Việc tạo ra những giống lúa có kiểu hình bộ rễ phù hợp, giúp cây lúa tăng khả
năng chống chịu với các stress phi sinh học nhằm đáp ứng với biến đổi khí hậu là
trọng tâm của nhiều chương trình nghiên cứu cải tiến giống lúa hiện nay. Hạn chế về
khả năng quan sát trực tiếp bộ rễ là khó khăn lớn nhất khiến những kết quả liên quan
đến chọn tạo giống lúa có bộ rễ thích nghi tốt vẫn ít được công bố. Phát triển các công
cụ hỗ trợ, phục vụ cho phương pháp chọn lọc phân tử để ứng dụng vào các chương
trình chọn tạo giống cải tiến bộ rễ lúa hiện nay là rất cần thiết. Đặc biệt, những hiểu
biết về các yếu tố di truyền có liên quan đến các đặc điểm phát triển và thích nghi của
bộ rễ lúa là chìa khóa quan trọng trong hướng nghiên cứu này.
Nhiều phương pháp khác nhau đã được sử dụng để khám phá các yếu tố di truyền
liên quan đến bộ rễ trong đó phương pháp xác định các QTLs là một phương pháp có
tiềm năng và hiệu quả. Sự xuất hiện của phương pháp GWAS (Genome–wide
Association Mapping) (Nordborg and Weigel, 2008) và thành công của phương pháp
này ở thực vật (Atwell et al., 2010), đặc biệt là ở lúa (Clark et al., 2013; Courtois et
al., 2013) cho thấy GWAS là một công cụ mới hữu hiệu trong nghiên cứu xác định
QTLs ở lúa và ở thực vật nói chung. Độ phân giải cao của các QTLs khi áp dụng
phương pháp GWAS giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu và có thể trực tiếp xác định
được các gen ứng viên liên quan đến tính trạng quan tâm (Zhu et al., 2008). Các
nghiên cứu GWAS hiện nay mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ nguồn gen lúa
trên thế giới và các tính trạng quan tâm.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xác định các gen - alen đặc thù liên quan đến sự phát triển bộ rễ của các giống lúa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHÙNG THỊ PHƢƠNG NHUNG
XÁC ĐỊNH CÁC GEN - ALEN ĐẶC THÙ LIÊN QUAN
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỘ RỄ CỦA CÁC GIỐNG LÚA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 9.62.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
2
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn: 1. GS.TS. ĐỖ NĂNG VỊNH
2. GS.TS. PASCAL GANTET
Phản biện 1: GS. TS. Ngô Xuân Bình
Bộ Khoa học và Công nghệ
Phản biện 2: TS. Lê Thị Thu Hiền
Viện nghiên cứu Hệ gen
Phản biện 3: TS. Lê Quỳnh Mai
Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc tạo ra những giống lúa có kiểu hình bộ rễ phù hợp, giúp cây lúa tăng khả
năng chống chịu với các stress phi sinh học nhằm đáp ứng với biến đổi khí hậu là
trọng tâm của nhiều chương trình nghiên cứu cải tiến giống lúa hiện nay. Hạn chế về
khả năng quan sát trực tiếp bộ rễ là khó khăn lớn nhất khiến những kết quả liên quan
đến chọn tạo giống lúa có bộ rễ thích nghi tốt vẫn ít được công bố. Phát triển các công
cụ hỗ trợ, phục vụ cho phương pháp chọn lọc phân tử để ứng dụng vào các chương
trình chọn tạo giống cải tiến bộ rễ lúa hiện nay là rất cần thiết. Đặc biệt, những hiểu
biết về các yếu tố di truyền có liên quan đến các đặc điểm phát triển và thích nghi của
bộ rễ lúa là chìa khóa quan trọng trong hướng nghiên cứu này.
Nhiều phương pháp khác nhau đã được sử dụng để khám phá các yếu tố di truyền
liên quan đến bộ rễ trong đó phương pháp xác định các QTLs là một phương pháp có
tiềm năng và hiệu quả. Sự xuất hiện của phương pháp GWAS (Genome–wide
Association Mapping) (Nordborg and Weigel, 2008) và thành công của phương pháp
này ở thực vật (Atwell et al., 2010), đặc biệt là ở lúa (Clark et al., 2013; Courtois et
al., 2013) cho thấy GWAS là một công cụ mới hữu hiệu trong nghiên cứu xác định
QTLs ở lúa và ở thực vật nói chung. Độ phân giải cao của các QTLs khi áp dụng
phương pháp GWAS giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu và có thể trực tiếp xác định
được các gen ứng viên liên quan đến tính trạng quan tâm (Zhu et al., 2008). Các
nghiên cứu GWAS hiện nay mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ nguồn gen lúa
trên thế giới và các tính trạng quan tâm.
Việt Nam nằm ở trung tâm phát sinh cây lúa của vùng Đông Nam Á. Cây lúa
được trồng từ Bắc vào Nam với nhiều điều kiện sinh thái và chế độ thủy văn khác
nhau. Do dó, sự đa dạng của các giống lúa Việt Nam là nguồn tài nguyên quý để phát
triển các nghiên cứu nhằm phát hiện các yếu tố di truyền kiểm soát các tính trạng phát
triển bộ rễ và khả năng chống chịu với các stress phi sinh học của cây lúa. Sử dụng
phương pháp GWAS để xác định các QTLs/gen ứng viên liên quan đến sự phát triển
bộ rễ của các giống lúa Việt Nam là một hướng đi nhiều triển vọng và có ý nghĩa khoa
học cũng như thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Lựa chọn các mẫu giống phù hợp để phát triển bộ dữ liệu kiểu gen và dữ liệu
kiểu hình phục vụ cho các nghiên cứu GWAS thông qua hhảo sát sự đa dạng về đặc
điểm nông sinh học cơ bản và di truyền của một tập đoàn các mẫu giống lúa Việt Nam.
- Xây dựng bộ dữ liệu kiểu gen (haplotype) của tập đoàn mẫu giống được chọn,
làm cơ sở dữ liệu để phát triển các nghiên cứu GWAS với các tính trạng quan tâm.
- Xây dựng bộ dữ liệu kiểu hình của một số tính trạng chính liên quan đến sự phát
triển bộ rễ của các mẫu giống lúa được chọn, làm cơ sở cho nghiên cứu GWAS để xác
định các QTLs/gen ứng viên liên quan đến sự phát triển bộ rễ của lúa Việt Nam.
- Sử dụng phương pháp GWAS để lập bản đồ liên kết toàn hệ gen, từ đó xác định
các QTLs và gen ứng viên liên quan đến sự phát triển bộ rễ của các giống lúa Việt
Nam.
2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một tập đoàn gồm 214 mẫu giống lúa được
thu thập từ nhiều vùng của Việt Nam, 33 mẫu giống lúa đối chứng đại diện cho đa
dạng của Oryza sativa trên thế giới do CIRAD cung cấp và 23 mẫu giống khác được
cung cấp bởi Viện Di truyền Nông nghiệp. Các mẫu giống đã được đánh giá về các
đặc điểm nông sinh học cơ bản và đa dạng di truyền bằng chỉ thị DArT. Kết quả này là
cơ sở để lựa chọn các mẫu giống cho thiết lập dữ liệu kiểu gen và kiểu hình để phục vụ
phát triển các nghiên cứu GWAS.
Một tập đoàn gồm 200 mẫu giống lúa được chọn đã được phân tích kiểu gen
bằng 50000 chỉ thị SNPs, sử dụng phương pháp phân tích kiểu gen thông qua giải trình
tự GBS, và được đánh giá biểu hiện của 18 tính trạng chính liên quan đến sự phát triển
bộ rễ.
Phân tích GWAS được tiến hành đồng thời trên 3 ma trận dữ liệu cho tất cả tập
đoàn (185 mẫu giống x 21623 marker), nhóm giống indica (115 mẫu giống x 13842
marker), nhóm giống japonica (64 mẫu giống x 8821 marker).
Kết quả nghiên cứu giới hạn ở mức xác định được các QTLs/gen ứng viên liên
quan đến sự phát triển bộ rễ của các mẫu giống lúa Việt Nam trong tập đoàn nghiên
cứu.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đã khảo sát và đánh giá một cách có hệ thống các đặc điểm nông sinh học cơ bản
của tập đoàn 270 giống lúa, trong đó có 214 giống lúa Việt Nam.
Đã xác định được mức độ đa dạng di truyền và cây phân loại của một tập hợp
nguồn gen lúa Việt Nam bằng một lượng lớn chỉ thị hiện đại như DArT và SNPs
marker.
Sử dụng phương pháp GBS xây dựng được bộ dữ liệu kiểu gen với 25971 SNPs
marker, bao phủ toàn hệ gen với mật độ cao, là cơ sở để phát triển nghiên cứu GWAS
với các mục tiêu khác nhau (năng suất, cấu trúc bông, khả năng chống chịu với sâu
bệnh và điều kiện bất lợi) trên tập đoàn lúa nghiên cứu.
Luận án đã cung cấp một bộ dữ liệu gồm các thông số, thông tin của các tính
trạng chính liên quan đến sự phát triển bộ của hơn 190 mẫu giống lúa Việt Nam.
Kết quả lập bản đồ liên kết toàn hệ gen (GWAS) cung cấp một danh sách gồm 88
QTLs liên kết với 18 tính trạng theo dõi, trong đó có 33 QTLs nằm trong vùng mã hóa
gen chức năng, 1 vùng QTLs liên kết chặt với tính trạng số lượng rễ (NCR) ở NST số
11 và 1 vùng QTLs liên kết chặt với tính trạng độ dày rễ (THK) ở NST số 2. Xác định
được 889 gen ứng viên, trong đó có 407 gen đã được xác định và phân nhóm chức
năng giả định, 24 gen trong đó đã có những công bố chứng minh chức năng hóa sinh
và sinh học liên quan đến sự phát triển bộ rễ.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Những đóng góp về đặc điểm nông sinh học cơ bản, đặc điểm phát triển bộ rễ, đa
dạng di truyền của các giống lúa trong luận án sẽ mở rộng và nâng cao những hiểu biết
về sự đa dạng của nguồn gen lúa Việt Nam cũng như thế giới. Là cơ sở để lựa chọn vật
liệu cho các chương trình chọn tạo giống lúa.
Bộ dữ liệu kiểu gen gồm hơn 25000 SNPs marker được đăng tải trên trang
TropGenDB là nguồn dữ liệu mở, có thể được cung cấp cho các nhà khoa học khác để
tiếp tục phát triển các nghiên cứu GWAS trên tập đoàn nghiên cứu với nhiều mục tiêu
3
khác như: xác định các QTLs liên quan đến khả năng chống chịu, năng suất, chất
lượng, cấu trúc bông,vv.
Dữ liệu thông tin về đặc điểm bộ rễ có ý nghĩa tham khảo và là cơ sở lựa chọn
vật liệu cho các chương trình lai tạo giống cải tiến tính trạng bộ rễ ở lúa.
Kết quả của luận án cung cấp một danh sách các QTLs/ gen ứng viên có liên
quan đến sự phát triển bộ rễ ở các giống lúa Việt Nam, bổ sung thêm thông tin hữu ích
và chi tiết giúp các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu di truyền bộ rễ lúa ở Việt Nam
và trên thế giới có hiểu biết toàn diện, chính xác và đầy đủ hơn về mạng lưới các gen
liên quan. Đặc biệt, những đặc điểm riêng biệt của các giống lúa Việt Nam có thể
mang đến những phát hiện mới, đặc trưng, mà các nghiên cứu sử dụng các nguồn vật
liệu lúa khác trên thế giới không thể tìm thấy.
Nhìn chung, luận án cung cấp một mô hình áp dụng những công nghệ, kỹ thuật
hiện đại trong phân tích genome để đưa vào khai thác đa dạng nguồn gen lúa Việt Nam,
làm rõ mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình, nhằm khai thác các gen/alen đặc thù ẩn
trong nguồn gen đó. Kết quả của luận án mở ra con đường triển vọng trong khai thác
genome để ứng dụng vào các chương trình chọn giống phân tử tạo ra các giống lúa có
bộ rễ thích hợp làm tăng khả năng thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. VAI TRÕ VÀ ĐẶC ĐIỂM BỘ RỄ Ở LÖA
- Vai trò của bộ rễ ở cây lúa;
- Đặc điểm phát triển của bộ rễ lúa.
2.2. QTLs VÀ GEN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỘ RỄ LÖA
- Các QTLs liên quan đến sự phát triển bộ rễ lúa;
- Các gen liên quan đến sự hình thành và phát triển bộ rễ lúa.
2.3. PHƢƠNG PHÁP GBS
- Phương pháp giải trình tự NGS – nền tảng của GBS;
- Nguyên lý của phương pháp GBS;
- Các ứng dụng của GBS trong chọn giống cây trồng.
2.4. PHƢƠNG PHÁP GWAS
- Nguyên lý;
- Các bước xây dựng một nghiên cứu GWAS;
- Ý nghĩa và tiềm năng của GWAS trong chọn tạo giống lúa.
2.5. NGUỒN GEN LÖA VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RỄ LÖA Ở VIỆT NAM
- Nguồn gen lúa Việt Nam;
- Tình hình nghiên cứu đặc điểm bộ rễ lúa ở Việt Nam.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Vật liệu sử dụng trong thí nghiệm đánh giá đặc điểm nông sinh học cơ bản và
đa dạng di truyền với chỉ thị DArT gồm 270 mẫu giống lúa, trong đó có 214 mẫu
giống lúa Việt Nam được cung cấp bởi Trung tâm Tài nguyên thực vật (Phụ lục 1a),
33 mẫu giống lúa đại diện cho đa dạng lúa thế giới (đối chứng) được cung cấp bởi
Ngân hàng gen của CIRAD – Pháp (Phụ lục 1b), 23 mẫu giống khác được cung cấp
4
bởi Viện Di truyền Nông nghiệp (Phụ lục 1b).
- Vật liệu sử dụng cho phân tích di truyền với GBS và thí nghiệm đánh giá đặc
điểm bộ rễ gồm 200 mẫu giống lúa. Trong đó có 197 mẫu giống lúa Việt Nam, 3 mẫu
giống đối chứng là IR64, Niponbare và Azucena (Phụ lục 3).
- Vật liệu sử dụng trong phân tích lập bản đồ liên kết toàn hệ gen gồm 185 mẫu
giống lúa, trong đó có 182 mẫu giống lúa Việt Nam, 3 mẫu giống đối chứng là IR64,
Niponbare và Azucena. Ngoài ra, khi phân tích GWAS cho từng loài phụ, loài phụ
indica gồm 115 mẫu giống (114 mẫu giống Việt Nam và IR64), loài phụ japonica gồm
64 mẫu giống (62 mẫu Việt Nam cùng với Nippobare và Azucena).
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo sát sự đa dạng về một số đặc điểm nông sinh học cơ bản và đa dạng di
truyền (với DArT marker) của một bộ giống lúa Việt Nam, từ đó lựa chọn các mẫu
giống phù hợp gia nhập tập đoàn nghiên cứu trong thí nghiệm phân tích kiểu gen GBS
và thí nghiệm đánh giá đặc điểm kiểu hình bộ rễ.
- Xây dựng bộ dữ liệu đa hình kiểu gen (haplotype) của tập đoàn mẫu giống
nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích kiểu gen thông qua giải trình tự (GBS).
- Xây dựng bộ dữ liệu kiểu hình của một số tính trạng chính liên quan đến sự
phát triển bộ rễ ở lúa.
- Trên cơ sở dữ liệu kiểu gen (GBS) và kiểu hình thu được, sử dụng phương
pháp GWAS để lập bản đồ liên kết toàn hệ gen, từ đó xác định các QTLs và gen ứng
viên liên quan đến sự phát triển bộ rễ của các giống lúa Việt Nam.
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phƣơng pháp chiết tách ADN tổng số
Sử dụng phương pháp CTAB (Murray and Thompson, 1980). Vật liệu được sử
dụng là lá của cây lúa được 6 tuần tuổi sau cấy.
3.3.2. Phƣơng pháp phân tích di truyền bằng chỉ thị DArT
Để phân tích đa dạng di truyền của tập đoàn giống lúa nghiên cứu chúng tôi sử
dụng chỉ thị phân tử DArT (Diversity Array Technology) được phát triển theo công bố
của Killian et al. (2012). Sử dụng hệ thống máy móc chuyên dụng của phòng nghiên
cứu DArT, thuộc Trung tâm Hợp tác quốc tế Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp
bền vững (CIRAD) – Pháp. Mảng dữ liệu gồm 6144 DArT marker được xây dựng dựa
trên 25 giống chỉ thị, gồm 10 giống indica, 10 giống japonica ôn đới và 5 giống
japonica nhiệt đới. Phương pháp xây dựng mảng thư viện DArT đã được mô tả bởi
Jaccoud et al. (2001) cùng Risterucci et al. (2009).
3.3.3. Phƣơng pháp phân tích kiểu gen thông qua giải trình tự (GBS)
Chúng tôi sử dụng phương pháp GBS được xây dựng bởi công ty Diversity Arrays
Technology Pty Ltd (Australia) là sự kết hợp giữa DArT và cộng nghệ giải trình tự NGS
được gọi tắt là DArTseqTM, bằng cách sử dụng các enzyme giới hạn PstI/TaqI để làm
giảm sự phức tạp của genome, kết hợp với công nghệ đọc trình tự ngắn Illumina,
phương pháp này cũng được miêu tả trong một công bố của Courtois et al. (2013).
3.3.4. Phƣơng pháp phân tích cấu trúc quần thể
Phần mềm được sử dụng là STRUCTURE được phát triển bởi Pritchard et al. (2000).
3.3.5. Phƣơng pháp tính LD (Linkage Disequilibrium)
Để đánh giá mật độ của các marker sử dụng có đáp ứng yêu cầu của các nghiên
cứu di truyền liên kết hay không, sự mất cân bằng liên kết (Linkage Disequilibrium -
5
LD) trong toàn bộ tập đoàn nghiên cứu được tính toán bằng chỉ số r2 giữa các cặp SNP
marker khác nhau, sự dụng phần mền Tassel 5.0 trên dữ liệu của từng nhiễm sắc thể
(Bradbury et al., 2007).
3.3.6. Phƣơng pháp đánh giá đặc điểm nông sinh học cơ bản
Đánh giá theo phương pháp chuẩn của IRRI (2002).
3.3.7. Phƣơng pháp đánh giá kiểu hình bộ rễ
3.3.7.1. Bố trí thí nghiệm
Sử dụng phương pháp ống rễ cải tiến, thí nghiệm được bố trí kiểu Alpha- lattice
với 3 lần nhắc lại.
3.3.7.2. Các chỉ tiêu theo dõi
11 tính trạng được đo trực tiếp từ mẫu và 7 tính trạng thứ cấp được tính toán dựa
trên các chỉ tiêu đã đo. Các chỉ tiêu theo dõi cụ thể là: 1) LLGTH: Chiều dài thân; 2)
MRL: Chiều dài rễ tối đa; 3) TIL: Số nhánh; 4) SDW: Khối lượng khô phần thân; 5)
DEPTH: Độ ăn sâu của rễ; 6) NCR: Số lượng rễ bất định; 7) THK: Độ dày của rễ; 8)
DW0020: Khối lượng khô của phần rễ từ 0 đến 20 cm tính từ gốc; 9) DW2040: Khối
lượng khô của phần rễ từ 20 đến 40 cm tính từ gốc; 10) DW4060: Khối lượng khô của
phần rễ từ 40 đến 60 cm tính từ gốc; 11) DWB60: Khối lượng khô của phần rễ dài hơn
60 cm tính từ gốc; 12) RDW: Khối lượng khô của toàn bộ rễ lúa; 13) DRW: Khối
lượng khô của phần rễ ăn sâu hơn 40 cm tính từ gốc; 14) PDW: Khối lượng khô của cả
cây lúa (cả thân và rễ); 15) SRP: Phần trăm khối lượng khô của phần rễ ăn nông; 16)
DRP: Phần trăm khối lượng khô của phần rễ ăn sâu; 17) R_S: Tỷ lệ khối lượng khô
giữa phần rễ và phần thân cây ; 18) NR_T: Số rễ bất định trung bình trên 1 nhánh.
3.3.7.3. Phương pháp phân tích số liệu kiểu hình
Các số liệu được phân tích phương sai (ANOVA) để xem xét ảnh hưởng của đa
dạng di truyền, số lần lặp và các block đến kết quả thí nghiệm, sử dụng phần mềm SAS
9.2 (SAS Institute, Cary NC, USA). Các số liệu liên quan đến đặc điểm thân và bộ rễ
của mỗi giống lúa được khái quát bằng hình ảnh sử dụng phần mềm RASTA (được phát
triển bởi Jeremy Lavarence – Sinh viên trường Đại học Montpellier II – Pháp).
3.3.8. Phƣơng pháp lập bản đồ liên kết
Phân tích liên kết được thực hiện cho cả tập đoàn mẫu giống nghiên cứu, với
tổng 182 mẫu giống Việt Nam và 3 mẫu đối chứng và 21623 marker; cho nhóm các
giống loài phụ indica với 115 mẫu giống và 13814 marker; và nhóm giống thuộc loài
phụ japonica với 64 mẫu giống và 8821 marker. Sử dụng phần mềm TASSEL v3
(Bradbury et al., 2007). Sử dụng mô hình hỗn hợp (MLM2), sử dụng cấu trúc quần thể
(PCA– Q) và quan hệ họ hàng (Kinship – K) để hạn chế tỷ lệ dương tính giả có thể xảy
ra. Trong quá trình phân tích sử dụng tùy chọn không nén (no compression) và đánh giá
lại thành phần phương sai cho mỗi điểm đánh dấu (re-evaluation). Các QQ-plots được
vẽ bởi TASSEL là căn cứ để đánh giá số lượng các dương tính giả có thể có so với mô
hình chuẩn. Ngưỡng P-value được chọn để xác định sự kiện liên kết xảy ra đáng tin cậy
là P-value ≤ 1e-04. Sau đó, giá trị q tương ứng với từng giá trị P-value được tính toán để
kiểm tra mức độ tin cậy của các P-value, sử dụng gói phần mềm R Q V1.0 (Gao, 2011).
Đồ thị Mannhantan Plots biểu diễn giá trị P-value của tất cả các điểm đánh dấu trên từng
nhiễm sắc thể khác nhau được vẽ bằng công cụ hỗ trợ có sẵn trong TASSEL.
3.3.9. Phƣơng pháp xác định các gen ứng cử viên
Các gen ứng cử viên quan tâm là các gen nằm trong vùng tin cậy của QTLs đã
6
được xác định. Căn cứ vào kết quả phân tích LD, các gen nằm trong khoảng tin cậy
tính từ vị trí đánh dấu (hoặc đoạn QTLs) được xác định dựa trên bộ dữ liệu giải trình
tự genome lúa đã được công bố trên Orygenes DB
(( Các gen tìm được sẽ được đối chiếu với một
danh sách gồm khoảng 200 gen trong bộ dữ liệu các gen liên quan đến sự phát triển bộ rễ
của dự án EURoot, được công bố trên trang web
( để so sánh với chức năng gen
đã được chứng minh, đây cũng là minh chứng cho triển vọng và hiệu quả của đề tài.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ SƢU TẬP GIỐNG LÖA
4.1.1. Đặc điểm thu đƣợc qua thông tin hồ sơ mẫu giống
Theo thông tin nguồn gen được lập khi thu thập mẫu giống của Trung tâm tài
nguyên thực vật, 214 giống lúa được lựa chọn có nguồn gốc từ 36 tỉnh thành trong cả
nước, trải dài từ Bắc vào Nam, từ Hà Giang đến Cà Mau. Các giống này đã được gieo
trồng ở nhiều vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu khác nhau ở Việt Nam, tạm
chia thành 8 vùng là: 1) vùng đồng bằng Sông Hồng, 2) Vùng đồng bằng sông Cửu
Long, 3) vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ, 4) vùng duyên hải Nam Trung Bộ, 5) vùng
Đông Nam Bộ, 6) vùng Đông Bắc Bộ, 7) vùng Tây Bắc Bộ, 8) Vùng Tây Nguyên. Các
điều kiện canh tác chủ yếu của các giống trong tập đoàn theo thứ tự tăng dần là: 1)
điều kiện ngập mặn ven biển (5 mẫu giống), 2) canh tác chủ động tưới tiêu (44 mẫu
giống), 3) canh tác bằng nước trời trên đất thấp (51 mẫu giống), 4) canh tác nương rẫy
chiếm nhiều nhất (70 mẫu giống) chiếm khoảng 33%, các giống còn lại không có dữ
liệu thông tin (u) (Phụ lục 1). Trong 214 giống có tới 203 giống được cho là các giống
bản địa của Việt Nam (traditional – T), chỉ có 10 giống thuộc nhóm giống cải tiến
(improvement –I), và 1 giống không có thông tin ghi chú về điều này (Phụ lục 1).
4.1.2. Đặc điểm nông sinh học cơ bản
4.1.2.1. Thời gian sinh trưởng
Kết quả đánh giá thời gian sinh trưởng của 270 mẫu giống lúa cho thấy: thời gian
sinh trưởng của các giống lúa biến động trong khoảng từ 94 đến 186 ngày trong vụ thí
nghiệm. Theo thang đánh giá chuẩn của IRRI, 270 mẫu giống lúa này được chia làm 5
nhóm TGST khác nhau. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Phân nhóm mẫu giống theo thời gian sinh trƣởng
Phân nhóm Tiêu chuẩn Số mẫu giống Tỷ lệ (%)
Nhóm cực ngắn ngày ≤ 105 22 8,15
Nhóm ngắn ngày 105 - 115 87 32,22
Nhóm trung ngày 116 - 135 86 31,85
Nhóm dài ngày 136-165 40 14,82
Nhóm cực dài ngày >165 35 12,96
Tổng 270 100,00
7
4.1.2.2. Khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu
Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa đã được chúng tôi đánh giá và ghi nhận ở
Bảng 4.2 theo thang đánh giá chuẩn của IRRI, trong đó trên 70% các giống nghiên cứu
có khả năng đẻ nhánh ở mức Trung bình (10-19 nhánh) và Cao (20-25 nhánh).
Bảng 4.2. Phân nhóm mẫu giống theo số nhánh hữu hiệu
Số nhánh
hữu hiệu/khóm
Đánh giá theo thang chuẩn
của IRRI
Số mẫu Tỷ lệ (%)
< 5 Rất thấp 0 0,00
5-10 Thấp 46 20,18
11-15 Trung bình 110 48,25
16 - 20 Trung bình 62 27,19
21- 25 Tốt 7 3,07
26 - 30 Rất tốt 1 0,44
31 - 35 Rất tốt 1 0,44
36 - 40 Rất tốt 1 0,44
Tổng 228 100
4.1.2.3. Chiều cao cây
Các mẫu giống nghiên cứu có phổ chiều cao cây biến động rất lớn, giống thấp
nhất cho chiều cao cây chỉ là 63 cm tới giống có chiều cao cây cao nhất đạt 216 cm.
Chiều cao cây trung bình của cả tập đoàn là khoảng 160,7 cm, các mẫu giống có chiều
cao cây trung bình từ 150 cm có tần số xuất hiện cao (0,72), đặc biệt mẫu giống có
chiều cao cây trên 2,0 m (tần số 0,2).
4.1.2.4. Đặc điểm về hạt của các mẫu giống
Tiến hành thí nghiệm quan sát đặc điểm hình dạng