Với mọi doanh nghiệp, lợi thế máy móc thiết bị, nguồn tài
chính hay bí quyết kinh doanh chưa chắc đã là những lợi thế bền
vững mà nguồn nhân lực chất lượng cao mới là giá trị cốt lõi. Nhưng
để có được đội ngũ lao động chất lượng không chỉ nằm ở khâu tuyển
dụng mà quan trọng hơn là ở hoạt động duy trì, nâng cao khả năng
đóng góp của họ cho doanh nghiệp.
Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam là doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình điện cao thế, tiền
thân là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa năm 2005. Trong
10 năm đầu sau cổ phần hóa, tình hình nhân sự tại Tổng công ty ít
biến động nhưng từ năm 2015 sau khi Nhà nước thoái vốn 100% thì
những biến động nhân sự đã diễn ra khi số lượng nhân viên xin nghỉ
việc tăng mạnh.
Cũng chính vì tính cấp thiết đó nên tác giả lựa chọn đề tài “
Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại Tổng công
ty CP Xây dựng điện Việt Nam” để làm rõ hơn vấn đề này.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN NHẬT TÂN
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÕNG CỦA NHÂN VIÊN
ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC TẠI TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.01.02
Đà Nẵng – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÕA
Phản biện 1: TS. Nguyễn Xuân Lãn
Phản biện 2: TS. Hồ Huy Tựu
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018.
Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mọi doanh nghiệp, lợi thế máy móc thiết bị, nguồn tài
chính hay bí quyết kinh doanh chưa chắc đã là những lợi thế bền
vững mà nguồn nhân lực chất lượng cao mới là giá trị cốt lõi. Nhưng
để có được đội ngũ lao động chất lượng không chỉ nằm ở khâu tuyển
dụng mà quan trọng hơn là ở hoạt động duy trì, nâng cao khả năng
đóng góp của họ cho doanh nghiệp.
Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam là doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình điện cao thế, tiền
thân là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa năm 2005. Trong
10 năm đầu sau cổ phần hóa, tình hình nhân sự tại Tổng công ty ít
biến động nhưng từ năm 2015 sau khi Nhà nước thoái vốn 100% thì
những biến động nhân sự đã diễn ra khi số lượng nhân viên xin nghỉ
việc tăng mạnh.
Cũng chính vì tính cấp thiết đó nên tác giả lựa chọn đề tài “
Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại Tổng công
ty CP Xây dựng điện Việt Nam” để làm rõ hơn vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Khảo sát và đánh giá sự hài lòng của nhân viên tại Tổng công
ty CP Xây dựng điện Việt Nam, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng
cao sự hài lòng của nhân viên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đánh giá sự hài
lòng của nhân viên đối với công việc.
- Xây dựng, lựa chọn mô hình, giả thiết nghiên cứu, thang đo
sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Tổng công ty CP Xây
dựng điện Việt Nam.
2
- Đo lường mức độ hài lòng của nhân viên đối với công việc
tại Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam.
- Đưa ra hàm ý, chính sách để nâng cao sự hài lòng của nhân
viên trong công việc tại Tổng công ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về đánh giá sự hài lòng của
nhân viên đối với công việc để ứng dụng cụ thể tại 1 doanh nghiệp
xây lắp điện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Không gian nghiên cứu
Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam.
b. Thời gian nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp thu thập trong thời gian 2012 -2016.
- Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 09/2017 đến tháng
10/2017.
- Tầm xa các hàm ý, chính sách đến năm 2020; tầm nhìn đến
năm 2025.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
a. Dữ liệu thứ cấp:
- Sử dụng phương pháp thống kê, sao chụp từ Báo cáo tài
chính năm 2012 – 2016, danh sách lao động trích ngang.
b. Dữ liệu sơ cấp:
- Sử dụng phương pháp điều tra tổng thể nhân viên bằng hình
thức trả lời bảng câu hỏi với số lượng quan sát n = 300.
- Thực hiện thảo luận 06 nhân viên của 06 phòng ban.
- Phỏng vấn kiểm thử 20 nhân viên.
3
4.2.2. Thông tin dự kiến thu thập
4.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng phần mềm Excel để thống
kê dưới dạng chỉ số, tỷ lệ.
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Phần mềm IBM SPSS 20
5. Dự kiến kết quả đề tài
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của đề tài
bao gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đánh giá sự hài lòng của nhân
viên đối với công việc.
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4: Hàm ý, chính sách.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN
ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÕ, Ý NGHĨA VỀ SỰ HÀI LÒNG
CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC.
1.1.1. Khái niệm về sự hài lòng của nhân viên đối với
công việc
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự hài lòng và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc. Sự hài
lòng này được định nghĩa và đo lường theo cả hai khía cạnh: hài
lòng chung đối với công việc và hài lòng với từng thành phần của
công việc.
Tóm lại sự hài lòng trong công việc của nhân viên có được khi
4
họ có cảm giác thích thú, thoải mái và thể hiện phản ứng tích cực đối
với các khía cạnh công việc của mình.
1.1.2. Ý nghĩa của việc làm hài lòng nhân viên.
1.1.3. Vai trò của việc đánh giá sự hài lòng của nhân viên
trong công tác quản trị
1.1.4. Ý nghĩa của việc đánh giá sự hài lòng của nhân viên
đối với công việc
1.2. CÁC LÝ THUYẾT ĐƢỢC VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN
CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
1.2.2. Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959)
1.2.3. Thuyết về các nhu cầu thúc đẩy của David
McClelland (1961)
1.2.4. Thuyết công bằng của Stacey John Adams (1963)
1.2.5. Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964)
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC
1.3.1. Nghiên cứu của Weiss, Dawis, England và Lofquist
(1967)
1.3.2. Nghiên cứu của Smith, Kendall và Hulin (1969)
1.3.3. Nghiên cứu của Hackman và Oldham (1975)
1.3.4. Nghiên cứu của Spector (1985)
1.3.5. Nghiên cứu của Andrew (2002)
1.3.6. Nghiên cứu của Wallace D.Boeve (2007)
1.3.7. Nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005)
1.3.8. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu
5
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Giới thiệu Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam.
Tên công ty : Tổng công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam
Tên viết tắt : VNECO
Tên tiếng Anh : VietNam Electricity Construction Join
– Stock Coporation.
Trụ sở chính : 344 Phan Châu Trinh, Q.Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Mã chứng khoán: VNE
Vốn điều lệ : 823.575.050.000 đồng
Ngành nghề : Bất động sản và xây dựng
– Xây dựng chuyên biệt
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công
2.1.3. Tình hình nguồn nhân lực tại Tổng công ty.
2.1.4. Chính sách đối với ngƣời lao động tại Tổng công ty.
a. Bản chất công việc và điều kiện làm việc.
b. Tuyển dụng, đào tạo
c. Chính sách lương, thưởng, phúc lợi.
6
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhân
viên tại Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam
Bản chất công việc
Đào tạo và thăng tiến
Lãnh đạo
Đồng nghiệp
Tiền lương
Phúc lợi
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận.
-Các nghiên cứu thực tiễn
-Mô tả địa bàn nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
-Trên cơ sở lý thuyết và
nghiên cứu đi trước, kết
hợp với điều kiện áp dụng
tại doanh nghiệp. Đề xuất
mô hình nghiên cứu và
thang đo.
THIẾT KẾ MÔ
HÌNH, THANG ĐO
SƠ BỘ
-Thảo luận ý kiến của 06
chuyên gia là nhân viên
lâu năm để điều chỉnh
thang đo.
NGHIÊN CỨU SƠ
BỘ
-Từ bảng thang đo nhân
tố để thiết kế bảng câu hỏi
khảo sát.
-Phỏng vấn thực tế 20
nhân viên để kiểm trả tính
dễ hiểu của bảng câu hỏi.
THIẾT KẾ BẢNG
CÂU HỎI
LỰA CHỌN MÔ
HÌNH VÀ THANG ĐO
NGHIÊN CỨU
NHẬP VÀ XỬ LÝ DỮ
LIỆU
-Kiểm tra hệ số
Cronbach’Alpha ≥0,6.
-Loại các biến có tương
quan với biến tổng <0,3
-Các biến mà nếu loại sẽ
làm tăng hệ số Cronbach's
Alpha cũng bị loại.
KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN
CẬY THANG ĐO
(CRONBACH’ALPHA)
-Loại bỏ các biến có hệ số tải
nhân tố < 0,5
-Kiểm tra số nhân tố trích
-Kiểm tra tổng phương sai
trích được ≥ 50%
-Kiểm tra hệ số 0,5≤KMO≤1,
Barlett só sig <0,05
-Kiểm tra Eigenvalue >1
PHÂN TÍCH EFA
-Kiểm định T-test với nhóm
giới tính.
-Kiểm định ANOVA với
các nhóm còn lại.
KIỂM ĐỊNH ĐẶC
ĐIỂM CÁ NHÂN
THANG ĐO CHÍNH
THỨC
MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU CHÍNH THỨC
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI
LÒNG
MÔ HÌNH HỒI QUY
TUYẾN TÍNH
HÀM Ý, CHÍNH SÁCH
7
Điều kiện làm việc
Hài lòng trong công việc
2.2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu
2.2.3. Giả thiết nghiên cứu
- H1: Bản chất công việc có tương quan dương với Sự hài
lòng chung của nhân viên đối với công việc.
- H2: Đào tạo và thăng tiến có tương quan dương với Sự hài
lòng chung của nhân viên đối với công việc.
- H3: Lãnh đạo có tương quan dương với Sự hài lòng chung
của nhân viên đối với công việc.
- H4: Đồng nghiệp có tương quan dương với Sự hài lòng
chung của nhân viên đối với công việc.
- H5: Tiền lương có tương quan dương với Sự hài lòng chung
của nhân viên đối với công việc.
8
- H6: Phúc lợi có tương quan dương với Sự hài lòng chung
của nhân viên đối với công việc.
- H7: Điều kiện làm việc có tương quan dương với Sự hài
lòng chung của nhân viên đối với công việc.
2.2.4. Dự thảo và hiệu chỉnh thang đo nhân tố
a. Dự thảo thang đo nhân tố
b. Hiệu chỉnh mô hình và thang đo nhân tố
TT Nhân tố Mô tả Ký hiệu
1
Bản chất
công
việc
Sự thú vị công việc đem đến BCCV1
2 Phát huy khả năng cá nhân BCCV2
3 Khối lượng công việc BCCV3
4 Kỹ năng khác nhau mà công việc
mang lại
BCCV4
5 Tính sáng tạo trong công việc BCCV5
6 Sự phù hợp của công việc BCCV6
7
Đào tạo
và thăng
tiến
Đào tạo kỹ năng để hoàn thành công
việc
DT1
8 Điều kiện học tập phát triển công
việc
DT2
9 Cơ hội thăng tiến DT3
10 Chính sách thăng tiến DT4
11
Lãnh đạo
Năng lực và khả năng điều hành LD1
12 Sự ghi nhận ý kiến cấp dưới LD2
13 Đối xử giữa các nhân viên LD3
14 Hỗ trợ cho nhân viên LD4
15
Đồng
nghiệp
Thân thiện, hòa đồng, dễ gần DN1
16 Phối hợp làm việc nhóm DN2
17 Hỗ trợ khi cần thiết DN3
9
TT Nhân tố Mô tả Ký hiệu
18 Trau dồi chuyên môn khi làm việc
cùng nhau
DN4
19
Tiền
lương
Lương phù hợp với tính chất công
việc
TL1
20 Mặt bằng lương so với công ty khác TL2
21 Chính sách tăng lương TL3
22 Các khoản trợ cấp ngoài lương TL4
23
Phúc lợi
Chế độ bảo hiểm PL1
24 Chế độ ốm đau, thai sản PL2
25 Các hoạt động văn nghệ, thể thao, du
lịch
PL3
26 Hỗ trợ dịp lễ, tết PL4
27 Điều
kiện làm
việc
Thời gian làm việc DK1
28 Môi trường làm việc DK2
29 Cơ sở vật chất DK3
30
Sự hài
lòng
chung
Anh/Chị hài lòng khi làm việc tại
Tổng công ty
HL1
31 Anh/Chị sẽ giới thiệu về cơ hội làm
việc tại Tổng công ty
HL2
32 Anh/Chị sẽ gắn bó lâu dài với Tổng
công ty
HL3
2.2.5. Thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn kiểm thử
2.2.6. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu
a. Số lượng quan sát
b. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Bảng câu hỏi sau khi được 300 nhân viên trả lời sẽ kiểm tra
tính hợp lệ và nhập dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.
2.2.7. Kiểm định thang đo nhân tố
10
2.2.8. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
2.2.9. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính
2.2.10. Kiểm định các nhân tố đặc điểm cá nhân
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MÔ TẢ DỮ LIỆU THU THẬP
Thống kê sơ lược các thông tin cá nhân của các đối tượng khảo
sát, tác giả có được kết quả cho thấy nghiên cứu có đối tượng là 270.
Trong đó, khi xem xét theo từng biến thì kết quả như sau:
Trong 270 đối tượng có 107 nữ (chiếm 39,6%) và 163 nam
(chiếm 60,4%). Đây là điều dễ hiểu với bản chất của 1 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện.
Độ tuổi dưới 30 tuối có 38 đối tượng chiếm tỷ lệ 14,1%, độ
tuổi từ 33 đến 45 tuổi có 141 đối tượng chiếm tỷ lệ 52,2% và trên 45
tuổi có 91 đối tượng chiếm tỷ lệ 33,7%. Vì là doanh nghiệp có quá
trình phát triển hơn 30 năm nên số lượng nhận viên ở độ tuổi trung
niên chiếm phần đông.
Thời gian công tác dưới 5 năm là 70 đối tượng chiếm tỷ lệ
25,9%, từ 5 đến 10 năm trong công việc chiếm tỷ lệ 29,6% với 80 đối
tượng, từ 10 đến 15 năm có 62 đối tượng chiếm 23% và trên 15 năm
là 58 đối tượng chiếm tỷ lệ 21,5%.
Với trình độ trên đại học là 72 đối tượng chiếm tỷ lệ 26,7%,
đại học là 119 đối tượng chiếm tỷ lệ 44,1%, cao đẳng và trung cấp là
63 đối tượng chiếm tỷ lệ 23,3% và trình độ khác là 16 đối tượng
chiếm tỷ lệ 5,9%.
Thu nhập dưới 5 triệu là 71 đối tượng chiếm tỷ lệ 26,3%, từ 5
đến 10 triệu chiếm tỷ lệ 44,8% với 121 đối tượng, từ 10 đến 15 triệu
11
có 62 đối tượng chiếm 22,2% và trên 15 triệu là 18 đối tượng chiếm
tỷ lệ 6,7%.
Công tác tại bộ phận Kỹ thuật – Vật tư có 56 đối tượng chiếm
20,7%, tại bộ phận Kinh tế - Kế hoạch có 53 đối tượng chiếm 19,6%,
tại bô phận Tài chính – Kế toán có 42 đối tượng chiếm 15,6%, tại bộ
phận Tổ chức – Nhân sự có 47 đối tượng chiếm 17,4%, tại bộ phận
Văn phòng có 33 đối tượng chiếm 12,2% và tại Ban quản lý dự án có
39 đối tượng chiếm 14,4%.
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO NHÂN TỐ THÔNG
QUA PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA.
3.2.1. Đánh giá độ tin cậy các nhân tố độc lập.
a. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố BCCV (Bản chất công
việc) thông qua phân tích Cronbach’s Alpha
Qua 2 lần thực hiện đánh giá độ tin cậy của các thang đo thuộc
nhân tố Bản chất công việc, tác giả thu được hệ số Cronbach Alpha là
0,813 (lớn hơn 0,6, đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy)
và tất cả các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các
biến BCCV1, BCCV2, BCCV3, BCCV5, BCCV6 (loại biến BCCV4)
thuộc nhân tố Bản chất công việc là phù hợp để đưa vào bước phân
tích tiếp theo.
b. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố DT (Đào tạo và thăng
tiến) thông qua phân tích Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach Alpha là 0,845 (lớn hơn 0,6, đảm bảo cho việc
phân tích đánh giá độ tin cậy) và tất cả các hệ số tương quan biến
tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến DT1, DT2, DT3, DT4 thuộc
nhân tố Đào tạo và thăng tiến là phù hợp để đưa vào bước phân tích
tiếp theo.
c. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố LD (Lãnh đạo) thông qua
phân tích Cronbach’s Alpha
Thông qua kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo thuộc
12
nhân tố Lãnh đạo, tác giả thu được hệ số Cronbach Alpha là 0,821
(lớn hơn 0,6, đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy) và tất
cả các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến
LD1, LD2, LD3, LD4 thuộc nhân tố Lãnh đạo là phù hợp để đưa vào
bước phân tích tiếp theo.
d. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố DN (Đồng nghiệp) thông
qua phân tích Cronbach’s Alpha
Qua 2 lần thực hiện đánh giá độ tin cậy của các thang đo thuộc
nhân tố Đồng nghiệp, tác giả thu được hệ số Cronbach Alpha là
0,867 (lớn hơn 0,6, đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy)
và tất cả các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các
biến DN1, DN2, DN3 (loại biến DN4) thuộc nhân tố Đồng nghiệp là
phù hợp để đưa vào bước phân tích tiếp theo.
e. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố TL (Tiền lương) thông
qua phân tích Cronbach’s Alpha
Thông qua kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo thuộc
nhân tố Tiền lương, tác giả thu được hệ số Cronbach Alpha là 0,793
(lớn hơn 0,6, đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy) và tất
cả các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến
TL1, TL2, TL3, TL4 thuộc nhân tố Tiền lương là phù hợp để đưa vào
bước phân tích tiếp theo.
f. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố PL (Phúc lợi) thông qua
phân tích Cronbach’s Alpha
Qua 2 lần thực hiện đánh giá độ tin cậy của các thang đo thuộc
nhân tố Phúc lợi, tác giả thu được hệ số Cronbach Alpha là 0,655
(lớn hơn 0,6, đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy) và tất
cả các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến
PL1, PL2, PL3 (loại biến PL4) thuộc nhân tố Phúc lợi là phù hợp để
đưa vào bước phân tích tiếp theo.
13
g. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố DK (Điều kiện làm việc)
thông qua phân tích Cronbach’s Alpha
Qua 2 lần thực hiện đánh giá độ tin cậy của các thang đo thuộc
nhân tố Điều kiện làm việc, tác giả thu được hệ số Cronbach Alpha là
0,733 (lớn hơn 0,6, đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy)
và tất cả các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các
biến DK1, DK3 (loại biến DK2) thuộc nhân tố Điều kiện làm việc là
phù hợp để đưa vào bước phân tích tiếp theo.
3.2.2. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố phụ thuộc
Thông qua kết quả đánh giá độ tin cậy lần 2 của các thang đo
thuộc nhân tố Sự hài lòng công việc, tác giả thu được hệ số Cronbach
Alpha là 0,823 (lớn hơn 0,6, đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ
tin cậy) và tất cả các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do
đó, các biến HL1, HL2, HL3 thuộc nhân tố Sự hài lòng công việc là
phù hợp để đưa vào bước phân tích tiếp theo.
Như vậy, với kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của các
thang đo, ta có thể kết luận rằng với 32 biến (bao gồm các biến của
các nhân tố phụ thuộc và nhân tố độc lập) đưa vào phân tích thì ngoại
trừ biến BCCV4 (thuộc nhân tố Bản chất công việc), DN4 (thuộc
nhân tố Đồng nghiệp), PL4 (thuộc nhân tố Phúc lợi) và DK2 (thuộc
nhân tố Điều kiện làm việc), các biến còn lại (28 biến) bảo đảm trong
việc đưa vào phân tích các phần tiếp theo.
3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)
3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá các thang đo thuộc các
nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng đối với công việc
Kết quả phân tích nhân tố (EFA) lần 1 cho thấy được các hệ số
đều thỏa mãn yêu cầu (các giá trị hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5)
và sắp xếp theo 7 nhóm nhân tố riêng biệt. Tuy nhiên, hệ số tải nhân
tố của biến TL4 xuất hiện ở cả 2 nhóm nhân tố 1 và 5, do đó, tác giả
14
tiến hành loại biến TL4 và thực hiện phân tích nhân tố các biến thuộc
các nhân tố độc lập lần 2.
Do đó, tổng số biến còn lại là 27 biến và được sắp xếp theo 7
nhóm nhân tố, đó là các nhóm nhân tố BCCV (Bản chất công việc),
DT (Đào tạo và thăng tiến), LD (Lãnh đạo), DN (Đồng nghiệp), TL
(Tiền lương), PL (Phúc lợi), DK (Điều kiện làm việc).
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo Sự hài lòng.
Cùng với đó, các hệ số tải nhân tố thuộc các biến thành phần
HL1, HL2, HL3 lần lượt là 0,829; 0,882; 0,868 đều lớn hơn 0,5, điều
này cho thấy, các biến thành phần thuộc nhân tố Sự hài lòng công
việc đảm bảo cho việc đưa vào phân tích dữ liệu.
3.4. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN CÁC NHÂN TỐ
Căn cứ trên kết quả phân tích tương quan các biến, ta thấy hệ
số Sig. của nhân tố Bản chất công việc và Lãnh đạo lần lượt là 0,394
(tức 39,4%) và 0,439 (tức 43,9%) đều lớn hơn 5%, điều này cho thấy
2 nhân tố này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó, tác giả tiến
hành loại 2 nhân tố này và thực hiện phân tích tương quan lần 2.
Căn cứ trên kết quả phân tích tương quan các biến, ta thấy
nhân tố phụ thuộc Sự hài lòng công việc có mối tương quan dương
với các nhân tố độc lập, cụ thể, giá trị tương quan Pearson của các
nhân tố DT (Đào tạo và thăng tiến), DN (Đồng nghiệp), TL (Tiền
lương), PL (Phúc lợi), DK (Điều kiện làm việc) với nhân tố Sự hài
lòng công việc lần lượt là 0,611; 0,607; 0,579; 0,201; 0,135. Và các
hệ số Sig của các nhân tố DT (Đào tạo và thăng tiến), DN (Đồng
nghiệp), TL (Tiền lương), PL (Phúc lợi), DK (Điều kiện làm việc) lần
lượt là 0,000; 0,000; 0,000; 0,001; 0,026 đều << 0,05 điều này đảm
bảo mối tương quan giữa các nhân tố có ý nghĩa thống kê để tác giả
tiến hành chạy mô hình hồi quy tuyến tính.
Như vậy, khi đưa vào phân tích mô hình hồi quy tuyến tính, tác
giả chỉ đưa vào 5 nhân tố độc lập DT (Đào tạo và thăng tiến), DN
15
(Đồng nghiệp), TL (Tiền lương), PL (Phúc lợi), DK (Điều kiện làm
việc) để phân tích sự tác động của 5 nhân tố này đến nhân tố HL (Sự
hài lòng công việc).
3.5. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH
Nhiệm vụ của việc phân tích hồi quy là xác định mức độ tác
động của 05 nhân tố độc lập DT (Đào tạo và thăng tiến), DN (Đồng
nghiệp), TL (Tiền lương), PL (Phúc lợi), DK (Điều kiện làm việc).
3.5.1. Kết quả chạy mô hình hồi quy
Bảng 3.23 : Kết quả mô hình hồi quy
Mô hình
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Hệ số đã
chuẩn
hóa
t Sig. Đa cộng tuyến
B
Std.