Tóm tắt Luận án Xây dựng nội dung dạy ngoại khóa môn taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội

Tính cấp thiết: Taekwondo môn võ truyền thống của Triều Tiên, do tổ sư Choi-HongHi sáng lập. Nó được tổ chức tập luyện chính thức vào năm 1955. Tuy ra đời khá muộn so với các phái võ khác song tới nay Taekwondo đã phát triển mạnh trên toàn thế giới, được Ủy ban Olympic thế giới công nhận chính thức là môn thể thao võ thuật, được đưa vào thi đấu chính thức tại các thế vận hội. Hiện nay Việt Nam là một trong những thành viên tích cực tham gia tập luyện môn võ này và giành được thành tích thi đấu cao. Phong trào Taekwondo đã phát triển và lan rộng ra khắp hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, có đủ mọi tầng lớp xã hội tham gia nhất là đông đảo thanh thiếu niên. Từ nhiều năm nay, hình thức tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo ở các trường hoạt động dưới dạng câu lạc bộ đã tồn tại do sự phối hợp của nhà trường, Trung tâm TDTT các Quận Huyện của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, Hiệp hội Taekwondo Hà Nội. Tuy nhiên nội dung và chương trình giảng dạy chưa có và chưa thống nhất. Các Huấn luyện viên giảng dạy chủ yếu dựa vào nội dung thi lên cấp đai. Đây là nguyên nhân rất lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của hình thức tập luyện này. Đã có một số công trình nghiên cứu về võ thuật như: Nguyễn Thành Tuấn(1999), Trần Tuấn Hiếu (2004), Nguyễn Đương Bắc (2007). Vũ Xuân Thành (2012). Các đề tài trên đã nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực riêng lẻ qua tập luyện võ thuật. Nhưng chưa có đề tài nghiên cứu ứng dụng giảng dạy môn võ Taekwondo trong nhà trường. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: “Xây dựng nội dung dạy ngoại khóa môn Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Hà Nội” Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp, đánh giá thực trạng của công tác GDTC trong các trường THCS tại thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành lựa chọn và ứng dụng các nội dung giảng dạy môn võ Taekwondo vào giờ ngoại khóa để nâng cao thể lực cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh THCS thành phố Hà Nội.

docx33 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng nội dung dạy ngoại khóa môn taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH NGUYỄN NGỌC KHÔI XÂY DỰNG NỘI DUNG DẠY NGOẠI KHÓA MÔN TAEKWONDO NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH – 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Tuấn Hiếu 2. TS. Phan Hồng Minh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Vào hồi........ giờ ........ ngày ....... tháng........ năm 20.. Có thể tìm luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Taekwondo môn võ truyền thống của Triều Tiên, do tổ sư Choi-HongHi sáng lập. Nó được tổ chức tập luyện chính thức vào năm 1955. Tuy ra đời khá muộn so với các phái võ khác song tới nay Taekwondo đã phát triển mạnh trên toàn thế giới, được Ủy ban Olympic thế giới công nhận chính thức là môn thể thao võ thuật, được đưa vào thi đấu chính thức tại các thế vận hội. Hiện nay Việt Nam là một trong những thành viên tích cực tham gia tập luyện môn võ này và giành được thành tích thi đấu cao. Phong trào Taekwondo đã phát triển và lan rộng ra khắp hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, có đủ mọi tầng lớp xã hội tham gia nhất là đông đảo thanh thiếu niên. Từ nhiều năm nay, hình thức tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo ở các trường hoạt động dưới dạng câu lạc bộ đã tồn tại do sự phối hợp của nhà trường, Trung tâm TDTT các Quận Huyện của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, Hiệp hội Taekwondo Hà Nội. Tuy nhiên nội dung và chương trình giảng dạy chưa có và chưa thống nhất. Các Huấn luyện viên giảng dạy chủ yếu dựa vào nội dung thi lên cấp đai. Đây là nguyên nhân rất lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của hình thức tập luyện này. Đã có một số công trình nghiên cứu về võ thuật như: Nguyễn Thành Tuấn(1999), Trần Tuấn Hiếu (2004), Nguyễn Đương Bắc (2007). Vũ Xuân Thành (2012)... Các đề tài trên đã nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực riêng lẻ qua tập luyện võ thuật. Nhưng chưa có đề tài nghiên cứu ứng dụng giảng dạy môn võ Taekwondo trong nhà trường. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: “Xây dựng nội dung dạy ngoại khóa môn Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Hà Nội” Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp, đánh giá thực trạng của công tác GDTC trong các trường THCS tại thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành lựa chọn và ứng dụng các nội dung giảng dạy môn võ Taekwondo vào giờ ngoại khóa để nâng cao thể lực cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh THCS thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC và thực trạng hoạt động ngoại khóa của các câu lạc bộ võ Taekwondo cho học sinh các trường THCS thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu xây dựng nội dung dạy ngoại khoá môn Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh THCS thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các nội dung dạy ngoại khóa môn Taekwondo đối với sự phát triển thể chất của học sinh THCS thành phố Hà Nội. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án lựa chọn được 11 chỉ tiêu và test đủ tiêu chuẩn trong đánh giá thể chất cho học sinh THCS thành phố Hà Nội, bao gồm: Đánh giá hình thái cơ thể (2 chỉ tiêu), Đánh giá chức năng sinh lý (2 chỉ tiêu), Đánh giá chức năng tâm lý (3 test) và Đánh giá trình độ thể lực (4 test), trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng thể chất của học sinh THCS thành phố Hà Nội từ đó đánh giá được nội dung dạy ngoại khoá môn Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh THCS thành phố Hà Nội. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng nội dung dạy ngoại khoá môn Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh THCS thành phố Hà Nội, luận án đã lựa chọn được 8 nội dung giảng dạy ngoại khóa cho học sinh THCS thành phố Hà Nội tương ứng 4 năm học. Cụ thể đã xác định nội dung và định lượng cụ thể theo 11 chương trình giảng dạy tương ứng với 11 cấp đai, tương ứng với 11 chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh THCS thành phố Hà Nội. Đồng thời luận án tiến hành ứng dụng nội dung và hình thức giảng dạy ngoại khóa môn Taekwondo đã xây dựng trong giảng dạy ngoại khóa môn Taekwondo cho học sinh THCS thành phố Hà Nội. Kết quả, chương trình đã xây dựng của luận án đã có hiệu quả cao trong việc phát triển thể chất cho học sinh THCS thành phố Hà Nội. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 150 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu (05 trang); Chương 1 - Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (42 trang); Chương 2 - Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (13 trang); Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận (88 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang). Luận án sử dụng 133 tài liệu, trong đó có 125 tài liệu bằng tiếng Việt, 05 tài liệu bằng tiếng Anh, 03 tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, ngoài ra còn có 42 bảng số liệu, 02 sơ đồ, 11 biểu đồ và 10 phụ lục. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương 1 của luận án trình bày về các ván đề cụ thể sau: 1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan Trình bày các khái niệm: Giáo dục thể chất; Thể thao ngoại khóa; Giáo dưỡng thể chất; Thể chất; Phát triển thể chất và tố chất thể lực. Đây là những khái niệm liên quan trực tiếp tới quá trình nghiên cứu luận án. 1.2. Đặc điểm Công tác Giáo dục thể chất trong các trường Trung học cơ sở Phần viết trình bày những vấn đề liên quan tới: Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể chất trong trường học các cấp; Đặc điểm Giáo dục thể chất nội khóa trong các trường trung học cơ sở và Đặc điểm hoạt động thể thao ngoại khóa trong các trường trung học cơ sở. 1.3. Những yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của học sinh Trung học cở sở thành phố Hà Nội Khái quát về những yếu ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của học sinh THCS thành phố Hà Nội bao gồm yếu tố tự nhiên (nước, ánh sáng, không khí, địa hình tự nhiên...) và các yếu tố xã hội (điều kiện sống và sinh hoạt; Hoạt động vận động). 1.4. Đặc điểm môn võ Taekwondo Trình bày các đặt điểm cơ bản về môn võ Taekwondo liên quan tới lịch sử môn võ, hệ thống kỹ thuật, chiến thuật của môn võ. 1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa học sinh Trung học cơ sở trong tập luyện Taekwondo Phần viết trình bày về đặc điểm giải phẫu (hình thái, đặc điểm cơ – xương, đặc điểm phát triển các tố chất vận động); Đặc điểm sinh lý (Hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, quá trình trao đổi chất, đặc điểm giới tính) và đặc điểm tâm lý của học sinh (đặc điểm phát triển quá trình nhận thức, đặc điểm phát triển nhân cách, hoạt động giao tiếp). 1.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan Phần viết trình bày các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới giáo dục thể chất và thể thao trường học, các công trình nghiên cứu về môn Taekwondo. Các vấn đề cụ thể được trình bày từ trang 6 tới trang 47 của luận án. Quá trình nghiên cứu chương 1 của luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện các kiến thức lý luận về các vấn đề liên quan tới GDTC và hoạt động thể thao ngoại khóa, các kiến thức chuyên môn về xây dựng nội dung giảng dạy ngoại khóa nói chung và xây dựng nội dung giảng dạy ngoại khóa môn Taekwondo cho học sinh THCS thành phố Hà Nội nói riêng. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 8 phương pháp khoa học thường quy trong nghiên cứu khoa học TDTT gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp kiểm tra y học; Phương pháp kiểm tra thần kinh tâm lý, Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán học thống kê. 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Là nội dung dạy ngoại khóa môn Taekwondo nhằm phát triển thể chất cho học sinh THCS thành phố Hà Nội. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng quan trắc: Đối tượng các trường điều tra thực trạng: Gồm 40 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội (danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 1). Đối tượng điều tra thực trạng hoạt động ngoại khóa môn Taekwondo: 20 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối tượng đánh giá thực trạng: 1600 học sinh THCS thuộc 10 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng học sinh đai trắng (bắt đầu nhập học thời điểm tháng 6/2013) và được theo dõi dọc trong 1 năm học. Thời điểm bắt đầu thực nghiệm có tổng số 490 học sinh (trong đó có 281 nam và 209 nữ) thuộc các câu lạc bộ Taekwondo trong 8 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội Phạm vi không gian nghiên cứu: Trường đại học TDTT Bắc Ninh, 40 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Được nghiên cứu từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 11 năm 2015 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục dục thể chất và thực trạng hoạt động ngoại khóa của các câu lạc bộ võ Taekwondo cho học sinh các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội 3.1.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội 3.1.1.1. Nghiên cứu thực trạng nội dung chương trình Giáo dục thể chất đang được áp dụng ở trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội Tiến hành đánh giá thực trạng nội dung chương trình GDTC đang được áp dụng ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội trên cơ sở khảo sát và phỏng vấn trực tiếp giáo viên thể dục của 40 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể phân bổ chương trình môn học thể dục nội khóa cho học sinh THCS thành phố Hà Nội được trình bày tại bảng 3.1.được trình bày cụ thể trong luận án. Qua bảng 3.1 cho thấy: Chương trình môn học nội khóa được phân bổ với 70 tiết/năm với từ 8 đến 9 nội dung bao gồm cả lý thuyết và môn thể thao tự chọn và được áp dụng bắt đầu từ năm 2009-2010. Trong đó, nội dung chính khóa đã được quy định rõ ràng cho từng khối học và nội dung tự chọn được tiến hành theo hướng dẫn: Ngoài 4 môn được biên soạn trong chương trình và sách giáo viên, có thể lựa chọn môn thể thao khác theo sự chỉ đạo của Sở GDĐT, nhằm phát triển các môn Thể thao thế mạnh ở địa phương và phù hợp với điều kiện của nhà trường trên nguyên tắc: Sở GDĐT tổ chức biên soạn chương trình (xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá và biên soạn chi tiết) bảo đảm thời lượng, nội dung vừa sức học sinh, tổ chức thẩm định và phê duyệt chương trình trước khi đưa vào giảng dạy. Để đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình GDTC trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi (phụ lục 2) tới các giáo viên thể dục, cán bộ quản lý của 40 trường lựa chọn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả được trình bày tại bảng 3.2. Bảng 3.2. Thực trạng thực hiện chương trình giảng dạy môn Giáo dục thể chất nội khóa tại các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=40) Các vùng miền Kết quả mi % Số trường thực hiện đầy đủ các nội dung GDTC của Bộ GD&ĐT quy định 40 100.00 Số trường chưa thực hiện đầy đủ các nội dung GDTC của Bộ GD&ĐT quy định 0 0.00 Qua bảng 3.2 cho thấy: 100% số trường được phỏng vấn đã thực hiện đầy đủ chương trình giảng dạy môn học GDTC nội khóa theo quy định của Bộ GD&ĐT. Con số này cũng tương đồng so với báo cáo tổng kết công tác GDTC và TDTT trường học của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm học 2013-2014. 3.1.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất dành cho Giáo dục thể chất của trường Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê thực trạng cơ sở vật chất của 40 trường THCS trên địa bàn thành phố thuộc nội thành Hà Nội, ngoại thành Hà Nội, khu vực Hà Nội mới và các trường thuộc khu vực miền núi. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.3. Bảng 3.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy Thể dục tại các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=40) TT Nội dung Kết quả thống kê Mức độ đáp ứng nhu cầu học tập mi % Đáp ứng tốt Chưa tốt mi % mi % 1 Sân tập 40 100.00 21 52.50 19 47.50 2 Nhà tập 23 57.50 22 55.00 1 2.50 3 Hố nhảy (hoặc thảm) (nhảy cao và nhảy xa) 40 100.00 25 62.50 15 37.50 4 Sân đá cầu 31 77.50 22 55.00 9 22.50 5 Bể bơi 1 2.50 0 0.00 1 2.50 6 Sân bóng đá 25 62.50 15 37.50 10 25.00 7 Bàn bóng bàn 16 40.00 11 27.50 5 12.50 8 Sân Cầu lông 28 70.00 14 35.00 14 35.00 9 Sân Bóng chuyền 14 35.00 12 30.00 2 5.00 10 Sân Bóng rổ 15 37.50 10 25.00 5 12.50 11 Các loại sân tập khác 18 45.00 12 30.00 6 15.00 Qua bảng 3.3 cho thấy: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn thể dục tại các trường THCS còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ưng được nhu cầu dạy và học môn Thể dục tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.1.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục tại các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội Tiến hành đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua tổng hợp các báo cáo công tác giáo dục hàng năm của phòng Giáo dục các huyện, qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp với các giáo viên thể dục tại các trường THCS trên địa bàn thành phố chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên tại 40 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.4. Bảng 3.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên Thể dục tại các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=40 trường) Nội dung Kết quả mi % Số trường đủ giáo viên Thể dục theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo 37 92.50 Số trường có sử dụng giáo viên kiêm nhiệm 4 10.00 Số trường chưa có giáo viên Thể dục chuyên trách 1 2.50 Qua bảng 3.4 cho thấy: Về số lượng giáo viên, có tới 92.50% tổng số trường được phỏng vấn đã có đủ giáo viên Thể dục theo quy định của Bộ GD-ĐT (ở đây tính cả số lượng giáo viên chuyên trách và giáo viên kiêm nhiệm). Còn 10% số trường được khảo sát có sử dụng giáo viên kiêm nhiệm trong giảng dạy môn học Thể dục cho học sinh và có 1 trường, chiếm 2.50% số trường được phỏng vấn chưa có giáo viên Thể dục chuyên trách. Như vậy, bổ sung thêm số lượng giáo viên thể dục tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề cần thiết. Thống kê về chất lượng đội ngũ giáo viên thể dục tại các trường THCS thành phố Hà Nội trên cơ sở khảo sát trình độ của 126 giáo viên Thể dục tại 40 trường THCS trên địa bàn thành phố. Kết quả được trình bày tại bảng 3.5. được trình bày cụ thể trong luận án. Kết quả cho thấy: Lực lượng giáo viên còn thiếu cả về số lượng, yếu về chất lượng, đồng thời, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên, chuẩn hóa trình độ giáo viên cũng như cập nhật các kiến thức mới cho giáo viên còn ít. Chính vì vậy, chuẩn hóa giáo viên và thực hiện tốt công tác bồi dưỡng lại sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.1.1.4. Nghiên cứu thực trạng công tác Thể dục thể thao ngoại khóa của học sinh Trung học cơ sở thành phố Hà Nội Đánh giá thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh THCS thành phố Hà Nội thông qua khảo sát 40 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội về các môn thể thao được học sinh lựa chọn tập luyện ngoại khóa. Kết quả được trình bày tại bảng 3.6. (cụ thể trong luận án) và biểu đồ 3.1. % Biểu đồ 3.1. Thực trạng tập luyện thể thao ngoại khóa của học sinh các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Các môn thể thao được tổ chức nhiều nhất ở các trường THCS tại thành phố Hà Nội là Đá cầu, Bóng đá và Cầu lông. Đây là những môn thể thao đơn giản, phù hợp với học sinh và được đông đảo học sinh yêu thích tập luyện. Môn thể thao được tổ chức tập luyện ít nhất tại các trường là Bơi lội, sau đó tới nhóm môn Bóng chuyền, Thể dục, Bóng bàn... Ngoài việc nghiên cứu nội dung tổ chức tập luyện thể thao ngoại khóa, nghiên cứu về hình thức tổ chức tập luyện thể thao ngoại khóa cũng là vấn đề được luận án quan tâm. Để làm được điều này, chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa thông qua khảo sát 40 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả được trình bày tại bảng 3.7. (cụ thể trong luận án). Qua bảng 3.7 cho thấy, tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay thường tổ chức 5 hình thức tập luyện TDTT gồm: Thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, hình thức đội tuyển, hình thức tập luyện theo nhóm, lớp và hình thức tập luyện theo các câu lạc bộ thể thao, ngoài ra 100% số trường đều có học sinh tập luyện thể thao ngoại khóa theo hình thức tự tập luyện, tuy nhiên, đây không phải là hình thức tổ chức tập luyện thể thao ngoại khóa của nhà trường nên chúng tôi không tiến hành thống kê trong luận án. Bên cạnh việc đánh giá về nội dung và hình thức tập luyện thể thao ngoại khóa của các trường THCS thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành đánh giá nhận thức về tập luyện thể thao ngoại khóa của học sinh THCS thành phố Hà Nội thông qua phỏng vấn 1236 học sinh thuộc 40 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội (một người có thể lựa chọn nhiều tác dụng của thể thao ngoại khóa khi trả lời câu hỏi). Kết quả được trình bày tại bảng 3.8. (cụ thể trong luận án) và biểu đồ 3.2. % Biểu đồ 3.2. Thực trạng nhận thức của học sinh các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội về vấn đề tập luyện thể thao ngoại khóa Qua biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ học sinh có nhận thức tích cực với hoạt động thể thao ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội cao hơn rất nhiều so với học sinh có nhận thức tiêu cực. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh học sinh có nhận thức tiêu cực vẫn còn. Chính vì vậy, có biện pháp tác động nhằm cải biến nhận thức cho học sinh nhóm đối tượng này là vấn đề cần thiết góp phần nâng cao chất lượng GDTC tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.1.1.5. Nhu cầu tập luyện thể thao ngoại khóa của học sinh Trung học cơ sở thành phố Hà Nội Tiến hành khảo sát nhu cầu tập luyện thể thao ngoại khóa của học sinh THCS thành phố Hà Nội thông qua phỏng vấn 1236 học sinh thuộc 40 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng phiếu hỏi. Kết quả được trình bày tại bảng 3.9. (cụ thể trong luận án) Kết quả cho thấy: Nhu cầu về tâp luyện thể thao ngoại khóa của học sinh THCS thành phố Hà Nội rất đa dạng cả về nội dung, hình thức cũng như hình thức tổ chức tập luyện. 3.1.1.6. Thực trạng các câu lạc bộ ngoại khóa giảng dạy môn Taekwondo cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Hà Nội Đánh giá thực trạng các câu lạc bộ ngoại khóa giảng dạy môn Taekwondo cho học sinh THCS thành phố Hà Nội thông qua điều tra 20 trường THCS có CLB ngoại khóa môn Taekwondo trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng phiếu hỏi. Kết quả cho thấy: Các câu lạc bộ Taekwondo tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện thường được tổ chức theo hình thức câu lạc bộ có thu phí, chương trình tập luyện được tiến hành theo chương trình do các HLV tại các câu lạc bộ tự xây dựng và có tổ chức thi nâng cấp đai định kỳ 3 tháng/ lần; hình thức tổ chức chủ yếu là có giáo viên hướng dẫn và thường tổ chức tập luyện từ 3-4 buổi/tuần (phổ biến là 3 buổi/tuần, mỗi buổi từ 1 tiếng rưỡi tới 2 tiếng). Như vậy, qua phân tích thực tế các CLB Taekwondo trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy việc xây dựng chương trình tập luyện khoa học, thống nhất giúp nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo là việc là cần thiết và cấp thiết. Cụ thể nội dung giảng dạy môn võ Taekwondo tại các trường THCS thành phố Hà Nội được trình bày tại bảng 3.11. Bảng 3.11. Thực trạng nội dung giảng dạy môn võ Taekwondo tại các trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội (n=20) TT Nội dung Mức độ sử dụng (CLB) Hình thức sử dụng mi % 1 Lý thuyết 16 80.00 Kết hợp trong giờ tập 2 Giáo dục đạo đức 20 100.00 Kết hợp trong giờ tập 3 Kỹ thuật 20 100.00 Có giờ tập kỹ thuật riêng Tập kết hợp với các nội dung khác 4 Chiến thuật 20 100.00 Có giờ tập kỹ thuật riêng
Luận văn liên quan