Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, Mỹ đã
rải xuống miền nam Việt Nam trên 72 triệu lít chất độc hoá học, trong
đó có 42 triệu lít chất da cam mang độc tố dioxin. Số lượng nạn nhân
hiện nay ở Việt Nam rất lớn: 1,2% số gia đình trong toàn quốc có người
bị hậu quả của chất độc da cam/dioxin. 93% xã/phường của 64
tỉnh/thành phố trong cả nước đều có người bị nhiễm chất độc da
cam/dioxin.
Nạn nhân chất độc da cam/dioxin suốt đời phải chịu những đau đớn
về thể xác và tinh thần do những bệnh tật trên cơ thể gây ra. Những đau
đớn về thể xác dẫn tới những thay đổi về tâm lý, nhận thức, tình cảm
thái độ và hành vi theo chiều hướng tiêu cực. Các nạn nhân dioxin
thường mắc các bệnh hiểm nghèo và không có khả năng tự chăm sóc, họ
luôn cần có người hỗ trợ, giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày. Những
nạn nhân này thường đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và thời gian chăm sóc
kéo dài. Vì vậy người nhà nạn nhân vừa phải chăm sóc nạn nhân vừa
phải tiếp tục cuộc sống mưu sinh như bao người bình thường khác. Họ
phải đối mặt với gánh nặng chăm sóc, tổn thương tâm lý và suy giảm
sức khỏe.
Trong những năm qua ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều công
trình nghiên cứu về nạn nhân dioxin, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu
các tổn thương thực thể, các biến đổi sinh hóa. Chưa có nghiên cứu đánh
giá chất lượng cuộc sống của nạn nhân, đặc biệt là đánh giá gánh nặng
chăm sóc và chất lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân dioxin.
Đồng Nai là 1 trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chất
độc da cam/Dioxin tại Việt Nam. Theo hồ sơ lưu trữ (Bộ quốc phòng
Mỹ), trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã chuyển đến, lưu giữ tại sân bay
Biên Hòa tỉnh Đồng Nai hơn 98.000 thùng phuy loại 205 lít chứa chất da
cam. Ngoài ra, còn hàng chục ngàn thùng chứa chất xanh, trắng và chất
diệt cỏ các loại. Hiện nay lượng dioxin còn tồn dư trong môi trường ở
Biên Hòa đang được xử lý. Các gia đình nạn nhân chất độc da
cam/dioxin đều có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều gia đình có 3 đến 4 người
mang trong mình hậu quả khốc liệt do chiến tranh2
Do vậy, cần có những nghiên cứu tiên phong cho khu vực này.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà
nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại thành phố Biên Hòa (2014-2016 ).
2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng cuộc
sống cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại
cộng đồng
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam / dioxin tại cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, Mỹ đã
rải xuống miền nam Việt Nam trên 72 triệu lít chất độc hoá học, trong
đó có 42 triệu lít chất da cam mang độc tố dioxin. Số lượng nạn nhân
hiện nay ở Việt Nam rất lớn: 1,2% số gia đình trong toàn quốc có người
bị hậu quả của chất độc da cam/dioxin. 93% xã/phường của 64
tỉnh/thành phố trong cả nước đều có người bị nhiễm chất độc da
cam/dioxin.
Nạn nhân chất độc da cam/dioxin suốt đời phải chịu những đau đớn
về thể xác và tinh thần do những bệnh tật trên cơ thể gây ra. Những đau
đớn về thể xác dẫn tới những thay đổi về tâm lý, nhận thức, tình cảm
thái độ và hành vi theo chiều hướng tiêu cực. Các nạn nhân dioxin
thường mắc các bệnh hiểm nghèo và không có khả năng tự chăm sóc, họ
luôn cần có người hỗ trợ, giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày. Những
nạn nhân này thường đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và thời gian chăm sóc
kéo dài. Vì vậy người nhà nạn nhân vừa phải chăm sóc nạn nhân vừa
phải tiếp tục cuộc sống mưu sinh như bao người bình thường khác. Họ
phải đối mặt với gánh nặng chăm sóc, tổn thương tâm lý và suy giảm
sức khỏe.
Trong những năm qua ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều công
trình nghiên cứu về nạn nhân dioxin, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu
các tổn thương thực thể, các biến đổi sinh hóa. Chưa có nghiên cứu đánh
giá chất lượng cuộc sống của nạn nhân, đặc biệt là đánh giá gánh nặng
chăm sóc và chất lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân dioxin.
Đồng Nai là 1 trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chất
độc da cam/Dioxin tại Việt Nam. Theo hồ sơ lưu trữ (Bộ quốc phòng
Mỹ), trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã chuyển đến, lưu giữ tại sân bay
Biên Hòa tỉnh Đồng Nai hơn 98.000 thùng phuy loại 205 lít chứa chất da
cam. Ngoài ra, còn hàng chục ngàn thùng chứa chất xanh, trắng và chất
diệt cỏ các loại. Hiện nay lượng dioxin còn tồn dư trong môi trường ở
Biên Hòa đang được xử lý. Các gia đình nạn nhân chất độc da
cam/dioxin đều có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều gia đình có 3 đến 4 người
mang trong mình hậu quả khốc liệt do chiến tranh
2
Do vậy, cần có những nghiên cứu tiên phong cho khu vực này.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà
nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại thành phố Biên Hòa (2014-2016 ).
2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng cuộc
sống cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại
cộng đồng.
Những đóng góp mới của luận án
Xác định được tình trạng suy giảm nhận thức và các triệu chứng
hành vi tâm thần của nạn nhân dioxin. Có 84,8% nạn nhân bị suy giảm
nhận thức mức độ trung bình và nhẹ; có 57,7% nạn nhân có rối loạn vận
động; 56,1% có rối loạn cảm xúc; 60,4% có dấu hiệu hoang tưởng;
78,5% có dấu hiệu trầm cảm; 78% có triệu chứng kích động, hung hãn
và 80,3% có rối loạn hành vi ban đêm. Xác định được chất lượng cuộc
sống của nạn nhân dioxin đạt thấp dưới 50% so với mức điểm chất
lượng cuộc sống tốt nhất.
Xác định được gánh nặng chăm sóc và chất lượng cuộc sống của
người nhà nạn nhân dioxin. Có 56,1% người nhà nạn nhân dioxin có
gánh nặng chăm sóc ở mức độ rất nghiêm trọng; 39,9% mức độ
nghiêm trọng.
Đánh giá được chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe tâm thần
của người nhà nạn nhân thấp hơn ở những nạn nhân có biểu hiện rối loạn
triệu chứng hành vi tâm thần nặng (p <0,001).
Các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân
và người nhà nạn nhân tại cộng đồng có hiệu quả cao. Đối với nạn
nhân: Tình trạng nhận thức tăng 32,2%; mức độ trầm trọng các triệu
chứng hành vi, tâm thần giảm 23,6%; chất lượng cuộc sống của nạn
nhân tăng 14%. Đối với người nhà nạn nhân dioxin: Gánh nặng chăm
sóc giảm 4 điểm, tăng điểm sức khỏe thể chất 35,3%, tăng điểm sức
khỏe tâm thần 31,9%.
Bố cục của luận án:
Luận án gồm 145 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục) Đặt
vấn đề 2 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. Luận án được kết cấu 4
chương gồm : Chương 1. Tổng quan - 36 trang; Chương 2. Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu - 35 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu - 41
trang; Chương 4 Bàn luận 28 trang. Luận án có 22 bảng, 7 hình, 124 tài
liệu tham khảo (60 tài liệu tiếng Việt, 64 tiếng Anh).
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1 . Ảnh hƣởng và hậu quả của chất độc da cam/dioxin đến
sức khỏe con ngƣời
Chất độc da cam/dioxin gây ảnh hưởng và hậu quả nặng nề đến sức
khỏe con người. Hiện nay đã xác định được danh mục 17 bệnh, tật, dị
dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin
1.2. Tổn thƣơng tâm lý ở nạn nhân và ngƣời nhà nạn nhân chất
độc da cam/dioxin
Các tổn thương tâm lý hay gặp ở nạn nhân dioxin gồm: Hội chứng
quên thực thể, rối loạn ảo giác, rối loạn hoang tưởng, các rối loạn khí sắc
(cảm xúc), các rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách. Một số kết quả nghiên
cứu của các tác giả trong nước cho thấy, 100% đối tượng nghiên cứu đều
có những tổn thương tâm lý ở những mức độ khác nhau. Mức độ tổn
thương tâm lý của các nạn nhân dioxin không phụ thuộc vào lứa tuổi .
1.3. Chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân, ngƣời nhà nạn nhân
chất độc da cam/dioxin
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1995) thì chất lượng cuộc sống là
những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh
văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên quan đến các
mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ.
Có nhiều bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống hiện đang được
sử dụng phổ biến trên thế giới như. Bộ công cụ SF-36 (MOS Short Form–
36/SF-36) mô tả về sức khỏe gồm 36 câu hỏi, phiếu WHO QOL-BREF
(MOS Short Form12/WHO QOL-BREF) gồm 12 câu hỏi rút gọn. Các
đánh giá chung cho phép so sánh các bệnh khác nhau hoặc so sánh các
phương pháp điều trị với nhau, song không đi sâu vào ảnh hưởng của
bệnh nên không thể hiện rõ sự thay đổi theo diễn biến của bệnh .
Hầu hết việc chăm sóc nạn nhân dioxin đều dựa vào gia đình và
người than. Việc chăm sóc nạn nhân làm cho người chăm sóc luôn bị
căng thẳng tâm lý và sa sút chất lượng cuộc sống. Người chăm sóc
thường thiếu sự giao tiếp, hỗ trợ từ xã hội và có cảm giác bị cách ly xã
4
hội, phải hy sinh các đam mê, sở thích, công việc và giải trí, giảm bớt
thời gian dành cho bạn bè và gia đình, từ bỏ hoặc giảm việc làm. Họ
phải hy sinh nhiều hơn các mối tương tác xã hội. Vì thế các dấu hiệu tâm
lý càng trở nên tiêu cực hơn.
1.4. Giải pháp phục hồi chức năng tâm thần, nâng cao chất
lƣợng cuộc sống cho nạn nhân và ngƣời nhà nạn nhân dioxin
1.4.1. Chính sách hỗ trợ, chăm sóc nạn nhân chất độc da
cam/dioxin
Đảng và Nhà nước đã quan tâm sâu sắc để giải quyết hậu quả này;
nhiều chủ trương, chính sách về xử lý các khu vực còn tồn dư lưu lượng
dioxin cao; ban hành chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng
chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, thúc đẩy công
tác chăm sóc các nạn nhân và hỗ trợ cuộc đấu tranh đòi công lý cho họ.
1.4.2. Biện pháp phục hồi chức năng tâm thần
Căn cứ vào nhu cầu cần hồi phục có thể áp dụng các phương
pháp đối với nhóm nạn nhân tâm thần phân liệt và với nhóm nạn
nhân tâm căn.
1.4.3. Giải pháp phục hồi chức năng tâm lý xã hội tại cộng đồng
Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị, phối hợp nhiều tổ chức trong
xã hội, phối hợp cùng với gia đình và đặc biệt là sự hợp tác của nạn nhân
trong suốt quá trình điều trị, mới có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Giải pháp chăm sóc, phục hồi chức năng tâm thần tại cộng đồng,
dựa trên các phương diện sau:
- Dự phòng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng tâm lý xã hội,
tái hoà nhập gia đình và cộng đồng cho những nạn nhân tâm thần, động
kinh, trầm cảm, rối loạn do stress...các biện pháp này cần huy động tối
đa sự cộng tác của nạn nhân và gia đình nạn nhân.
5
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ nạn nhân Dioxin của thành phố Biên Hòa: 750 người.
Người nhà nạn nhân Dioxin (người chăm sóc chính): 750 người.
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Biên Hòa.
- Thời gian nghiên cứu: 24 tháng, từ 1/2014-12/2015.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu : Gồm 2 thiết kế nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu mô tả có phân tích
- Đối với nạn nhân:
+ Tình trạng nhận thức: Sử dụng trắc nghiệm đánh giá trạng thái
tâm trí thu gọn bằng bản Việt hóa
+ Tình trạng hoạt động hàng ngày.
+ Mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần: Sử
dụng câu hỏi đánh giá trạng thái tâm thần kinh (NPI).
+ Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần.
+ Điểm đánh giá tình trạng tổn thương tâm lý dựa vào các test tâm
lý: trắc nghiệm nhu cầu giao tiếp, thang trầm cảm Beck, trí nhớ thao tác,
thang lo âu.
+ Chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo Bộ câu hỏi đánh giá chất
lượng cuộc sống SF36.
- Đối với người nhà nạn nhân
- Đánh giá gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn nhân: Bộ câu hỏi
phỏng vấn về gánh nặng chăm sóc.
- Đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe: Câu hỏi
phỏng vấn rút gọn đánh giá chất lượng cuộc sống của WHO (WHO
QOL-BREF).
6
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng, so sánh trước sau
Gồm các hoạt động chính:
+ Tổ chức thực hiện mô hình can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần
cho nạn nhân và người nhà nạn nhân dioxin thành phố Biên Hòa.
+ Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tâm lý dựa vào cộng đồng.
+ Quản lý, giảm sát mô hình.
+ Triển khai các giải pháp can thiệp tại cộng đồng.
a, Đối tượng nghiên cứu
* Nạn nhân dioxin: 250 nạn nhân có triệu chứng hành vi, tâm thần
được xác định từ nghiên cứu mô tả, đồng ý tham gia vào can thiệp hoặc
theo dõi.
* Người nhà nạn nhân: 250 người nhà của những nạn nhân dioxin
đã được lựa chọn vào nghiên cứu can thiệp.
* Cộng tác viên: Cán bộ thuộc các chi hội nạn nhân chất độc da
cam/dioxin tại các phường.
b, Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu can thiệp không có nhóm
chứng, so sánh trước và sau can thiệp
d, Chương trình can thiệp
* Đối với nạn nhân dioxin
- Mục đích can thiệp: Giúp nạn nhân cải thiện chức năng sinh hoạt
hàng ngày, cải thiện trí nhớ, duy trì chức năng nhận thức và cải thiện sự
giao tiếp, hòa nhập với những người xung quanh, nâng cao sức khỏe thể
chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân.
- Thời gian can thiệp: 6 tháng
- Biện pháp can thiệp:
Nạn nhân được nghiên cứu viên khám lâm sàng tổng quát, tư vấn
lựa chọn và hướng dẫn thực hiện các bài tập phù hợp, gồm:
+ Luyện tập thư giãn: Bài “Tâm thần thư thái”, Bài “Giãn mềm cơ
bắp”, Bài “Sưởi ấm cơ thể”.
+ Tập thở.
+ Tập thiền.
+ Tập dưỡng sinh.
7
+ Luyện tập phục hồi chức năng vận động tại nhà thụ động và có trợ
giúp của cộng tác viên
* Đối với người nhà nạn nhân
Bên cạnh việc triển khai biện pháp can thiệp đối với nạn nhân
dioxin, các biện pháp can thiệp đối với người nhà nạn nhân gồm:
+ Tập huấn, đào tạo cung cấp kiến thức về những dấu hiệu biểu hiện
nạn nhân có rối loạn tâm lý nặng.
+ Tập huấn, đào tạo cung cấp kiến thức về cách chăm sóc nạn nhân.
+ Hướng dẫn người nhà nạn nhân cùng luyện tập với nạn nhân và
theo dõi tiến triển của nạn nhân.
+ Giải đáp thắc mắc, băn khoăn của người nhà nạn nhân về diễn
biến của nạn nhân, các vấn đề nảy sinh.
+ Gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm cho người nhà nạn nhân dioxin.
e, Chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp
* Đối với nạn nhân dioxin
+ Mức độ tham gia luyện tập, sự hài lòng của nạn nhân.
+ Các biến cố không mong muốn liên quan việc luyện tập.
+ Chỉ số hiệu quả can thiệp: Đánh giá sự thay đổi mức độ trầm
trọng, mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần, mức độ
căng thẳng, hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của nạn nhân.
* Đối với người nhà nạn nhân
So sánh trước và sau can thiệp về gánh nặng chăm sóc và chất
lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân.
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tuân thủ theo đạo đức trong nghiên cứu Y học và
đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Học viện Quân
y thông qua
- Các biện pháp can thiệp không gây tổn hại đến sức khỏe thể chất,
tinh thần của người được can thiệp đồng thời góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống cho họ.
8
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân dioxin
3.1.1. Các thông tin chung của nạn nhân
Độ tuổi trung bình của nạn nhân là 56,73±17,56. 96% có trình độ từ
THPT trở xuống. Nghề nghiệp chủ yếu là công nhân và nông dân
(57,3%).
3.1.2. Một số đặc điểm sức khỏe tâm thần của nạn nhân
3.1.2.1. Tình trạng suy giảm nhân thức
Điểm số về tình trạng nhận thức chung 15,16±4,46. Mức độ suy
giảm nhận thức trung bình là 65,1%; nặng: 15,2% và nhẹ: 19,7%.
3.1.2.2. Các trắc nghiệm thần kinh tâm lý
Trên 50% nạn nhân không đạt giới hạn bình thường ở tất cả các trắc
nghiệm thần kinh tâm lý.
3.1.2.3. Các triệu chứng về hành vi tâm thần của nạn nhân theo
thang đánh giá tình trạng tâm thần kinh
Có 61,1% nạn nhân có vấn đề về ăn uống; 80,3% có triệu chứng rối
loạn hành vi ban đêm; 57,7% có rối loạn vận động; 56,1% có rối loạn
cảm xúc; 59,1% mất ức chế; 53,9% vô cảm; 56,3% lo âu; 78,5% có dấu
hiệu trầm cảm; 60,4% có dấu hiệu hoang tưởng; 78,0% có kích động
hoặc hung hãn.
3.1.3. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin
3.1.3.1. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin
Bảng 3.3. Điểm chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin (N=750)
Người đánh giá
Điểm số CLCS Chỉ số
Cronbach alpha SD
Nạn nhân tự đánh giá 21,97 2,62
0,974
Người nhà nạn nhân đánh giá 21,88 2,77
Hệ số tương quan giữa hai đánh giá Rho = 0,944 (p<0,01)
Người nhà đánh giá CLCS của nạn
nhân không tự đánh giá được
21,13 ± 3,13
9
Điểm số CLCS trung bình do nạn nhân tự đánh giá là 21,97±2,62;
người nhà nạn nhân đánh giá là 21,88±2,77; chỉ đạt 42,25% và 42,08%
so với điểm CLCS mức tốt nhất. Điểm CLCS của nạn nhân không trả lời
được 21,13 ± 3,13; đạt 40,63% so với mức điểm CLCS tốt nhất.
3.1.3.2. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin theo một số đặc
điểm cá nhân
Không có sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của nạn nhân giữa
các nhóm tuổi và giới tính (p>0,05).
3.1.3.3. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân dioxin theo các triệu
chứng hành vi, tâm thần
Chất lượng cuộc sống theo nạn nhân đánh giá ở những nạn nhân có
rối loạn vận động thấp hơn so với những nạn nhân không có triệu chứng
này (p<0,05). Những nạn nhân vô cảm, mất ức chế và hành vi bất
thường ban đêm có điểm chất lượng cuộc sống theo người nhà nạn nhân
đánh giá thấp hơn so với những người không có triệu chứng này. Tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.1.3.4. Mô hình hồi quy tuyến tính về chất lượng cuộc sống của
nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Bảng 3.7: Mô hình hồi quy tuyến tính và các yếu tố liên quan tới chất
lượng cuộc sống của nạn nhân theo nạn nhân đánh giá (N=750)
Biến độc lập Hệ số p>t
Tuổi nạn nhân 0,008 0,212
MMSE -0,054 0,028
Mức độ trầm trọng của các triệu chứng
hành vi, tâm thần
0,069 0,276
Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng
hành vi, tâm thần
-0,085 0,063
Hệ số 22,723 0,001
p>0,05, R2 = 0,017
Các yếu tố về tuổi, mức độ trầm trọng và ảnh hưởng của các triệu
chứng hành vi, tâm thần không có liên quan với chất lượng cuộc sống
10
của nạn nhân (p>0,05), chỉ có tình trạng nhận thức ban đầu của nạn nhân
có mối liên quan có ý nghĩa với CLCS của nạn nhân (p<0,05).
Bảng 3.8: Mô hình hồi quy tuyến tính và các yếu tố liên quan tới
CLCS của nạn nhân theo người nhà nạn nhân đánh giá (N=750)
Biến độc lập Hệ số p
Tuổi nạn nhân 0,005 >0,05
Tình trạng nhận thức (MMSE) -0,048 <0,05
Mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành
vi, tâm thần
0,097 >0,05
Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành
vi, tâm thần
-0,114 <0,05
Hệ số 22,714 <0,01
p<0,05, R2 = 0,016
Các yếu tố về tuổi, mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi,
tâm thần không có liên quan với CLCS của nạn nhân (p>0,05), chỉ có
tình trạng nhận thức của nạn nhân và mức độ ảnh hưởng của các triệu
chứng hành vi, tâm thần là có mối liên quan với CLCS của nạn nhân
(p<0,05).
3.2. Gánh nặng chăm sóc và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời
nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin
3.2.1. Thông tin về người nhà nạn nhân
Chủ yếu là vợ/chồng 71,6%; tỉ lệ nữ giới 77,9%; độ tuổi từ 45 tuổi
trở lên chiếm 81,6%; người đang có việc làm và có thu nhập 16,8%.
Thời gian chăm sóc cho nạn nhân từ 30 – 40 giờ/tuần trở lên chiếm 70%.
3.2.2. Gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn nhân
3.2.2.1. Gánh nặng chăm của người nhà nạn nhân theo mức độ
Có 39,9% người nhà nạn nhân có gánh nặng chăm sóc ở mức độ
nghiêm trọng; 56,1% có gánh nặng chăm sóc ở mức độ rất nghiêm trọng.
3.2.2.2. Gánh nặng chăm sóc theo một số đặc điểm cá nhân
Người nhà nạn nhân bị thất nghiệp có gánh nặng chăm sóc cao hơn
người đang đi làm. Người nhà nạn nhân là vợ/chồng hoặc là bố mẹ của
11
nạn nhân có gánh nặng chăm sóc cao hơn nhiều so với những người nhà
nạn nhân là con, cháu hay anh, chị em ruột.
3.2.2.3. Gánh nặng chăm sóc theo mức độ suy giảm nhận thức
Người nhà của những nạn nhân suy giảm nhận thức nặng và trung
bình có gánh nặng chăm sóc cao hơn so với người nhà nạn nhân nhóm nạn
nhân nhẹ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2.2.5. Tương quan giữa gánh nặng chăm sóc và một số triệu
chứng hành vi, tâm thần của nạn nhân
Bảng 3.13: Tương quan giữa gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn
nhân với một số triệu chứng hành vi, tâm thần NPI (N=750)
Các đặc điểm
Hệ số tương quan với
gánh nặng chăm sóc
Hoang tưởng 0,017
Ảo giác 0,099*
Kích động hoặc hung hãn 0,062
Trầm cảm hoặc loạn khí sắc 0,089*
Lo âu -0,012
Hưng cảm 0,011
Vô cảm hoặc bàng quan 0,009
Mức ức chế 0,003
Cáu kỉnh/cảm xúc không ổn định 0,012
Lặp lại hành động 0,006
Hành vi rối loạn giấc ngủ 0,075*
Ăn uống 0,007
Mức độ trầm trọng 0,065
Mức độ ảnh hưởng 0,088*
*: p< 0,05;
Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần có liên
quan theo chiều thuận với gánh nặng chăm sóc (hệ số tương quan 0,088;
p<0,05), trong đó ảo giác, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ có liên quan
nhiều hơn các triệu chứng khác.
12
3.2.2.6. Mô hình hồi quy tuyến tính đối với gánh nặng chăm sóc của
người nhà nạn nhân dioxin
Bảng 3.14: Hồi quy tuyến tính về các yếu tố liên quan đến gánh
nặng chăm sóc của người nhà nạn nhân (n = 750)
Biến độc lập Hệ số p>t
MMSE của nạn nhân -0,083 0,549
Chất lượng cuộc sống nạn nhân -0,070 0,641
Mức độ trầm trọng của các triệu chứng
hành vi tâm thần
-0,339 0,183
Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng
hành vi tâm thần
0,353 0,055
Tuổi của người nhà nạn nhân 0,048 0,267
Học vấn của người nhà nạn nhân 1,154 0,015
Tình trạng hôn nhân của người nhà -,446 0,580
Tính chất nghề nghiệp của người nhà 0,887 0,220
Quan hệ với nạn nhân -0,249 0,599
Thời gian chăm sóc nạn nhân -0,118 0,529
SK thể chất của người nhà nạn nhân 0,001 0,974
Sức khỏe tâm thần của người nhà -0,021 0,596
hệ số 56,645 0,001
p<0,05, R2 = 0,028
Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi tâm thần; tuổi, trình
độ học vấn, tính chất nghề nghiệp, sức khỏe thể chất của người nhà nạn
nhân có liên quan thuận với gánh nặng chăm sóc. Tuy nhiên, sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Các yếu tố có mối liên quan nghịch với gánh nặng chăm sóc bao gồm
điểm MMSE, điểm chất lượng cuộc sống, mức độ trầm trọng của triệu
chứng hành vi, tâm thần của nạn nhân; quan hệ của người nhà với nạn
nhân, thời gian chăm sóc, sức khỏe tâm thần của người nhà nạn nhân, tuy
nhiên mối liên quan không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
13
3.2.3. Chất lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân
3.2.3.1. Chất lượng cuộc sống của người nhà nạn nhân theo một số đặc
điể