Tóm tắt Luận án Xây dựng mô hình kừ toán quản trị chi phý trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy một cách hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có và tận dụng tối đa những ảnh hưởng tốt từ ngoại lực là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như các chính sách hỗ trợ về tín dụng, chính sách đầu tư cho các ngành trọng điểm. Tuy nhiên, việc phát huy các yếu tố nội lực vẫn là những giải pháp được đánh giá có hiệu quả hơn để doanh nghiệp có thể chủ động trong định hướng phát triển của mình. Phát huy hiệu quả công tác quản trị trong doanh nghiệp như phát huy nguồn lực con người, phát huy nguồn chất xám là chìa khóa để có thể tiếp tục phát huy các nguồn lực vật chất trong doanh nghiệp. Để công tác quản trị doanh nghiệp đạt hiệu quả đặt ra đòi hỏi đối với doanh nghiệp là vận dụng tốt công cụ quản lý như thế nào? Công tác kế toán nói chung, kế toán quản trị nói riêng đóng vai trò trọng yếu trong cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị quản lý các yếu tố nguồn lực và đưa ra các quyết sách phù hợp nhất. Ngành sản xuất xi măng Việt Nam phát triển gắn liền với từng bước đi lên và tốc độ đô thị hóa rất nhanh của đất nước. Sau một thời gian tăng trưởng mạnh, từ năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam đứng trước tình trạng cung vượt cầu. Hàng loạt dây truyền, nhà máy mới chạy cầm chừng, thua lỗ, ngừng sản xuất bởi chi phí tăng cao, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Khó khăn của ngành xi măng bắt đầu vào thời điểm năm 2010. Xi măng Việt Nam có giá bán thấp nhất khu vực ASEAN luôn ở mức dưới 50 USD/tấn trong khi giá xi măng trung bình trong khu vực là 65-75 USD/tấn. Với nhiệm vụ bình ổn thị trường về giá và nguồn cung, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, từ năm 2008 đến nay giá xi măng chỉ tăng khoảng 30% trong khi giá than nhiên liệu chính để sản xuất xi măng đã tăng gấp 4 lần, giá điện, xăng, dầu cũng điều chỉnh liên tục Câu hỏi đặt ra đối với các nhà quản lý là phải làm sao để phát huy được các nguồn lực hiện có, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển được trong giai đoạn khó khăn này. Phát huy vai trò cung cấp thông tin của kế toán quản trị đối với quá trình ra quyết định của các nhà quản lý nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng là một trong những giải pháp hiệu quả

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng mô hình kừ toán quản trị chi phý trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  TrÇn thÞ thu h­êng X©y dùng m« h×nh kÕ to¸n qu¶n trÞ chi phÝ trong c¸c doanh nghiÖp s¶n xuÊt xi m¨ng viÖt nam Chuyªn ngµnh: KÕ to¸n (KÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ ph©n tÝch) M· sè: 62340301 Hµ néi, n¨m 2014 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: 1. pgs.ts. NguyÔn Ngäc Quang 2. Pgs.ts. Ph¹m ThÞ G¸i Phản biện: 1. PGS.TS. Đỗ Minh Thành 2. PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi 3. TS. Vũ Đình Hiển Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước tại Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Vào hồi 9h ngày 12 tháng 11 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện quốc gia 2. Thư viện trường Đại học kinh tế quốc dân 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy một cách hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có và tận dụng tối đa những ảnh hưởng tốt từ ngoại lực là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như các chính sách hỗ trợ về tín dụng, chính sách đầu tư cho các ngành trọng điểm. Tuy nhiên, việc phát huy các yếu tố nội lực vẫn là những giải pháp được đánh giá có hiệu quả hơn để doanh nghiệp có thể chủ động trong định hướng phát triển của mình. Phát huy hiệu quả công tác quản trị trong doanh nghiệp như phát huy nguồn lực con người, phát huy nguồn chất xám là chìa khóa để có thể tiếp tục phát huy các nguồn lực vật chất trong doanh nghiệp. Để công tác quản trị doanh nghiệp đạt hiệu quả đặt ra đòi hỏi đối với doanh nghiệp là vận dụng tốt công cụ quản lý như thế nào? Công tác kế toán nói chung, kế toán quản trị nói riêng đóng vai trò trọng yếu trong cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị quản lý các yếu tố nguồn lực và đưa ra các quyết sách phù hợp nhất. Ngành sản xuất xi măng Việt Nam phát triển gắn liền với từng bước đi lên và tốc độ đô thị hóa rất nhanh của đất nước. Sau một thời gian tăng trưởng mạnh, từ năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam đứng trước tình trạng cung vượt cầu. Hàng loạt dây truyền, nhà máy mới chạy cầm chừng, thua lỗ, ngừng sản xuất bởi chi phí tăng cao, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Khó khăn của ngành xi măng bắt đầu vào thời điểm năm 2010. Xi măng Việt Nam có giá bán thấp nhất khu vực ASEAN luôn ở mức dưới 50 USD/tấn trong khi giá xi măng trung bình trong khu vực là 65-75 USD/tấn. Với nhiệm vụ bình ổn thị trường về giá và nguồn cung, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, từ năm 2008 đến nay giá xi măng chỉ tăng khoảng 30% trong khi giá than nhiên liệu chính để sản xuất xi măng đã tăng gấp 4 lần, giá điện, xăng, dầu cũng điều chỉnh liên tụcCâu hỏi đặt ra đối với các nhà quản lý là phải làm sao để phát huy được các nguồn lực hiện có, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển được trong giai đoạn khó khăn này. Phát huy vai trò cung cấp thông tin của kế toán quản trị đối với quá trình ra quyết định của các nhà quản lý nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng là một trong những giải pháp hiệu quả. Mặt khác, tác giả muốn phát triển ứng dụng của kế toán quản trị trong bối cảnh cụ thể của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam để từ đó phát triển lý thuyết (Các nhân tố tác động trong thiết kế mô hình kế toán quản trị) và lựa chọn mô hình hiện đại để vận dụng phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. 2 Từ những lý do trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình để có thể phát triển năng lực nghiên cứu khoa học đồng thời giúp cho ngành sản xuất xi măng phát triển hơn nữa trong công tác quản trị chi phí. 2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề căn bản của kế toán quản trị chi phí. Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu các phương pháp mang tính tác nghiệp để giải cứu cho những khó khăn trong kiểm soát chi phí một cách riêng biệt. Đã có công trình định hướng mô hình kế toán quản trị chi phí trong từng loại hình doanh nghiệp, đã chứng minh việc thiết kế mô hình kế toán quản trị cho các doanh nghiệp nói chung cần dựa vào các nhân tố tác động trực tiếp như: Cơ cấu tổ chức; Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng ban; Nhu cầu thông tin về chi phí của các CFO; Quy trình kỹ thuật sản xuất; Cơ sở vật chất thực hiện công việc kế toán; Trình độ của nhân viên kế toán; Môi trường pháp lý đối với ngành sản xuất. Các công trình nêu trên mới chỉ giải quyết được hai góc độ là định hướng khái quát cho mô hình kế toán quản trị chi phí cần phù hợp với các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, các nhân tố tác động trực tiếp nêu trên. Các công nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài đi sâu khai thác các nội dung vận dụng các phương pháp quản trị hiện đại vào doanh nghiệp như ABC, ABM, BSC, các phương pháp xác định chi phí định mức, các mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung... Các công trình nghiên cứu trong nước tập trung khai thác tổ chức nội dung kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp gắn liền với các ngành kinh doanh đặc thù theo hướng bổ khuyết. Các nội dung được xây dựng như: xây dựng bộ máy kế toán QTCP, lập dự toán và định mức chi phí, phương pháp xác định chi phí thực hiện, phân tích biến động chi phí. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu thiết kế mô hình kế toán quản trị chi phí với các yếu tố cấu thành cho một doanh nghiệp hay một ngành kinh doanh cụ thể. Từ khoảng trống trong nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước tác giả muốn tiếp tục khai thác để phát huy tính hữu hiệu của kế toán quản trị trong công tác quản trị. Về mặt lý luận, tác giả gắn kết mối quan hệ giữa khoa học kế toán quản trị và khoa học quản trị doanh nghiệp thông qua phân tích nhu cầu thông tin cần thiết của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí vận dụng cho các doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, qua nghiên cứu về thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng hiện nay, nhu cầu thông tin của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, tác giả hoàn thiện mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam với hai nhân tố cấu thành là mô hình bộ máy kế toán QTCP kết hợp với công nghệ sản xuất thông tin về chi phí (Các nội 3 dung và quy trình thực hiện KTQT CP và các phương pháp, kỹ thuật KTQT CP) để sản phẩm khoa học sẽ mang tính ứng dụng cao. 3. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tổng hợp các vấn đề lý luận của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp và đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam từ đó xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí vận dụng cho các doanh nghiệp sản suất xi măng Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tác giả đã điều tra thông tin về kế toán quản trị chi phí từ các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam trên phạm vi toàn quốc với mẫu đại diện là 71 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được lựa chọn đại diện theo khu vực địa lý, quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu vốn. Với các số liệu chi tiết, tác giả tập trung nghiên cứu sâu tại các doanh nghiệp xi măng đại diện cho các hình thức sở hữu vốn và mô hình bộ máy quản lý, loại công nghệ sản xuất xi măng gồm: Công ty cổ phần xi măng Nghi Sơn; Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Công ty cổ phần xi măng Tam Điệp; Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn Hà Tây; Công ty xi măng Hải Phòng; Công ty TNHH 27/7 Ninh Bình. Phạm vi thời gian của đề tài được giới hạn trong 5 năm (Từ 2009 đến 2013) để ghi nhận những đặc điểm mới nhất trong kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp. 4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện việc thu thập thông tin cho quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể cho từng nội dung nghiên cứu như sau: *Phương pháp tra cứu tài liệu: Tác giả sử dụng phương pháp tra cứu tài liệu để nghiên cứu lý luận về vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu từ các nguồn: Hệ thống sách chuyên môn, sách chuyên khảo được biên dịch, tạp trí chuyên ngành trong và ngoài nước, công trình nghiên cứu khoa học khác như luận án, luận văn, đề tài khoa học... * Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Các thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra khảo sát các DN. Khảo sát: Các phiếu khảo sát được thiết kế để thu thập thông tin từ các DN về: Quy mô và đặc điểm bộ máy quản lý, thẩm quyền và quy trình kiểm soát thông tin về chi phí; Đặc điểm dây truyền công nghệ sản xuất; Mô hình tổ chức sản xuất. Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp: Mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí; thực trạng các nội dung và phương pháp kế 4 toán quản trị như dự toán chi phí... Tham vấn ý kiến chuyên gia: Tham vấn ý kiến chuyên gia sẽ được thực hiện thông qua tham vấn ý kiến chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu về lý luận (Các chuyên gia là nhà nghiên cứu có am hiểu sâu sắc về kế toán quản trị chi phí) để hình thành hệ thống lý luận về mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất và mô hình cụ thể cho ngành xi măng. - Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin. + Các thông tin, tài liệu thu thập được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 2 nhóm: lý luận, thực tiễn để hệ thống và triển khai viết nội dung lý luận và thực trạng của ngành. + Các thông tin, tài liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu là cơ sở để từ đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê đối với từng nội dung sau đó mô tả thực trạng hệ thống kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Số liệu thu thập được từ phiếu điều tra tác giả sẽ phân tích để từ đó khẳng định các nhân tố ảnh hưởng và sự phù hợp của mô hình lựa chọn đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Cách tiếp cận các nội dung nghiên cứu: Để có thể thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu theo quy trình công việc như sau: Tác giả nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chi phí, kế toán quản trị chi phí. Từ đó xây dựng khái quát mô hình kế toán quản trị chi phí nói chung cho các doanh nghiệp, đưa ra quan điểm về cấu trúc mô hình gồm các yếu tố cấu thành cụ thể. Sau đó, tác giả nghiên cứu và khảo sát thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng hiện nay. Những đặc trưng và các yếu tố quản lý nội bộ của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam là định hướng để tác giả lựa chọn mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Luận án dự kiến những đóng góp sau: Về mặt lý luận: Luận án đã trình bày về mô hình kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất đặt trong mối quan hệ với chức năng quản trị chi phí trong doanh nghiệp và nhu cầu thông tin về chi phí của các nhà quản trị. Luận án trình bày 3 dạng mô hình KTQT CP là mô hình tách biệt, mô hình kết hợp và mô hình hỗn hợp. Đồng thời đã nêu rõ mô hình kế toán quản trị chi phí về mặt lý thuyết được cấu thành từ các yếu tố: Mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí và công nghệ sản xuất thông tin về chi phí. Về mặt thực tiễn: Tác giả đã trình bày thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam với những nội dung KTQT CP đang được thực hiện, các phương pháp đang vận dụng; Các nhân tố ảnh hưởng như mô hình tổ chức bộ máy quản lý, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất xi măng. Từ đó, tác giả xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp với các DN SX xi măng Việt Nam. 5 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài bố cục khác theo quy định, luận án được kết cấu 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam Chương 3: Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Quan điểm và bản chất mô hình kế toán quản trị chi phí 1.1.1. Quan điểm về mô hình Từ khái niệm về mô hình theo từ điển Tiếng Việt, mô hình cấu trúc được vận dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu tổ chức sản xuất, kinh doanh. Theo quan điểm của tác giả, mô hình kế toán quản trị chi phí thuộc loại mô hình cấu trúc khái quát hóa các yếu tố cấu thành đồng bộ là công cụ kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể vận dụng 1.1.2. Bản chất của mô hình kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh(SXKD) Để luận giải bản chất của mô hình kế toán quản trị chi phí tác giả đi theo hướng tiếp cận từ : Chức năng quản trị chi phí trong doanh nghiệp từ đó xác định nhu cầu thông tin về chi phí của các nhà quản trị là cơ sở xây dựng quá trình kế toán quản trị chi phí. Mô hình kế toán quản trị chi phí thể hiện khái quát hai yếu tố cấu thành gồm sự phối hợp của bộ máy nhân sự thực hiện kế toán quản trị chi phí và nội dung, quy trình cùng các phương pháp, kỹ thuật KTQT chi phí vận dụng nhằm thực hiện mục tiêu cung cấp thông tin chi phí cho các cấp quản trị nội bộ đơn vị. Từ khái niệm đưa ra trên đây cho thấy mô hình kế toán quản trị chi phí gồm hai yếu tố cấu thành cơ bản là Mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí và công nghệ sản xuất thông tin về chi phí (các nội dung công việc, quy trình thực hiện, các phương pháp kỹ thuật kế toán quản trị chi phí). 1.2. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí 1.2.1. Yêu cầu xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí Mô hình kế toán quản trị chi phí xây dựng trong doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu như sau: - Cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của các cấp QT nội bộ - Cung cấp chính xác các thông tin theo yêu cầu quản lý của nhà quản trị. - Các thông tin kế toán quản trị cung cấp phải đảm bảo tính chi tiết. 6 1.2.2. Nguyên tắc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí Mô hình kế toán quản trị chi phí cần thực hiện theo các nguyên tắc: Nguyên tắc khách quan: Thông tin kế toán quản trị cung cấp phải phản ánh thực tế về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị. Nguyên tắc phù hợp: Thiết kế mô hình kế toán quản trị chi phí đặc biệt là bộ máy nhân sự thực hiện phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như trình độ quản lý của nhà quản trị. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp cần xem xét tính tiết kiệm trong quá trình tổ chức bộ máy nhân sự, tận dụng những điều kiện hiện có trong doanh nghiệp. Nguyên tắc phối hợp: Bộ phận đảm nhiệm kế toán quản trị chi phí và các bộ phận khác trong doanh nghiệp cần trao đổi thông tin thường xuyên để có thể cung cấp thông tin cho kế toán quản trị. 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến mô hình kế toán quản trị chi phí Môi trường pháp lý gồm hệ thống các văn bản pháp luật, quy định của Nhà nước cụ thể là Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn định hướng cho hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong là những nhân tố quyết định đến việc doanh nghiệp sẽ lựa chọn mô hình như: Nhân tố ngành nghề kinh doanh; Nhân tố bộ máy quản lý; Nhân tố quy trình công nghệ; Nhân tố trình độ và năng lực nhân sự; Nhân tố trình độ và năng lực nhân sự. 1.4. Mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Như đã khẳng định ở nội dung trước, bản chất của mô hình KTQT CP trên góc độ quản trị chi phí thực chất là các dạng thức tổ chức kế toán quản trị chi phí được cấu thành từ mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí và công nghệ sản xuất thông tin về chi phí. Sự phối hợp của 2 yếu tố này có thể được thực hiện qua 3 dạng thức cụ thể là: Mô hình kết hợp là mô hình mà hệ thống KTTC và hệ thống KTQT kết hợp với nhau trong cùng hệ thống kế toán của DN cả về bộ máy kế toán và công tác kế toán. Mô hình tách biệt là mô hình mà hệ thống KTTC và hệ thống KTQT tách biệt về bộ máy kế toán và công tác kế toán. Mô hình hỗn hợp là mô hình mà hệ thống kế toán vừa có phân hệ KTTC, vừa có phân hệ KTQT cả về bộ máy kế toán và công tác kế toán. 1.4.1. Mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí Các mô hình tổ chức bộ máy KTQTCP. *Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí dạng kết hợp: Đây là mô hình kết hợp hệ thống KTQT và hệ thống KTTC trong cùng một hệ bộ máy kế toán của đơn vị. Về mặt tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình này không phân chia thành bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị riêng biệt mà chỉ chia thành các bộ phận kế toán thực hiện từng phần hành công việc 7 kế toán theo nhiệm vụ được phân công. Mô hình này có ưu điểm là tiện lợi, dễ điều hành, gọn nhẹ. * Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí tách biệt. Mô hình tổ chức KTQT tách biệt với KTTC cả về bộ máy kế toán và công tác kế toán. Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp theo mô hình này sẽ gồm hai bộ phận chính là bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị. Hai bộ phận này có thể ở trong cùng một phòng và cũng có thể thành hai phòng chức năng. *Mô hình tổ chức bộ máy kế toán QTCP dạng hỗn hợp. Mô hình là sự kết hợp cách thức tổ chức của hai mô hình kết hợp và mô hình tách biệt. Với mô hình này thì một số bộ phận kế toán quản trị được tổ chức tách biệt với kế toán tài chính, trong khi một số bộ phận khác lại tổ chức kết hợp. 1.4.2.Công nghệ và phương pháp, phương tiện sản xuất thông tin về chi phí. Đây là yếu tố thứ hai của mô hình kế toán quản trị chi phí, là quy trình, nội dung kế toán quản trị chi phí, các phương pháp kế toán và kỹ thuật đặc thù của kế toán quản trị được vận dụng thực hiện mục tiêu kiểm soát chi phí và cung cấp thông tin chi phí cho quá trình ra quyết định tại doanh nghiệp. 1.4.2.1. Phân loại chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Cách phân loại này được sử dụng thường xuyên trong kế toán tài chính để tính giá thành sản phẩm nhưng với cách phân loại này kế toán có thể dễ dàng kiểm soát chi phí phát sinh ở các giai đoạn sản xuất khác nhau từ đó xác định chi phí theo từng điểm phát sinh để có thể gắn trách nhiệm của nhà quản lý trong đơn vị với từng địa điểm phát sinh. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí ( theo tính chất kinh tế): Căn cứ vào tính chất kinh tế của chi phí để phân loại, chi phí được chia thành các yếu tố chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Chi phí nhân công; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí khác bằng tiền Cách phân loại này cho phép doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí theo từng nguồn lực vật chất và phi vật chất tiêu dùng trong quá trình sản xuất và từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng từng nguồn lực để có quyết định điều chỉnh kịp thời. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động: Theo cách phân loại này, các chi phí phát sinh được chia thành: Định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp. Cách phân loại chi phí này dựa trên mối quan hệ của quy mô các loại chi phí phát sinh với biến động mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động là cơ sở để đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động SXKD trong doanh nghiệp. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng tập hợp chi phí: Cơ cấu c
Luận văn liên quan