Tóm tắt luận văn Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

Những năm gần đây, mặc dù có nhiều dịch vụ mới được đẩy mạnh và triển khai song lợi nhuận chủ yếu của các Ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam vẫn là hoạt động tín dụng truyền thống. Trong quá trình tài trợ cho các dự án đầu tư, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đóng một vai trò đặc biệt quan trọng bởi hoạt động tài trợ theo dự án nói chung là rủi ro khi mà các dự án này có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp và thị trường không hoàn hảo đồng thời có diễn biến phức tạp. Với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) - một Ngân hàng TMCP còn non trẻ, mới được thành lập năm 2008, trải qua 8 năm hoạt động thì hoaṭ đôṇ g tín duṇ g có vai trò vô cùng quan trọng,“là hoạt động đem laị nguồn thu chủ yếu ”chiếm tới 80-90% lợi nhuận của Ngân hàng. Do vậy quy mô, chất lượng tín dụng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong đó các dự án đầu tư có tỷ suất lợi nhuận rất cao, được LPB chú trọng tài trợ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hoạt động cho vay đối với các dự án đầu tư còn nhiều hạn chế đã làm giảm chất lượng của hoạt động tín dụng và lợi nhuận của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Kết quả này, một mặt xuất phát từ bản thân hoạt động đầu tư dự án có mức độ rủi ro rất cao nhưng mặt khác là do“công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại”LPB còn nhiều vấn đề bất cập. Do đó, việc nghiên cứu, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề ra các“giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại”LPB là rất cần thiết. Với mong muốn trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Những năm gần đây, mặc dù có nhiều dịch vụ mới được đẩy mạnh và triển khai song lợi nhuận chủ yếu của các Ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam vẫn là hoạt động tín dụng truyền thống. Trong quá trình tài trợ cho các dự án đầu tư, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đóng một vai trò đặc biệt quan trọng bởi hoạt động tài trợ theo dự án nói chung là rủi ro khi mà các dự án này có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp và thị trường không hoàn hảo đồng thời có diễn biến phức tạp. Với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) - một Ngân hàng TMCP còn non trẻ, mới được thành lập năm 2008, trải qua 8 năm hoạt động thì hoaṭ đôṇg tín duṇg có vai trò vô cùng quan trọng,“là hoạt động đem laị nguồn thu chủ yếu ”chiếm tới 80-90% lợi nhuận của Ngân hàng. Do vậy quy mô, chất lượng tín dụng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong đó các dự án đầu tư có tỷ suất lợi nhuận rất cao, được LPB chú trọng tài trợ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hoạt động cho vay đối với các dự án đầu tư còn nhiều hạn chế đã làm giảm chất lượng của hoạt động tín dụng và lợi nhuận của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Kết quả này, một mặt xuất phát từ bản thân hoạt động đầu tư dự án có mức độ rủi ro rất cao nhưng mặt khác là do“công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại”LPB còn nhiều vấn đề bất cập. Do đó, việc nghiên cứu, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề ra các“giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại”LPB là rất cần thiết. Với mong muốn trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Nhìn chung, vấn đề về thẩm định và đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại NHTM là đề tài của rất nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên qua tìm hiểu của tác giả, chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu về“đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, chính vì vậy tác giả chọn đề tài này làm đề tài nghiên”cứu. Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, từ đó đánh giá những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn do Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt thẩm định và xem xét tài trợ giai đoạn 2010 -2015 và đề ra giải pháp cho những năm tiếp theo. Trong luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp như: phương pháp tổng hợp, thống kê, đối chiếu, phân tích so sánh để phục vụ đề tài nghiên cứu. Đề tài được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, Chương 2: Cơ sở lý luận chung về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại, Chương 3: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt và Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ“ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG”MẠI Trong chương này, luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại các NHTM và đưa ra tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại các NHTM. Cụ thể như sau: Khái quát về thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn tại các Ngân hàng thƣơng mại: Khái quát chung về NHTM (Khái niệm, chức năng, các hoạt động cơ bản), khái niệm thẩm định dự án, nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại: thẩm định khía cạnh pháp lý, khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự, khía cạnh tài chính của dự án. Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn tại Ngân hàng thƣơng mại Khái niệm về rủi ro, đánh giá rủi ro Theo trường phái truyền thống, rủi ro chỉ liên quan đến các thiệt hại – rủi ro không đối xứng. Theo quan điểm này thì rủi ro là „mất mát”. Theo trường phái hiện đại, rủi ro liên quan đến cả thiệt hại và may mắn – rủi ro đối xứng. Đây là cách nhìn nhận rủi ro một cách khách quan hơn, chúng ta coi rủi ro khả năng sai lệch xảy ra giữa giá trị thực tế và kỳ vọng kết quả, sai lệch càng lớn rủi ro càng nhiều (bao gồm cả trường hợp may mắn). Đánh giá rủi ro: là việc đo lường, phân tích tính chất phức tạp của rủi ro, đánh giá tác hại của từng rủi ro, từ đó chọn phương pháp phù hợp để quản trị rủi ro. Để đánh giá được rủi ro thì trước hết phải nhận diện được rủi ro tức là phải xác định được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Các loại rủi ro của dự án đầu tư - Rủi ro về Khách hàng vay vốn - Rủi ro về dự án gồm: Rủi ro về thủ tục hành chính, cơ chế chính sách; rủi ro tổng mức đầu tư vượt dự kiến; rủi ro thiếu vốn; rủi ro về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào; rủi ro trong việc giải phóng mặt bằng; rủi ro về tiến độ xây dựng, hoàn tất; rủi ro trong khâu tổ chức thực hiện dự án; rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì; rủi ro về tiêu thụ sản phẩm; rủi ro về môi trường, xac hội. Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại Các dự án đầu tư có tính dài hạn, dự án được lập thường mang tính chủ quan của khách hàng và việc quyết định đầu tư chỉ dựa trên các số liệu giả định mà không thể lường trước hết được các tình huống bất định xảy ra trong tương lai. Do đó rủi ro với các dự án đầu tư là rất lớn. Do đó, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại NHTM là bắt buộc phải tiến hành một cách đầy đủ và toàn diện trước khi tài trợ vốn nhằm phát hiện, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục, kiểm soát rủi ro. Từ đó giúp Ngân hàng ra quyết định có nên tài trợ vốn cho dự án hay không. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại Phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại - Phương pháo đính tính: Phương pháp phân tích theo trình tự, phương pháp dự báo định tính - Phương pháp định lượng: Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu, phương pháp hệ số tin cậy, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp phân tích theo kịch bản, phương pháp phân tích xác suất – mô phỏng Monte Carlo, phương pháp dự báo định lượng, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại - Đánh giá rủi ro về Khách hàng vay vốn - Đánh giá rủi ro về dự án vay vốn - Đánh giá rui ro về tài sản đảm bảo Các tiêu chí đánh giá công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại - Số dự án được cho vay/Số dự án được thẩm định - Số loại rủi ro được nhận diện - Nợ quá hạn (Nợ nhóm 2 đến nhóm 5)/Tổng dư nợ - Nợ xấu (Nợ nhóm 3 đến nhóm 5)/Tổng dư nợ Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn tại Ngân hàng thƣơng mại - Nhóm nhân tố chủ quan: Nhân tố con người, chính sách cho vay của Ngân hàng, quy trình, phương pháp đánh giá rủi ro, chất lượng thông tin, cơ sở vật chất, chất lượng dự án đầu tư được lập,... - Nhân tố khách quan: Các yếu tố tự nhiên, các yếu tố liên quan đến thị trường, các yếu tố chính trị, các yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu tố xã hội,... CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT Trong chương này, tác gải luận văn trình bày tổng quan về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (Quá trình hình thành phát triển, mô hình tổ chức, kết quả hoạt động kinh doanh, tổng quan công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt được phân tích theo các nội dung sau: Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Bước 1: Tiếp nhận Hồ sơ về dự án và Khách hàng vay vốn (CBTĐ tại Chi nhánh) Tiếp nhận Hồ sơ vay vốn của Khách hàng Chuyển sang bước 2 Bước 2: Đánh giá rủi ro (CBTĐ tại Chi nhánh) Phân tích, đánh giá rủi ro Khách hàng và dự án vay vốn Lập Báo cáo đánh giá rủi ro và đề xuất cấp tín dụng Trình Lãnh đạo phòng tín dụng Chuyển sang bước 3 Bước 3: Trình Lãnh đạo chi nhánh Xem xét ra quyết định tài trợ cho dự án và trình lên cấp phê duyệt tại Hội sở Chuyển sang bước 4 Bước 4: Đánh giá rủi ro (CBTĐ tại Khối thẩm định Tiếp nhận đề xuất và các hồ sơ liên quan đến Phân tích, đánh giá rủi ro độc Lập báo cáo đánh giá rủi ro Trình lãnh đạo phòng Trình cấp có thẩm quyền phê Bước 1: Tiếp nhận Hồ sơ về dự án và Khách hàng vay vốn (CBTĐ tại Chi nhánh) Tiếp nhận Hồ sơ vay vốn của Khách hàng Chuyển sang bước 2 Hội sở) dự án của chi nhánh lập độc lập thẩm định duyệt thực hiện bước 5 Bước 5: Phê duyệt tín dụng Hội đồng tín dụng xem xét phê duyệt cấp tín dụng Nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Đánh giá rủi ro về khách hàng vay vốn : Đánh giá rủi ro về năng lực pháp lý, năng lực quản lý điều hành của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng - Đánh giá rủi ro về dự án vay vốn: Đánh giá rủi ro về hồ sơ pháp lý và các yếu tố vĩ mô liên quan đến dự án, đánh giá rủi ro về thị trường của dự án, đánh giá rủi ro về lỹ thuật của dự án, đánh giá rủi ro về tài chính của dự án, đánh giá rủi ro về tổ chức quản lý dự án - Đánh giá rủi ro về tài sản đảm bảo Ví dụ minh họa về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt qua dự án “Đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng – CT3” Những kết quả đạt được - Tất cả các dự án đều được đánh giá rủi ro với đầy đủ nội dung và tuân thủ đúng quy trình quy chế của LPB và Ngân hàng nhà nước - Nhiều loại rủi ro được nhận diện và phân tích - Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay dự án đầu tư vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN Hạn chế - Chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn chưa sâu sắc và phản ánh đúng mức độ rủi ro - Công tác đánh giá rủi ro còn phụ thuộc nhiều vào uy tín của khách hàng và tài sản đảm bảo - Thời gian đánh giá rủi ro dài Nguyên nhân của hạn chế - Nguyên nhân từ phía Ngân hàng; Quy trình đánh giá rủi ro tại LPB qua nhiều cấp phê duyệt, còn rườm rà, phức tạp, trùng lặp; Phương pháp đánh giá rủi ro chưa đa dạng; Nội dung đánh giá rủi ro còn nhiều thiếu sót và chưa nhận diện được hết các rủi ro có thể xảy ra với dự án; Cán bộ thẩm định còn thiếu và yếu về chuyên môn; Nguồn thông tin chưa đầy đủ, độ chính xác chưa cao. - Nguyên nhân từ phía khách hàng: Doanh nghiệp thường không muốn công khai tình hình tài chính thực của công ty, nếu có thì cũng chỉ cung cấp báo cáo nội bộ có lợi cho họ - Các nguyên nhân khác: Đặc điểm cảu dự án đầu tư vau vốn có một số nội dung đánh giá rủi ro rất khó đánh giá chính xác; Các thay đổi về chính sách, pháp luật, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến dự án cũng là một rủi ro khó dự đoán và khó đánh giá mức độ tác động; Một số rủi ro bất khả kháng như: thiên tai, bão, sóng thần, động đất...thì khả năng xảy ra rủi ro và ảnh hưởng của chúng đến dự án nằm ngoài khả năng dự đoán của Ngân hàng CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong thẩm định dự án, cùng với những định hướng về công tác này tại LPB, tác giả đưa ra một số những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Thứ nhất, giải pháp về nhân sự cho công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn Trước hết, LPB cần nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên về vai trò của công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự á : đưa ra các văn bản chỉ đạo, đưa hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vào các bài giảng đào tạo cán bộ, các buổi trao đổi nghiệp vụ làm kim chỉ nam cho toàn bộ cán bộ ngân hàng tham gia vào hoạt động đánh giá rủi ro, nâng cao được ý thức và trách nhiệm của mình, từ đó có hành vi phù hợp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư. Việc tuyển dụng cán bộ cho công tác đánh giá rủi ro phải được diễn ra công khai và công bằng, có chế độ đãi ngộ thích hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, bố trí cán bộ một cách hợp lý, thực hiện chuyên môn hóa trong công tác thẩm định. Thứ hai, giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro Ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá rủi ro riêng cho từng lĩnh vực của dự án; quy định rõ nhiệm vụ, chức năng của từng cá nhân, bộ phận tham gia đánh giá rủi ro và thời gian cho mỗi bước công việc để làm cơ sở cho CBTĐ thực hiện Để rút ngắn thời gian đánh giá rủi ro dự án, quy trình mới cần được nghiên cứu trong đó cắt bớt một số bộ phận tham gia vào quá trình đánh giá rủi ro, cụ thể: Giao cho Khối thẩm định Hội sở làm đầu mối đánh giá rủi ro, CBTĐ tại chi nhánh chỉ đánh giá tổng thể. Thứ ba, giải pháp hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro Đối với phương pháp định tính: Ngoài những phương pháp mà chi nhánh đang áp dụng như: Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích theo trình tự, phương pháp dự báo định tính, CBTĐ cần áp dụng thêm nhiều phương pháp, kỹ thuật khác để đánh giá rủi ro như: Mô hình 5C, phương pháp BGW, phương pháp 5 lực lượng của Porter, mô hình SWOT nhằm đánh giá đầy đủ hơn rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp và các rủi ro đối với dự án. Đối với phương pháp định lượng: Để đánh giá rủi ro trong thẩm định khía cạnh thị trường của dự án, ngoài các phương pháp định tính đã nêu ở trên, CBTĐ cũng cần sử dụng các phương pháp định lượng sau để lượng hóa được chính xác hơn mức độ rủi ro đối với dự án đầu tư cần đánh giá: Phương pháp ngoại suy thống kê, mô hình hồi quy tương quan. Thứ 4, giải pháp hoàn thiện nội dung đánh giá rủi ro Đối với nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định khía cạnh kỹ thuật dự án cần phải quan tâm hơn nữa. Vì các CBTĐ đều tốt nghiệp khối ngành kinh tế do vậy kiến thức về kỹ thuật là rất hạn chế. Yêu cầu đặt ra là phải đào tạo kiến thức cho CBTĐ, điều này là khó thực hiện bởi kỹ thuật là một lĩnh vực khó, nếu không được đào tạo bài bản thì rất khó áp dụng được trong thực tế. Vì vậy theo tác giả, Ngân hàng phải có đội ngũ chuyên gia chuyên nghiên cứu và đưa ra các hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hợp lý để các CBTĐ tham chiếu. Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư quá phức tạp về mặt kỹ thuật thì Ngân hàng có thể thuê các chuyên gia kỹ thuật đánh giá đảm bảo tính chính xác Đối với nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định khía cạnh thị trường của dự án, CBTĐ cần phân tích sâu hơn nữa, đánh giá nhu cầu thị trường bằng phương pháp định lượng chứ không chỉ đánh giá chung chung, thiếu tính thực tế. CBTĐ cần thường xuyên cập nhật diễn biến về thị trường, giá cả trong khu vực khác nhau để xây dựng một cơ sở dữ liệu giúp cho việc so sánh, đối chiếu và đánh giá rủi ro dự án được chính xác. Đối với nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định khía cạnh tài chính: Xác định lại những yếu tố doanh thu và chi phí một cách đầy đủ và chính xác, cần tính đến yếu tố lạm phát hay trượt giá vì có liên quan đến tỷ suất chiết khấu của dự án, sử dụng thêm các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư, ... Thứ năm, giải pháp về công nghệ, trang thiết bị phục vụ công tác đánh giá rủi ro Đổi mới, nâng cấp hệ thống máy tính; xây dựng phần mềm tính toán để phục vụ tính toán và đánh giá rủi ro về mặt tài chính của dự án; xây dựng phần mềm hệ thống phê duyệt tập trung, theo đó có phân quyền cho các nhóm đối tượng tham gia vào quá trình thẩm định, đánh giá rủi ro. Thứ sáu, giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu, dự báo các thông tin; xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, cần bổ sung thêm danh sách các website có nhiều thông tin khác nhau để các CBTĐ sử dụng trong việc đánh giá rủi ro dự án đầu tư; phát triển hệ thống thông tin từ bên ngoài; đa dạng hóa các nguồn thông tin. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị như: Thứ nhất, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan Thứ hai, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Thứ ba, kiến nghị với khách hàng vay vốn
Luận văn liên quan