Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác
động rất lớn đến thị trường lao động của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam là nước đang phát triển nhưng hiện tại cũng phải đối mặt
với những thách thức chung, đó là nhu cầu linh hoạt của NSDLĐ do
sự phát triển của khoa học công nghệ, tiến trình toàn cầu hóa và nhu
cầu an ninh của NLĐ trong bối cảnh mới này. Do vậy, việc nghiên cứu
áp dụng lý thuyết ANLH cho Việt Nam là cấp thiết và có cơ sở thực
tế vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, ANLH là chính sách bắt nguồn từ các quốc gia thành
viên EU nhưng có thể vận dụng ở các quốc gia khác, cả ở những nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latin1.
Thứ hai, tại thời điểm thực hiện chính sách ANLH, điều kiện kinh
tế - xã hội ở các nước thành viên EU cũng không đồng đều. Bên cạnh
các nước giàu thuộc khối Bắc Âu (Nordic), thì cũng có những nước
nghèo ở vùng Baltics, Balkan nhưng cũng đã vận dụng thành công
chính sách này
45 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vận dụng lý thuyết “an ninh – linh hoạt” trong pháp luật lao động Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐINH THỊ CHIẾN
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT “AN NINH – LINH HOẠT”
TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 938.01.07
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÊ THỊ THUÝ HƯƠNG
2. TS. HỒ XUÂN DŨNG
TP. HỒ CHÍ MINH - 2022
ii
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Thị Thúy Hương
2. TS. Hồ Xuân Dũng
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường tại Trường họp tại phòng.. Trường Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh, Số 2 Nguyễn Tất Thành, quận 4, Vào
hồi. giờ.., ngày..tháng.năm..
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Trường Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, quận 4 hoặc Thư
viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
iii
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Phần mở đầu .................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................ 5
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................... 5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................... 6
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận án ..................................... 7
7. Kết cấu của luận án ........................................................................ 7
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
của đề tài ......................................................................... 8
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................. 8
1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài .......................................................... 13
Chương 2. Tổng quan về lý thuyết “an ninh - linh hoạt” .......... 14
2.1. Khái niệm “an ninh - linh hoạt” ............................................... 14
2.2 Các thành tố của “an ninh - linh hoạt” ...................................... 15
2.3 Nội dung của “an ninh - linh hoạt” ........................................... 16
2.4 Các nguyên tắc thực hiện “an ninh - linh hoạt” ........................ 18
2.5 Các phương thức thực hiện “an ninh - linh hoạt “ ..................... 19
2.6 Các mô hình “an ninh - linh hoạt” ............................................. 20
Chương 3. “An ninh - linh hoạt” trong pháp luật lao động và
kinh nghiệm của một số quốc gia ............................ 22
3.1 “An ninh – linh hoạt” trong pháp luật lao động ........................ 22
3.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia ............................................ 23
Chương 4. Thực trạng “an ninh – linh hoạt” trong pháp luật
lao động việt nam và hướng hoàn thiện .................. 27
4.1 Thực trạng “an ninh - linh hoạt” trong pháp luật lao động
Việt Nam .................................................................................. 27
4.2 Hướng hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam theo lý
thuyết “an ninh - linh hoạt”...................................................... 29
Phần kết luận ................................................................................. 38
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
ANLH An ninh - linh hoạt
BLLĐ Bộ luật lao động
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
HĐLĐ Hợp đồng lao động
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
NCS Nghiên cứu sinh
QHLĐ Quan hệ lao động
TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác
động rất lớn đến thị trường lao động của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam là nước đang phát triển nhưng hiện tại cũng phải đối mặt
với những thách thức chung, đó là nhu cầu linh hoạt của NSDLĐ do
sự phát triển của khoa học công nghệ, tiến trình toàn cầu hóa và nhu
cầu an ninh của NLĐ trong bối cảnh mới này. Do vậy, việc nghiên cứu
áp dụng lý thuyết ANLH cho Việt Nam là cấp thiết và có cơ sở thực
tế vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, ANLH là chính sách bắt nguồn từ các quốc gia thành
viên EU nhưng có thể vận dụng ở các quốc gia khác, cả ở những nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latin1.
Thứ hai, tại thời điểm thực hiện chính sách ANLH, điều kiện kinh
tế - xã hội ở các nước thành viên EU cũng không đồng đều. Bên cạnh
các nước giàu thuộc khối Bắc Âu (Nordic), thì cũng có những nước
nghèo ở vùng Baltics, Balkan nhưng cũng đã vận dụng thành công
chính sách này2.
Thứ ba, bối cảnh ra đời của lý thuyết ANLH ở EU có điểm tương
đồng với bối cảnh của Việt Nam hiện nay, đó là nhu cầu cạnh tranh
1ILO (2009), Combining flexibility and security for decent work, Geneva,
https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_norm/--
relconf/documents/meetingdocument/wcms_116409.pdf, truy cập ngày 01/01/2020,
p.8; Muffels, R. J. A., & Wilthagen, A. C. J. M. (2013), tlđd (2), p.112. Henning
Jørgensen (2009), “Flexible labour markets, workers’ protection and “the security of
the wings”:A Danish flexicurity solution to the unemployment and social problems in
globalized economies?”, Santiago de Chile.
2 Mihaela-Nona Chilian, Lucian-Liviu Albu, Marioara Iordan, (2010), “European
performances regarding flexicurity in the new member States and their regions”,
Romanian Journal of Economic Forecasting – Supplement/2010.
2
của các doanh nghiệp do tác động của toàn cầu hóa và nhu cầu linh
hoạt của việc sử dụng lao động do yếu tố công nghệ chi phối.
Thứ tư, hiện tại Việt Nam cũng đã có đầy đủ các thiết chế cho việc
thực hiện chính sách ANLH mà EU đưa ra ở một mức độ nhất định.
Thứ năm, Việt Nam đang có xu hướng hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới, đặc biệt là với EU.
Thứ sáu, tại Việt Nam còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu
khoa học về ANLH nói chung, về việc hoàn thiện pháp luật lao động
dưới góc nhìn của ANLH nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của luận án là nghiên cứu để vận dụng lý thuyết
ANLH nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam ở ba giai đoạn
giao kết, thực hiện, chấm dứt QHLĐ. Để thực hiện được mục đích
chung này, luận án đặt ra các mục tiêu thành phần sau: (i) làm rõ nội
dung của lý thuyết ANLH; (2) làm rõ nội dung ANLH trong pháp luật
lao động ở ba giai đoạn giao kết, thực hiện, chấm dứt QHLĐ; (iii) làm
rõ thực trạng ANLH trong pháp luật lao động Việt Nam ở ba giai đoạn
giao kết, thực hiện, chấm dứt QHLĐ để chỉ ra những điểm tồn tại của
pháp luật lao động Việt Nam trên lăng kính của lý thuyết ANLH; (iv),
đánh giá được các tiền đề cho việc thực hiện chính sách ANLH ở Việt
Nam, bao gồm: đào tạo nghề, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp
để nhằm đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật phù hợp với tình
hình thực tế của Việt Nam; (v) và cuối cùng, mục đích quan trọng nhất
của luận án là đưa ra được các kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao động
ở ba giai đoạn giao kết, thực hiện, chấm dứt QHLĐ trên cơ sở kim chỉ
nam của lý thuyết ANLH.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tổng hợp các nghiên cứu về ANLH để đưa ra một cái nhìn
toàn diện về lý thuyết ANLH bao gồm: khái niệm ANLH, các thành
tố của ANLH, nội dung của ANLH, các nguyên tắc thực hiện ANLH,
các phương thức thực hiện ANLH, và các mô hình ANLH.
Hai là, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa
ANLH và pháp luật lao động để tìm ra các quy định của pháp luật lao
động tham gia vào việc thực hiện chính sách ANLH ở ba giai đoạn
giao kết, thực hiện, chấm dứt QHLĐ.
Ba là, phân tích, tổng hợp kinh nghiệm vận dụng lý thuyết ANLH
trong pháp luật lao động của ba quốc gia Đan Mạch, Nhật Bản, Estonia
để rút ra các kinh nghiệm cho Việt Nam.
Bốn là, phân tích thực trạng ANLH trong pháp luật lao động Việt
Nam từ Bộ luật lao động 1994 đến nay.
Năm là, thống kê, phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu về đào
tạo nghề, dịch vụ việc làm, BHTN để đánh giá được các tiền đề thực
hiện chính sách ANLH tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Sáu là, vận dụng lý luận nền tảng của lý thuyết ANLH, tham khảo
kinh nghiệm pháp luật ba quốc gia được nghiên cứu, đánh giá thực
trạng của Việt Nam để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao
động Việt Nam ở ba giai đoạn giao kết, thực hiện, chấm dứt QHLĐ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Một là, chính sách ANLH của EU: Để làm rõ lý thuyết ANLH, NCS
sẽ nghiên cứu chính sách ANLH của EU và thực tiễn vận dụng chính
sách ở các quốc gia thuộc EU; các công trình nghiên cứu ở góc độ học
4
thuật, góc độ chính sách về ANLH, và kinh nghiệm áp dụng chính
sách ANLH ở các quốc gia thuộc Liên minh này.
Hai là, thực trạng ANLH trong pháp luật lao động của ba quốc gia
Đan Mạch, Nhật Bản và Estonia. Đây là ba quốc gia có những đặc
trưng nhất định về ANLH được lựa chọn nghiên cứu để tham khảo
kinh nghiệm cho Việt Nam. Đan Mạch là quốc gia đặc trưng với mô
hình ANLH bên ngoài, Nhật Bản là quốc gia đặc trưng với mô hình
ANLH bên trong, và Estonia là quốc gia có những đặc trưng về điều
kiện kinh tế, xã hội, chính trị gần tương đồng với Việt Nam khi thực
hiện chính sách ANLH.
Ba là, các tiền đề thực hiện chính sách ANLH tại Việt Nam. Luận
án không nghiên cứu toàn bộ chính sách ANLH tại Việt Nam mà chỉ
hướng đến hoàn thiện pháp luật lao động trên tiền đề các điều kiện cụ
thể của Việt Nam. Do vậy các thành tố khác của ANLH sẽ được nghiên
cứu như là tiền đề cho việc hoàn thiện pháp luật lao động, đó là: thực
trạng đào tạo nghề, dịch vụ việc làm và bảo hiểm thất nghiệp.
Bốn là, thực trạng ANLH trong pháp luật lao động Việt Nam từ Bộ
luật lao động 1994 đến nay. Đánh giá thực trạng ANLH của Việt Nam
trong bối cảnh so sánh với các quốc gia có chọn lọc là cơ sở để NCS
đưa ra những đề xuất cho luận án.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài nghiên cứu nghiên cứu lý thuyết ANLH ở góc
độ khái quát và mối quan hệ của lý thuyết này với các quy định của
pháp luật lao động ở ba giai đoạn xác lập, thực hiện, chấm dứt QHLĐ.
Về không gian, đề tài nghiên cứu kinh nghiệm vận dụng chính sách
ANLH của EU và thực tế vận dụng ở các quốc gia thuộc EU. Bên cạnh
đó, luận án cũng nghiên cứu một quốc gia có hình thức ANLH đặc thù
5
được nhiều nghiên cứu hướng tới là Nhật Bản. Tại Việt Nam, luận án
nghiên cứu về thực trạng ANLH của pháp luật lao động Việt Nam để
đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật lao động.
Về thời gian, luận án sẽ nghiên cứu lý thuyết ANLH và kinh
nghiệm vận dụng ở các quốc gia Châu Âu từ khi thực hiện chính sách
này (khoảng thập niên 1990) đến nay. Tại Việt Nam, luận án sẽ phân
tích thực trạng ANLH của pháp luật lao động từ khi ban hành BLLĐ
năm 1994 đến nay; khảo sát các tiền đề thực hiện chính sách ANLH ở
thời điểm hiện tại để đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật lao
động cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
Luận án chọn cách tiếp cận là dựa trên thực tế vận dụng chính sách
ANLH của EU, tổng hợp các nghiên cứu học thuật về ANLH để đưa
ra một cái nhìn toàn diện về lý thuyết ANLH làm nền tảng lý luận cho
đề tài của mình. Trên cơ sở đó, luận án tiếp tục phân tích các quy định
của pháp luật lao động bị chi phối bởi lý thuyết ANLH và nghiên cứu
kinh nghiệm vận dụng lý thuyết ANLH trong pháp luật lao động của
một số quốc gia để đưa ra bài học cho Việt Nam. Dựa trên khung lý
thuyết ANLH, luận án đánh giá thực trạng ANLH trong pháp luật lao
động Việt Nam và đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật lao động.
Trọng tâm của đề tài là vận dụng lý thuyết ANLH trong pháp luật lao
động ở ba giai đoạn giao kết, thực hiện, chấm dứt QHLĐ, do vậy, khi
đánh giá thực trạng ANLH tại Việt Nam, thì các yếu tố an ninh, linh
hoạt của thị trường lao động (vấn đề đào tạo nghề, dịch vụ việc làm,
bảo hiểm thất nghiệp) sẽ được xem là tiền đề để đưa ra những lý giải
cho việc hoàn thiện pháp luật lao động.
6
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành3. Phương pháp này
được sử dụng trong luận án để nghiên cứu luật lao động trong mối liên
hệ với lý thuyết ANLH. Các vấn đề về kinh tế, xã hội được phân tích
lồng ghép để đưa ra những lý giải cho vấn đề pháp luật.
- Phương pháp so sánh luật: Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu trong chương 3, 4 của luận án để so sánh điều kiện vận dụng lý
thuyết ANLH trong pháp luật lao động, quy phạm pháp luật lao động
của một số quốc gia với điều kiện thực tế của Việt Nam, để có cơ sở
cho những đề xuất hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp. Đây là phương pháp được sử
dụng xuyên suốt trong luận án. Phương pháp này được sử dụng trong
chương 2 để nghiên cứu về chính sách ANLH của EU nhằm tổng hợp
đưa ra nội hàm của Lý thuyết. Phương pháp này cũng được sử dụng
trong các chương 3, 4 để phân tích kinh nghiệm vận dụng lý thuyết
ANLH ở các quốc gia thuộc EU và thực trạng ANLH tại Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
trong chương 4, để tổng hợp các số liệu công bố trong các Bản tin cập
nhật về thị trường lao động để đánh giá các tiền đề cho việc vận dụng
ANLH trong pháp luật lao động.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về phương diện lý luận, thông qua việc phân tích, tổng hợp các
nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của ANLH, luận án đã đưa ra
một cái nhìn toàn diện của lý thuyết ANLH.
3 Ý kiến chuyên gia tại tọa đàm khoa học “Tiếp cận đa ngành, liên ngành trong nghiên
cứu và giảng dạy luật học”,
dam-khoa-hoc-Tiep-can-da-nganh-lien-nganh-trong-nghien-cuu-va-giang-day-luat-
hoc-3068.7, truy cập ngày 05/12/2020.
7
Về phương diện thực tiễn, những luận giải cho các giải pháp và
kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam sẽ là
tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính
sách. Luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên
cứu, sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận án
Một là, luận án đã xây dựng và phát triển hệ thống lý luận về ANLH
bao gồm: khái niệm, nguyên tắc, nội dung, mô hình của ANLH và
phương thức thực hiện ANLH.
Hai là, luận án đã tìm ra được mối quan hệ giữa lý thuyết ANLH
và pháp luật lao động điều chỉnh trong ba giai đoạn giao kết, thực hiện,
chấm dứt QHLĐ.
Ba là, luận án đã đưa ra những đánh giá, phân tích một cách toàn
diện thực trạng ANLH các quy định pháp luật lao động Việt Nam ở ba
giai đoạn giao kết, thực hiện, chấm dứt QHLĐ.
Bốn là, luận án đã chỉ ra được những xu hướng nghiên cứu mới về
an ninh – linh hoạt trong pháp luật lao động mà Việt Nam phải đối mặt
trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tác động của công nghệ mới đối với
QHLĐ. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra được những đề xuất hoàn thiện
pháp luật lao động dựa trên góc nhìn từ lý thuyết ANLH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của
đề tài.
Chương 2. Tổng quan về lý thuyết ANLH.
Chương 3. ANLH trong pháp luật lao động và kinh nghiệm của
8
một số quốc gia.
Chương 4. Thực trạng ANLH trong pháp luật lao động Việt Nam
và hướng hoàn thiện.
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu về lý thuyết “an ninh – linh hoạt”
Các nghiên cứu về ANLH bắt đầu chủ yếu từ các học giả ở Châu
Âu sau khi EU triển khai thực hiện chính sách ANLH cho các thành
viên. Mỗi nghiên cứu thường chỉ đề đến một hoặc vài số khía cạnh của
ANLH. Tiêu biểu có thể kể đến là: (1) Wilthagen, Ton (1998),
Flexicurity: A new paradigm for labour market policy
reform?, Discussion Papers, Research Unit: Labor Market Policy and
Employment FS I 98-202, WZB Berlin Social Science Center; (2)
Wilthagen, T., & Tros, F. (2004), The concept of ‘flexicurity’: a new
approach to regulating employment and labour markets, European
Review of Labour and Research, P. 166–186; (3) Ivana Kuráková,
Jana Marasová, Anna Vallušová (2021), Assessment of flexicurity
implementation in selected EU countries, Ekonomické Rozhľady –
Economic Review, 50(3), 269 ─ 287; (4) Per Kongshoj Madsen
(2007), Flexicurity: A New Perspective on Labour Markets and
Welfare States in Europe, Tilburg Law Review 14, no. 1 and 2, P.57-
79; (5) Muffels, R. J. A., & Wilthagen, A. C. J. M. (2013), Flexicurity:
A new paradigm for the analysis of labor markets and policies
challenging the trade-off between flexibility and security, Sociology
Compass, P.111-122; (6) Thomas Bredgaard, Flemming Larsen
9
(2010), External and internal flexicurity, Denmark IIRA European
Congress, Copenhagen; (7) Torben M. Andersen, Michael Svarer
(2007), Flexicurity - Labour Market Performance in Denmark, CESifo
Economic Studies, Volume 53, Issue 3, P. 389–429,
https://doi.org/10.1093/cesifo/ifm015; (8) Gazmend Kukji (2019),
Flexicurity as a strategy to combat unemployment, successful in
Denmark why not in Europe, Master of Arts Thesis, Berlin school of
Economics and Law; (9) Kazutoshi Chatani (2008), From corporate-
centred security to flexicurity in Japan, Employment Working Paper
N°17, Copyright © International Labour Organization; (10) Tangian,
A. S. (2004), Defining the flexicurity index in application to European
countries, WSI-Diskussionspapier, P.122; (11) Gratiela Georgiana
Noja (2018), Flexicurity models and productivity interference in
C.E.E. countries: a new approach based on cluster and spatial analysis,
Economic Research- Ekonomska Istraživanja, P. 1111-1136; (12)
Paul Vandenberg (2008), Is Asia adopting flexicurity?: A survey of
employment policies in six countries, Economic and Labour Market
Paper; (13) Monika Grabowska (2012), Flexible Employment Forms
as an Element of Flexicurity, Journal of International Studies, Vol. 5,
No 2, 2012, P. 98-105; (14) Sonja Bekker (2018), Flexicurity in the
European Semester: still a relevant policy concept, Journal of
European Public Policy, 25:2, pp.175-192; (15) Sonja Bekker and
Mikkel Mailand (2018), The European flexicurity concept and the
Dutch and Danish flexicurity models: How have they managed the
Great Recession?”, Social Policy & Administration; (16) Ilsøe, Anna
(2007) The Danish Flexicurity Model - a Lesson for the US? ACES
Working Paper No. 2, May 2007; (17) Henning Jørgensen (2009),
10
flexible labour markets, workers’ protection and
“the security of the wings”: A Danish flexicurity solution
to the unemployment and social problems in globalized economies?,
Santiago de Chile; (18) Maselli, Ilaria. (2010), Beyond Flexibility and
Security: A composite indicator of flexicurity, CEPS Working
Document No. 329; (19) Gobbi, M.D., & Geneva, I. (2007). Flexibility
and security in labour markets of developing countries: in search of
decent work for all; (20) ILO (2009), Combining flexibility and
security for decent work, Committee on Employment and Social
Policy; (21) Anna Rita Manca, Matteo Governatori and Massimiliano
Mascherini (2010), Towards a set of composite indicators on
Flexicurity: The Indicator on Flexible and Reliable Contractual
Arrangement, Publication Office of the European Union © European
Communities.
1.2.2 Các nghiên cứu về “an ninh -linh hoạt” trong pháp luật lao
động
Một số nghiên cứu ở lĩnh vực này mới chỉ dừng lại ở việc đề
cập đến yêu cầu chung về đổi mới pháp