yếu trên BCTC. Kết quả đối chiếu cho thấy, hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam và IASB có sự khác nhau đáng kể, tập trung ở đặc điểm chất lượng của BCTC, hệ thống báo cáo, các nội dung của BCTC, đặc biệt là nội dung có liên quan đến thị trường vốn, TTCK chưa phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính minh bạch và hữu ích của BCTC. 2.3.2. Một số ý kiến của doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) và chuyên gia về hệ thống BCTC hiện hành Mục đích: Nhằm có cơ sở tham khảo hữu ích cho việc đánh giá hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 2.3.2.1. Ý kiến của một số DN, nhà đầu tư - Đối tượng khảo sát: 57 doanh nghiệp và 36 nhà đầu tư chứng khoán. - Kết quả: DN và NĐT đã đồng ý một phần về việc hình thức, nội dung, kết cấu, phương pháp lập BCTC đã đầy đủ, hợp lý, phù hợp với quy mô doanh nghiệp, dễ hiểu, dễ thực hiện; chỉ đồng ý một phần là BCTC hiện đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng thông tin. Doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng đồng ý rằng BCTC hiện mang tính khuôn mẫu, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin đa dạng. Phần lớn DN và NĐT đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý về việc DN được lựa chọn hình thức báo cáo phù hợp với quy mô và nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin. 2.3.2.2. Ý kiến của chuyên gia - Đối tượng ph
Luận văn liên quan