Tóm tắt Luận văn Ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin đến chi phí vốn sở hữu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là kênh huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã làm tăng tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán. Điều này cho phép các công ty có thể huy động được nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư ra bên ngoài, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng cơ hội kinh doanh. Thị trường chứng khoán hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song ở thị trường mới nổi như Việt Nam hiện nay, thông tin truyền tải tới nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau đã làm ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư do các tác động tiêu cực của thị trường mang lại và đảm bảo cho thị trường vốn hoạt động hiệu quả, các công ty đã tăng cường công bố thông tin (CBTT) ra bên ngoài nhằm giảm thiểu tình trạng thông tin bất đối xứng, qua đó tác động tích cực đến giá cổ phiếu và làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, không nên CBTT nhiều bởi CBTT sẽ làm giảm vị thế cạnh tranh, thậm chí có thể làm tăng chi phí vốn chủ sở hữu. Và đây là một vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi đối với nhà quản lý cũng như nhà đầu tư trên thị trường vốn trong thời gian vừa qua. Mặt khác, hiện nay tác giả chưa thấy nghiên cứu nào ở Việt Nam quan tâm đến mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và mức độ CBTT. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn để nghiên cứu là: “Ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin đến chi phí vốn sở hữu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN THÙY DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẾN CHI PHÍ VỐN SỞ HỮU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60.34.03.01 Đà Nẵng – Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG Phản biện 1: TS. Nguyễn Hữu Cường Phản biện 2: PGS.TS. Võ Văn Nhị Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là kênh huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã làm tăng tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán. Điều này cho phép các công ty có thể huy động được nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư ra bên ngoài, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng cơ hội kinh doanh. Thị trường chứng khoán hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song ở thị trường mới nổi như Việt Nam hiện nay, thông tin truyền tải tới nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau đã làm ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư do các tác động tiêu cực của thị trường mang lại và đảm bảo cho thị trường vốn hoạt động hiệu quả, các công ty đã tăng cường công bố thông tin (CBTT) ra bên ngoài nhằm giảm thiểu tình trạng thông tin bất đối xứng, qua đó tác động tích cực đến giá cổ phiếu và làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, không nên CBTT nhiều bởi CBTT sẽ làm giảm vị thế cạnh tranh, thậm chí có thể làm tăng chi phí vốn chủ sở hữu. Và đây là một vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi đối với nhà quản lý cũng như nhà đầu tư trên thị trường vốn trong thời gian vừa qua. Mặt khác, hiện nay tác giả chưa thấy nghiên cứu nào ở Việt Nam quan tâm đến mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và mức độ CBTT. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn để nghiên cứu là: “Ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận văn là tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ CBTT đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Trên cơ sở đó đưa ra một số hàm ý chính sách CBTT tối ưu để đạt được lợi ích từ chi phí vốn chủ sở hữu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ CBTT đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên HOSE. Cụ thể là: CBTT tự nguyện trên báo cáo thường niên và chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên HOSE. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE trong vòng 5 năm (12/2012-12/2016). 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu các dữ liệu qua thời gian kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, thu thập số liệu, vận dụng mô hình đã nghiên cứu để kiểm chứng số liệu, phân tích kết quả và đưa ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của CBTT đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên HOSE. 5. Bố cục đề tài Luận văn gồm có ba chương, cụ thể là: Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí vốn chủ sở hữu, mức độ công bố thông tin và ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và Hàm ý chính sách 6. Tổng quan về nghiên cứu Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ CBTT đến chi phí vốn chủ sở hữu. Một trong những nghiên cứu đầu 3 tiên về mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và CBTT được thực hiện bởi Botosan (1997). Botosan đã tiến hành phân tích dữ liệu năm 1990 của 122 công ty Mỹ hoạt động trong ngành sản xuất máy móc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công bố báo cáo năm có mối quan hệ ngược chiều đến chi phí vốn chủ sở hữu đối với những công ty có chuyên gia phân tích kém nhưng không tìm thấy mối quan hệ giữa các biến này với công ty có chuyên gia phân tích tốt. Hơn nữa, trong một nghiên cứu mở rộng của Botosan và Plumlee (2002) với 3618 quan sát của 668 công ty trong giai đoạn 1985-1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, công bố báo cáo năm sẽ làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu, tuy nhiên chi phí vốn chủ sở hữu lại tăng lên khi công bố báo cáo quý. Richardson và Welker (2001) đã tiến hành phân tích dữ liệu từ 124 công ty niêm yết tại Canada trong giai đoạn 1990 đến 1992, kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Botosan (1997). Bên cạnh đó, Hail (2002) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa chi phí vốn chủ sở hữu và CBTT tự nguyện khi kiểm tra một mẫu của 73 công ty niêm yết tại Thụy Sỹ trong năm 1997, kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Botosan (1997). Cũng liên quan đến thị trường Thụy Sỹ, Petrova và cộng sự (2012) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và mức độ CBTT tự nguyện trên 121 công ty phi tài chính niêm yết trong năm 2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ CBTT tự nguyện càng cao thì chi phí vốn chủ sở hữu càng thấp và việc lựa chọn chính sách kế toán không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và mức độ CBTT tự nguyện. Một khía cạnh khác, Cheng và cộng sự (2006) đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và CBTT tài chính trên 348 công ty trong giai đoạn 2001 đến 2002. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra một biến mới là quyền cổ đông. Để đo 4 lường chi phí vốn chủ sở hữu, các tác giả đã sử dụng mô hình tăng trưởng thu nhập theo giá (PEG). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các công ty có quyền cổ đông và mức độ minh bạch thông tin tài chính càng cao thì chi phí vốn chủ sở hữu càng thấp. Bên cạnh đó, Barth và cộng sự (2011) đã thực hiện một nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và minh bạch thu nhập. Kết quả cho thấy sự minh bạch thu nhập càng cao thì chi phí vốn chủ sở hữu càng thấp. Qua tổng quan các nghiên cứu được thực hiện trên thế giới liên quan đến luận văn, có thể thấy rằng, mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và mức độ CBTT là một trong những đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Tại Việt Nam, đề tài này vẫn chưa được đi sâu vào nghiên cứu. Hầu như các nghiên cứu này thường mang tính chất riêng lẻ và chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về chi phí vốn hoặc nghiên cứu về CBTT. Cho đến nay, tác giả chưa thấy nghiên cứu chứng thực nào ở Việt Nam công bố kết quả về mối quan hệ giữa chi phí vốn và CBTT. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sẽ thực hiện phân tích hồi quy để làm rõ mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và CBTT tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên HOSE. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách CBTT tự nguyện tối ưu để đạt được lợi ích từ chi phí vốn chủ sở hữu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ VỐN CHỦ SỞ HỮU, MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẾN CHI PHÍ VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN 1.1.1. Chi phí vốn chủ sở hữu a. Khái niệm về chi phí vốn chủ sở hữu Vốn là một trong những nhân tố cần thiết của quá trình sản xuất kinh doanh. Cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn, công ty cần phải bỏ ra một chi phí nhất định. Có thể hiểu, chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Mỗi một hình thức sử dụng vốn thì có một chi phí vốn khác nhau. Theo cách phân loại phổ biến nhất, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu được huy động bằng cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, vốn góp cổ đông và lợi nhuận giữ lại. Chi phí vốn chủ sở hữu được định nghĩa là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà các nhà đầu tư kỳ vọng khi đầu tư vào một công ty (Botosan (2006), Gitman (2009)). Lúc đó nhà đầu tư sẽ yêu cầu một mức sinh lợi tương xứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng gặp phải khi đầu tư. Trong khi đó, dưới góc độ của doanh nghiệp, chi phí vốn chủ sở hữu là tỷ suất sinh lợi phải đạt được khi doanh nghiệp sử dụng một nguồn vốn chủ sở hữu và đảm bảo rằng tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phiếu không bị sụt giảm. Có thể thấy, chi phí vốn chủ sở hữu là một chỉ số tài chính quan trọng đối với những người hoạt động thị trường chứng khoán, đặc biệt là đối với nhà quản lý và nhà đầu tư. Do đó, việc xác định chi phí vốn chủ sở hữu sẽ làm cơ sở nền tảng cho các nhà quản lý trong việc lựa chọn dự án đầu tư nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp. 6 b. Các loại chi phí vốn chủ sở hữu b.1. Chi phí vốn cổ phần thường  Chi phí vốn lợi nhuận giữ lại Lợi nhuận sau thuế của công ty thuộc về người nắm giữ cổ phiếu thường. Chi phí của lợi nhuận giữ lại được đo lường bằng chi phí cơ hội, tức là nếu những lợi nhuận này được chia thì cổ đông có thể đầu tư và thu lợi nhuận từ bên ngoài doanh nghiệp.  Chi phí vốn cổ phần thường mới Chi phí vốn cổ phần thường mới là mức tỷ suất lợi nhuận tối thiểu cần phải đạt được về sự đầu tư mới được tài trợ bằng cổ phiếu thường mới để giữ cho thu nhập của các cổ đông cũ không bị giảm sút. b.2. Chi phí vốn cổ phiếu ưu đãi Chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi được nhận tiền lãi cố định hàng năm theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá. Nhưng tiền lãi phải trả cho cổ phiếu ưu đãi không được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Và người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền tham gia phân phối lợi nhuận cao, do đó không được hưởng tỷ suất tăng trưởng của lợi nhuận. b.3. Chi phí vốn cận biên Trong kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tối giảm chi phí, do đó các công ty sẽ lựa chọn nguồn vốn có chi phí thấp nhất đến nguồn vốn có chi phí cao hơn. Khi doanh nghiệp cố gắng huy động thêm những đồng vốn mới thì chi phí sử dụng của mỗi đồng vốn tại một thời điểm nào đó sẽ tăng lên. Vì vậy, chi phí cận biên về sử dụng vốn là chi phí cho một đồng vốn tăng thêm khi vượt qua một mức vốn nào đó. Chi phí vốn cận biên sẽ tăng lên khi càng nhiều vốn được huy động trong một giai đoạn nào đó. 7 c. Phương pháp đo lường chi phí vốn chủ sở hữu Để đo lường chi phí vốn, nghiên cứu này xem xét ba mô hình sau: (1) Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) (2) Mô hình Fama-French ba nhân tố (3) Mô hình tăng trưởng thu nhập theo giá (PEG) 1.1.2. Công bố thông tin và mức độ công bố thông tin a. Khái niệm về công bố thông tin Trong luận văn này, CBTT được nghiên cứu là thông tin tự nguyện. Có nhiều định nghĩa khác nhau về CBTT tự nguyện. Theo Meek và cộng sự (1995) CBTT tự nguyện là công bố những thông tin vượt quá các quy định bắt buộc, những thông tin này được lựa chọn tự do từ nhà quản lý công ty nhằm cung cấp các thông tin về kế toán và các thông tin khác có liên quan đến nhu cầu của người sử dụng. CBTT tự nguyện giúp công ty đạt được mục tiêu huy động vốn với chi phí thấp (Choi,1973). Sự cạnh tranh về vốn sẽ khiến cho các công ty tăng lượng CBTT tự nguyện ra bên ngoài nhằm cung cấp tín hiệu tích cực cho nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng, do đó sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu hơn. b. Mức độ công bố thông tin Sau khi lựa chọn được các mục thông tin cần được thiết lập, tiến hành đối chiếu với báo cáo thường niên thu thập được. Các mục thông tin được trình bày thì sẽ được cho điểm và ngược lại. Có hai cách để cho điểm đối với chỉ mục thông tin, như sau: - Đo lường không có trọng số - Đo lường có trọng số 1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN 1.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) Lý thuyết đại diện định nghĩa mối quan hệ đại diện như một hợp đồng, theo đó một hay nhiều người quan trọng cam kết với người đại 8 diện để thực hiện một vài dịch vụ nhân danh họ (Jensen & Meckling, 1976). Lý thuyết đại diện giả định rằng cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. 1.2.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) Spence (1973) đã đưa ra lý thuyết tín hiệu với giả định rằng tồn tại thông tin bất đối xứng và một trạng thái cân bằng trong đó đối tượng có lợi thế về thông tin tốt hơn nên cung cấp một số tín hiệu cho các đối tượng khác. Các công ty có kết quả hoạt động tốt thường sử dụng thông tin tài chính như là một công cụ truyền tín hiệu đến thị trường (Ross, 1977). 1.2.3. Lý thuyết thông tin bất đối xứng (Asymmetric information theory) Thông tin bất đối xứng xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng (Kyle, 1985) hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty (Kim và Verrecchia, 1994 và 1997). Tình trạng thông tin bất đối xứng tạo ra những rủi ro tiềm ẩn, gây ra hiện tượng cung cầu ảo trên thị trường chứng khoán, khiến nhà đầu tư không thể nhận biết được cổ phiếu của công ty hoạt động tốt với cổ phiếu của công ty hoạt động kém và đưa ra các quyết định chính xác. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng thông tin bất đối xứng, các công ty đã tích cực CBTT giúp nhà đầu tư biết đến uy tín, danh tiếng cũng như tiềm năng của công ty, từ đó làm tăng giá trị cổ phiếu và giảm chi phí vốn chủ sở hữu. 1.2.4. Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Costs Theory) Nội dung của lý thuyết này nhấn mạnh đến các lợi ích mà nhà quản lý nhận được và chi phí cho việc công bố thông tin ra bên ngoài. Việc CBTT nhiều hơn đến các nhà đầu tư có thể làm ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường chứng khoán. Darough (1993) cho rằng, các công ty có thể chấp nhận chi phí vốn cao hơn để hạn chế CBTT nhằm tránh làm giảm vị thế cạnh tranh. 9 1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẾN CHI PHÍ VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.3.1. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu Esmaeelzadeh và cộng sự (2012) đã thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu dựa trên 90 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tehran. Các nhân tố được xác định ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu trong nghiên cứu này là: mức độ CBTT, tỷ lệ nợ, lĩnh vực hoạt động và quy mô công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô công ty và lĩnh vực hoạt động là những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu. Một nghiên cứu khác của Gebhardt và cộng sự (2002) đã chỉ ra rằng, tỷ lệ giá trị ghi sổ/giá thị trường (B/M) là biến quan trọng nhất giải thích chi phí vốn chủ sở hữu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô công ty và phần bù rủi ro. 1.3.2. Đo lường chi phí vốn chủ sở hữu và mức độ công bố thông tin trong các nghiên cứu liên quan Với mỗi cách tiếp cận trong mỗi nghiên cứu thực chứng về mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và mức độ CBTT thì sẽ có một phương pháp đo lường chi phí vốn chủ sở hữu và mức độ CBTT khác nhau. Botosan (1997) đã sử dụng mô hình đánh giá dựa trên cơ sở kế toán (Accounting Base Assessment Model - EBO) để đo lường chi phí vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, tác giả xây dựng danh mục CBTT với năm thành phần là: thông tin cơ bản, tóm tắt về kết quả hoạt động trong 5 năm hoặc 10 năm qua, thông tin phi tài chính chính, thông tin dự báo, phân tích và bàn luận về quản lý. Các chỉ mục CBTT sẽ được cho điểm tùy theo nội dung, cụ thể là: 1 điểm đối với chỉ mục thông tin công bố về thông tin giới thiệu công ty, 2 điểm đối với chỉ mục thông tin công bố về số liệu thống kê và các tỷ số tài chính và 3 điểm đối với chỉ mục thông tin công bố về thông tin dự 10 báo. Mỗi thành phần CBTT tương ứng với 20% trong tổng số điểm CBTT. Trong nghiên cứu này, mức độ CBTT của mỗi thành phần được xác định bằng cách lấy tổng điểm các chỉ mục thông tin thành phần chia cho số điểm tối đa đạt được cho thành phần đó, rồi nhân với 20%. Còn mức độ CBTT của mỗi công ty được xác định bằng tổng điểm các chỉ mục của năm thành phần CBTT. 1.3.3. Ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu Trước đây, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực chứng về mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và CBTT nhưng kết quả nghiên cứu vẫn chưa thống nhất. Thông thường, CBTT càng nhiều thì chi phí vốn chủ sở hữu càng thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu của Botosan và Plumlee (2002) lại có kết quả trái ngược với kỳ vọng. Trong nghiên cứu của họ có ba loại thông tin được công bố là: báo cáo năm, báo cáo quý và báo cáo hoạt động quan hệ đầu tư. Botosan và Plumlee (2002) cho rằng việc công bố các báo cáo năm sẽ làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu, nhưng chi phí vốn chủ sở hữu lại tăng khi CBTT kịp thời (báo cáo quý và báo cáo hoạt động quan hệ đầu tư). Các tác giả cũng không tìm thấy được mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và mức độ CBTT về hoạt động quan hệ đầu tư. Có thể được giải thích rằng, công bố thường xuyên hơn sẽ làm biến động tâm lý của các nhà đầu tư trong ngắn hạn dẫn đến việc đánh giá thấp giá trị cổ phiếu và làm tăng chi phí vốn chủ sở hữu. Mặt dù, kết quả nghiên cứu của Botosan và Plumlee (2002) trái ngược với lý thuyết, tuy nhiên kết quả này vẫn được nhiều sự đồng thuận từ phía nhà quản lý. Ngược lại, trong nghiên cứu của Geitzmann và Ireland (2005) lập luận rằng CBTT càng nhiều chi phí vốn chủ sở hữu càng thấp. Và các tác giả chỉ ra rằng, vấn đề về đo lường chỉ số CBTT trong nghiên cứu của Botosan và Plumlee (2002) đã dẫn đến chi phí vốn chủ sở hữu tăng lên khi CBTT kịp thời. 11 1.4. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU Trong luận văn này, CBTT mà tác giả hướng đến đó là thông tin tự nguyện được công bố trong các báo cáo thường niên trên website của công ty. Bên cạnh đó, tác giả sẽ chọn mô hình tăng trưởng thu nhập theo giá (PEG) để đo lường chi phí vốn chủ sở hữu và sử dụng phương pháp đo lường có trọng số để đo lường mức độ CBTT. Nghiên cứu này sẽ kiểm tra ảnh hưởng của mức độ CBTT tự nguyện đến chi phí vốn chủ sở hữu. Qua đó, tác giả sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách CBTT tự nguyện tối ưu để đạt được lợi ích từ chi phí vốn chủ sở hữu, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 12 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức tổ chức phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Sự ra đời của HOSTC đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 11/05/2007, Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 599/QĐ -TTg và hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một Thành viên với 100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính. 2.2. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu và CBTT tự nguyện là thông tin được công bố trên báo cáo thường niên. Karim (1996) cho rằng mức độ CBTT càng tốt càng làm giảm tình trạng thông tin bất đối xứng giữa các nhà đầu tư và công ty, làm tăng giá trị và tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường. Các ý kiến cho thấy rằng, những công ty có mức độ CBTT tương đối cao thường có chi phí vốn chủ sở hữu thấp hơn (Walter, 2006). Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực chứng về
Luận văn liên quan