Cá bống kèo (Pseudapocryptes elongates) là loài thủy đặc sản có giá
trị kinh tế cao, được tiêu thụ rộng rãi trong nước và có giá trị xuất khẩu. Cá
bống kèo được nuôi tập trung ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long,
tuy nhiên trong thời gian gần đây cá bống kèo nuôi thương phẩm bị bệnh
với dấu hiệu bệnh lý là xuất huyết trên thân, tại các vi và hậu môn với tỉ lệ
chết cao và chết trên diện rộng.
31 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo (Pseudapocryptes Elongatus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THU DUNG
XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN VI KHUẨN
GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ BỐNG KÈO
(Pseudapocryptes elongatus)
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 62620301
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN
Cần Thơ, 2015
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Thủy Sản, Trường Đại
học Cần Thơ
Người hướng dẫn khoa học: PGs.TS Đặng Thị Hoàng Oanh
Phản biện 1:...
Phản biện 2:...
Phản biện 3:...
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại...
Vào ..giờ, ngàytháng..năm.
Có thể tìm luận án tại:
1. Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2. Thư viện Quốc gia
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THU DUNG
XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN VI KHUẨN
GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ BỐNG KÈO
(Pseudapocryptes elongatus)
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 62620301
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH
Cần Thơ, 2015
1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN
1.1 Giới thiệu
Cá bống kèo (Pseudapocryptes elongates) là loài thủy đặc sản có giá
trị kinh tế cao, được tiêu thụ rộng rãi trong nước và có giá trị xuất khẩu. Cá
bống kèo được nuôi tập trung ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long,
tuy nhiên trong thời gian gần đây cá bống kèo nuôi thương phẩm bị bệnh
với dấu hiệu bệnh lý là xuất huyết trên thân, tại các vi và hậu môn với tỉ lệ
chết cao và chết trên diện rộng.
Tác nhân gây xuất huyết được mô tả nhiều nhất là do vi khuẩn. Điển
hình như Streptococcus agalactiae là tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá
rô phi (Oreochromis sp.) (Phạm Hồng Quân và ctv., 2013), trên cá điêu
hồng (Oreochromis sp.) (Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương,
2012). Vi khuẩn S. iniae là tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá chẽm
(Latex calcarifer) (Trần Vĩ Hích và Nguyễn Hữu Dũng, 2011), cá bơn Nhật
Bản (Paralichthys olivaceus), cá đù đỏ (Sciaenops ocellates) (Eldar et al.,
1999). Ngoài ra, bệnh xuất huyết trên cá còn do vi khuẩn S. dysgalactiae ở
cá đối (Liza alata, Liza haemotocheila) (Qi et al., 2013), cá tầm (Acipencer
schrenckii) (Yang và Li, 2009), cá nâu (Mugil cephalus) và cá bớp
(Rachycentron canadum) (Abdelsalam et al., 2009).
Tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá còn được tìm thấy do nhiều loài
vi khuẩn khác như Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá tra (Loan và
ctv., 2009), Vibrio parahaemolyticus và V. alginolyticus gây bệnh trên cá
mú giống và cá mú thịt, (Somkiat Kanchanakhan, 1996; Nguyễn Thị Thanh
Thùy và ctv., 2009 được trích dẫn bởi Võ Văn Nha, 2012).
Do tác nhân gây bệnh đa dạng, nên việc phòng trị bệnh xuất huyết ở
động vật thủy sản chỉ có hiệu quả khi tác nhân và nguyên nhân gây bệnh
được xác định chính xác. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu chính thức nào
về bệnh xuất huyết ở cá bống kèo, nhằm cung cấp thông tin khuyến cáo
người nuôi phòng, trị bệnh một cách hiệu quả, đề tài “Xác định tác nhân
vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo (Pseudapocryptes
elongatus)” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu tổng quát của luận án
Khảo sát và đánh giá tình hình xuất hiện bệnh xuất huyết trên cá
bống kèo nuôi tại tỉnh Bạc Liêu. Xác định đặc điểm bệnh học của tác nhân
gây bệnh ở cá bống kèo từ đó đề xuất giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng bệnh trên cá bống kèo và qui
trình phòng trị bệnh sẽ góp phần hạn chế thiệt hại trong quá trình nuôi cá
2
bống kèo mang lại hiệu quả về năng suất và kinh tế, tăng thu nhập cho
người nuôi.
1.4 Những điểm mới của luận án
Xác định được tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo là vi
khuẩn S. dysagalactiae và các thời điểm bệnh thường xuất hiện ở cá bống
kèo nuôi trong ao.
Thực hiện và chuẩn hóa qui trình phát hiện vi khuẩn S. dysgalactiae
để ứng dụng chẩn đoán sớm, nhanh và đặc hiệu tác nhân gây bệnh xuất
huyết ở cá bống kèo bằng phương pháp PCR.
Đề xuất một số loại kháng sinh điều trị bệnh xuất huyết trên cá bống
kèo.
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong phần tổng quan tài liệu, luận án đã nêu và phân tích những vấn
đề liên quan đến tình hình nuôi cá bống kèo cũng như tình hình nghiên cứu
về một số loại vi khuẩn gây bệnh trên cá với những nội dung chính:
- Tình hình nuôi cá bống kèo trên thế giới và trong nước.
- Tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo.
- Tổng quan bệnh xuất huyết ở cá.
- Tổng quan về đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trên cá.
- Tổng quan về tình hình vi khuẩn Streptococcus gây bệnh trên cá
nước lợ, mặn.
- Xác định độc lực của một số chủng vi khuẩn gây bệnh xuất huyết.
- Chẩn đoán bệnh xuất huyết.
- Phòng và trị bệnh xuất huyết ở cá.
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2011 đến tháng 12/2014
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Cá bống kèo
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra phỏng vấn
3.3.1.1 Số liệu thứ cấp
Thu thập từ báo cáo của các cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu. Số
liệu thứ cấp gồm: Tình hình nuôi trồng thủy sản và tình hình nuôi thương
phẩm cá bống kèo trong tỉnh Bạc Liêu.
3.3.1.2 Số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra 90 hộ nuôi cá bống kèo thương phẩm ở thành phố
Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu. Số liệu sơ
3
cấp gồm: Thông tin cơ bản, kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi, thông tin về bệnh
trên cá nuôi và cách phòng trị khi cá bống kèo bệnh của người nuôi.
3.3.2 Phương pháp thu mẫu cá
- Mẫu cá: thu 254 con cá bống kèo còn sống trong 34 ao nuôi (11 ao
cá khỏe, 23 ao cá đang có biểu hiện cá bị xuất huyết).
- Điều kiện thu mẫu: thu mẫu ao cá bống kèo nuôi thương phẩm giai
đoạn cá nuôi được 2 - 3 tháng tuổi, cá đạt từ 15 – 25 g/con. Thời gian thu
mẫu là 7 - 8 giờ sáng.
3.3.3 Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng
Số lượng mẫu kiểm tra ký sinh trùng là 120 mẫu cá ở 12 ao gồm 04
đợt thu mẫu, mỗi đợt 03 ao, mỗi ao 10 con. Kiểm tra da, mang và ruột cá.
Mức độ cảm nhiễm của ký sinh trùng được tính:
Tỷ lệ cảm nhiễm = (Số mẫu nhiễm/Tổng số mẫu đã kiểm tra) x 100
Cường độ cảm nhiễm = (Số trùng/Con cá, cơ quan, lame, thị trường)
3.3.4 Phương pháp phân tích mẫu vi khuẩn
3.3.4.1 Phương pháp nhuộm Giemsa
Phết mẫu thận lên lame. Mẫu được cố định qua dung dịch Methanol
trong 1 phút. Phương pháp nhuộm mẫu theo Humason, 1979 trích dẫn bởi
Rowley, 1990. Đọc kết quả dưới kính hiển vi ở vật kính 100X có giọt dầu.
3.3.4.2 Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn
- Dùng dao mổ tiệt trùng rạch một đường trên thận. Đặt que cấy vào,
xoay nhẹ để lấy mẫu bệnh phẩm và cấy trên đĩa agar. Ủ các đĩa môi trường
này trong tủ ấm ở nhiệt độ 28°C. Sau 24 – 48 giờ, đọc kết quả.
- Kiểm tra tính ròng của vi khuẩn, phản ứng oxidase, catalase, O/F,
khả năng phát triển của vi khuẩn trong môi trường TSB (+ 6,5%NaCl), khả
năng tan huyết của vi khuẩn.
d. Phương pháp định danh vi khuẩn bằng kit API 20 Strep
(Biomérieux, Pháp)
Định danh ngẫu nhiên 32 chủng vi khuẩn trong bộ sưu tập vi khuẩn
được thu qua 06 lần thu mẫu bằng kit API 20 Strep.
3.3.5 Định danh vi khuẩn bằng phương pháp giải trình tự
3.3.5.1 Phương pháp chiết tách DNA vi khuẩn
Qui trình chiết tách DNA từ vi khuẩn áp dụng theo phương pháp của
Bartie et al. (2006). Vi khuẩn được nuôi tăng sinh từ 16 - 18 giờ trong 5 ml
môi trường NB (+ 1,5% NaCl) ở nhiệt độ 28ºC, ly trích DNA bằng cách
cho 1,5 ml dung dịch vi khuẩn vào ống ly tâm cùng với 100 µl 10 mM Tris-
HCL, 1 mM EDTA, pH 8.0 (TE). Hỗn hợp được đun nóng ở 95ºC trong 15
phút, rồi được làm lạnh trong nước đá và ly tâm 2 phút ở vận tốc 14.000
vòng/phút để tách dung dịch DNA và trữ ở -20ºC cho đến khi sử dụng.
4
3.3.5.2 Phương pháp giải trình tự đoạn gen 16S rRNA của vi
khuẩn
10 mẫu vi khuẩn được chọn từ kết quả phân lập được định danh bằng
phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA gồm: B1-6T; B2-5G; B2-3TT;
B6-9TT; A1F1; A1F2; A1F4; A1F6; A1F9; A5F4. Sản phẩm PCR mẫu
được gởi đến phòng thí nghiệm NK-Biotek và đơn vị R&D của công ty
Nam Khoa giải trình tự gen 16S rRNA. Sản phẩm giải trình tự được chạy
điện di giải trình tự trên máy giải trình tự ABI 3130XL 16 capillar. Kết quả
giải trình tự đoạn gen 16S được so chuỗi bằng chương trình Blast search
trên cơ sở dữ liệu ngân hàng gen của NCBI.
3.3.6 Phương pháp mô bệnh học
Số lượng mẫu phân tích mô học gồm 127 mẫu cá. Lấy mẫu mô ở
mang, gan, thận của cá bệnh và cá khỏe. Mẫu được cắt với độ dày từ 5 – 7
mm, sau đó xử lý bằng máy xử lý tự động qua các giai đoạn loại nước, làm
trong mẫu và tẩm paraffin. Đúc khối và cắt mẫu với độ dày 4-6 μm, nhuộm
mẫu bằng dung dịch Haematocyline và Eosin (H&E). Tiêu bản được quan
sát dưới kính hiển vi, đọc kết quả dựa theo tài liệu của Ferguson (2006)
(trích dẫn bởi Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011).
3.3.7 Phương pháp huyết học
3.3.7.1 Phương pháp phân tích mẫu máu cá
Số lượng mẫu phân tích huyết học gồm 102 mẫu cá. Máu được lấy ở
động mạch chủ ở đuôi cá (Houston, 1990). Phết mẫu máu. Mẫu máu sau
được cố định bằng cách ngâm trong methanol 1-2 phút (Rowley, 1990).
3.3.7.2 Định lượng hồng cầu
Hồng cầu được đếm qua buồng đếm hồng cầu ở vật kính 40X.
Công thức tính mật độ hồng cầu:
R = C x 10 x 5 x 200
Trong đó: R: mật độ hồng cầu (tb/mm3); C: tổng số hồng cầu trên 5
vùng đếm; 10: khoảng cách giữa lamelle và buồng đếm là 0,1mm; 5: diện
tích của mỗi vùng đếm là 0,2 mm2; 200: độ pha loãng hồng cầu.
3.3.7.3 Định tính và định lượng bạch cầu
Phương pháp nhuộm mẫu: mẫu được nhuộm theo phương pháp
Wright’s & Giemsa (Humason, 1997 trích dẫn bởi Rowley, 1990). Quan sát
dưới kính hiển vi ở vật kính 100X (Supranee et al., 1991).
Tổng bạch cầu (TBC)= (Bạch cầu trong 1500 tế bào x mật độ hồng cầu trên
buồng đếm)/ Số hồng cầu trong 1500 tế bào trên mẫu nhuộm.
Mật độ từng loại (tb/mm3) = Số lượng mỗi loại bạch cầu x mật độ TBC/200
3.3.8 Phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh xuất huyết
3.3.8.1 Phương pháp chiết tách DNA từ vi khuẩn: (giống 3.3.5.1)
5
3.2.8.2 Phương pháp chiết tách DNA từ mô thận cá
Dựa trên phương pháp chiết tách Phenol chloroform của Taggart et
al. (1992) (được điều chỉnh bởi Đặng Thị Hoàng Oanh và Đặng Thụy Mai
Thy, 2009) để chiết tách DNA thận cá.
3.3.8.3 Phương pháp khuếch đại DNA
Phản ứng PCR khuếch đại gen 16S rRNA được thực hiện dựa theo
qui trình của Nunan et al. (2003). Trọng lượng phân tử đoạn DNA của S.
dysgalactiae cần phát hiện là 1500 bp. Cặp mồi sử dụng trong phản ứng
PCR khuếch đại gen 16S rRNA được thiết kế bởi Zinniel et al., (2002) mồi
1: p515FPL 5’-GTGCCAGCAGCCGCGGTAA- 3’,
mồi 2: p13B 5’AGGCCCGGGAACGTATTCAC-3’.
3.3.8.4 Phương pháp PCR phát hiện vi khuẩn S. dysgalactiae
Sử dụng cặp mồi STRD-DyI/dys-16S–23S-2 cho phản ứng PCR theo
Hassan et al. (2003): STRD-DyI: “5′ TGGAACACGTTAGGGTCG 3′”
dys-16S–23S-2: “5′ CTTAACTAGAAAAACTCTTGATTATTC 3′”
Thực hiện qui trình PCR phát hiện vi khuẩn S. dysgalactiae dựa trên
phương pháp của Hassan et al. (2003), đối chứng dương sử dụng trong phản
ứng PCR phát hiện vi khuẩn S. dysgalactiae là vi khuẩn đã được giải mã
định danh bằng phương pháp giải trình tự gen 16S là có ký hiệu B2-5G.
3.3.8.5 Phương pháp điện di
Sử dụng 10 l sản phẩm PCR được chạy điện di trên gel 1.5%
agarose (ABgene, UK) trong dung dịch đệm 1 TAE (10 mM Tris, 5 mM
acetate, 0,1 mM EDTA).
3.3.8.6 Phương pháp xác định độ nhạy của phản ứng PCR phát
hiện S. dysgalactiae
Lấy 0,5 g mô thận cá trộn với các mật độ vi khuẩn 25 ng, 50 ng, 100
ng, 200 ng, 400 ng, 800 ng, 1.600 ng và 3.200 ng được dùng cho phản ứng
PCR phát hiện S. dysgalactiae để xác định độ nhạy của qui trình.
3.3.8.7 Phương pháp xác định tính đặc hiệu của qui trình PCR
phát hiện S. dysgalactiae
Dùng cặp mồi trong phản ứng PCR phát hiện S. dysgalactiae để phát
hiện 5 loại vi khuẩn khác bao gồm: Vibrio parahaemolyticus, Edwardsiella
ictaluri, Aeromonas hydrophilla, Streptococcus agalactiae, Flavobacterium
columnare. Đối chứng dương sử dụng là S. dysgalactiae đã được giải mã
định danh bằng phương pháp giải trình tự gen 16S có ký hiệu B2-5G.
3.3.8.8 Khả năng ứng dụng của qui trình PCR phát hiện vi khuẩn
S. dysgalactiae
Khả năng ứng dụng của qui trình ở nhiều dòng vi khuẩn S.
dysgalactiae khác nhau và trực tiếp trên thận cá.
6
3.3.9 Phương pháp lập kháng sinh đồ
Phương pháp lập kháng sinh đồ theo Geert Huy, 2002.
3.3.9.1 Phương pháp phục hồi vi khuẩn
Vi khuẩn trữ ở -80oC được phục hồi trên môi trường TSA có bổ sung
1,5% NaCl và ủ sau 48 giờ ở 30oC.
3.3.9.2 Phương pháp lập kháng sinh đồ
Dùng pipet hút lần lượt 0,1 ml dung dịch vi khuẩn cho lên môi
trường thạch MHA (+ 1,5% NaCl) và trãi đều, dùng pen lấy đĩa kháng sinh
đặt vào đĩa petri. Mỗi đĩa petri dán 4 đĩa kháng sinh. Đặt đĩa vào tủ ấm ở
30oC. Đọc kết quả sau 48 giờ.
3.3.9.3 Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của
thuốc kháng sinh
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của thuốc kháng sinh lên vi khuẩn
được xác định theo phương pháp của Geert Huys (2002).
3.3.10 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.10.1 Chuẩn bị bể thí nghiệm
Các dụng cụ thí nghiệm như: bể nhựa 500 L, xô nhựa 60 L, ống sục
khí, vợt, đá bọt... được vệ sinh kỹ bằng xà phòng và chlorine 200 ppm, phơi
khô. Sau đó cấp nước vào khoảng 2/3 bể, có sục khí. Cấp nước vào 1/3 xô
nhựa thí nghiệm. Nguồn nước sử dụng là nước máy có độ mặn 10‰.
3.3.10.2 Nguồn cá thí nghiệm
Cá bống kèo đồng cỡ, khỏe mạnh, linh hoạt, da sáng, trọng lượng
khoảng 15 - 20 g/con. Cá được nuôi dưỡng trong bể nhưạ 500 L, có sục khí
khoảng 1 tuần. Kiểm tra sức khỏe của cá (chọn ngẫu nhiên 5 con) trước khi
tiến hành bố trí thí nghiệm.
3.3.10.3 Chuẩn bị vi khuẩn gây cảm nhiễm
Vi khuẩn trữ được phục hồi trên môi trường TSA bổ sung 1,5% NaCl
(TSA+), ủ ở 28oC. Nuôi tăng sinh vi khuẩn, sau đó, vi khuẩn được ly tâm
với tốc độ 5.000 vòng/phút ở 4oC trong 5 phút. Đếm mật độ vi khuẩn bằng
máy so màu quang phổ ở bước sóng 610 nm. Dung dịch vi khuẩn được pha
loãng 10 lần (1ml dung dịch vi khuẩn 1 x 109 CFU/ml + 9 ml nước muối
sinh lý) để được các mật độ 108, 107, 106, 105, 104, 103 CFU/ml.
3.3.10.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm cảm nhiễm
Thí nghiệm cảm nhiễm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4
nghiệm thức là 4 chủng vi khuẩn B1-6T, B2-3TT, B2-5G, B6-9TT với mật
độ tiêm là 108 CFU/cá và tiêm nước muối sinh lý ở nghiệm thức đối chứng.
Cá được tiêm 0,1 ml/cá tại gốc vi ngực. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với
mật độ 10 con cá/bể. Sau khi tiêm, biểu hiện của cá được theo dõi liên tục
7
trong 7 ngày. Kết thúc thí nghiệm, ở mỗi nghiệm thức tiến hành thu mẫu
mô (3 con/nghiệm thức) ở các cơ quan mang, gan và thận.
3.3.10.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm xác định LD50
Thí nghiệm xác định LD50 được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên sử dụng
02 chủng vi khuẩn B1-6T và B2-5G. Cá thí nghiệm được tiêm 0,1 ml/cá tại
gốc vi ngực. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với mật độ 20 con cá/bể.
Nghiệm thức 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: cá được tiêm vi khuẩn với mật độ 102,
103, 104, 105, 106, 107, 108 CFU/cá.
Nghiệm thức 8: nghiệm thức đối chứng cá tiêm nước muối sinh lý.
Sau khi tiêm, biểu hiện của cá được theo dõi liên tục trong 14 ngày.
Nồng độ vi khuẩn gây chết 50% cá thí nghiệm (LD50) được xác định
theo công thức của Reed và Muench (1938):
LD50 = 10 a – p.d
Trong đó: p.d = (L% - 50%) / (L% - H%)
a: Số lũy thừa mà taị đó vi khuẩn gây chết cá thấp nhất (trên 50%)
H%: Tỷ lê ̣cá chết cao nhất (dưới 50%); L%: Tỷ lê ̣cá chết thấp nhất
(trên 50%).
3.3.10.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm điều trị bệnh xuất huyết
ở qui mô phòng thí nghiệm
- Vi khuẩn gây cảm nhiễm là B1-6T, mật độ tiêm là 104 CFU/cá.
- Thuốc kháng sinh: DO và FFC sử dụng trong thí nghiệm là thuốc
kháng sinh của công ty UV trong đó: DO và FFC ở dạng nguyên liệu; DO
thành phẩm có tên thương mại là Rydoxyne và FFC thành phẩm có tên
thương mại là UV-Flo.
- Thuốc được trộn vào thức ăn cho cá ăn, hàm lượng 20 mg thuốc/kg
trọng lượng cá. Cho cá ăn theo nhu cầu.
- Thí nghiệm phòng trị gồm 7 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức bố trí
30 con, lặp lại 3 lần: Cá ở nghiệm thức 1, 2, 3, 4 được gây bệnh ngày 1 và
cho ăn thức ăn trộn thuốc vào ngày 3. Cho ăn liên tục trong 5 ngày.
+ Nghiệm thức 1: dùng thuốc kháng sinh DO ở dạng nguyên liệu.
+ Nghiệm thức 2: dùng thuốc kháng sinh DO ở dạng thành phẩm.
+ Nghiệm thức 3: dùng thuốc kháng sinh FFC ở dạng nguyên liệu.
+ Nghiệm thức 4: dùng thuốc kháng sinh FFC ở dạng thành phẩm.
+ Nghiệm thức 5: đối chứng 1: cá được gây bệnh ngày 1 và cho ăn
thức ăn không trộn thuốc.
+ Nghiệm thức 6: đối chứng 2: cá được tiêm muối sinh lý và cho ăn
thức ăn không trộn thuốc.
+ Nghiệm thức 7: đối chứng 3: cá không được gây bệnh, không tiêm
nước muối sinh lý, cho ăn thức ăn không trộn thuốc.
8
- Thời gian thí nghiệm là 21 ngày. Theo dõi tỷ lệ cá chết hàng ngày,
ghi nhận và chụp hình dấu hiệu bệnh lý bên ngoài và bên trong. Kết thúc thí
nghiệm tiến hành thu mẫu vi khuẩn, mô học (3 cá/nghiệm thức).
- Hiệu quả điều trị bệnh trong phòng thí nghiệm được đánh giá bằng
tỉ lệ sinh tồn tương đối (RPS) (%) theo công thức (Ellis, 1996):
4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu luận án được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel, phần mềm thống kê SPSS version 20. Kết quả giải trình tự đoạn gen
16S được so chuỗi bằng chương trình Blast search trên cơ sở dữ liệu ngân
hàng gen của NCBI trực tuyến. Luận án được trình bày bằng phần mềm
Microsoft Word.
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá
bống kèo nuôi thương phẩm
4.1.1 Điều tra tình hình nuôi và khảo sát hiện trạng bệnh trên cá
4.1.1.1 Kinh nghiệm của người nuôi cá bống kèo
Các hộ nuôi được điều tra có kinh nghiệm nuôi cá bống kèo thương
phẩm tập trung ở 2 năm (chiếm 23,3%) và 3, 4 năm (20%) (Bảng 4.1).
Bảng 4.1 Kinh nghiệm của người nuôi cá bống kèo
Kinh nghiệm nuôi (năm) Số hộ Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
21
18
18
12
11
2
8,9
23,3
20
20
13,3
12,2
2,3
4.1.1.2 Diện tích nuôi
Diện tích nuôi phổ biến từ 1.000 - 5.000 m2 (chiếm 34,5%). Số hộ
nuôi có diện tích lớn chiếm tỷ lệ khá cao cho thấy người nuôi có xu hướng
mở rộng diện tích nuôi (Bảng 4.2).
Bảng 4.2 Diện tích nuôi cá bống kèo
Diện tích nuôi (m2) Số hộ Tỷ lệ (%)
≤ 5.000
≤ 10.000
≤ 15.000
≤ 20.000
> 20.000
31
25
12
11
11
34,5
27,8
13,3
12,2
12,2
Giá trị RPS (%) =
% cá chết ở nghiệm thức sử dụng thuốc
1- x 100
% cá chết ở nghiệm thức đối chứng dương
9
4.1.1.3 Mùa vụ nuôi và thời gian nuôi
Mùa vụ nuôi cá bắt đầu từ tháng 6 kéo dài đến tháng 2, 3 năm sau.
4.1.1.4 Kỹ thuật nuôi
a. Chuẩn bị và cải tạo ao
Đa số hộ cải tạo ao bằng cách phơi khô ao (86,7%), còn lại cải tạo ao
bằng cách để một ít nước trong ao và tiến hành bón vôi (13,3%) (Bảng 4.3).
Bảng 4.3 Các bước chuẩn bị ao
Các bước chuẩn bị ao Số hộ Tỷ lệ (%)
Phơi ao
Có 78 86,67
Không 12 23,33
Bón vôi
Có 64 71,11
Không 26 28,89
Bón phân
Có 7 7,78
Không 83 92,22
Diệt cá dữ
Có 55 61,11
Không 35 38,89
Diệt khuẩn
Có 45 50
Không 45 50
Lọc nước
Có 15 16,67
Không 75 83,33
b. Nguồn giống và mật độ thả nuôi
Nguồn cá bống kèo giống hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn
cá giống tự nhiên. Mật độ thả nuôi từ 50 – 200 con/m2, đa số các hộ thả
nuôi ở mật độ từ 100 - 150 con/m2 (chiếm 82,2%) (Bảng 4.4).
Bảng 4.4 Mật độ thả giống
Mật độ nuôi (con/m2) Số hộ Tỷ lệ (%)
< 100
100 - 150
> 150
5
74
11
5,56
82,22
12,22
c. Thức ăn và cách cho ăn
Tần suất cho ăn dao động từ 2 - 5 lần/ngày. Có 56,7% hộ điều tra cho
cá ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Lượng thức ăn cho cá ăn
phụ thuộc vào nhu cầu của cá, nên có hộ cho cá ăn liên tục trong ngày (cách
khoảng 2 đến 3 giờ cho ăn một lần) (chiếm 8,89%)(Hình 4.1).
Hình 4.1. Tần suất cho ăn
d. Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá bống kèo
Tất cả (100%