Tóm tắt Luận án Xây dựng chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Aerobic (Thể dục Nhịp điệu) là hình thức tập luyện phổ biến, nó được xem là phương pháp tập tuyệt vời để nâng cao sức khoẻ cho mọi người. Từ “Aerobic” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1875 do Bác sĩ người Pháp Pasteur giải nghĩa rằng Oxy cần cho cuộc sống tức là “Aerobic”. Theo gốc Hy Lạp, từ này mang nghĩa chính là “Oxy cho cuộc sống” (Oxygen for life). Nhu cầu tập luyện Aerobic tại các phòng tập của các câu lạc bộ, các trung tâm chăm sóc sức khỏe là rất lớn, đặc biệt tại các trường phổ thông từ những trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung học Chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học. Hiện nay lực lượng tham gia giảng dạy thì vừa yếu, vừa thiếu nghiệp vụ chuyên môn, chưa được đào tạo sâu Đặc biệt là một số người tham gia đứng lớp, nhưng chưa bao giờ được tham dự qua các lớp chuyên môn, chỉ được hướng dẫn một hoặc vài bài tập rồi đứng lớp hướng dẫn giảng dạy, cho nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người học. Hội Aerobic thành phố Hồ Chí Minh của Liên đoàn Thể dục thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là Liên đoàn Thể dục Việt Nam, có tổ chức chương trình học tập cho một số học viên nhưng chưa đầy đủ và chính xác. Cho nên, cần phải có một chương trình các lớp học để học viên được tham gia nâng cao kiến thức, nhưng phải đảm bảo kiến thức, đúng chức năng và phải đảm bảo tính khoa học. Từ những vấn đề trên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu: “Xây dựng chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh”.

docx46 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. MỞ ĐẦU Aerobic (Thể dục Nhịp điệu) là hình thức tập luyện phổ biến, nó được xem là phương pháp tập tuyệt vời để nâng cao sức khoẻ cho mọi người. Từ “Aerobic” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1875 do Bác sĩ người Pháp Pasteur giải nghĩa rằng Oxy cần cho cuộc sống tức là “Aerobic”. Theo gốc Hy Lạp, từ này mang nghĩa chính là “Oxy cho cuộc sống” (Oxygen for life). Nhu cầu tập luyện Aerobic tại các phòng tập của các câu lạc bộ, các trung tâm chăm sóc sức khỏe là rất lớn, đặc biệt tại các trường phổ thông từ những trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung học Chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học. Hiện nay lực lượng tham gia giảng dạy thì vừa yếu, vừa thiếu nghiệp vụ chuyên môn, chưa được đào tạo sâu Đặc biệt là một số người tham gia đứng lớp, nhưng chưa bao giờ được tham dự qua các lớp chuyên môn, chỉ được hướng dẫn một hoặc vài bài tập rồi đứng lớp hướng dẫn giảng dạy, cho nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người học. Hội Aerobic thành phố Hồ Chí Minh của Liên đoàn Thể dục thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là Liên đoàn Thể dục Việt Nam, có tổ chức chương trình học tập cho một số học viên nhưng chưa đầy đủ và chính xác. Cho nên, cần phải có một chương trình các lớp học để học viên được tham gia nâng cao kiến thức, nhưng phải đảm bảo kiến thức, đúng chức năng và phải đảm bảo tính khoa học. Từ những vấn đề trên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu: “Xây dựng chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra những nội dung, yêu cầu, kiến thức cần thiết để xây dựng chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic 4 Cấp độ khác nhau, có trình độ phù hợp với yêu cầu xã hội, có sự khác biệt với các chương trình đào tạo một số quốc gia trên thế giới và của Liên đoàn Thể dục thế giới, phù hợp nhu cầu thực tiễn của Việt Nam tại Trường Đại học Thể dục thể Thao Thành phố Hồ Chí Minh (TDTT TP.HCM). Có thể ứng dụng vào trong công tác đào tạo Huớng dẫn viên môn Aerobic cho Liên đoàn Thể dục TP.HCM và Liên đoàn Thể dục Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh phía Nam Việt Nam. Mục tiêu 2. Xây dựng và ứng dụng các chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic tại Trường Đại học TDTT TP.HCM. Mục tiêu 3. Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic của Trường Đại học TDTT TP.HCM. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Thông qua nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chí, thang đo về đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy Aerobic của TP.HCM và một số tỉnh phía Nam có tính khoa học, đủ độ tin cậy: Bảng hỏi về thực trạng và nhu cầu học tập Aerobic, kết quả khảo sát 874 học viên cho thấy nhu cầu học tập rất lớn, 86% muốn nâng cao trình độ và xem đây là một nghề để có thể tìm ra nguồn thu nhập chính. Bảng hỏi về đánh giá khả năng giảng dạy của Hướng dẫn viên Aerobic gồm 19 tiêu chí, được cấu trúc từ 4 nhóm nhân tố: - Tính cách của Hướng dẫn viên: 5 tiêu chí - Kỹ năng thực hành giảng dạy của Hướng dẫn viên: 6 tiêu chí - Phong cách giảng của Hướng dẫn viên: 4 tiêu chí - Các yêu cầu của Hướng dẫn viên: 4 tiêu chí 2. Luận án đã xây dựng thành công chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic gồm 4 cấp độ với chuẩn đầu ra, cấu trúc, nội dung, thời lượng và tỷ lệ giữa các module chuyên đề phù hợp. Mỗi cấp độ tương ứng với đối giảng dạy mầm non (cấp độ 1), tiểu học (cấp độ 2), trung học cơ sở (cấp độ 3) và trung học phổ thông (cấp độ 4): Cấp độ 1: 150 tiết (45 tiết lý thuyết, 95 tiết thực hành và 10 tiết kiểm tra) Cấp độ 2: 150 tiết (60 tiết lý thuyết, 80 tiết thực hành và 10 tiết kiểm tra) Cấp độ 3: 150 tiết (60 tiết lý thuyết, 70 tiết thực hành và 20 tiết kiểm tra) Cấp độ 4: 150 tiết (60 tiết lý thuyết, 70 tiết thực hành và 20 tiết kiểm tra) Đề tài đã tổ chức thực nghiệm tại Trường Đại học TDTT TP.HCM trong thời gian 3 năm (2014-2016) với tổng số là 482 học viên ở 4 cấp độ. 3. Qua thực nghiệm tại các khóa đào tạo thí điểm, luận án đánh giá được hiệu quả chương trình đào tạo hướng dẫn viên (HDV) Aerobic các cấp tại Trường Đại học TDTT TP.HCM qua 2 tiêu chí: Chất lượng của khóa học (thông qua kết quả học tập) và Sự hài lòng của người học (thông qua ý kiến phản hồi của người học). Về chất lượng khóa học: Cấp độ 1 có 232 người tham gia (3.02% đạt xuất sắc, 9.05% đạt giỏi, 46.12% đạt khá và 41.81% đạt trung bình); Cấp độ 2 có 168 người tham gia (5.35% đạt xuất sắc, 10.12% đạt loại giỏi, 50% đạt loại khá và 34.52% đạt loại trung bình); Cấp độ 3 có 58 người tham dự (3.45% đạt xuất sắc, 20.69% đạt giỏi, 62.07% đạt khá và 13.79 đạt trung bình); Cấp độ 4 có 58 người tham dự (4.17% đạt xuất sắc, 20.83% đạt giỏi, 29.17% đạt khá và 45.83% đạt trung bình). Về sự hài lòng của người học: 100% phản hồi của người học cho thấy cấu trúc chương trình phù hợp, đáp ứng nhu cầu người học, nội dung phong phú, đa dạng và kiến thức sâu, rộng, cách kiểm tra, đánh giá thi kết thúc phù hợp ở cả 4 cấp độ. Đồng thời, luận án tiến hành khảo sát 30 nhà quản lý, sử dụng lao động, kết quả 100% nhận định chương trình cập nhật kiến thức của các nước trên thế giới, bổ sung những kiến thức phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, chương trình rất có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu đào tạo và đánh giá cao sản phẩm đào tạo (điểm đánh giá >4.0 trong thang Linkert) 3. CẤU TRÚC LUẬN ÁN: Luận án được trình bày trên khổ giấy A4 với 150 trang đánh máy gồm các mục: Đặt vấn đề (4 trang); Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (50 trang); Chương II: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (09 trang); Chương 3: Kết quả nhiên cứu và bàn luận (84 trang); Kết luận và kiến nghị (03 trang). Luận án có 45 biểu bảng, 47 biểu đồ, 3 hình và 02 sơ đồ. Luận án đã sử dụng 95 tài liệu tham khảo, trong đó có 69 tài liệu tiếng Việt, 15 tài liệu nước ngoài (tiếng Anh), 11 Website và 20 phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Khái quát sự hình thành và phát triển môn Aerobic: Lịch sử phát triển môn Aerobic thế giới; Sự phát triển môn Aerobic tại Việt Nam Đặc điểm về môn Aerobic 1.2. Nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực: 1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực: 1.2.2. Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực 1.2.3. Vai trò của nguồn nhân lực: 1.3. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo: 1.3.1. Khái niệm chương trình đào tạo: 1.3.2. Phân loại chương trình đào tạo: 1.3.3. Khái niệm đào tạo: 1.3.4. Đặc điểm của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: 1.4. Mục tiêu, tác dụng của công tác đào tạo: 1.4.1. Mục tiêu đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực: 1.4.2. Tác dụng của công tác đào tạo: 1.5. Nguyên tắc của công tác đào tạo: 1.6. Nội dung công tác đào tạo và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên: 1.6.1. Xác định nhu cầu đào tạo: 1.6.2. Xác định mục tiêu đào tạo: 1.6.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo: 1.6.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo: 1.6.5. Dự trù kinh phí đào tạo: 1.6.6. Lựa chọn và đào tạo huấn luyện viên: 1.6.7. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển: 1.7. Quá trình Đào tạo 1.7.1. Xác định nhu cầu Đào tạo 1.7.2. Lập kế hoạch Đào tạo 1.7.3. Thực hiện Đào tạo 1.7.4. Đánh giá chương trình đào tạo 1.8. Cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn nghiệp vụ Hướng dẫn viên thể thao 1.9. Một số quan niệm, khái niệm liên quan đến chuẩn đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra. 1.9.1. Một số quan niệm về chất lượng: 1.9.2. Khái niệm về tiêu chuẩn, tiêu chí đầu vào 1.9.3. Khái niệm chuẩn đầu ra, chỉ số thực hiện, ITU. 1.10. Mục tiêu giáo dục 1.11. Lý thuyết Bloom 1.11.1 Các mục tiêu nhận thức 1.11.2 Các mục tiêu về kỹ năng 1.11.3. Các mục tiêu về thái độ, tình cảm 1.12. Chương trình đào tạo thiết kế theo CDIO. 1.13. Một số công trình nghiên cứu có liên quan 1.13.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động xây dựng chương trình đào tạo ở nước ngoài. 1.13.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động xây dựng chương trình đào tạo ở Việt Nam. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu: 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan: 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn. 2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 2.1.5. Phương pháp toán thống kê: phân tích số liệu thu thập được. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic 4 Cấp độ khác nhau tại Trường Đại học TDTT TP.HCM. 2.2.2. Khách thể nghiên cứu: Đối tượng khảo sát gồm: + 27 chuyên gia và các nhà quản lý giáo dục, TDTT trong lĩnh vực TDTT nói chung và chuyên môn Thể dục (Aerobic) nói riêng ở trong nước. + 890 giáo viên, học viên Aerobic của TP.HCM và các tỉnh phía Nam: TP.HCM, An Giang, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh. + 30 nhà quản lý, thầy cô ở các câu lạc bộ, trường học có Hướng dẫn viên Aerobic sau khi tham gia học về giảng dạy tại đơn vị là các trung tâm, câu lạc bộ (CLB) thể thao, trường học. 2.3. Tổ chức nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: - Trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài bắt đầu đi vào nghiên cứu chính thức: Kế hoạch nghiên cứu từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2017 gồm: Giai đoạn 1: từ tháng 8/2013 – 8/2015. Giai đoạn 2: từ tháng 9/2015 đến tháng 4/2016. Giai đoạn 3: từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 06 năm 2017. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh phía Nam. 3.1.1. Xác định hệ thống các tiêu chí thang đo và đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh phía Nam. a. Dự thảo mẫu thang đo sơ bộ ban đầu về tiêu chí đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic. Đề tài đã dùng thang đo sơ bộ ban đầu xin ý kiến 12 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực TDTT nói chung và chuyên môn Aerobic nói riêng nhằm xem xét về hình thức, cấu trúc, nội dung, mục đích của thang đo để đóng góp, bổ sung ý kiến cho thang đo, khảo sát thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh phía Nam (phụ lục 1), kết quả thông tin như sau: - Thông tin về khảo sát chuyên gia: + Phó giáo sư tiến sĩ: 3 người chiếm 25%. + Tiến sĩ: 5 người chiếm 41.7%. + Thạc sĩ: 3 người chiếm 25%. + Cử nhân: 1 người chiếm 8.3%. Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ % các chuyên gia được khảo sát - Thông tin phản hồi của chuyên gia: + 12/12 chuyên gia đồng ý về mẫu thang đo, chiếm 100%. Bảng 3.1. Ý kiến của chuyên gia về 34 biến thang đo sơ bộ ban đầu. TT Nội dung bảng hỏi sơ bộ Ý kiến chuyên gia Tỷ lệ % A Nhu cầu học tập 1 Trước đây, tại địa phương nơi thầy, cô (anh, chị) sinh sống đã phát triển phong trào tập luyện môn Aerobic chưa? (Rất phát triển; phát triển; tương đối; ít phát triển; không phát triển) Đồng ý 92% 2 Tại nơi thầy, cô (anh, chị) sinh sống có nhiều câu lạc bộ, trường học tổ chức giảng dạy môn Aerobic không? (Rất nhiều;nhiều; bình thường; ít; không) Đồng ý 100% 3 Tại địa phương thầy, cô, anh, chị làm việc có nhiều giáo viên, hướng dẫn viên tham gia giảng dạy môn Aerobic không? (Rất nhiều;nhiều; bình thường; ít; không) Đồng ý 100% 4 Những giáo viên, hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn về môn Aerobic có nhiều không? (Rất nhiều;nhiều; bình thường; ít; không) Đồng ý 100% 5 Số học sinh (học viên) tham gia tập luyện thường xuyên (>3 buổi/tuần) có được nhiều không? (Rất nhiều;nhiều; bình thường; ít; không) Đồng ý 100% 6 Nguồn kinh phí dành cho phong trào tập luyện và thi đấu môn Aerobic tại đơn vị có nhiều không? (Rất nhiều;nhiều; bình thường; ít; không) Đồng ý 83% 7 Anh, chị đã biết môn Aerobic bao lâu? (>3 năm; >5 năm; >8 năm; >10 năm; >15 năm) Đồng ý 100% 8 Anh, chị đã tham gia tập luyện môn Aerobic bao lâu? (>3 năm; >5 năm; >8 năm; >10 năm; >15 năm) Đồng ý 92% 9 Anh, chị đã tham gia giảng dạy môn Aerobic bao lâu? (>1 năm; >3 năm; >5 năm; >8 năm; >10 năm) Đồng ý 100% 10 Nguyên nhân anh, chị tham gia tập luyện môn Aerobic? (Bản thân; gia đình; bạn bè; xã hội) Đồng ý 92% 11 Nguyên nhân anh, chị tham gia giảng dạy môn Aerobic? (Bản thân; gia đình; bạn bè; xã hội) Đồng ý 92% 12 Anh, chị tham gia lớp học đào tạo Aerobic là do? (Bản thân; gia đình; bạn bè; xã hội) Đồng ý 100% 13 Anh chị tham gia học Aerobic nhằm để quản lý, phát triển phong trào, giảng dạy: (Biết thêm kiến thức về một môn học mới; hỗ trợ công tác giảng dạy cho những môn khác; quản lý phong trào tại đơn vị; trở thành giáo viên dạy Aerobic) Đồng ý 92% 14 Anh, chị muốn giảng dạy môn Aerobic là nguồn thu nhập? (Nguồn thu nhập chính; kiếm thêm nguồn thu nhập) Đồng ý 92% B Công tác giảng dạy môn Aerobic 1 Sự tự tin của hướng dẫn viên Đồng ý 83% 2 Hướng dẫn viên có tính sáng tạo Đồng ý 100% 3 Nghiệp vụ sư phạm của hướng dẫn viên Đồng ý 100% 4 Tác phong đĩnh đạc của hướng dẫn viên Đồng ý 83% 5 Hướng dẫn viên nóng nảy Đồng ý 83% 6 Sự nghiêm khắc của hướng dẫn viên Đồng ý 92% 7 Sự áp đặt của hướng dẫn viên đối với học viên Đồng ý 100% 8 Hướng dẫn viên khơi gợi tính tự giác tập luyện Đồng ý 100% 9 Hướng dẫn viên tạo thách thức để học viên vượt qua Đồng ý 83% 10 Tính ràng buộc của hướng dẫn viên với học viên Đồng ý 92% 11 Khả năng thị phạm của hướng dẫn viên Đồng ý 83% 12 Tính chuyên nghiệp của hướng dẫn viên Đồng ý 83% 13 Sự hấp dẫn, lôi cuốn của hướng dẫn viên trong giảng dạy Đồng ý 100% 14 Tính phong phú của bài tập Đồng ý 100% 15 Hướng dẫn viên giảng dạy kỹ thuật cơ bản Đồng ý 92% 16 Hướng dẫn viên giảng dạy kỹ thuật nâng cao Đồng ý 100% 17 Sự phối hợp âm nhạc và động tác Đồng ý 100% 18 Độ khó của các bài tập Đồng ý 92% 19 Tính logic của các bài tập Đồng ý 83% 20 Kỹ thuật sắp xếp và biến đổi đội hình hợp lý Đồng ý 100% b. Điều chỉnh thang đo và xác định hình thức trả lời. Sau khi bổ sung ý kiến của chuyên gia, đề tài tiến hành nghiên cứu qua 2 bước: định tính (sơ bộ), định lượng (chính thức). Bước này thực hiện qua các cuộc phỏng vấn với các giáo viên, hướng dẫn viên đang công tác giảng dạy môn Aerobic tại các quận huyện của thành phố và một số tỉnh phía Nam. Xác định hình thức trả lời: Bảng 3.2: Hình thức trả lời bảng câu hỏi 1 2 3 4 5 Không tốt Chưa tốt Trung bình Tốt Rất tốt c. Kết quả đánh giá thang đo trước khi phân tích EFA: Ở bước này đề tài tiến hành khảo sát, phỏng vấn 70 giáo viên và hướng dẫn viên tại một số trường, CLB Aerobic của các quận huyện tại TP.HCM nhằm xác đinh lại độ tin cậy của thang đo qua hệ số tương quan Cronbach’s Alpha d. Phân tích nhân tố khám phá EFA (EFA- exploratory factor analysis) Sau khi khảo sát, dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với phép quay Varimax để phân tích 19 biến quan sát. Bảng 3.4: KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .801 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4508.987 Df 136 Sig. 0.000 Hệ số KMO là 0.801 (> 0.5) và Bartlett’s test Sig = 0.000 < 0.05 nên trong phân tích nhân tố thoả mãn các điều kiện đã trình bày ở trên. Điều này có nghĩa là việc tiến hành phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là phù hợp. Phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1.66 (phụ lục 5) được sử dụng trong phân tích nhân tố với 19 biến quan sát, gồm 4 nhân tố được đặt tên Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3 và Nhóm 4. Nhân tố 1: Tính cách trong công tác giảng dạy môn Aerobic gồm 5 biến thể hiện về: HDV khơi gợi tính tự giác tập luyện; Hướng dẫn viên nóng nảy; Sự nghiêm khắc của hướng dẫn viên; Sự áp đặt của HDV đối với học viên; HDV tạo thách thức để học viên vượt qua. Nhân tố 2: Kỹ năng của HDV trong công tác giảng dạy môn Aerobic gồm 6 biến thể hiện là: Độ khó của các bài tập; HDV giảng dạy kỹ thuật cơ bản; Sự phối hợp âm nhạc và động tác; Tính logic của các bài tập; Kỹ thuật sắp xếp và biến đổi đội hình; HDV giảng dạy kỹ thuật nâng cao. Nhân tố 3: Phong cách của hướng dẫn viên trong công tác giảng dạy môn Aerobic gồm 4 biến thể hiện về: Hướng dẫn viên có tính sáng tạo; Nghiệp vụ sư phạm của hướng dẫn viên; Sự tự tin của hướng dẫn viên; Tác phong đĩnh đạc của hướng dẫn viên. Nhân tố 4: Yêu cầu của hướng dẫn viên trong công tác giảng dạy môn Aerobic gồm 4 biến thể hiện về: Khả năng thị phạm của hướng dẫn viên; Tính chuyên nghiệp của hướng dẫn viên; Sự hấp dẫn, lôi cuốn của HDV trong giảng dạy; Tính phong phú của bài tập. Các chỉ số của 4 nhân tố nêu trên được trình bày qua bảng 3.5. 3.1.2. Thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh phía Nam. 3.1.2.1. Thực trạng nhu cầu học tập môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh phía Nam. Sau khi hiệu chỉnh bảng hỏi (được trình bày ở phụ lục 1&2), đề tài tiến hành điều tra khảo sát thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, với tổng số phiếu phát ra cho các học viên là 890 phiếu và thu về 883 phiếu, khi làm sạch số liệu mẫu phiếu còn 874 phiếu đạt 98.20% trên tổng phiếu phát ra. * Đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu học tập: Các thông tin chung của học viên mang tính tổng quát được thể hiện bằng các đại lượng thống kê mô tả và đặc trưng đo lường của từng biến mà đề tài thống kê được qua số liệu cụ thể như sau: Bảng 3.6. Kết quả thống kê về thực trạng nhu cầu học tập của học viên Biến số Tần số Tỷ lệ phần trăm (%) Giới tính Nam 153 17.5 Nữ 721 82.5 Từ 18 đến 25 tuổi 672 76.9 Từ 26 đến 35 tuổi 143 16.4 Từ 36 đến 45 tuổi 47 5.4 Trên 45 tuổi 12 1.4 Đơn vị công tác và sinh hoạt TP.HCM 385 44.1 An Giang 80 9.2 Bến Tre 25 2.9 Bình Phước 17 1.9 Bình Dương 82 9.4 Cần Thơ 63 7.2 Đồng Nai 60 6.9 Đồng Tháp 33 3.8 Tây Ninh 48 5.5 Tiền Giang 32 3.7 Trà Vinh 49 5.6 Nghề nghiệp hiện tại Học sinh 175 20.0 Sinh viên 135 15.4 Công nhân viên chức nhà nước 118 13.5 Nội trợ 80 9.2 Nhân viên hợp đồng doanh nghiệp tư nhân 166 19.0 Kinh doanh 91 10.4 Vận động viên 78 8.9 Khác 31 3.5 Số năm tập luyện Dưới 1 năm 205 23.5 Một năm 274 31.4 Hai năm 181 20.7 Ba năm 132 15.1 Bốn năm 37 4.2 Năm năm 25 2.9 Trên 5 năm 20 2.3 Nguyện vọng học nâng cao trình độ Có 752 86.0 Không 122 14.0 Hiện đang tham gia tập bao nhiêu CLB Tập một CLB 689 78.8 Tập 2 CLB 163 18.6 Tập 3 CLB 22 2.5 - Giới tính: trong số 874 học viên được khảo sát thì có 153 học viên nam chiếm 17.5%; 721 học viên nữ chiến 82.5%. Sự chênh lệch tỷ lệ giữa học viên nam so với nữ là rất lớn gấp 47.1 lần trong tổng số 874 học viên tham gia học tập Aerobic tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, điều đó cho thấy học viên nữ rất thích tham gia học tập môn Aerobic. - Độ tuổi: trong số 874 học viên được khảo sát về nhu cầu học tập; số học viên ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi có số lượng đông nhất với 672 học viên, chiếm tỷ lệ cao nhất 76.9% với 331 học viên; độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi là 143 học viên chiếm tỷ lệ 16.4%; 47 học viên ở độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ 4.4% và có 12 học viên trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1.4%, trong tổng số 874 học viên tham gia học tập Aerobic tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam. Qua đó đề tài nhận thấy, đối với giới trẻ hiện nay có nhu cầu học tập lớp môn Aerobic rất cao. - Đơn vị công tác và sinh hoạt của các học viên: Để thuận tiện cho việc khảo sát và xử lý số liệu đề tài phân chia đơn vị công tác của các học viên Aerobic thành 2 vùng là TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam. Qua kết quả trên đề tài trình bày thông tin về đơn vị công tác và sinh hoạt của học viên như sau: số học viên tại TP.HCM có 385 học viên, chiếm tỷ
Luận văn liên quan