Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang trở thành một xu thế khách
quan. Các quốc gia, dân tộc không còn cách lựa chọn nào khác là hội nhập để
cùng tồn tại và phát triển. Là một quốc gia đi lên từ xuất phát điểm thấp, Việt Nam
sớm nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu khách quan của hội nhập kinh tế
quốc tế, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thực hiện tự do hoá thương mại và coi
đây là ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách của mình. Việt Nam đã đạt
được nhiều thỏa thuận trong đàm phán thương mại song phương, đa phương với
các đối tác chiến lược như Hoa Kỳ, EU. và đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã kết
thúc thành công tốt đẹp trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới -
WTO và trở thành thành viên của tổ chức này năm 2007. Tham gia WTO, Việt
Nam đã ký kết các thỏa thuận trong điều chỉnh chính sách thương mại với lộ trình
được xác định. Trong bối cảnh mới của quốc tế và điều kiện kinh tế trong nước
cần phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lý để tăng cường xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam vào thị trường quốc tế nói chung và đặc biệt là thị trường xuất
khẩu trọng điểm và chủ lực của Việt Nam - thị trường EU nói riêng.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU
đang được chi phối bởi quá trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và EU (VE FTA) đang diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện
các cam kết với WTO đã và đang có những tác động to lớn đến sự phát triển kinh
tế – xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang EU nói riêng
14 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Eu trong điều kiện tham gia vào WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
------------
NguyÔn ThÞ Thóy Hång
ChÝnh s¸ch thóc ®Èy xuÊt khÈu
hμng ho¸ cña ViÖt Nam vμo thÞ tr−êng EU
trong ®iÒu kiÖn tham gia vμo WTO
Chuyªn ngμnh: KINH TÕ quèc tÕ (Kinh tÕ ®èi ngo¹i)
M· sè: 62 31 01 06
Hμ néi, n¨m 2014
2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS ®ç ®øc b×nh
Phản biện 1: TS. Vâ TrÝ Thμnh
VIÖN NGHI£N CøU QU¶N Lý KINH TÕ TRUNG ¦¥NG
Phản biện 2: PGS.TS. Ph¹m ThÞ Hång YÕn
BAN KINH TÕ TRUNG ¦¥NG
Phản biện 3: PGS.TS. Hμ V¨n Sù
§¹I HäC TH¦¥NG M¹I
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại Phòng 401 nhà 6 - Đại học Kinh tế Quốc dân
Vào hồi......ngày.....tháng.......năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài luận án
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang trở thành một xu thế khách
quan. Các quốc gia, dân tộc không còn cách lựa chọn nào khác là hội nhập để
cùng tồn tại và phát triển. Là một quốc gia đi lên từ xuất phát điểm thấp, Việt Nam
sớm nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu khách quan của hội nhập kinh tế
quốc tế, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thực hiện tự do hoá thương mại và coi
đây là ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách của mình. Việt Nam đã đạt
được nhiều thỏa thuận trong đàm phán thương mại song phương, đa phương với
các đối tác chiến lược như Hoa Kỳ, EU... và đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã kết
thúc thành công tốt đẹp trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới -
WTO và trở thành thành viên của tổ chức này năm 2007. Tham gia WTO, Việt
Nam đã ký kết các thỏa thuận trong điều chỉnh chính sách thương mại với lộ trình
được xác định. Trong bối cảnh mới của quốc tế và điều kiện kinh tế trong nước
cần phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lý để tăng cường xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam vào thị trường quốc tế nói chung và đặc biệt là thị trường xuất
khẩu trọng điểm và chủ lực của Việt Nam - thị trường EU nói riêng.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU
đang được chi phối bởi quá trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và EU (VE FTA) đang diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện
các cam kết với WTO đã và đang có những tác động to lớn đến sự phát triển kinh
tế – xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang EU nói riêng.
Liên minh Châu Âu là một đối tác truyền thống lớn nhất và tiềm năng đối với
hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Với 28 quốc gia thành viên, dân số trên 500 triệu
người, GDP đạt khoảng 15 nghìn tỷ USD (chiếm 27% GDP thế giới), chiếm 45%
thương mại và 47% đầu tư trực tiếp ra toàn cầu1. Trong những năm qua, trước khi
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá vào EU luôn có những bước phát triển qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, trong
thời gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật ngày càng gay gắt từ thị
trường này. Hơn nữa, từ khi là thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện
1 Theo số liệu thống kê của Eurostat năm 2012
2
những cam kết gia nhập như mở cửa thị trường hàng hoá, cắt giảm thuế xuất nhập
khẩu, làm cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giảm đi khả năng cạnh tranh về
giá với các đối thủ khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan đối với thị trường
EU. Một số mặt hàng như da giày của Việt Nam không còn được hưởng hệ thống
ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU. Cùng với đó là tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu khiến cho nhiều nền kinh tế của các thành viên EU rơi
vào tình trạng suy thoái, làm suy giảm cầu đối với hàng nhập khẩu của EU, dẫn tới
hệ quả là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tại EU bị ảnh hưởng trong
khi các yêu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU ngày càng được nâng lên.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, hệ quả tất yếu dẫn đến
thu nhập của người dân các nước bị suy giảm, thất nghiệp gia tăng, đầu tư đình
trệ khiến cho thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam bị thu hẹp, trong khi
cạnh tranh thì ngày càng gay gắt.
Trước bối cảnh quốc tế và quốc gia hiện tại Việt Nam đã nhanh chóng đẩy
nhanh tiến trình cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ
trương, định hướng của Ðảng và Nhà nước; chủ động xây dựng các quan hệ đối
tác mới, tham gia vào các vòng đàm phán mới, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh
tế song phương, khu vực và đa phương. Tuy nhiên, một trong những vấn đề cấp
bách đặt ra hiện nay là sau bảy năm Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam cần phải
nghiên cứu, tổng kết một cách khoa học và có hệ thống về chính sách xuất khẩu
sang EU - một trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam
đã và đang thực thi trên cả hai phương diện: những điểm hợp lý, những bất cập và
nguyên nhân. Hơn nữa, Việt Nam và EU đang trong quá trình đàm phán để ký
Hiệp định thương mại tự do, đang cùng nhau tìm ra một hướng đi nhằm giải quyết
bế tắc trong vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại thế giới.
Một trong các vấn đề đang nổi lên là làm thế nào để có một hệ thống chính
sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU trong
điều kiện tham gia vào WTO một cách hữu hiệu. Góp phần giải quyết các vấn đề
này cả về phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề
“Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong
điều kiện tham gia vào WTO” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu của luận án: là nghiên cứu và làm rõ thêm những vấn đề lý luận
về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong
điều kiện tham gia vào WTO, phân tích đúng và khách quan hiện trạng chính sách
3
thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua.
Từ đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Để đạt được mục tiêu của luận án nêu
trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Luận án hệ thống hoá các vấn đề lý luận về chính sách thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa của các quốc gia trong điều kiện tham gia vào WTO.
Thứ hai:Luận án tập trung phân tích toàn diện và đánh giá đúng thực
trạng chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị
trường EU trong thời gian qua, trên cơ sở đó rút ra những điểm hợp lý, bất
cập và nguyên nhân.
Thứ ba: Luận án đưa ra các quan điểm, định hướng, cũng như cơ hội và thách
thức trong chính sách xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU và đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt
Nam vào thị trường EU.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế
nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam - một nước có nền kinh tế đang
phát triển, nhưng đang bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách thương mại quốc
tế nhằm vào thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU. Luận
án tập trung chủ yếu vào ba chính sách: chính sách mặt hàng, chính sách thị
trường và chính sách hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ tập trung chủ yếu về các chính sách
xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Về mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
vào EU, luận án tập trung và một số mặt hàng như giày dép, dệt may, thuỷ sản,
nông sản. Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam vào EU, luận án tập trung chủ
yếu vào EU 15
Về thời gian: Luận án nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2007 – kể từ
khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng một số phương pháp
phổ biến trong nghiên cứu kinh tế sau đây:
4
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống:
Việc nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU
được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn
cụ thể. Các biện pháp chính sách chủ yếu được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ
với nhau cả về không gian và thời gian, và được đặt trong bối cảnh chung của toàn
bộ quá trình cải cách mở cửa kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO.
Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để
phục vụ cho việc phân tích chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
sang EU và hiệu quả của chính sách đó qua các giai đoạn.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng mảng chính
sách, luận án đưa ra những đánh giá chung có tính khái quát về toàn bộ hệ
thống chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường
EU sau gia nhập WTO.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường EU được xem xét trên cơ sở có sự so sánh giữa các biện pháp
chính sách áp dụng và kết quả đạt được qua từng giai đoạn, cũng như với thực tiễn
vận dụng chính sách thúc đẩy xuất khẩu ở các nước khác.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất: Làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa của mỗi quốc gia.
Thứ hai: Khái quát một số vấn đề có tính quy luật của chính sách thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU trong bối cảnh là thành viên của WTO.
Thứ ba: Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU.
6. Ý nghĩa của luận án
Luận án làm rõ hơn những cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa nói chung cũng như cơ sở thực tiễn trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU – Một đối tác quan trọng trong quan
hệ kinh tế quốc tế với Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học. Là tài liệu tham
khảo trong hoạch định chính sách của Nhà nước.
7. Kết cấu của luận án:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành 3 chương
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG HOÁ CỦA MỖI QUỐC GIA
1.1. Khái niệm chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng với những nghĩa khác nhau trong các tài
liệu khoa học, theo Crane (1982) trong tác phẩm The Evaluation of socia policies.
Kluwer Nijhoff, Boston “Chính sách là sự cam kết một đường hướng hành động
dựa trên những kế hoạch và nguyên tắc chung”. Một số nhà nghiên cứu khác như
Harman (1980) Hogwood và Gunn (1984) cho rằng: “Về cơ bản chính sách được
xem xét như đường hướng hành động hoặc không hành động để tiến tới đạt mục
đích mong muốn”
Như vậy, chính sách có thể được hiểu là: “Chính sách là phương thức hành
động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp
đi, lặp lại”. Trên giác độ vĩ mô chủ thể đưa ra chính sách là chính phủ, chính sách
xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chính sách vạch ra
phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định nào là có thể và không thể.
Theo đó, chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ
chức nào đó vào việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức, của quốc gia.
Trong các tài liệu tiếng Anh, khái niệm về chính sách thương mại quốc tế được
viết ngắn gọn là chính sách thương mại (trade policy); Mạng lưới điện toán của
nước Anh định nghĩa: “Chính sách thương mại quốc tế là chính sách của chính
phủ nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương” [32, tr 47].Theo Trung tâm Kinh tế
quốc tế của Úc (CIE), hệ thống các chính sách thương mại quốc tế có thể được
phân chia bao gồm các quy định về thương mại, chính sách xuất khẩu, hệ thống
thuế và các chính sách hỗ trợ
Từ những phân tích trên đây trong luận án này có thể đưa ra cách hiểu
khái quát về chính sách thúc đẩy xuất khẩu ở các nước đang phát triển:
“Chính sách thúc đẩy xuất khẩu là một hệ thống các quan điểm, đường lối,
thể chế hóa của Nhà nước, các quy định hướng dẫn, khuyến khích và tăng
cường mặt hàng và thị trường xuất khẩu cho phù hợp với các quy định và
cam kết quốc tế hiện hành.”
6
1.2. Chức năng và vai trò của chính sách thúc đẩy xuất khẩu
1.2.1. Chức năng của chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Chức năng định hướng: Chính sách là công cụ quan trọng góp phần định
hướng hành vi của các chủ thể kinh tế, xã hội. Như vậy: định hướng luôn được coi
là chức năng quan trọng nhất của chính sách thúc đẩy xuất khẩu của mỗi quốc gia
- Điều này thể hiện vai trò định hướng của chính sách vào những mục tiêu thúc
đẩy xuất khẩu nhằm khai thác những lợi thế mà xuất khẩu mang lại.
Chức năng điều tiết: Chính sách được Nhà nước ban hành để giải quyết
những vấn đề bức xúc phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, điều tiết những
mất cân đối, những hành vi không phù hợp, nhằm tạo ra hành lang hợp lý cho các
hoạt động kinh tế xã hội theo các mục tiêu đề ra.
Chức năng tạo tiền đề và khuyến khích phát triển: Chính sách thúc đẩy xuất
khẩu là công cụ nhằm thực hiện chức năng tạo tiền đề, khuyến khích xã hội phát
triển theo xu hướng đã đề ra.
1.2.2. Vai trò của chính sách xuất khẩu
Chính sách xuất khẩu định hướng cho hoạt động xuất khẩu phù hợp với mong
muốn mà Nhà nước theo đuổi. Vai trò định hướng của chính sách xuất khẩu thể
hiện trong việc Nhà nước ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động xuất khẩu
sao cho đạt được mục tiêu mà Nhà nước đề ra.
Chính sách xuất khẩu cần được tạo lập trong môi trường pháp lý thuận lợi thể
hiện trong sự thống nhất cao độ giữa mục tiêu thực hiện và sự phong phú đa dạng
của các biện pháp thực thi chính sách;
Thông qua việc xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu đúng
đắn sẽ góp phần thực hiện quá trình huy động và phân bổ nguồn lực của quốc gia
như tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế quốc tế
nói chung và xuất khẩu nói riêng.
1.3. Quy trình và tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
1.3.1. Quy trình đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu bao gồm 3 giai đoạn
cơ bản:
Hoạch định chính sách: Các chính sách được nghiên cứu đề xuất để nhà nước
phê chuẩn và ban hành công khai dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
Hoạch định chính sách là căn cứ để đánh giá toàn bộ quy trình chính sách, hiện
7
thực hóa triển vọng, khắc phục và hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong việc
xuất khẩu hàng hóa. Thực thi chính sách: Là giai đoạn thực hiện các mục tiêu
chính sách đã được phê duyệt thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt
động có tổ chức trong bộ máy chính quyền Nhà nước, nhằm hiện thực hóa các
mục tiêu mà chính sách đề ra. Quá trình tổ chức thực thi chính sách gồm ba giai
đoạn: Giai đoạn chuẩn bị triển khai, giai đoạn tổ chức triển khai, giai đoạn đánh
giá và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp thực tế của công tác xuất khẩu.
Kiểm tra, đánh giá chính sách: trong giai đoạn này, người ta tiến hành so sánh các
kết quả của chính sách với các mục tiêu đề ra, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
đạt được thông qua việc thực thi chính sách trên thực tế.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Tính hiệu lực của chính sách
Tính hiệu lực của chính sách phản ánh mức độ tác động, ảnh hưởng của chính
sách đó trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của chính
phủ. Đánh giá hiệu lực của chính sách là trả lời câu hỏi: Chính sách có đạt được
các kết quả có giá trị hay không; Đánh giá tính hiệu lực của chính sách thường đòi
hỏi nhiều thông tin và phương pháp tiến hành phức tạp, song nó rất có ích đối với
các nhà hoạch định chính sách để xem xét cần tiếp tục duy trì hay thay đổi chính
sách hiện hành.
Tính hiệu quả của chính sách
Việc đánh giá hiệu quả của một chính sách nhằm trả lời cho câu hỏi: Cần bao
nhiêu nỗ lực để đạt được các kết quả có giá trị?
Tính hiệu quả của chính sách công là tương quan so sánh giữa kết quả do
chính sách đó đưa lại só với chi phí và công sức đã bỏ ra cho kết quả đó.
Nhà nước có thể sử dụng một tập hợp các chính sách để tạo nên một hoàn
thiện Pareto, làm tăng hiệu quả kinh tế và tăng phúc lợi xã hội. Các chính sách trợ
giúp của chính phủ cho tiến bộ khoa học mới hay để truyền bá các biện pháp bảo
vệ sức khỏe cộng đồng là những hoàn thiện Pareto.
Tính hữu dụng của chính sách
Tính hữu dụng của chính sách phản ánh mức độ vấn đề chính sách đã được
giải quyết đến đâu - Đánh giá tính hữu dụng của chính sách trả lời cho câu hỏi:
Việc đạt được các kết quả đã giải quyết được vấn đề ở mức độ nào?
8
Tính công bằng
Tính công bằng của chính sách thể hiện, ở chỗ: các chi phí và lợi ích
có được phân bổ công bằng giữa những cá nhân và các nhóm người khác
hay không. Điều này có nghĩa là những người có kết quả hoạt động như
nhau, không phân biết giới tính, dân tộc, tôn giáo, màu da,đều được đối
xử như nhau.
Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính sách
Tính đáp ứng của chính sách công trả lời câu hỏi: Việc thực thi chính sách
đề ra có đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của các nhóm đối tượng của chính
sách hay không - Trên thực tế, có nhiều chính sách của Chính phủ đề ra nhưng
không đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của nhóm đối tượng chính sách.
Kết hợp hợp lý giữa hiệu quả và công bằng (hay tính thích đáng của chính
sách)
Tính thích đáng của chính sách trả lời cho câu hỏi: Các kết quả mong
muốn kết hợp giữa tính hiệu quả và tính công bằng như thế nào? Thông thường,
khi đề ra và thực thi một chính sách, người ta thường gặp sự mâu thuẫn giữa
hiệu quả kinh tế và yêu cầu công bằng xã hội;
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
và các yêu cầu đặt ra trong điều kiện tham gia WTO
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
Trong những năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp cùng
với sự thay đổi lớn của giá năng lượng, lương thực và nhiều loại nguyên liệu
khác, sự khủng hoảng của hệ thống tài chính toàn cầu ở cấp độ rộng, kinh tế
thế giới đã trải qua những năm đầy khó khăn và sóng gió. Việc đàm phán ký
kết Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với mức độ
mở cửa và hợp tác cao hơn; Đồng thời quá trình đàm phán Hiệp định thương
mại giữa Việt Nam và EU đang diễn ra với những cam kết dần được thống
nhất cao. Bên cạnh đó việc hoạch định chính sách thúc đẩy xuất khẩu của
Việt Nam cần quan tâm đến các nhân tố riêng có của thị trường EU để điều
chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế: (1) Các tiêu chuẩn đối với hàng
hoá nhập khẩu vào EU rất khắt khe và Thị trường EU có đặc điểm tiêu dùng
khác biệt
9
1.4.2. Yêu cầu đối với chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
1.4.2.1. Những yêu cầu mang tính khách quan
a. Chính sách xuất khẩu phải theo kịp quá trình tự do hóa thương mại
toàn cầu: Tự do hóa thương mại toàn cầu đóng vai trò là nhân tố tác động
tích cực đến phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU.
b. Chính sách khuyến khích xuất khẩu phải theo xu thế gia tăng các yếu
tố tri thức trong sản phẩm xuất khẩu: Kinh tế thế giới đã chuyển từ nền công
nghiệp sang thời đại của nền kinh tế tri thức, trong đó yếu tố tri thức đã trở
thành tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Tri thức tạo ra sự bùng nổ về khoa
học công nghệ, tạo ra sự thay đổi về phương thức sản xuất;
1.4.2.2. Những yêu cầu mang tính chủ quan
a. Nhận thức về vai trò, vị trí của xuất khẩu và định hướng chính sách
phát triển xuất khẩu hàng hoá của Chính phủ: Nhà nước