Tóm tắt luận án Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội

Nguồn lực con người có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. Vấn đề nguồn lực con người được Đảng ta hết sức coi trọng, là tư tưởng cơ bản xuyên suốt trong thời kỳ đổi mới. Con người Việt Nam trong thời kỳ mới đã có những bước chuyển biến đáng kể, thực sự say mê, sáng tạo trong lao động, học tập, nghiên cứu. góp phần quan trọng trong việc tạo ra bộ mặt mới của đất nước. Tuy nhiên để phát huy được những tiềm năng đó thì phải được thể hiện qua quá trình lao động sản xuất mà một trong những biểu hiện cụ thể của nó đó chính là VL và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội mà nó tạo ra. Vì vậy, trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: "GQVL là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân". Xu hướng chung của quá trình CNH các nước đang phát triển gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ. Trong đó xu hướng đô thị hoá, phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế, văn hoá mới dẫn đến tình trạng một số đông lao động mất đất sản xuất, mất nghề phải chuyển sang các công 2 việc khác. Tình hình này đang diễn ra đối với quá trình CNH, HĐH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và gắn với vấn đề GQVL của Thành phố Hà Nội đã có tác động tích cực đến tăng cầu lao động, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, cơ cấu lại lực lượng lao động, góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo môi trường và nhiều cơ hội cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tìm được việc làm, ổn định đời sống. Tuy nhiên, kết quả trên chưa phải là nhiều trong điều kiện sức ép về việc làm của Thành phố, đặc biệt là đối với nông dân khi thu hồi đất ở các huyện ngoại thành ngày càng gia tăng dưới tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp, một bộ phận lao động đáp ứng được yêu cầu mới về tuyển dụng, nhưng không thể đào tạo lại, bị mất việc làm; vấn đề chuyển đổi ngành nghề, đào tạo, phục hồi thu nhập cho số lao động trong diện thu hồi đất đề phục vụ yêu cầu của quá trình đô thị hoá còn nhiều khó khăn càng làm cho vấn đề GQVL ngày càng là vấn đề bức xúc. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề "Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội" được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THỦY ViÖc lµm cho n«ng d©n Khi thu håi ®Êt ë hµ néi Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU HÀ NỘI-2014 C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS Nguyễn Văn Hậu Ph¶n biÖn 1:......................................................... ......................................................... Ph¶n biÖn 2:......................................................... ......................................................... Ph¶n biÖn 3:......................................................... ......................................................... LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn, häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh Vµo håi ..... giê....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 201.... Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th­ viÖn Quèc gia vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn lực con người có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. Vấn đề nguồn lực con người được Đảng ta hết sức coi trọng, là tư tưởng cơ bản xuyên suốt trong thời kỳ đổi mới. Con người Việt Nam trong thời kỳ mới đã có những bước chuyển biến đáng kể, thực sự say mê, sáng tạo trong lao động, học tập, nghiên cứu... góp phần quan trọng trong việc tạo ra bộ mặt mới của đất nước. Tuy nhiên để phát huy được những tiềm năng đó thì phải được thể hiện qua quá trình lao động sản xuất mà một trong những biểu hiện cụ thể của nó đó chính là VL và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội mà nó tạo ra. Vì vậy, trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: "GQVL là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân". Xu hướng chung của quá trình CNH các nước đang phát triển gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ. Trong đó xu hướng đô thị hoá, phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế, văn hoá mới dẫn đến tình trạng một số đông lao động mất đất sản xuất, mất nghề phải chuyển sang các công 2việc khác. Tình hình này đang diễn ra đối với quá trình CNH, HĐH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và gắn với vấn đề GQVL của Thành phố Hà Nội đã có tác động tích cực đến tăng cầu lao động, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, cơ cấu lại lực lượng lao động, góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo môi trường và nhiều cơ hội cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tìm được việc làm, ổn định đời sống. Tuy nhiên, kết quả trên chưa phải là nhiều trong điều kiện sức ép về việc làm của Thành phố, đặc biệt là đối với nông dân khi thu hồi đất ở các huyện ngoại thành ngày càng gia tăng dưới tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp, một bộ phận lao động đáp ứng được yêu cầu mới về tuyển dụng, nhưng không thể đào tạo lại, bị mất việc làm; vấn đề chuyển đổi ngành nghề, đào tạo, phục hồi thu nhập cho số lao động trong diện thu hồi đất đề phục vụ yêu cầu của quá trình đô thị hoá còn nhiều khó khăn… càng làm cho vấn đề GQVL ngày càng là vấn đề bức xúc. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề "Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội" được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở TP.Hà Nội, chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề 3xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm, bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho nông dân khi thu hồi đất ở TP. Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở TP.Hà Nội, chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, yếu kém trong GQVL cho nông dân khi thu hồi đất ở Thành Phố Hà Nội trong thời gian qua. - Đề xuất quan điểm và giải pháp GQVL nhằm bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho nông dân khi thu hồi đất ở TP. Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: việc làm cho nông dân khi thu hồi đất dưới góc độ kinh tế chính trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội từ năm 2005 trở lại đây. - Địa điểm nghiên cứu, khảo sát: Các huyện ngoại thành Hà Nội, đặc biệt tác giả đi khảo sát thực tế tại các quận, huyện Quốc Oai, Từ Liêm, Hà Đông, Đan Phượng, Gia Lâm, Ba Vì. Từ đó cho thấy số lao 4động nông nghiệp bị mất VL phải chuyển đổi nghề nghiệp rất lớn và khó có khả năng tìm được VL mới để bảo đảm thu nhập. Vì vậy, nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về GQVL cho người dân khi bị thu hồi đất. Ngoài ra, luận án còn kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài - Sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm cho nông dân khi thu hồi đất; - Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, lô gíc kết hợp với lịch sử, tổng kết để khảo sát, đánh giá quá trình giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội; - Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây và cập nhật những thông tin mới về chủ đề nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm cho nông dân khi thu hồi đất. 5Thứ hai, trên cơ sở phân tích, đánh giá quá trình GQVL cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội qua các số liệu báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền và thực tiễn điều tra bằng bảng hỏi của tác giả, tác giả đưa ra những nhận định khách quan về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình GQVL cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội. Thứ ba, tác giả đi sâu điều tra thực trạng việc làm và GQVL ở một số huyện mang tính đại diện ở Hà Nội để từ đó có để tác giả đưa ra quan điểm, đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GQVL cho nông dân khi thu hồi đất, đạt được các chỉ tiêu mà Thành phố đã đề ra trong kế hoạch GQVL và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về VL, GQVL nói chung và ở thủ đô Hà Nội nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Những phương hướng và giải pháp được luận án đề xuất có thể gợi mở cho các cơ quan quản lý có những điều chỉnh phù hợp để GQVL cho người dân khi thu hồi đất ở các địa phương hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương và 10 tiết. 6Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT Ở HÀ NỘI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT 1.1.1. Khái quát một số nghiên cứu ở nước ngoài về việc làm Tác giả nghiên cứu tác phẩm của các tác giả: C.Mác, J.M. Keynes, Harry Toshima, EF. Schumacher và các mô hình: Mô hình tạo VL theo kiểu cổ điển: tự do cạnh tranh trên thị trường - mức lương linh hoạt và sự toàn dụng lao động, Lý thuyết về tạo VL bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực của nền kinh tế. 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về việc làm cho nông dân khi thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới Tác giả nghiên cứu vấn đề liên quan được đăng tải trong các tác phẩm: sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, bài báo khoa học. 1.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.2.1. Những vấn đề về việc làm khi thu hồi đất ở Việt Nam đã có sự thống nhất giải quyết Tất cả các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài kể trên đều đã bao quát những vấn đề về VL, GQVL; quan điểm và giải pháp GQVL cho người lao động nhằm nâng cao đời sống về vật chất 7và tinh thần cho người dân, giảm thiểu các vấn đề xã hội nảy sinh, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã đánh giá thực trạng sự tác động, sự cần thiết cũng như các nhân tố ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm của người nông dân bị thu hồi đất; trên cơ đó đó đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất. Mỗi báo cáo ở từng thời điểm cụ thể, với quy mô, phương pháp và cách tiếp cận khác nhau cũng đã khai thác khá triệt để bức tranh muôn màu của thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các vấn đề phát sinh xung quanh nó. Tựu chung lại các báo cáo cũng làm nổi bật được các đặc trưng, quy mô, mức độ cũng như các tác động về kinh tế - xã hội, đời sống - VL của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Việt Nam trong những năm qua. 1.2.2. Những nội dung về việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất cần được tiếp tục nghiên cứu Đến nay do thời gian và nhiều vấn đề khách quan, chủ quan tác động nên các quan điểm, giải pháp của các tác giả đi trước đã không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, vấn đề này vẫn đòi hỏi phải được nhận thức rõ hơn và các giải pháp hữu hiệu để GQVL cho người nông dân Hà Nội. Theo hướng đó, đề tài tiếp tục khảo sát về VL, GQVL cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội và đưa ra các giải pháp trên cơ sở kế thừa và phát triển công trình của các tác giả đi trước; đặc biệt vận dụng trong hoàn cảnh mới, điều kiện lịch sử mới của Thủ đô Hà Nội. 8Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT 2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT 2.1.1. Các quan niệm về việc làm Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực lao động nước ta, quan niệm về người có VL như sau: Người có VL là những người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, đang hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Từ những quan niệm trên tác giả cho rằng: việc làm là tất cả những hoạt động mang lại thu nhập hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau cho người lao động. Việc làm bền vững là các hoạt động tương đối ổn định mang lại thu nhập hợp pháp, tương xứng với lao động đã bỏ ra và bảo đảm được đời sống của người lao động, có nơi làm việc an toàn, được bảo đảm về mặt xã hội, có triển vọng phát triển cá nhân và gia đình, có cơ hội bình đẳng và được đối xử bình đẳng. 2.1.2. Việc làm của nông dân và tác động của thu hồi đất đến việc làm của nông dân 2.1.2.1. Việc làm của nông dân và việc làm cho nông dân khi thu hồi đất Theo tác giả, Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất là những hoạt động kinh tế mà người nông dân sau khi thu hồi đất có thể tiếp 9cận và sử dụng chúng để tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân và gia đình. 2.1.2.2. Tác động tích cực của thu hồi đất đến việc làm của nông dân - Tạo cơ hội để tăng thêm VL cho người lao động - Thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. - Tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và do đó tới cơ cấu lao động 2.1.2.3. Tác động tiêu cực của thu hồi đất đến việc làm của nông dân - Đất đai canh tác nông nghiệp bị thu hẹp tạo ra sức ép VL đối với người lao động. - Thu hồi đất nông nghiệp làm nguy cơ thất nghiệp của nhóm người lao động ở độ tuổi trên 35 là rất lớn - Do không có việc làm ở nông thôn sau khi bị thu hồi đất, dòng người đi vào Thành phố kiếm việc làm ngày một tăng gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực, tiềm ẩn sự bất ổn trong xã hội. 2.2. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT 2.2.1. Quan niệm về giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất Trong luận án này tác giả cho rằng: Giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất là quá trình tạo lập môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế xã hội cần thiết, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm bảo đảm thu nhập hợp pháp, ổn định cuộc sống lâu dài cho nông dân khi thu hồi đất. 10 2.2.2. Nội dung, chủ thể và tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất * Nội dung và chủ thể giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất - Nội dung của giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất gồm: + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể về việc thu hồi đất nông nghiệp và kế hoạch giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất. + Xây dựng môi trường pháp lý, các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết nhằm phát triển thị trường lao động. + Phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất. + Xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp để người lao động có cơ hội tìm được việc làm. + Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp - chủ đầu tư có sử dụng đất thu hồi trong việc đào tạo và bố trí việc làm cho nông dân bị thu hồi đất vào làm việc trong các doanh nghiệp này. + Tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người nông dân khi bị mất đất chủ động tìm kiếm và lựa chọn nghề nghiệp và việc làm mới phù hợp. - Các chủ thể tham gia giải quyết việc làm: người sử dụng lao động, người lao động và vai trò của nhà nước. + Người sử dụng lao động đó là toàn bộ các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, với vai trò là tạo ra chỗ làm mới và ổn định việc làm cho nông dân đã được vào làm việc trong doanh nghiệp. + Người lao động: người lao động muốn có VL phải có sức khoẻ, có trình độ cũng như những kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu 11 cầu của công việc. Chính vì vậy, người lao động muốn có VL thì họ phải không ngừng hoàn thiện bản thân trên các mặt như: có sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu của công việc, hoàn thiện về kiến thức về kỹ năng chuyên môn. + Nhà nước có vai trò quan trọng trong tạo VL. Vai trò của nhà nước được thể hiện trong việc tạo môi trường thuận lợi cho VL hình thành và phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho người lao động cũng như người sử dụng lao động phát huy được khả năng của họ, đưa ra những chính sách liên quan tới người lao động, người sử dụng lao động. Ngoài ra, các tổ chức chính trị xã hội cũng có vai trò quan trọng trong việc GQVL cho nông dân sau thu hồi đất: tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai đến với nông dân; làm cho nông dân nhận thức đúng về việc thu hồi đất nông nghiệp trong phục vụ lợi ích phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các tổ chức như Hội phụ nữ, Hội nông dân... cũng góp phần tích cực trong việc hướng dẫn chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm VL mới, tăng thu nhập cho nông dân. * Tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất - Thứ nhất, tỷ trọng số người lao động nông thôn khi thu hồi đất tìm được việc làm và được làm việc trong các khu công nghiệp và khu đô thị mới trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất. - Thứ hai, tỷ trọng số lao động nông thôn được hỗ trợ, đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề nghiệp và tỷ trọng những người được đào tạo 12 phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất. - Thứ ba, tỷ trọng những người lao động nông thôn khi thu hồi đất không kiếm được việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất. - Thứ tư, tỷ trọng số người lao động nông thôn sau khi thu hồi đất được nhà nước hỗ trợ xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất. - Thứ năm, mức độ phối hợp giữa chính quyền địa phương với chủ đầu tư các dự án trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nghề cho người nông dân bị thu hồi đất để có thể thu hút họ vào làm việc trong các dự án đầu tư. - Thứ sáu, việc thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương về GQVL cho người nông dân khi thu hồi đất. 2.2.3. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp - Giải quyết việc làm góp phần ổn định và phát triển kinh tế - Giải quyết việc làm góp phần ổn định chính trị - xã hội. - Giải quyết việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo 2.2.4. Nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất - Ảnh hưởng của nhân tố quốc tế: Hội nhập WTO đem lại cho Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là việc làm theo hướng công nghiệp; các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối 13 ngoại, lao động… góp phần thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất nghiệp. - Ảnh hưởng của nhân tố trong nước: Thứ nhất, tiềm lực kinh tế, vị trí và lợi thế của địa phương Thứ hai, khả năng thu hút đầu tư để phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động Thứ tư, trình độ của người lao động Thứ năm, các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Thứ sáu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc GQVL cho nông dân sau thu hồi đất. Thứ bảy, sự phát triển của thị trường sức lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến VL của người lao động. 2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT 2.3.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng TP đã có những giải pháp để góp phần tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ngoại thành chịu tác động của quá trình đô thị hoá: cho vay vốn để sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách, nguồn quỹ quốc gia GQVL; miễn thuế, giảm thuế sản xuất kinh doanh; vận động nông dân lập trang trại; có văn bản quy định đối với các doanh nghiệp được giao đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn giải toả phải có trách nhiệm tiếp nhận người lao động trong diện chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá vào làm việc tại doanh nghiệp; phối hợp với Hội Nông dân thành phố điều tra, khảo sát tình hình đời sống hộ lao động bị mất đất sản xuất, di dời giải toả 14 trên địa bàn, phân loại nguồn lao động của các hộ để có kế hoạch đào tạo nghề và GQVL phù hợp... 2.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương Hải Dương đã đưa ra một số biện pháp cơ bản tạo VL qua giáo dục - đào tạo, đặc biệt là hệ thống đào tạo nghề và hướng nghiệp cho lao động nông thôn; phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển các làng nghề truyền thống để thu hút lao động; Giải quyết VL qua chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển dịch vụ; đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 2.3.3. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc Để bảo đảm VL của người dân khi bị thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân đã cùng nhau thực hiện các giải pháp: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
Luận văn liên quan