Tóm tắt Luận án Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Đề tài “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tác giả ấp ủ trong suốt quá trình học tập, công tác và tham gia giảng dạy. Đây là một công trình khoa học độc lập, không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố. Tác giả nhận thấy rằng, vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức (ĐNTT) khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) hiện nay là một nội dung quan trọng, bổ ích, có thể bổ sung cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tác giả. Vì vậy, tác giả đã xin ý kiến chuyên gia, trao đổi với các thầy hướng dẫn và quyết định chọn làm vấn đề nghiên cứu trong luận án của mình.

doc24 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tác giả ấp ủ trong suốt quá trình học tập, công tác và tham gia giảng dạy. Đây là một công trình khoa học độc lập, không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố. Tác giả nhận thấy rằng, vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức (ĐNTT) khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) hiện nay là một nội dung quan trọng, bổ ích, có thể bổ sung cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tác giả. Vì vậy, tác giả đã xin ý kiến chuyên gia, trao đổi với các thầy hướng dẫn và quyết định chọn làm vấn đề nghiên cứu trong luận án của mình. Đề tài mà tác giả trình bày có kết cấu gồm phần mở đầu; tổng quan vấn đề nghiên cứu; 3 chương, 6 tiết; kết luận; các bài báo và công trình khoa học của tác giả đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với dung lượng 3 chương (6 tiết), công trình nghiên cứu bảo đảm triển khai được những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN; từ đó nêu lên những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN hiện nay. Những vấn đề được luận giải trong đề tài, một mặt, là sự kế thừa có chọn lọc một số quan điểm của các học giả trong các công trình nghiên cứu trước đó; mặt khác, chính là sự nỗ lực nghiên cứu của tác giả dưới sự định hướng của các thầy hướng dẫn. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong mọi thời đại, tri thức luôn là khởi nguồn của sự tiến bộ xã hội, ĐNTT là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, ĐNTT trở thành một nguồn lực đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội là một bộ phận của ĐNTT quân đội và ĐNTT Việt Nam; là lực lượng nòng cốt giảng dạy, nghiên cứu, phát triển và tuyên truyền lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, chống lại các luận điệu thù địch, sai trái, bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng; góp phần xây dựng và củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Hiện nay cũng như những năm tới, cùng với cả nước, các nhà trường quân đội đang đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, sĩ quan đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội. Tuy nhiên, ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội còn thiếu về số lượng; chất lượng chưa cao, cơ cấu còn chưa phù hợp với thực trạng và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới của quân đội. Đất nước sau gần 30 năm đổi mới tuy đã giành được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, nhưng còn không ít khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải được nghiên cứu làm sáng tỏ. Trong khi các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình”, coi tư tưởng, lý luận là mặt trận hàng đầu để chống phá cách mạng nước ta. Một trong những mũi nhọn chống phá của các thế lực thù địch là xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng hòng “Phi chính trị hoá”, vô hiệu hoá quân đội ta. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các nhà trường quân đội hiện nay cần phải đặc biệt coi trọng xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin vững mạnh, thực sự là một trong những lực lượng nòng cốt xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó. Đó cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. * Nhiệm vụ: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về ĐNTT khoa học Mác - Lênin, xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN. - Khảo cứu thực tiễn xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm. - Đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN. * Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng trong các nhà trường QĐNDVN bao gồm: Các giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý thuộc các chuyên ngành triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị học Mác - Lênin, CNXH khoa học đang công tác trong các học viện, nhà trường quân đội đào tạo bậc đại học và sau đại học ở khu vực miền Bắc. Khảo cứu thực tiễn từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 94-NQ/ĐUQSTW ngày 29/4/1998 của ĐUQSTƯ (nay là QUTƯ) về “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong tình hình mới” đến nay; đề xuất yêu cầu, giải pháp từ nay đến 2020. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và xây dựng ĐNTT; quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN; kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn của tác giả và của các công trình khoa học có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo cứu thực tiễn, vận dụng tổng hợp các phương pháp lịch sử - lôgíc, hệ thống - cấu trúc, phân tích - tổng hợp, điều tra khảo sát và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án - Phân tích làm sáng tỏ quan niệm, đặc điểm của ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN; quan niệm và những vấn đề có tính quy luật xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN. - Khái quát những kinh nghiệm thực tiễn xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN những năm qua; đề xuất những yêu cầu, giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội vững mạnh, đáp ứng tốt nhiệm vụ trong những năm tới. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm quan niệm, đặc điểm của ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội; đặc biệt là làm sáng tỏ quan niệm và những vấn đề có tính quy luật xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay. * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến đề tài Nhà xã hội học học người Mỹ Daniel Bell trong tác phẩm: “The Coming of Post - Industrial Society: A Venture in Social Forecasting” (Sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp: Hướng dẫn một dự đoán xã hội) lần đầu tiên đưa ra khái niệm “xã hội hậu công nghiệp” và lao động “áo cổ trắng”. Ông nhấn mạnh trong xã hội công nghiệp, vai trò cơ bản thuộc về tư bản và lao động “áo cổ xanh”, còn trong “xã hội hậu công nghiệp” vai trò cơ bản thuộc về trí thức và lao động “áo cổ trắng”. Nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ gốc Áo, Peter F.Drucker trong cuốn “The Landmarks of Tomorrow” (Cột mốc của ngày mai) xuất bản năm 1959 quan niệm “lao động tri thức” là những người có lượng kiến thức và sự hiểu biết đáng kể về mặt lý thuyết như các bác sĩ, các luật gia, các giáo viên, kế toán viên, các kỹ sư và nhất là các kỹ thuật viên tri thức như: kỹ thuật viên máy tính, người thiết kế phần mềm, nhân viên phân tích phòng thí nghiệm, kỹ thuật viên công nghiệp chế tạo... Nói khác đi, khái niệm trí thức được diễn đạt thành những “lao động tri thức” và “kỹ thuật viên tri thức”. “Về trí thức Nga”, Nhiều tác giả (Nga), La Thành và Phạm Nguyên Trường dịch. Đây là công trình tập hợp 12 bài viết của nhiều trí thức trước Cách mạng tháng Mười (1917) của nước Nga thuộc Liên Xô cũ và thời kỳ “hậu Xô viết”. Công trình này thể hiện được chính kiến của các trí thức về trí thức rất đa dạng, có khi đối lập nhau nhưng đều ghi nhận tinh thần học thuật nghiêm túc và với ý thức xã hội đáng trân trọng. “Biết trọng dụng người tài, Canađa vượt lên trước “bầy sói””, của tác giả Jennifer Lewingion. Tác giả nhấn mạnh việc Canađa đã trải qua một thời kỳ phục hưng mạnh mẽ trong nghiên cứu và giáo dục đại học. Với chiến lược phát triển đúng đắn, hiện nay Canađa đã thu hút được các chuyên gia hàng đầu thế giới đến làm việc tại quốc gia này, trở thành quốc gia “đi từ chỗ không được xếp hạng để trở thành một nước được tham gia vào cuộc đua”. “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” của Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diệu (chủ biên) do Nguyễn Như Diệm dịch. Các tác giả đã khái quát một cách tổng thể về tư tưởng của Đặng Tiểu Bình cũng như sự vận dụng các tư tưởng đó trong chiến lược xây dựng nhân tài ở Trung Quốc. Cuốn sách có giá trị tham khảo sâu sắc đối với việc thực hiện chính sách cán bộ nói chung và chính sách đối với trí thức, nhân tài nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. “Từ phần tử trí thức của giai cấp đến giai cấp của phần tử trí thức” của tác giả Lưu Bảo Quốc. Nội dung của công trình này cho rằng: “phần tử trí thức” là những người có lý tưởng, có học thức, đóng góp cho xã hội, giáo dục người khác; là sản phẩm của sự phân hoá giai cấp trong xã hội loài người. Trong các chế độ xã hội, trí thức chỉ có thể tồn tại dựa vào giai cấp nhất định với tư cách là phần tử trí thức của giai cấp đó. Tuy nhiên, khi kinh tế tri thức xuất hiện, phần tử trí thức đã thể hiện được vị trí, vai trò của mình và trở thành giai cấp độc lập. Đồng thời, trong xã hội kinh tế tri thức thì tất cả các giai cấp đều đang tiến từ phần tử trí thức hoá, trở thành giai cấp của phần tử trí thức. Đây cũng sẽ là giai cấp sau cùng của xã hội loài người để đi đến xã hội không còn giai cấp. Bài viết “Tổng quan về 5 trường đại học tổng hợp trong toàn quân” của tác giả Lăng Tường đã đề cập trực tiếp đến các nhà trường của quân đội Trung Quốc, phân tích việc kiện toàn hệ thống nhà trường quân sự, đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học quân sự. Liên quan trực tiếp đến ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các trường quân đội về cơ bản chỉ được đề cập đến ở Liên Xô trước đây. Chẳng hạn, cuốn sách, “Phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội” của X.G. Lu-cô-nhin và V.V. Xê-rê-bri-an-ni-cốp (chủ biên). Cuốn sách tổng kết những kinh nghiệm giảng dạy khoa học xã hội - trong đó có khoa học Mác - Lênin ở các trường quân sự Liên Xô, vận dụng những phương pháp và hình thức tiên tiến trong giảng dạy khoa học xã hội, nhằm phổ biến kinh nghiệm giảng dạy cho tất cả giảng viên, đặc biệt là đối với những giảng viên mới bước vào môi trường sư phạm. Tuy nhiên, đối với các chủ thể ở nhà trường quân sự phải vạch ra phương hướng phấn đấu cho họ kết hợp với kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện nhằm nâng cao kiến thức lý luận và nghiệp vụ sư phạm làm cơ sở để củng cố niềm tin, thế giới quan cộng sản chủ nghĩa và tâm lý vững chắc cho đội ngũ giảng viên mới ở các trường quân sự. Ngoài quan niệm và các công trình nghiên cứu đã nêu, còn một số quan niệm khác đánh giá về vai trò và tầm quan trọng của trí thức như: - Lý thuyết Nhân tài 3C (3C Talent Formula) của Giáo sư Dave Ulrich Đại học Michigan (Hoa Kỳ). - Chính sách “tam tài” của Trung Quốc (“Bồi dưỡng nhân tài, thu hút nhân tài và trọng dụng nhân tài”; “Lấy sự nghiệp để thu hút nhân tài, lấy tình đồng bào để quy tụ nhân tài, lấy chính sách để phát triển nhân tài”). 2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài Chủ đề về trí thức cũng được nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới đến nay, vấn đề trí thức được quan tâm nghiên cứu tương đối hệ thống, qua một số chương trình khoa học cấp nhà nước, công trình nghiên cứu độc lập, luận văn, luận án và một số bài viết đáng lưu ý như: * Những công trình khoa học nghiên cứu mang tính tổng quan về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam “Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước” của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười; “Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Phạm Tất Dong (chủ biên); “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” của Nguyễn Thanh Tuấn; “Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước” của tác giả Nguyễn Đắc Hưng; “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” do tác giả Đàm Đức Vượng làm chủ nhiệm. Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của hội nhập quốc tế đối với việc xây dựng, phát triển ĐNTT Việt Nam, các nhóm trí thức thuộc các lĩnh vực khác nhau; dự báo tình hình trong nước và thế giới trong những năm tới tác động đến việc xây dựng ĐNTT Việt Nam, từ đó nêu lên một số giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm xây dựng ĐNTT Việt Nam cũng như các nhóm trí thức đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. * Những công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong các ngành, lĩnh vực và các lực lượng trí thức khác nhau trong quá trình cách mạng “Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới” của tác giả Ngô Thị Phượng; “Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xây dựng” của tác giả Đỗ Thị Thạch; “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Văn Thanh; “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” của tác giả Lê Quang Quý; “Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới” của tác giả Nguyễn Thị Hoà Bình. Các công trình khoa học trên đã phần nào làm rõ một số khía cạnh của ĐNTT theo từng lĩnh vực cụ thể, đã đánh giá được thực trạng của ĐNTT trong những năm qua và đưa ra những dự báo khoa học cho sự phát triển, phương hướng và biện pháp để đổi mới quy hoạch ĐNTT trong những năm tiếp theo...Tuy nhiên, các công trình này chưa có điều kiện nghiên cứu và đề cập cụ thể về ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN và yêu cầu, giải pháp xây dựng đội ngũ này trong giai đoạn cách mạng hiện nay. * Những công trình nghiên cứu khoa học có đề cập đến đội ngũ trí thức, đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong quân đội và các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam “Phát huy vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Đình Minh; Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Xây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới” do tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng làm chủ nhiệm; Đề tài khoa học cấp Tổng cục Chính trị “Xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội thời kỳ mới” của tác giả Nguyễn Văn Quang; “Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường đào tạo sỹ quan quân đội” của tác giả Nguyễn Văn Tháp; “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng lý luận của của giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Văn Thuần; “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Lương Thanh Hân; “Suy nghĩ về xây dựng nguồn lực con người cho quân đội trong tình hình hiện nay” của tác giả Đức Lê; “Phát huy vai trò lực lượng trí thức quân đội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của tác giả Lê Văn Dũng Những công trình khoa học trên phần nào làm rõ được vai trò quan trọng của lực lượng trí thức khác nhau trên các lĩnh vực, các chuyên ngành...trong quân đội và các nhà trường quân đội, từ đó đưa ra các phương hướng và giải pháp cụ thể để phát huy vai trò của lực lượng này trong quá trình xây dựng quân đội và phát triển đất nước. 3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố Nghiên cứu, bàn luận về trí thức và xây dựng ĐNTT, các công trình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phân tích khái niệm, làm rõ đặc điểm, vai trò của trí thức Việt Nam nói chung và trí thức QĐNDVN nói riêng dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Theo đó, việc nhận thức về khái niệm, đặc điểm, vai trò của trí thức có sự vận động qua từng giai đoạn phát triển của xã hội và gắn với quá trình biến đổi các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở mỗi một quốc gia. Các công trình khoa học trên đều khẳng định: trí thức có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của các quốc gia, dân tộc. Do vậy, việc đầu tư cho GD&ĐT, KH&CN, từ đó để hình thành và phát triển lực lượng trí thức lớn mạnh là vấn đề được quan tâm và đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia, dân tộc. Đối với Việt Nam, trí thức từ xưa đến nay luôn là lực lượng được xã hội hết sức coi trọng. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ĐNTT ngày càng có điều kiện để phát huy vai trò, sứ mệnh của mình đối với đất nước, đồng thời, là bộ phận không thể thiếu trong khối liên minh giai cấp của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, trước yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức, Đảng, Nhà nước ngày càng nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vai trò của trí thức. Những công trình khoa học nêu trên cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng khi đi sâu phân tích thực trạng của trí thức Việt Nam và trí thức QĐNDVN. Bên cạnh đó, chỉ ra nhiều mặt còn hạn chế của trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những hạn chế này được luận giải dưới nhiều khía cạnh: về số lượng, về cơ cấu, về chất lượng của đội ngũ này. Từ đó, các công trình đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế. Trong đó, nguyên nhân được đề cập nhiều nhất dẫn đến các hạn chế nêu trên là những bất cập trong chính sách xây dựng và phát triển ĐNTT. Những công trình khoa học đã được công bố trên cơ sở phân tích quá trình xây dựng ĐNTT phải gắn với nhiều yếu tố như: xu thế phát triển của thời đại; chiến lược phát triển đất nước trong điều kiện mới; thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã đề xuất một số giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT đáp ứng yêu cầu của các giai đoạn cách mạng. Đó là cơ sở quan trọng cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách xây dựng ĐNTT trong giai đoạn mới. 3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Căn cứ vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã xác định, đề tài luận án cần tiếp tục nghiên
Luận văn liên quan