Tóm tắt Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam

Hiện nay, cùng với cuộc vận động cả nước chung tay xây dựng Nông thôn mới, người dân trên địa bàn huyện Đại Lộc từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, nâng cao thu nhập, áp dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật vào sản xuất. Dựa trên nền tảng truyền thống văn hóa lịch sử, cách mạng lâu đời của quê hương, Đại Lộc tiếp tục phát huy thế mạnh nội lực, mở rộng thu hút ngoại lực, cải cách hành chính, thu hút đầu tư. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế huyện Đại Lộc từng bước dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp, thành phần kinh tế 100% vốn nước ngoài không ngừng tăng qua các năm, thu nhập bình quân đầu người tại các xã có cụm công nghiệp không ngừng tăng cao. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam"

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HOA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM T T T LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Trƣơng Bá Thanh Phản biện 1: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 2: PGS. TS. Bùi Đức Tính Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN  1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, cùng với cuộc vận động cả nước chung tay xây dựng Nông thôn mới, người dân trên địa bàn huyện Đại Lộc từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, nâng cao thu nhập, áp dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật vào sản xuất. Dựa trên nền tảng truyền thống văn hóa lịch sử, cách mạng lâu đời của quê hương, Đại Lộc tiếp tục phát huy thế mạnh nội lực, mở rộng thu hút ngoại lực, cải cách hành chính, thu hút đầu tư. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế huyện Đại Lộc từng bước dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp, thành phần kinh tế 100% vốn nước ngoài không ngừng tăng qua các năm, thu nhập bình quân đầu người tại các xã có cụm công nghiệp không ngừng tăng cao. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Tìm hiểu thực trạng về tăng trưởng kinh tế tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và trong nội bộ các ngành kinh tế. - Đề xuất các giải pháp nhằm định hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp hơn cho huyện Đại Lộc trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu 2 kinh tế tại huyện Đại Lộc 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam theo ngành và theo thành phần kinh tế. - Thời gian: Đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2016 và đề ra một số giải pháp, mục tiêu, định hướng phát triển đến năm 2020. - Không gian: Đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chính: - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. - Phương pháp thống kê, xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu. 5. Bố cục của đề tài Luận văn được kết cấu 3 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Chương 3. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1.1 Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là một tổng thể gồm các bộ phận hợp thành kết cấu của một nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống bất biến mà nó luôn vận động, dịch chuyển không ngừng. 1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình cải biến xã hội, làm thay đổi trạng thái của nền kinh tế từ cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu sang một nền kinh tế có cơ cấu tiến bộ hơn, phù hợp hơn. 1.2 NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.2.1 Nội dung chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế + Giảm tỉ trọng khu vực I (Khu vực sản xuất nông nghiệp: nông- lâm- thủy sản). + Tăng tỉ trọng khu vực II, III (Khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ). - Xu hƣớng chuyển dịch trong nội bộ các ngành: + Khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Trong đó: Trong nông nghiệp: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. 4 Trong trồng trọt: giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, thực phẩm. Trong chăn nuôi: tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi gia súc theo hướng thương phẩm. Trong ngành thủy sản: giảm tỷ trọng ngành khai thác, tăng tỷ trọng ngành nuôi trồng, đẩy mạnh nuôi trồng phục vụ xuất khẩu. + Khu vực II: Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, áp dụng các thành tựu khoa học- công nghệ vào sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm. + Khu vực III: Phát triển thêm các ngành dịch vụ mới, liên quan đến kết cấu hạ tầng vần sinh xã hội. 1.2.2 Nội dung chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế: - Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng. - Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế. - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thành phần kinh tế tư nhân. - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: xu hướng tăng tỷ trọng đóng góp cho GDP nền kinh tế. 1.2.3 Nội dung chuyển dịch cơ cấu theo vùng, lãnh thổ, địa phƣơng: Đầu tư có trọng điểm, phát huy thế mạnh nội lực của từng vùng, lãnh thổ, từng địa phương trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, khu công 5 nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư, làm động lực để thúc đẩy kinh tế của vùng. 1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.3.1 Tỷ trọng đóng góp của các ngành trong tổng GDP, GO, GRDP Tỷ trọng đóng góp của các ngành trong tổng GDP hay GO là chỉ tiêu thể hiện rõ cơ cấu của một nền kinh tế. GRDP là chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương. 1.3.2 Hệ số dịch chuyển Cosφ - Các chuyên gia Ngân hàng thế giới –WB đã tiến hành đo lường dựa vào sự thay đổi mức tiêu hao các yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị giá trị,từ đó lượng hoá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa hai thời điểm và bằng hệ số chuyển dịch cos φ: Cosφ = Trong đó: Si(t) là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t φ được coi là góc hợp bởi 2 véc tơ cơ cấu S )và S( ). + Nếu φ = 0: không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Nếu φ = 90: có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn nhất 1.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.4.1. Nhóm nhân tố trong nƣớc 6 a. Nhóm nhân tố về địa lý và tài nguyên thiên nhiên b. Nguồn lao động c. Yếu tố khoa học - công nghệ d. Yếu tố vốn đầu tư e. Nhân tố thị trường f. Yếu tố chủ quan từ phía nhà nước 1.4.2 Yếu tố nƣớc ngoài - Xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức. - Sự chuyển đổi và giao lưu công nghệ quốc tế - Xu hướng chính trị, xã hội trên thế giới - Sự hình thành mạng lưới thị trường xuyên quốc gia rộng khắp. 7 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đại Lộc là huyện đồng bằng nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc giao lưu, phát triển: Đại Lộc cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phái Tây Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 70 km, nằm trên trục hành lang kinh tế Đông-Tây. Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất tại huyện Đại Lộc năm 2016 TT Nội dung Diện tích đất tự nhiên Đất sản xuất NN Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Khác 1 Diện tích (km 2 ) 579,06 135,44 332,61 39,32 23,39 48,29 2 Cơ cấu (%) 100 23,39 57,44 6,79 4,04 8.34 Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đại Lộc các năm 2016 Hiện nay, cơ cấu đất lâm nghiệp tại huyện Đại Lộc chiếm tỷ trọng khá cao (57,44%) nhưng tỷ trọng đóng góp vào Tổng giá trị sản xuất của huyện chưa cao. 2.1.2.Điều kiện kinh tế- xã hội a. Tình hình phát triển kinh tế Giai đoạn 2012- 2016, tốc độ tăng trưởng của Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện được thể hiện qua bảng số liệu sau: 8 Bảng 2.2 Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân/người tại huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016 TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng GTSX (tỷ đồng) 5.702,61 6.585,95 8.267,52 9.386,19 10.544,69 1 Nông-lâm-thủy sản 1.305,71 1.366,48 1.544,41 1.710,84 1.806,83 2 CN-XD 3.032,80 3.541,32 4.689,70 5.271,66 5.956,63 3 Dịch vụ 1.364,10 1.678,14 2.033,41 2.403,69 2.781,23 4 TNBQ/n (triệu đồng) 18,48 20,05 22,83 25,84 28,13 Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đại Lộc các năm 2014,2015,2016 Bảng số liệu 2.2 cho thấy: Trong giai đoạn 2012-2016, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng nhanh, từ 5.702,61 tỷ đồng năm 2012, tăng lên đến 10.544,69 tỷ đồng vào năm 2016, tức là qua 05 năm, tổng giá trị sản xuất GO của huyện tăng 84,9%. Qua 05 năm, thu nhập bình quân đầu người huyện Đại Lộc tăng 52,22%. + Thu hút đầu tƣ Hiện nay, Đại Lộc có 18 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, với tổng diện tích 875 ha. Hiện nay đã có 19 Dự án đi vào sản xuất ổn định và hoạt động khá hiệu quả. Song song với việc quy hoạch và phát triển các Cụm công nghiệp, huyện cũng đã tập trung định vị quy hoạch 07 Khu du lịch sinh thái, phần lớn nằm trên trục QL 14B. b. Tình hình văn hóa- xã hội -Dân số- lao động: Dân số toàn huyện tính đến năm 2016: 152.538 người; mật độ: 263,42 người/km2 và phân bố không đồng đều. Mật độ dân số tập trung cao nhất ở thị trấn Ái Nghĩa và các xã Đại An, Đại Minh, tập trung rải rác tại các xã miền núi 135 như Đại Sơn, Đại Chánh. 9 Bảng 2.3 Diện tích, số hộ, dân số và mật độ dân số phân theo cấp xã năm 2016 TT Nội dung Diện tích (km 2 ) Số hộ Dân số TB (ngƣời) Mật độ DS (ngƣời/km2) Tổng số 579,06 40.733 152.538 263,42 1 Thị trấn Ái Nghĩa 12,75 4.573 17.357 1.361,33 2 Đại Sơn 89,328 1.027 3.379 37,83 3 Đại Lãnh 34,134 2.294 8.901 260,77 4 Đại Hưng 92,915 2.063 8.862 95,38 5 Đại Hồng 52,171 2.708 10.209 195,68 6 Đại Đồng 43,140 3.034 11.406 264,39 7 Đại Quang 37,381 2.971 11.078 296,35 8 Đại Nghĩa 27,425 3.018 11.377 414,84 9 Đại Hiệp 20,213 2.589 8.906 440,61 10 Đại Thạnh 57,951 1.270 4.241 73,18 11 Đại Chánh 51,129 1.549 5.880 115 12 Đại Tân 13,240 1.665 6.026 455,14 13 Đại Phong 8,271 1.932 7.496 906,3 14 Đại Minh 7,355 2.065 8.309 1.129,71 15 Đại Thắng 8,572 1.944 7.095 827,69 16 Đại Cường 9,496 2.218 8.739 920,28 17 Đại An 6,109 2.079 7.010 1.147,49 18 Đại Hòa 7,480 1.734 6.265 837,57 Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đại Lộc năm 2016 -Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, thông tin liên lạc: Huyện Đại Lộc tranh thủ vận động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa để nâng cao đời sống nhân dân. - Giáo dục: Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 trường mầm non, trong đó có 19/19 trường đạt chuẩn quốc gia; có 46 trường phổ thông, trong đó có 25 trường tiểu học, 17 trường THCS, 04 trường THPT. Năm 10 2016, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học và chuyển cấp ở bậc tiểu học đạt 100%, bậc THCS đạt 99,1%, THPT đạt 98,9%. - Y tế: Trên địa bàn huyện hiện nay có 01 bệnh viện tỉnh tại khu vực phía Bắc Quảng Nam, 01 Trung tâm y tế huyện và 18 Trạm y tế các xã, thị trấn với tổng số giường bệnh vào năm 2016 là 115 giường, cán bộ ngành y là 140 người có 56 phòng khám bệnh tư nhân, 16 cơ sở khám chữa bệnh đông y và 85 cơ sở kinh doanh dược phẩm. 2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016 a. Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện giai đoạn 2012-2016 được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đại Lộc theo ngành kinh tế giai đoạn 2012-2016 TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng GTSX (tỷ đồng) 5.702,61 6.585,95 8.267,52 9.386,19 10.544,69 1 Nông- lâm- thủy sản 1.305,71 1.366,48 1.544,41 1.710,84 1.806,83 2 Công nghiệp- XD 3.032,80 3.541,32 4.689,70 5.271,66 5.956,63 Trong đó: Công nghiệp 2.744,68 3.107,00 4.141,07 4.641,31 5.250,23 3 Dịch vụ 1.364,10 1.678,14 2.033,41 2.403,69 2.781,23 Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 100 1 Nông- lâm- thủy sản 22,90 20,75 18,68 18,23 17,13 2 Công nghiệp- XD 53,18 53,77 53,65 56,16 56,49 Trong đó: Công nghiệp 48,13 47,18 46,36 49,45 49,79 3 Dịch vụ 23,92 25,48 27,06 25,61 26,38 Tốc độ tăng trưởng (%) - 15,49 25,53 13,53 12,34 1 Nông- lâm- thủy sản - 4,65 13,02 10,78 5,61 2 Công nghiệp- XD - 16,77 32,43 12,41 12,99 Trong đó: Công nghiệp - 13,2 33,28 12,08 13,12 3 Dịch vụ - 23,02 21,17 18,21 15,71 Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đại Lộc (2014,2015,2016) 11 Dựa vào bảng số liệu 2.4, ta thấy: Ngành Nông- lâm- thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 20%) trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện và có xu hướng giảm qua các năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất là ngành Công nghiệp- Xây dựng (trên 50%) và có xu hướng tăng qua các năm.Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng giá trị sản xuất qua các năm và tương đối ổn định. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các ngành kinh tế qua giải quyết việc làm Trong giai đoạn 2012-2016, tổng giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng nhanh qua các năm, tỷ lệ lao động được tạo việ làm mới hàng năm liên tục tăng, khoảng 120-150 lao động/năm. Bảng 2.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đại Lộc qua giải quyết việc làm trong các ngành kinh tế giai đoạn 2012-2016 TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dân số 148.203 149.524 150.773 151.776 152.538 LĐ có việc làm 90.795 92.008 93.367 94.785 94.907 Trong đó: 1 Nông- lâm- TS 63.056 62.899 61.675 60.478 59.230 2 Công nghiệp- XD 15.384 16.355 17.670 19.540 20.185 Trong đó: Công nghiệp 11.419 12.068 13.225 14.890 15.159 3 Thương mại- DV 12.355 12.754 14.022 14.767 15.492 Cơ cấu LĐ có việc làm 100 100 100 100 100 Trong đó 1 Nông- lâm- TS 69,45 68,36 66,06 63,81 62,41 2 Công nghiệp- XD 12,58 17,78 18,93 20,62 21,27 3 Thương mại- DV 17,97 13,86 15,01 15,57 16,32 Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đại Lộc các năm 2014,2015,2016 12 Dựa vào bảng số liệu 2.5, ta thấy: Số lượng lao động có việc làm tại huyện Đại Lộc liên tục tăng qua các năm. Lĩnh vực Nông- lâm- thủy sản giải quyết được số lượng lao động lớn nhất (khoảng 65%), chủ yếu tập trung vào ngành sản xuất nông nghiệp và có xu hướng thu hút số lượng lao động giảm qua các năm. Ngành Công nghiệp- xây dựng tạo ra khoảng 20% số lượng việc làm cho lực lượng lao động của nền kinh tế, ngành dịch vụ tạo thu hút khoảng 15% lực lượng lao động của nền kinh tế. 2.2.2.Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế tại huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016 a.Chuyển dịch CCKT trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp Xu hướng dịch chuyển giai đoạn 2012-2016 trong nội bộ nhóm ngành này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 2.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đại Lộc trong nội bộ ngành Nông- Lâm- Ngư nghiệp giai đoạn 2012-2016 TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng GTSX (tỷ đồng) 5.702,61 6.585,95 8.267,52 9.386,19 10.544,69 1 Nông- lâm- TS 1.305,71 1.366,48 1.544,41 1.710,84 1.806,83 Trong đó: Nông nghiệp 1.215,95 1.253,62 1.410,20 1.562,15 1.642,07 Lâm nghiệp 48,99 67,96 84,28 93,95 106,82 Thủy sản 40,76 44,90 49,45 54,71 57,94 Cơ cấu Nông- lâm- thủy sản 100 100 100 100 100 Trong đó Nông nghiệp 93,13 91,74 91,31 91,31 90,88 Lâm nghiệp 3,75 4,97 5,46 5,49 5,91 Thủy sản 3,12 3,29 3,23 3,2 3,21 Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đại Lộc các năm 2014, 2015, 2016 13 Dựa vào bảng số liệu 2.6, ta thấy: trong nội bộ Ngành nông- lâm- thủy sản, giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp rất lớn và tăng liên tục qua các năm nhờ vào giá trị của các vùng sản xuất thâm canh. Giá trị sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là các xã có diện tích đất rừng sản xuất lớn, thu nhập chủ yếu từ cây keo lai, cây Bạch đàn. Giá trị đóng góp của ngành thủy sản còn khá khiêm tốn. b. Chuyển dịch CCKT trong nội bộ ngành nông nghiệp Trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016 cũng có những sự chuyển dịch nhất định: Bảng 2.7 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đại Lộc trong nội bộ ngành Nông nghiệp giai đoạn 2012-2016 TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng VA NN 1.215,953 1.253,620 1.410,200 1.562,148 1.642,067 Trong đó: 1 Trồng trọt 838,979 851,923 902,060 966,213 1.021,328 2 Chăn nuôi 317,609 336,370 439,130 521,250 538,994 3 DV NN 59,365 65,327 69,010 74,685 81,745 Cơ cấu Tổng VA NN 100 100 100 100 100 Trong đó: 1 Trồng trọt 69,00 67,96 63,97 61,85 62,20 2 Chăn nuôi 26,12 26,83 31,14 33,37 32,82 3 DV NN 4,88 5,21 4,89 4,78 4,98 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đại Lộc các năm 2014,2015,2016 Dựa vào bảng số liệu 2.7, ta thấy: Trong cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng từ 838,979 tỷ đồng năm 2012 tăng lên đến 1.021,328 tỷ đồng vào năm 2016 nhưng tỷ trọng đóng góp vào tổng VA ngành Nông nghiệp giảm từ 69% năm 2012 xuống còn 62,2% vào năm 2016. Ngành Dịch vụ Nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng VA ngành nông nghiệp, dao động trong khoảng 5%. 14 Bảng 2.8 Tình hình phát triển chăn nuôi tại huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016 ĐVT: Con Năm Trâu Bò Lợn Dê Gia cầm (nghìn con) Tổng số Gà Vịt, ngan, ngỗng 2012 4.169 9.982 60.375 1.344 582 483 99 2013 4.148 10.650 60.782 1.385 665 561 104 2014 4.436 12.975 57.343 1.405 714 547 167 2015 4.658 15.984 60.651 1.182 758 581 134,7 2016 5.069 19.380 57.073 737 753 556 160 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đại Lộc các năm 2014,2015,2016 Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trong khoảng 30% trong tổng VA nông nghiệp và đóng góp vào tổng VA ngành nông nghiệp xu hướng tăng qua các năm. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện cũng đã hình thành các hình thức như tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi, chăn nuôi gia công liên kết với quy mô lên đến hàng nghìn con heo thịt và hàng chục nghìn con gà công nghiệp để lấy trứng. c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp tại huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.9 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đại Lộc trong nội bộ ngành Công nghiệp giai đoạn 2012-2016 TT Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng GTSX (tỷ đồng) 5.702,61 6.585,95 8.267,52 9.386,19 10.544,69 1 Công nghiệp 2.744,68 3.107,00 4.141,07 4.641,31 5.250,23 Trong đó: Khai khoáng 145,705 57,095 58,72 62,23 71,13 Chế biến, CT 2.528,308 3.041,766 3.870,28 4.235,11 4.939,24 Điện, khí đốt 70,465 7,793 210,61 219,40 239,45 15 Khác 4,05 346 1,46 124,57 0,41 Cơ cấu Công nghiệp 100 100 100 100 100 Trong đó Khai khoáng 5,31 1,84 1,42 1,34 1,35 Chế biến, chế tạo 92,11 97,90 93,46 91,25 94,08 Điện, khí đốt 2,57 0,25 5,09 4,73 4,56 Khác 0.01 0,01 0,03 2,68 0,01 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Đại Lộc các năm 2014,2015,2016 Dựa vào bảng số liệu 2.9, ta thấy: Trong tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp thì giá trị sản xuất của phân ngành chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, giá trị sản xuất các ngành
Luận văn liên quan