MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, các rối loạn tâm thần có tỷ lệ
rất cao ở tất cả các nước trên thế giới, tạo thành một gánh nặng không
những về kinh phí mà cả về tâm lý- xã hội.
Trên thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới,
người bị tâm thần phân liệt chiếm khoảng 1% dân số; động kinh từ 3
– 5% dân số; trầm cảm: 1 – 3% dân số - đối tượng này ngày càng
tăng, diễn biến tâm lý rất phức tạp và có thể dẫn đến tự tử; khoảng 1
triệu người tự tử mỗi năm do chứng rối loạn tâm thần.
Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội và ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số
người bị mắc các bệnh về tâm thần ở Việt Nam hiện nay là rất lớn,
ước tính chiểm khoảng 10% dân số, tương đương gần 10 triệu người.
26 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 4159 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận văn Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ VĂN TUẤN
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2017
Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Khắc Bình
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu
Khoa Luật: Đại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội hồi 13 giờ 00 ngày 13
tháng 5 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, các rối loạn tâm thần có tỷ lệ
rất cao ở tất cả các nước trên thế giới, tạo thành một gánh nặng không
những về kinh phí mà cả về tâm lý- xã hội.
Trên thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới,
người bị tâm thần phân liệt chiếm khoảng 1% dân số; động kinh từ 3
– 5% dân số; trầm cảm: 1 – 3% dân số - đối tượng này ngày càng
tăng, diễn biến tâm lý rất phức tạp và có thể dẫn đến tự tử; khoảng 1
triệu người tự tử mỗi năm do chứng rối loạn tâm thần.
Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội và ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số
người bị mắc các bệnh về tâm thần ở Việt Nam hiện nay là rất lớn,
ước tính chiểm khoảng 10% dân số, tương đương gần 10 triệu người.
Trong đó số người tâm thần nặng, có hành vi nguy hiểm cho gia đình
và cộng đồng khoảng 200 ngàn người, đặc biệt số người tâm thần ở
Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở trong các thành phố,
đô thị lớn. Trong khi đó mạng lưới cơ sở phòng và điều trị, bảo trợ xã
hội, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần rất thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng.
Tại tỉnh Nam Định, theo số liệu Báo cáo của ngành Lao động
– Thương binh và Xã hội năm 2016, tại tỉnh Nam Định có 33.560
người khuyết tật, trong đó: có 3.179 người khuyết tật thần kinh
đặc biệt nặng (người tâm thần); 3.573 người tâm thần nặng; 56
2
xã phường có đông đối tượng tâm thần (>30%) chiếm 24% tổng
số xã phường trên địa bàn tỉnh [25].
Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, theo số liệu báo cáo năm 2016 của
Trung tâm, Trung tâm có 122 đối tượng, trong đó có 108 đối tượng
người tâm thần đặc biệt nặng, có hành vị gây nguy hiểm cho gia đình
và cộng đồng; 2 trẻ em; 10 người cao tuổi; 2 đối trượng bảo vệ khẩn
cấp. Công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng
cho người tâm thần trong những năm qua là tương đối tốt góp phần
đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý,
chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại
Trung tâm còn gặp không ít những khó khăn, như thiếu quy trình
chăm sóc và phục hồi chức năng; việc can thiệp điều trị các bệnh tâm
thần hiện nay chủ yếu can thiệp ở trị bằng thuốc và các hoạt động
phục hồi chức năng cho các bệnh nhân mà chưa chú trọng về bình
diện can thiệp ở lĩnh vực tâm lý - xã hội; các nguồn lực hỗ trợ người
tâm thần rất hạn chế chủ yếu dựa vào kinh phí Nhà nước, có rất ít sự
quan tâm, chia sẻ của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà
hảo tâm; cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị được đầu tư đã
lâu đến nay đã xuống cấp; cán bộ còn thiếu nhiều so với quy định,
đặc biệt là thiếu cán bộ Y tế có trình độ chuyên môn cao, đa số cán
bộ trực tiếp trợ giúp người tâm thần đều thiếu kiến thức chuyên môn
về tâm thần và công tác xã hội; mặt khác gia đình các đối tượng phải
chăm sóc lâu ngày nên chán nản, cùng với khó khăn về kinh tế đã
buông xuôi phó mặc cho Trung tâm ít quan tâm thăm hỏi.
3
Chuyên ngành công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
hiện nay được các nước trên thế giới đánh giá là một nguồn lực lớn
có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội nói chung
và làm giảm tái phát bệnh, giải quyết các vấn đề trong việc chữa bệnh
cho người mắc bệnh tâm thần. Ở Việt Nam nói chung, tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định nói riêng đang trong giai đoạn đầu của
sự hình thành và phát triển; cán bộ, nhân viên trực tiếp chăm sóc,
phục hồi chức năng cho người tâm thần ít được đào tạo, tập huấn
nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực tâm thần, về công tác xã hội
(CTXH) nên hiệu quả hoạt động chăm sóc và phục hồi chức năng cho
người tâm thần chưa cao và làm hạn chế rất nhiều đến chất lượng
cung cấp các dịch vụ xã hội và y tế cho người tâm thần[28].
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội cá
nhân đối với người tâm thần từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã
hội tỉnh Nam Định” để làm đề tài luận văn thạc sĩ, hy vọng sẽ góp
phần vào sự phát triển toàn diện của người khuyết tật nói chung và
đối với người tâm thần tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định
nói riêng, đặc biệt là sự phát triển toàn diện của xã hội nhằm hướng
tới đảm bảo an sinh xã hội và công bằng xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Trên thế giới
Theo tổ chức Y tế Thế giới, chính sách về sức khỏe tâm thần
(SKTT) là bộ tiêu chuẩn về các giá trị, các nguyên tắc và các mục
tiêu đưa ra để cải thiện SKTT và giảm gánh nặng về rối loạn tâm thần
của toàn dân. Chính sách về SKTT cũng xác định tầm nhìn cần
4
hướng tới, các ưu tiên trong chăm sóc sức khẻ tâm thần (CSSKTT)
và đưa ra định hướng xây dựng mô hình can thiệp.
Chính sách về CSSKTT ở các nước rất khác nhau, nhưng điều
quan trọng là chính sách CSSKTT đều được các các nước phê duyệt
và bao gồm những nội dung then chốt là tầm nhìn, các giá trị, nguyên
tắc và các mục tiêu.
Bên cạnh chính sách về CSSKTT, hiện nay, trên thế giới có rất
nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ấn phẩm được đề cập trên các
báo, luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến vấn đề
hỗ trợ cho người tâm thần (NTT), trong đó đáng lưu ý như:
ALan Walker (1989) cũng phân tích vấn đề chăm sóc sức khỏe
tâm thần dựa vào cộng đồng [37].
Jonathan Kenneth Burns (2008), cho rằng khuyết tật tâm thần và
chăm sóc sức khỏe tâm thần đang bị bỏ qua đáng ngạc nhiên trong
tranh luận toàn cầu về bình đẳng y tế [38].
2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam hiện nay cũng không có chính sách riêng về CSSKTT,
mà một số nội dung chính sách được đề cập đến trong các chương
trình, quyết định khác nhau do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một
số chính sách hiện hành của Việt Nam có liên quan đến CSSKTT chủ
yếu tập trung vào hai lĩnh vực y tế và xã hội, do Bộ Y tế và Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo triển khai thực hiện.
Bộ Y tế. Hướng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2010 [7].
5
Đề án 1215 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình và
được Thủ tướng Chính phủ duyệt ngày 22/7/2011. Đề án này đề cập
đến Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho bệnh tâm thần và
người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, đây chính là sự đổi mới
trong tư duy người làm trong lĩnh vực về Sức khỏe tâm thần và người
làm nghề Công tác xã hội.[27].
Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề
CTXH giai đoạn 2010 – 2020 [26].
Bộ Lao động. Tài liệu tập huấn công tác xã hội trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, Hà Nội, tháng 9
năm 2014 [3].
Giáo trình CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhà xuất
bản Lao động - Xã hội (2013) (Giáo trình biên soạn với sự hỗ trợ của
Đề án 1215 và Dự án Atlantic Philanthropies) [13].
Lê Chí An: Công tác xã hội cá nhân, NXB Đại học Mở - BC,
TP.HCM, 2006 [1].
Nguyễn Văn Siêm. (Giáo trình quy trình chăm sóc và phục hồi
chức năng cho người tâm thần tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội,
2014) [24].
Nguyễn Việt. Bệnh tâm thần phân liệt, những hiểu biết cơ bản về
điều trị, chăm sóc, quản lý và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
(chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng
đồng), Hà Nội, 1999-2000.[35].
Những kết quả của các đề tài nói trên là tài liệu tham khảo quan
trọng, cần thiết cho tôi thực hiện đề tài này.
6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thông
qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về CTXH, công tác xã hội
cá nhân (CTXHCN), CTXHCN với người tâm thần, đồng thời đánh
giá thực trạng CTXHCN đối với người tâm thần tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Nam Định.
Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng về công tác xã hội cá nhân đối với
người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là: Trên cơ sở nền tảng lý luận, phương pháp, sự hiểu biết,
kiến thức và kỹ năng về công tác xã hội cá nhân với người tâm thần
nhằm nâng cao năng lực, kết nối hệ thống các nguồn lực, dịch vụ và
những cơ hội thúc đẩy khả năng giải quyết các vấn đề đối với người
tâm thần, gia đình và cộng đồng.
Hai là: Từ thực tiễn tại Trung tâm, phân tích các hoạt động quản
lý, chăm sóc, chữa trị nuôi dưỡng người tâm thần. Tìm các yếu tố ảnh
hưởng đến CTXHCN đối với NTT đang được nuôi dưỡng tại Trung
tâm.
Ba là: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề ra những giải pháp
nhằm năng cao CTXHCN đối với NTT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
tỉnh Nam Định.
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: “Công tác xã hội cá nhân đối với
người tâm thần từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam
Định”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn: Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định
Thời gian: 02 năm (Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm
2016).
Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động trợ
giúp trong phương pháp CTXHCN: Tham vấn; quản lý ca; xử lý
khủng hoảng,.. trong quá trình trợ giúp cho người tâm thần tại Trung
tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
4.3. Phạm vi khách thể nghiên cứu
108 người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
(đại diện gia đình, người giám hộ cho đối tượng tâm thần có thể trả
lời thay trong trường hợp người tâm thần không trả lời được).
02 Lãnh đạo quản lý, 02 Cán bộ nhân viên công tác xã hội, 20
nhân viên y tế tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: Từ những đánh giá
thực trạng về NTT, nhu cầu của họ trên cơ sở thực tiễn để đúc rút
thành lý luận và những đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu
quả trong trợ giúp cho NTT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam
Định.
8
Nghiên cứu vấn đề trong hệ thống: Hệ thống những lý thuyết
có liên quan trực tiếp, hệ thống các yếu tố có liên quan: dịch vụ trợ
giúp, hệ thống chính sách, khả năng của NTT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu
thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố
hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ
cho quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phân
tích tài liệu:
Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến công
tác xã hội như: Nhập môn công tác xã hội, môn công tác xã hội cá
nhân,....
Phân tích những tài liệu có liên quan đến vấn đề CTXH đối với
người tâm thần, như: Giáo trình quản lý trường hợp trong chăm sóc
và phục hồi chức năng cho NTT; Giáo trình tham vấn trong chăm sóc
sức khỏe tâm thần; Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm
thần; Giáo trình Đại cương chăm sóc sức khỏe tâm thần;
Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của tỉnh như: Đánh giá 5
năm thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 16/01/1012 của
UBND tỉnh Nam Định về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho
người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011-2015; Báo cáo
tổng kết năm 2015 -2016 của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam
Định;..
9
Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến
chính sách hỗ trợ đối với người tâm thần tại Trung tâm, như: Quyết
định số 07/QĐ-UBND ngày 19/04/1012 của UBND tỉnh Nam Định
Về việc điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội
đang quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm
dạy nghề cho trẻ khuyết tật thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội; Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2015 của
UBND tỉnh về việc quy định chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với
đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ xã hội.
5.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động quản lý, chăm sóc, hoạt động phục hồi
chức năng, hoạt động tham gia sinh hoạt, hoạt động tham vấn tư vấn,
hoạt động quản lý ca và các hoạt động khác cho người tâm thần tại
trung tâm.
5.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài sẽ sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
trong phạm vi 108 người tâm thần tại Trung tâm để thu thập thông tin
về họ. (đại diện gia đình, người giám hộ cho đối tượng tâm thần có
thể trả lời thay trong trường hợp người tâm thần không trả lời được).
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn 2 đối
tượng chính là:
Phỏng vấn NTT và gia đình của người tâm thần (nếu có).
Phỏng vấn cán bộ NVCTXH, nhân viên Y tế.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
10
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tài liệu tham khảo hữu
ích cho những người quan tâm đến lĩnh vực CTXH, trong đó có
CTXHCN đối với NTT; cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu,
các cơ sở đào tạo, các nhà xây dựng chính sách có nội dung liên
quan.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu “Công tác xã hội cá nhân đối với người
tâm thần từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định” có
thể trở thành tài liệu tham khảo tốt đối với các cá nhân, tổ chức hữu
quan trong quá trình nghiên cứu, thực hiện phát triển CTXH, trong
đó có CTXHCN đối với NTT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam
Định.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
thì nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội cá nhân
đối với người tâm thần.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với người
tâm thần từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
đảm bảo thực hiện công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ
thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
11
Chương 1
Những vấn đề lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với
người tâm thần
Luận văn hệ thống hóa lý luận chung về sức khỏe tâm thần, lý
luận chung về công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, từ đó đưa ra
các khái niệm, mục đích, các nguyên tắc, tiến trình trợ giúp và các
nhân tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân đối với người tâm
thần, cụ thể như sau:
1.1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân với người tâm thần
Công tác xã hội cá nhân với người tâm thần là hoạt động trợ
giúp mà ở đó nhân viên công tác xã hội áp dụng hệ thống giá trị đạo
đức nghề CTXH, các kiến thức, kỹ năng của CTXH cá nhân vào trợ
giúp người tâm thần giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của người
tâm thần đồng thời thúc đẩy chính sách trợ giúp người tâm thần.
1.2. Mục đích của công tác xã hội cá nhân đối với người tâm
thần
Có thể nói mục đích của CTXH cá nhân với người tâm thần là
nhằm hỗ trợ bản thân người tâm thần và gia đình của họ; quản lý ca
đối với người tâm thần; tham gia vào xây dựng phản biện chính sách,
pháp luật đối với người tâm thần; Biện hộ cho quyền và lợi ích của
người tâm thần.
1.3. Các hoạt động của công tác xã hội cá nhân với người tâm
thần bao gồm:
Tham vấn, quản lý trường hợp, hỗ trợ kỹ năng xử lý khủng
hoảng, stress, biện hộ cho người tâm thần và gia đình họ.
12
1.4. Các nguyên tắc công tác xã hội cá nhân với người tâm
thần
Chấp nhận thân chủ.
Thái độ không kết án.
Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ.
Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề.
Cá nhân hóa.
Giữ bí mật của thân chủ.
Can thiệp có sự kiểm soát.
1.5. Tiến trình giải quyết vấn đề trong công tác xã hội cá
nhân đối với người tâm thần
Tiếp nhận thân chủ: NVCTXH gặp gỡ thân chủ, xác định đúng
đối tượng giúp đỡ
Nhận diện vấn đề: Thông qua các tài liệu, hồ sơ cá nhân của
NTT, quan sát tính cách, hành động, cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc,..;
vấn đàm với NTT và những người có liên quan đến NTT; đến thăm
gia đình NTT; tổng kết, chuẩn đoán.
Thu thập thông tin: Thông tin về vấn đề hiện nay cần giải quyết
của NTT; thông tin tổng quát về NTT và những người có liên quan;
tiểu sử gia đình, trình độ văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội, tính tình,
tiêm năng,...
Đánh giá chuẩn đoán: Đánh giá tất cả các vấn đề mà NTT cần
phải được giải quyết như: mối quan hệ, các nhu cầu, tiềm năng,
những giải pháp đã được NTT sử dụng để giải quyết vấn đề, hiệu quả
và hạn chế của chúng,...
13
Vạch kế hoạch giải quyết vấn đề: Xác định mục đích, thân chủ
mong muốn gì? Xem xét khả năng đáp ứng của cơ quan, xã hội và
các nguồn hỗ trợ khác? NTT và NVCTXH thống nhất mục đích; Lựa
chọn giải pháp, NVCTXH cần phải cân nhắc các yếu tố khả năng,
điều kiện hỗ trợ cho phép, đưa ra các giải pháp khác nhau để lựa
chọn cái tốt nhất.
Thực hiện kế hoạch: Bao gồm các hoạt động và dịch vụ theo như
kế hoạch đã định. Các hoạt động có thể là: hỗ trợ, tư vấn, hòa giải,
biện hộ,...
Lượng giá: qua đó xác định có tiếp tục giúp đỡ hay chấm dứt sự
giúp đỡ
Chương này cũng đề cập đến những quy định pháp luật, các chế
độ chính sách của Việt Nam đối với người tâm thần tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định, Một số lý thuyết ứng dụng trong
nghiên cứu, để từ đó ứng dụng vào CTXHCN đối với người tâm thần
tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.
14
Chương 2
Thực trạng công tác cá nhân đối với người tâm thần và ứng dụng
mô hình quản lý ca từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
tỉnh Nam Định
Từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định, việc thực hiện các chính sách trợ giúp
cho người tâm thần trong những năm qua là tương đối tốt góp phần
đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; CTXH đang trong giai đoạn
đầu của sự hình thành và phát triển, cán bộ, nhân viên trực tiếp chăm
sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần đã được cử đi đào tạo,
tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực tâm thần, về CTXH nên
hiệu quả hoạt động chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm
thần phần nào đã được đảm bảo, qua đó đã từng bước phát triển nghề
công tác xã hội chuyên nghiệp. Đồng thời cũng tạo ra sự chuyển biến
tích cực trong nhận thức của chi bộ đảng, Ban giám đốc và đội ngũ
cán bộ, nhân viên trong toàn đơn vị và xã hội về nghề công tác xã
hội.
Tuy nhiên, CTXH nói chung, CTXHCN đối với người tâm thần
tại Trung tâm nói riêng còn gặp không ít những khó khăn, như:
Trong các văn bản pháp luật chưa quy định rõ vai trò, nhiệm vụ
của cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội;
Mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nam Định
còn thiếu và chưa có sự gắn kết, công tác phối hợp giữa các ban,
ngành đoàn thể còn nhiều hạn chế;
15
Nguồn lực hỗ trợ người tâm thần rất hạn chế chủ yếu dựa vào
kinh phí Nhà nước, có rất ít sự quan tâm, chia sẻ của các tổ chức xã
hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm;
Một số cán bộ tại Trung tâm chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng bản
chất, mục tiêu cũng như những ưu điểm của công tác xã hội cá nhân,
do vậy chưa có những giải pháp, những chủ trương trong chỉ đạo và
thực hiện.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị được đầu tư đã lâu đến
nay đã xuống cấp; cán bộ còn thiếu về sơ