Tóm tắt Luận án Vận dụng phép biện chứng duy vật nhằm phát triển năng lực toán học cho học sinh khá và giỏi toán trong dạy học nội dung vectơ và tọa độ ở trường trung học phổ thông

Theo điều 28.2 Luật Giáo dục: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;.bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI chỉ rõ mục tiêu Giáo dục-Đào tạo cần đạt: "Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn;.Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;.".

doc29 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 4673 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vận dụng phép biện chứng duy vật nhằm phát triển năng lực toán học cho học sinh khá và giỏi toán trong dạy học nội dung vectơ và tọa độ ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m hµ néi ----------˜&™--------- Lª thiÕu tr¸ng VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC CHO HỌC SINH KHÁ VÀ GIỎI TOÁN TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG VECTƠ VÀ TỌA ĐỘ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyªn ngµnh : LL& PPDH Bé m«n to¸n M· sè : 62 .14. 01. 11 Tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ khoa häc gi¸o dôc  hµ néi - 2015 LuËn ¸n ®­îc hoµn thµnh t¹i: Tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m hµ néi Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: 1. TS. TrÇn LuËn 2. PGS. TS. Vò D­¬ng Thôy Ph¶n biÖn 1: GS.TS. §µo Tam Tr­êng §¹i häc Vinh Ph¶n biÖn 2: PGS.TS. §µo Th¸i Lai ViÖn Khoa häc gi¸o dôc ViÖt Nam Ph¶n biÖn 3: TS. NguyÔn §øc Hoµng Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi LuËn ¸n ®­îc b¶o vÖ t¹i: Héi ®ång chÊm LuËn ¸n cÊp Tr­êng Häp t¹i: Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi Vµo håi ..... giê ..... ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 2015 Cã thÓ t×m ®äc luËn ¸n t¹i: - Th­ viÖn Quèc gia - Th­ viÖn Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Lê Thiếu Tráng (2010), Áp dụng tư duy biện chứng trong dạy học toán giúp học sinh chủ động và sáng tạo trong học tập, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 247, Kỳ 1 tháng 7 (tr.45). Lê Thiếu Tráng (2013), Sử dụng phạm trù "vận động" xây dựng nhóm bài tập từ một bài tập cơ bản trong hình học lớp 10 nhằm phát triển tư duy biện chứng cho học sinh, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 320, Kỳ 2 tháng 10 (tr.46). Lê Thiếu Tráng (2014), Sử dụng mối quan hệ nhân-quả trong giảng dạy để phát triển năng lực toán học cho học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 336, Kỳ 2 tháng 6 (tr.51). Lê Thiếu Tráng (2014), Phân tích cấu trúc của năng lực và ứng dụng trong quá trình giảng dạy toán cho học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số đặc biệt tháng 6 (tr.193). Lê Thiếu Tráng (2014), Phát triển năng lực toán học cho học sinh trung học phổ thông dựa trên nguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật, Tạp chí Khoa học, Volume 59, Number 2A, trường ĐHSP Hà Nội (tr.182). MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh là một mục tiêu đang hướng tới của giáo dục Việt Nam Theo điều 28.2 Luật Giáo dục: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;...bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;... Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI chỉ rõ mục tiêu Giáo dục-Đào tạo cần đạt: "Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ  yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn;...Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;...". Boyatzis và các đồng sự từ năm 1995 đã tổng kết các nhược điểm của giáo dục: Quá nặng về phân tích, không định hướng thực tiễn và hành động; Thiếu và yếu trong phát triển kĩ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân; Thiển cận, hạn hẹp, không có tiếp cận toàn diện tổng thể trong những giá trị và tư duy của nó; Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm và đội làm việc. Rausch, Sherman, và Washbush năm 2001 cho rằng: “Thiết kế một cách cẩn thận các chương trình giáo dục và đào tạo chú trọng vào kết quả đầu ra và dựa trên năng lực có thể xem là một giải pháp tự nhiên để giải quyết hầu hết, nếu không phải là tất cả, những nhược điểm  này”. Nhóm tác giả: Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình nêu quan điểm: “Phát triển những năng lực toán học ở học sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của thầy giáo vì hai lí do: thứ nhất, toán học có một vai trò to lớn trong sự phát triển của các ngành khoa học, kĩ thuật và sự nghiệp cách mạng cần thiết có một đội ngũ những người có năng lực toán học; thứ hai, “Trên cơ sở những đòi hỏi tất yếu của cuộc sống cộng đồng,..."phải" bảo đảm sự phát triển phong phú của nhân cách, bồi dưỡng và phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân”. Tuy nhiên, rất đáng tiếc, hiện nay chúng ta vẫn chưa có những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về cấu trúc của năng lực tư duy toán học của học sinh nước ta, để từ đó có nội dung, phương pháp bồi dưỡng năng lực sáng tạo toán học cho học sinh một cách chủ động. Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2013 đã có hướng dẫn "Thí điểm chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh". Năm 2014, trong Dự thảo Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra mục tiêu: Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần,...có học vấn phổ thông; có năng lực chung: Tự học và quản lí bản thân; phát hiện và giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác; sử dụng ngôn ngữ, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu về phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh là một vấn đề cần thiết cho việc đổi mới giáo dục trong thời gian tới ở Việt Nam. 1.2. Vận dụng phép biện chứng duy vật trong dạy học Toán là một phương pháp phát triển năng lực hiệu quả cho học sinh ở trường trung học phổ thông Muốn dạy tốt môn toán trong nhà trường phổ thông, giáo viên cần có những hiểu biết nhất định về khoa học toán học...Tất cả các lĩnh vực ấy đều dựa trên cơ sở triết học nhất định. Vì vậy để dạy tốt môn toán, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu những đặc điểm của khoa học toán học theo quan điểm triết học DVBC, bao gồm những nội dung: Đối tượng, nguồn gốc, phương pháp của Toán học về tiêu chuẩn chân lí của khoa học này. Để nhận thức mặt nội dung của "hiện thực" cần có tư biện chứng, và để nhận thức mặt hình thức của "hiện thực" cần có tư duy lôgic; nên tư duy toán học cũng phải là sự thống nhất biện chứng giữa tư duy lôgic và tư duy biện chứng. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học, qua khảo sát thực trạng dạy và học Toán hiện nay, chúng tôi chọn đề tài: “VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC CHO HỌC SINH KHÁ VÀ GIỎI TOÁN TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG VECTƠ VÀ TỌA ĐỘ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Về vận dụng phép BCDV trong dạy học Toán có tác phẩm “Một số quan điểm Triết học trong toán học” của Rudavin, Nưxanbaep, Sliakhin; Về năng lực: Công trình “Tâm lí năng lực toán học của học sinh” năm 1973 của Crutecxki V.A người Nga, đã xác định khái quát cấu trúc năng lực toán học của học sinh. Trong công trình "Về Toán học phổ thông và những xu hướng phát triển", năm 1980 của tác giả Maxlôva G.G đã khẳng định vấn đề tăng cường các ứng dụng toán học là xu thế chung trong những thập kỉ gần đây. Trong nghiên cứu "Dạy học Toán" của Xtôlia A.A, tác giả cũng nhấn mạnh quan điểm dạy học phát triển năng lực toán cho học sinh chính là dạy học sinh biết thực hiện các hoạt động toán học... J.Guilford đưa ra quan điểm phải đánh giá nội dung học tập theo quan điểm giá trị của chúng đối với hoạt động sáng tạo và đã giải quyết bằng cách xây dựng một mô hình tham số các năng lực trí tuệ. Hội đồng Quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI được UNESCO năm 1996, Hội đồng đã xuất bản ấn phẩm “Học tập: một kho báu tiểm ẩn”, trong đó đã xác định vấn đề "học tập suốt đời" dựa trên bốn trụ cột là: Học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau, học để làm người. Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề “học để làm” liên hệ mật thiết với việc phát triển năng lực của học sinh. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về vận dụng phép BCDV trong giảng dạy Toán, phát triển tư duy biện chứng cho học sinh: Tiêu biểu là tác phẩm “Tập cho học sinh giỏi Toán làm quen dần với nghiên cứu toán học” của Giáo sư TSKH Nguyễn Cảnh Toàn, dựa trên 10 chủ đề tiêu biểu, tác giả đã sử dụng một số nguyên lí và các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV, phân tích sâu sắc việc sử dụng chúng trong quá trình học toán và nghiên cứu toán học. Tác giả Nguyễn Thái Hòe, “Vận dụng những hiểu biết về triết học (các qui luật cơ bản và các cặp phạm trù của phép BCDV) vào việc định hướng đường lối giải các bài toán”, Thông báo khoa học, ĐHSP Vinh, 1990. "Phát triển tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông" luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Hưng Đại học Tây Nguyên, 2008. Về năng lực, ở Việt Nam đã có một số tác phẩm, bài báo đề cập đến, đặc biệt là trong một số năm gần đây đã có nhiều cuộc Hội thảo bàn về vấn đề phát triển năng lực chung và năng lực Toán học cho học sinh. Tác phẩm "Giáo dục học môn Toán" của Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình, đã phân tích và minh họa phát triển năng lực toán học trong quá trình dạy học và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông. Tác phẩm “Khuyến khích một số hoạt động trí tuệ của học sinh qua môn Toán ở trường THCS” của Nguyễn Bá Kim, Vương Dương Minh, Tôn Thân, các tác giả cũng đề cập sâu sắc đến việc phát triển năng lực toán học của học sinh thông qua các hoạt động trí tuệ tiêu biểu. Một số bài viết khác như: Đào Tam (2007), “Rèn luyện cho học sinh phổ thông một số thành tố của năng lực kiến tạo kiến thức trong dạy học toán”, Tạp chí giáo dục; TS Trần Luận (1990), “Về cấu trúc năng lực toán học của học sinh”, Tư liệu Hội thảo môn toán, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội; Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: “Nghiên cứu giáo dục toán học theo hướng phát triển năng lực người học, giai đoạn 2014-2020” ... Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về sử dụng phép BCDV trong giảng dạy và phát triển năng lực cho học sinh đã nghiên cứu đề cập đến các vấn đề sau: Về phép BCDV, đã chỉ ra sự phát triển và phát minh Toán học đều dựa trên các nguyên lí và qui luật tất yếu của triết học DVBC; đã minh họa một số bài toán tiêu biểu vận dụng các cặp phạm trù trên cơ sở của triết học DVBC; phát triển tư duy biện chứng cho học sinh thông qua dạy học hình học ở trường trung học phổ thông. Về phát triển năng lực, các tác giả đã phân tích theo nhiều góc độ để đưa ra những quan điểm về năng lực chung, năng lực toán học, tuy nhiên cũng chưa có sự thống nhất giữa các tác giả và các quốc gia. Hiện nay việc chốt lại khung năng lực chung và năng lực toán học cần phát triển cho học sinh phổ thông chưa có sự thống nhất. Chúng tôi nhận thấy, nếu kế thừa các kết quả của các tác giả đi trước, áp dụng vào thực tế ở Việt Nam với một khung năng lực chung và năng lực toán học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Việt Nam, thì việc vận dụng phép BCDV là một trong những biện pháp phát triển năng lực toán học cho học sinh đạt hiệu quả cao. Phép BCDV có thể được vận dụng để phát triển năng lực được ở nhiều nội dung dạy học, nhiều môn học, chủ đề vectơ và tọa độ có nhiều ý nghĩa trong lịch sử phát triển Toán học và thực tiễn, có quan hệ mật thiết với các thành phần của năng lực toán học. Hơn nữa, qua kinh nghiệm của tác giả vận dụng trong giảng dạy đã đạt được hiệu quả nhất định. Do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm mục đích sau: 3. Mục đích nghiên cứu Luận án đề xuất các biện pháp vận dụng phép BCDV trong quá trình dạy học nội dung vectơ và tọa độ để phát triển năng lực toán học cho học sinh khá và giỏi toán, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán ở trường trung học phổ thông theo hướng tiếp cập năng lực người học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề sau: 4.1. Lí luận về phép BCDV, các nguyên lí và phạm trù của phép BCDV, phân tích mối liên hệ giữa toán học và các đặc trưng cơ bản của phép BCDV, minh họa những tri thức tiêu biểu trong quá trình giảng dạy hình học. 4.2. Tìm hiểu, tổng hợp một số khái niệm, công trình về năng lực, năng lực toán học và các đặc trưng của nó, đưa ra quan điểm phù hợp trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. 4.3. Tìm hiểu năng lực toán học của học sinh trong học tập hình học ở trường phổ thông và mối quan hệ của nó với phép BCDV. 4.4. Xác định một số căn cứ, định hướng của việc đề ra các biện pháp sư phạm phát triển năng lực toán học dựa trên cơ sở phép BCDV. 4.5. Đề xuất các biện pháp sư phạm vận dụng phép BCDV trong dạy học nội dung vectơ-tọa độ ở trường phổ thông nhằm phát triển năng lực toán học cho học sinh khá giỏi. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi nội dung chương trình hình học, chủ yếu là nội dung liên quan đến vectơ và tọa độ ở trường trung học phổ thông. 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy và học hình học, nội dung vectơ và tọa độ theo hướng phát triển năng lực toán học của giáo viên và học sinh ở trường trung học phổ thông. 6.2. Đối tượng nghiên cứu Khái niệm, đặc trưng của năng lực toán học, lí luận của phép BCDV, việc vận dụng phép BCDV của giáo viên để phát triển năng lực toán học cho học sinh khá giỏi toán ở trường trung học phổ thông. 7. Giả thuyết khoa học Trong quá trình dạy học nội dung vectơ và tọa độ, nếu vận dụng phép BCDV bằng những biện pháp sư phạm phù hợp thì sẽ góp phần phát triển năng lực toán học cho học sinh, từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học Toán ở trường trung học phổ thông. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Nghiên cứu lí luận: Các tài liệu về năng lực, năng lực toán học, tài liệu về triết học DVBC, các tài liệu về Tâm lí học, Giáo dục học, các văn bản về giáo dục, luật giáo dục. 8.2. Phương pháp điều tra, quan sát: Sử dụng phiếu hỏi, phiếu thăm dò các giáo viên dạy Toán về sự quan tâm việc phát triển năng lực toán học cho học sinh, việc sử dụng phép BCDV trong giảng dạy Toán. Dự giờ một số giờ dạy Toán của giáo viên trung học phổ thông để nắm được thực tế việc dạy và học nội dung vectơ và tọa độ của giáo viên và học sinh. 8.3. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục toán học, triết học và tâm lí học để điều chỉnh và hoàn thành luận án. 8.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của luận án. Đánh giá kết quả bằng phương pháp thống kê trong khoa học giáo dục. 9. Những vấn đề đưa ra bảo vệ 9.1. Kết quả tổng hợp, phân tích và đánh giá các quan điểm về năng lực và năng lực toán học của học sinh từ một số tài liệu đã có để đưa ra một khung năng lực toán học cần phát triển trong dạy học nội dung vectơ và tọa độ đối với học sinh khá và giỏi toán ở trường trung học phổ thông của Việt Nam. 9.2. Quan điểm về cách đánh giá mối quan hệ giữa phép BCDV với các thành phần năng lực toán học của học sinh trong học tập hình học ở trường trung học phổ thông. 9.3. Các căn cứ và định hướng của việc đề ra các biện pháp sư phạm phát triển năng lực toán học cho học sinh khá và giỏi toán ở trường trung học phổ thông của Việt Nam . 9.4. Các biện pháp sư phạm đề xuất vận dụng phép BCDV nhằm phát triển năng lực toán học cho học sinh khá và giỏi toán trong dạy học nội dung vectơ và tọa độ ở trường trung học phổ thông. 10. Những đóng góp mới của luận án 10.1. Về mặt lí luận - Phân tích, minh họa được mối liên hệ giữa các nguyên lí, qui luật và phạm trù của phép BCDV với các thành phần năng lực và năng lực toán học cho học sinh trong dạy học hình học. - Tổng hợp, phân tích khái niệm và đặc trưng về năng lực, năng lực toán học, lựa chọn khung năng lực nói chung và năng lực toán học nói riêng cho học sinh Việt Nam. - Đề xuất được 5 biện pháp dạy học vận dụng phép BCDV phát triển năng lực toán học cho học sinh khá và giỏi toán trong dạy học nội dung vectơ và tọa độ ở trường trung học phổ thông. 10.2. Về mặt thực tiễn - Xây dựng được một phương pháp phát triển năng lực toán học cho học sinh khá và giỏi toán thông qua giảng dạy chủ đề phương pháp vectơ và tọa độ trong hình học. - Xây dựng được 5 biện pháp phát triển năng lực toán học cho học sinh khá và giỏi toán ở trường trung học phổ thông. - Xây dựng được một số chủ đề tiêu biểu và hệ thống ví dụ minh họa trong giảng dạy của luận án là tài liệu tham khảo cho giáo viên khi thực hiện Kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm tới. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm, hình thức, đặc trưng và vai trò của phép biện chứng, phép biện chứng duy vật 1.1.1. Một số khái niệm a. Biện chứng: Là phương pháp triết học xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại, trong sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng. b. Siêu hình: Là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận động, cô lập và tách biệt nhau. 1.1.2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng a. ''Phép BC chất phác”; b. ''Phép BC duy tâm”; c. ''Phép BCDV”. 1.1.3. Phép biện chứng duy vật, đặc trưng và vai trò của phép biện chứng duy vật về phương pháp luận Phép BCDV là khoa học về các qui luật chung nhất về sự phát triển của thế giới vật chất, đồng thời là lí luận nhận thức và lôgic học. Các qui luật nhận thức và các hình thức tư duy không tách rời lí luận về các qui luật và các hình thức vận động của tồn tại. Phép BCDV của chủ nghĩa Mác-Lênin có hai đặc trưng cơ bản sau: Một là, phép BCDV của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Hai là, trong phép BCDV của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống nhất giữa nội dung của thế giới quan (DVBC) với phương pháp luận (BCDV). 1.1.4. Hai nguyên lí cơ bản của triết học duy vật biện chứng a. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến; b. Nguyên lí về sự phát triển Nguyên lí về sự phát triển 1.1.5. Ba qui luật cơ bản của triết học duy vật biện chứng Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; Qui luật phủ định của phủ định. 1.2. Một số quan điểm về năng lực và năng lực toán học 1.2.1. Năng lực - Theo từ điển Tiếng Việt, năng lực có hai nghĩa: (1). Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; (2). Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. - Theo Tâm lí học: "Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lí cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”. Luận án lấy quan điểm theo kết luận của Hội nghị giữa Hội đồng giáo dục và các Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo-Việc làm của Australia (9/1992), một kiến nghị về bảy năng lực cơ bản của người lao động cần có được đề ra là: (1) Năng lực thu thập, phân tích và tổ chức thông tin, (2) Năng lực giao tiếp, truyền đạt ý tưởng thông tin, (3) Năng lực lập kết hoạch và tổ chức hoạt động, (4) Năng lực làm việc với đối tác theo nhóm, (5) Năng lực sử dụng tư duy toán học và kỹ thuật, (6) Năng lực giải quyết vấn đề, (7) Năng lực sử dụng công nghệ. 1.2.2. Năng lực của học sinh phổ thông Singapo đề ra tám nhóm năng lực thiết yếu của học sinh là: (1) Năng lực phát triển tính cách; (2) Năng lực tự điều khiển bản thân; (3) Năng lực xã hội và hợp tác; (4) Năng lực đọc viết; (5) Năng lực giao tiếp; (6) Năng lực xử lí thông tin; (7) Năng lực suy nghĩ và sáng tạo; (8) Năng lực ứng dụng kiến thức. Phần Lan cũng đề ra tám năng lực của học sinh gồm: (1) Năng lực giao tiếp tiếng mẹ đẻ; (2) Năng lực toán học và khoa học cơ bản; (3) Năng lực sáng tạo và lãnh đạo; (4) Năng lực sử dụng công nghệ; (5) Năng lực thực hiện nghĩa vụ công dân và xã hội; (6) Năng lực nhận thức và thể hiện văn hóa; (7) Năng lực sử dụng công nghệ số; (8) Năng lực học cách học. Đối với Việt Nam, trong Dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014, phần phụ lục 1: Chuẩn đầu ra phẩm chất năng lực chung của chương trình giáo dục các cấp, nêu chín phẩm chất về năng lực chung cần đạt là: (1) Năng lực tự học; (2) Năng lực giải quyết vấn đề; (3) Năng lực sáng tạo; (4) Năng lực tự q
Luận văn liên quan