Tóm tắt Luận văn Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng

Có hai lý do để khẳng định việc nghiên cứu là cần thiết trong bối cảnh hiện nay: - Thứ nhất, trên thế giới, nhiều quốc gia và nhiều địa phương trong các quốc gia đã và đang rất quan tâm đầu tư nghiên cứu về vấn đề NLCLC và ban hành chính sách NLCLC phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước và của các địa phương mình, nhưng ở nước ta, đến nay, trong các nghiên cứu trong nước, rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về chính sách NLCLC của nhà nước hoặc của một địa phương cụ thể, đồng thời nhà nước cũng chưa có văn bản chính sách mang tính chuyên biệt về vấn đề NLCLC trong bộ máy HCNN; - Thứ hai, Tp. Đà Nẵng là một trong số ít địa phương đi đầu trong việc triển khai thực hiện chính sách NLCLC nhưng cách làm thành phố trong thời gian qua đã tạo ra nhiều dư luận xã hội, có cả ủng hộ và không ủng hộ, cho nên, việc nghiên cứu thực tế chính sách NLCLC của Tp. Đà Nẵng là thực sự cần thiết nhằm cung cấp thông tin khoa học cho các nhà lãnh đạo để có những quyết định điều chỉnh chính sách một cách phù hợp

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGÔ SỸ TRUNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ (QUẢN LÝ CÔNG) Mã số: 62340410 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội - 2014 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thị Anh Vân 2. GS.TS. Bùi Thế Vĩnh Phản biện 1: PGS.TS. Trang Thị Tuyết Phản biện 2: TS. Bùi Đức Thọ Phản biện 3: TS. Trần Quang Huy Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngày 26 tháng 8 năm 2014 Có thể tìm kiếm luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Có hai lý do để khẳng định việc nghiên cứu là cần thiết trong bối cảnh hiện nay: - Thứ nhất, trên thế giới, nhiều quốc gia và nhiều địa phương trong các quốc gia đã và đang rất quan tâm đầu tư nghiên cứu về vấn đề NLCLC và ban hành chính sách NLCLC phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước và của các địa phương mình, nhưng ở nước ta, đến nay, trong các nghiên cứu trong nước, rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về chính sách NLCLC của nhà nước hoặc của một địa phương cụ thể, đồng thời nhà nước cũng chưa có văn bản chính sách mang tính chuyên biệt về vấn đề NLCLC trong bộ máy HCNN; - Thứ hai, Tp. Đà Nẵng là một trong số ít địa phương đi đầu trong việc triển khai thực hiện chính sách NLCLC nhưng cách làm thành phố trong thời gian qua đã tạo ra nhiều dư luận xã hội, có cả ủng hộ và không ủng hộ, cho nên, việc nghiên cứu thực tế chính sách NLCLC của Tp. Đà Nẵng là thực sự cần thiết nhằm cung cấp thông tin khoa học cho các nhà lãnh đạo để có những quyết định điều chỉnh chính sách một cách phù hợp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án Mục tiêu nghiên cứu của Luận án được xác định là: - Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh. - Phân tích làm sáng tỏ thực trạng chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng giai đoạn 2000-2013. - Đề xuất một số giải nhằm hoàn thiện hơn chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng. 3. Câu hỏi nghiên cứu của Luận án (1) NLCLC là gì? Tiêu chí nào để xác định NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh? (2) Chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh 2 bao gồm những chính sách nào? (3) Việc ban hành và thực hiện chính sách NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh chịu sự tác động bởi những yếu tố nào? (4) Quá trình thực hiện chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng có những điểm mạnh và điểm yếu gì? Đâu là nguyên nhân của những điểm mạnh và điểm yếu đó? (5) Các nhà lãnh đạo Tp. Đà Nẵng cần làm gì và theo trình tự thực hiện như thế nào để hoàn thiện hơn chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của địa phương mình. Việc đặt ra các câu hỏi nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để NCS xây dựng được khung lý thuyết và đề cương nghiên cứu Luận án. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Chính sách NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh (khái niệm, mục tiêu, các yếu tố tác động). - Đối tượng khảo sát: Nhà quản lý và các đối tượng được tiếp nhận theo chính sách NLCLC đang công tác tại cơ quan HCNN cấp tỉnh - các sở và cơ quan ngang sở thuộc UBND Tp. Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: Phạm vi nội dung: Chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh là một hệ thống gồm nhiều chính sách bộ phận, được giải thích trong Chương 2 của Luận án, song, trong phạm vi nghiên cứu, NCS tập trung vào một số chính sách như: (1) chính sách quy hoạch NLCLC, (2) chính sách tuyển dụng NLCLC, (3) chính sách đánh giá NLCLC, (4) chính sách đào tạo và phát triển NLCLC, (5) chính sách đãi ngộ NLCLC. Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu chính sách NLCLC trong 8 cơ quan HCNN cấp tỉnh - 8 sở thuộc UBND Tp. Đà Nẵng, được ban hành và thực hiện trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013, bao gồm: Sở Nội vụ, Sở Công thương, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Y tế, Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông 3 nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tư. 5. Những đóng góp mới của Luận án - Đóng góp về lý luận: Luận án bổ sung và làm rõ một số vấn đề lý luận khoa học về chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh như: khái niệm, tiêu chí xác định NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh, các bộ phận cấu thành của chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh, các yếu tố tác động đến quá trình chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh. - Đóng góp về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ cung cấp thêm nguồn thông tin khoa học cho các nhà lãnh đạo Tp. Đà Nẵng, giải thích được rõ hơn về những kết quả thực hiện chính sách NLCLC của Tp. Đà Nẵng trong thời gian qua, từ đó có những điều chỉnh chính sách phù hợp trong tương lai. Luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách này phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc điểm nền hành chính của thành phố. Luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu đối với các nhà nghiên cứu hoặc đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng chính sách NLCLC của các địa phương. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành bốn chương, cụ thể: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2. Cơ sở khoa học về chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh Chương 3. Thực trạng chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng Chương 4. Giải pháp hoàn thiện chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng 4 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu về chính sách nhân lực chất lượng cao 1.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến vấn đề NLCLC, được chia thành hai nhóm chính: (1) Nhóm các nghiên cứu về NLCLC, vai trò của NLCLC đối với sự phát triển của quốc gia; (2) Nhóm các nghiên cứu về hoạt động quản lý NLCLC trong tổ chức. Các nhóm nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ nội hàm của vấn đề NLCLC, chỉ ra được vai trò quan trọng của NLCLC đối với sự phát triển của quốc gia. Trong họat động quản lý tổ chức, các nhà quản lý cần phải xác định được nhu cầu về NLCLC, cần phải biết phát huy những lợi thế của mình để thực hiện chính sách NLCLC. Hạn chế của các nhóm nghiên cứu trên là chưa chỉ ra được các yêu cầu về NLCLC trong từng lĩnh vực của các hoạt động xã hội; khi đề cập đến hoạt động quản lý NLCLC chưa gắn với từng loại tổ chức cụ thể, đặc biệt là trong khu vực nhà nước. Những hạn chế này đã để lại khoảng trống nghiên cứu và trong giới hạn của Luận án, NCS xác định một số nội dung nghiên cứu trọng tâm là “những yêu cầu về NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh”; xác định nội dung nghiên cứu đi sâu vào công cụ quản lý NLCLC của một loại cơ quan nhà nước, ở một cấp và một địa phương cụ thể tại Việt Nam đó là “chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng” với mong muốn bù đắp một phần khoảng trống nghiên cứu trên. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, trong lĩnh vực khoa học xã hội cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến NLCLC, được chia thành ba nhóm chính: (1) Nhóm các nghiên cứu về các yếu tố hình thành tài 5 năng làm cơ sở để nghiên cứu và hoạch định chính sách NLCLC; (2) Nhóm các nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển NLCLC trong khu vực công; (3) Nhóm các nghiên cứu về chính sách NLCLC thực thi công vụ ở Việt Nam. Các nhóm nghiên cứu trên đã đi sâu nghiên cứu về cơ sở tự nhiên, xã hội và yếu tố tự rèn luyện của chủ thể trong việc hình thành tài năng; phân tích sâu những thành công và thất bại của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam trong việc thực hiện chính sách NLCLC. Vấn đề cơ bản được các nhà nghiên cứu rút ra là: tài năng là cái có ở mỗi con người, được chi phối bởi nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội, nền giáo dục, quá trình tự rèn luyện; quốc gia nào, dân tộc nào không quý trọng tài năng, không có chính sách NLCLC rõ ràng, tất yếu sẽ rơi vào cảnh tụt hậu. Hạn chế của các công trình này chưa khái quát các yếu tố các yếu tố hành thành tài năng thành các yêu cầu của NLCLC; chưa phân tích cụ thể về chính sách NLCLC trong các cơ quan nhà nước địa phương của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Những hạn chế trên đã tạo ra khoảng trống nghiên cứu và trong phạm vi nghiên cứu, Luận án xác định một trong những nội dung nghiên cứu trọng tâm là đi sâu vào chính sách NLCLC của một loại cơ quan cụ thể ở một cấp cụ thể để bù đắp một phần khoảng trống nghiên cứu trên: chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh. 1.2 Phương pháp nghiên cứu của Luận án 1.2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu Từ mục đích và phạm vi nghiên cứu đã đề NCS xây dựng định được khung lý thuyết nghiên cứu của Luận án, cụ thể dưới đây: 6 Sơ đồ 1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu chính sách NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh 1.2.2. Quy trình nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, Luận án được tiến hành theo quy trình sau: Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiên cứu về chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng Nghiên cứu tài liệu trong nước và nước ngoài Điều tra bằng bảng hỏi đối với các nhà quản lý, các đối tượng chính sách NLCLC đang công tác trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng Chính sách NLCLC: Chính sách quy hoạch NLCLC, Chính sách tuyển dụng và sử dụng NLCLC, Chính sách đào tạovà phát triển NLCLC, Chính sách đãi ngộ NLCLC, Chính sách đánh giá NLCLC Nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh Mục tiêu: - Thu hút và duy trì nhân lực có trình độ cao, có tài năng đáp ứng yêu cầu công việc - Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Các yếu tố tác động: - Nhóm các yếu tố khách quan: Hệ thống chính trị; pháp luật, chính sách của nhà nước; điều kiện tự nhiên, kt-xh của địa phương; thái độ và hành động của người dân. - Nhóm các yếu tố chủ quan: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Bộ máy thực thi chính sách. 7 1.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 1.2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp được thu thập gồm có: đề tài nghiên cứu, giáo trình, sách tham khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, các văn bản pháp luật có liên quan, các báo cáo, tài liệu của Sở Nội vụ và một số cơ quan khác của Tp. Đà Nẵng. Sau khi thu thập các tài liệu trên, NCS thực hiện việc phân loại và mã hóa các dữ liệu này. 1.2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu sơ cấp được NCS bằng phương pháp điều tra, khảo sát qua bảng hỏi. Đối tượng điều tra bao gồm các nhà quản lý và các đối tượng NLCLC đang công tác trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng (8 cơ quan được chọn). - Về mẫu bảng hỏi: Trong việc thiết kế mẫu điều tra, khảo sát, NCS dự kiến khảo sát ý kiến của 70 nhà quản lý trung gian (trưởng phòng, phó trưởng phòng), 10 lãnh đạo cơ quan (giám đốc và phó giám đốc) và 220 đối tượng trong diện thu hút NLCLC đang công tác trong 8 sở có số lượng đối tượng chính sách chiếm tỷ lệ cao (Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương). Như vậy, việc chọn mẫu điều tra, khảo sát được thực hiện bằng phương pháp “phi ngẫu nhiên”. Với kích thước mẫu khảo sát là 220 trong tổng số 351 đối tượng được thu hút (chiếm 63%) và 80 trong tổng số hơn 100 nhà quản lý của 8 cơ quan được khảo sát, về phương diện nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định, mẫu điều tra này là phù hợp. - Về nội dung bảng hỏi: Gồm hai phần: Phần giới thiệu của NCS về đề tài nghiên cứu được thiết kế nhằm đảm bảo thông tin tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát. Phần trả lời câu hỏi: gồm các câu hỏi đóng được thiết kế với nội dung riêng nhằm thu thập thông tin theo định hướng của NCS 8 theo hai nhóm đối tượng trên. Việc thiết kế bảng hỏi được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, NCS đặt ra các câu hỏi khảo sát, sau đó, tổ chức lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan để hoàn thiện phiếu điều tra, khảo sát cả về hình thức và nội dung trước khi đưa vào sử dụng chính thức. 1.2.4 Phương pháp xử lý dữ liệu Đối với dữ liệu thứ cấp, NCS thực hiện việc sắp xếp, phân loại và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề. Đối với dữ liệu sơ cấp, NCS làm sạch dữ liệu bằng cách loại bỏ những phiếu không hợp lệ và sử dụng phầm mềm Excel để thực hiện việc mã hóa. Ngoài ra, để xử lý dữ liệu, NCS còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, so sánh, v.v. từ đó có được những thông tin đầy đủ nhất về thực trạng chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng. 9 Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CƠ QUAN HCNN CẤP TỈNH 2.1 Cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh 2.1.1 Khái niệm: Cơ quan HCNN cấp tỉnh là cơ quan thực hiện chức năng quản lý HCNN cao nhất của mỗi địa phương, thống nhất quản lý HCNN trên từng ngành, lĩnh vực của địa phương đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong hoạt động quản lý HCNN. 2.1.2 Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh Cơ quan HCNN cấp tỉnh có đặc điểm: (1) được sử dụng quyền lực nhà nước (quyền hành pháp nhà nước), có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công; (2) có vị trí cao nhất trong các cơ quan HCNN địa phương, thực hiện nhiệm vụ quản lý HCNN thống nhất trên từng lĩnh vực của địa phương; (3) Nhân sự chính trong cơ quan HCNN cấp tỉnh là đội ngũ công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của pháp luật. 2.2 Nhân lực chất lượng cao trong cơ quan HCNN cấp tỉnh 2.2.1 Khái niệm về nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh là một bộ phận nhân lực trong hệ thống các cơ quan HCNN cao nhất của địa phương, gồm những người có sức khỏe, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao, có năng lực công tác tốt, có phẩm chất đạo đức công vụ, luôn chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động hội nhập để hoàn thiện mình và góp phần hiện đại hóa nền hành chính. 2.2.2 Vai trò của nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh đóng vai trò là nền tảng giúp cho các địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá 10 trình hội nhập và là bộ phận tham mưu định hướng cao nhất, góp phần quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.2.3 Phân loại nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh Do có liên quan đến vấn đề cán bộ, công chức, cho nên NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh bao gồm cả cán bộ và công chức cụ thể là: NLCLC là cán bộ, công chức quản lý và công chức chuyên môn, trong đó, đội ngũ công chức chuyên môn là những người trực tiếp thực thi công vụ và chiếm tỷ lệ đông đảo; hiệu quả làm việc họ phản ánh trung thực nhất về chất lượng, hiệu quả của các cơ quan HCNN. Với lý do đó, trong phạm vi nghiên cứu, NCS tập trung khảo sát đối với các đối tượng NLCLC là công chức chuyên môn trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng. 2.2.4 Tiêu chí về nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh a. Tiêu chí về đạo đức công vụ: (1) Luôn ý thức chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cầm quyền, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan; (2) Có tác phong và lề lối làm việc phù hợp với công việc của nền hành chính, có tinh thần sẵn sàng làm việc, niềm đam mê và thái độ làm việc nghiêm túc; (3) Trung thực, có tinh thần cống hiến, phục vụ cho nhà nước và xã hội bằng chính năng lực của mình. b. Tiêu chí về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn: Có trình độ học vấn cao thể hiện thông qua nhận thức xã hội; có trình độ chuyên môn cao thể hiện thông qua kỹ năng thực hành nghề nghiệp. c. Tiêu chí về năng lực công tác: Năng lực công tác tốt thể hiện qua: (1) kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công việc; (2) khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên môn trong xu hướng của một nền hành chính hội nhập; (3) khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn; (4) kỹ năng giao tiếp ứng xử trong thực thi công vụ; (5) khả năng nghiên cứu, tham mưu 11 quyết định chính sách. 2.3 Chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh 2.3.1 Khái niệm: Là tổng thể các quan điểm, mục tiêu, phương pháp hành động của cơ quan HCNN cấp tỉnh có thẩm quyền nhằm thu hút và duy trì nhân lực có chất lượng cao để thực thi công vụ. 2.3.2 Mục tiêu chính sách - Mục tiêu chung: Nhằm triển khai chính sách, pháp luật của nhà nước về cán bộ, công chức tại địa phương. - Mục tiêu cụ thể: Thu hút và duy trì đội ngũ NLCLC thực thi công vụ cho bộ máy HCNN; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. 2.3.3 Các chính sách cơ bản của chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh 2.3.3.1 Chính sách quy hoạch NLCLC: Là tổng thể các quan điểm và phương thức hành động của các cơ quan quản lý HCNN cấp tỉnh có thẩm quyền trong việc xác định nguồn và nhu cầu về NLCLC trong một thời gian xác định nhằm mục tiêu bổ sung nhân lực có năng lực thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu của nền hành chính trong cả hiện tại và tương lai. 2.3.3.2 Chính sách tuyển dụng NLCLC: Là tổng thể các quan điểm, mục tiêu và phương thức hành động của cơ quan quản lý HCNN cấp tỉnh có thẩm quyền để tuyển chọn những người có năng lực đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc và bố trí vào những vị trí công việc cụ thể phù hợp với năng lực sở trường nhằm thực thi nhiệm vụ nhà nước của địa phương một cách tốt nhất. 2.3.3.3 Chính sách đánh giá NLCLC: Là tổng thể các quan điểm, mục tiêu và phương thức hành động của cơ quan quản lý HCNN cấp tỉnh có thẩm quyền nhằm nhận định, đánh giá được thực tế các đối tượng NLCLC trong quá trình thực thi công vụ thông qua các nội dung đánh giá cụ thể, từ đó giúp cho các nhà quản lý có những điều chỉnh phù hợp để duy trì và phát triển đội ngũ nhân lực có chất lượng 12 cao cho bộ máy HCNN của địa phương. 2.3.3.4 Chính sách đào tạo và phát triển NLCLC: Là tổng thể các quan điểm và phương thức hành động của cơ quan quản lý HCNN cấp tỉnh có thẩm quyền trong việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển và sử dụng tối đa tài năng của mỗi cá nhân để hình thành đội ngũ nhân lực có chất lượng cao thực thi công vụ. 2.3.3.5 Chính sách đãi ngộ NLCLC: Là tổng thể các quan điểm, mục tiêu và phương thức hành động của cơ quan quản lý HCNN cấp tỉnh có thẩm quyền để trả thù lao tương xứng với năng lực và sự cống hiến của mỗi cá nhân trong quá trình thực thi công vụ nhằm hút và duy trì NLCLC cho bộ máy HCNN của địa phương. 2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh 2.3.4.1
Luận văn liên quan