Tính hiệu quả và ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang
chịu vô vàn sức ép khi vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Đồng thời, trong điều
kiện mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng thương mại trong nước càng phải đối
mặt với nhiều thách thức hơn. Lúc này, vấn đề năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
cần được đánh giá lại một cách nghiêm túc, cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) là một trong
những ngân hàng lớn, chiếm thị phần đáng kể đối với nhiều sản phẩm chủ chốt nhưng
cũng phải cạnh tranh gay gắt và đứng trước nguy cơ sụt giảm thị phần. Chính vì vậy,
nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với VCB.
Những giải pháp thường được đề cập đến để nâng cao năng lực cạnh tranh cho
VCB là xây dựng chiến lược kinh doanh, tăng cường tiềm lực tài chính, hiện đại hóa
công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đẩy
mạnh hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu, Song, để tiến hành được các giải
pháp đó, cần phải có đầu tư. Do đó, có thể xem đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
là một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng của VCB giai đoạn này. Xây dựng chiến lược
đầu tư như thế nào, huy động vốn đầu tư như thế nào, sử dụng và phân bổ vốn đầu tư
vào các tài sản nào, vào các lĩnh vực nào, để có tác động tốt nhất đến năng lực
cạnh tranh là câu hỏi đặt ra cho VCB.
VCB với vai trò tiên phong trong hệ thống cũng như mang tính tiêu biểu: vừa
đại diện cho khối ngân hàng thương mại quốc doanh, vừa mang những đặc trưng mới
của một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP), là một đối tượng đầy đủ và sống
động cho nghiên cứu vấn đề đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh nói chung, nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng, từ lâu đã là
đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu, phản ánh đúng
tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề.
Các nghiên cứu trong nước: tác giả Nguyễn Thị Quy có nghiên cứu về “Năng
lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập”; tác giả Trịnh
Quốc Trung có luận án Tiến sĩ kinh tế: “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
và hội nhập của ngân hàng thương mại đến năm 2010”; tác giả Lê Đình Hạc với luận
án tiến sĩ kinh tế: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”; tác giả Đoàn Đỉnh Lam với
luận án tiến sĩ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần
ở thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập”, . Tuy nhiên, các nghiên cứu mới
chỉ tập trung mô tả, đánh giá các nhân tố của năng lực cạnh tranh còn việc phân tích
nguồn gốc làm nên các nhân tố đó không được lượng hoá một cách cụ thể, khoa học.
Các nghiên cứu do đó chưa chỉ ra vai trò của hoạt động đầu tư trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngân hàng, mới chỉ nhắc đến đầu tư một cách gián tiếp, trong
khi đầu tư là nguồn gốc tạo nên nhiều nhân tố của năng lực cạnh tranh
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Đỗ Thị Tố Quyên
ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUẨ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư)
Mã số : 62.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2014
Công trình được hoàn thành tại: Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Trần Thọ Đạt
2.PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Phản biện 1: PGS.TS Đào Văn Hùng
Phản biện 2: PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai
Phản biện 3: TS Lê Thanh Tâm
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại
học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
Vào hồi 16 giờ 30 phút ngày 17 tháng 06 năm 2014.
Có thể tìm kiếm luận án tại thư viện:
Thư Viện Quốc Gia
Thư viện trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính hiệu quả và ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang
chịu vô vàn sức ép khi vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Đồng thời, trong điều
kiện mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng thương mại trong nước càng phải đối
mặt với nhiều thách thức hơn. Lúc này, vấn đề năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
cần được đánh giá lại một cách nghiêm túc, cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) là một trong
những ngân hàng lớn, chiếm thị phần đáng kể đối với nhiều sản phẩm chủ chốt nhưng
cũng phải cạnh tranh gay gắt và đứng trước nguy cơ sụt giảm thị phần. Chính vì vậy,
nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với VCB.
Những giải pháp thường được đề cập đến để nâng cao năng lực cạnh tranh cho
VCB là xây dựng chiến lược kinh doanh, tăng cường tiềm lực tài chính, hiện đại hóa
công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đẩy
mạnh hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu,Song, để tiến hành được các giải
pháp đó, cần phải có đầu tư. Do đó, có thể xem đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
là một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng của VCB giai đoạn này. Xây dựng chiến lược
đầu tư như thế nào, huy động vốn đầu tư như thế nào, sử dụng và phân bổ vốn đầu tư
vào các tài sản nào, vào các lĩnh vực nào, để có tác động tốt nhất đến năng lực
cạnh tranh là câu hỏi đặt ra cho VCB.
VCB với vai trò tiên phong trong hệ thống cũng như mang tính tiêu biểu: vừa
đại diện cho khối ngân hàng thương mại quốc doanh, vừa mang những đặc trưng mới
của một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP), là một đối tượng đầy đủ và sống
động cho nghiên cứu vấn đề đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh nói chung, nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng, từ lâu đã là
đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu, phản ánh đúng
tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề.
Các nghiên cứu trong nước: tác giả Nguyễn Thị Quy có nghiên cứu về “Năng
lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập”; tác giả Trịnh
Quốc Trung có luận án Tiến sĩ kinh tế: “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
và hội nhập của ngân hàng thương mại đến năm 2010”; tác giả Lê Đình Hạc với luận
án tiến sĩ kinh tế: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”; tác giả Đoàn Đỉnh Lam với
luận án tiến sĩ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần
ở thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập”, . Tuy nhiên, các nghiên cứu mới
chỉ tập trung mô tả, đánh giá các nhân tố của năng lực cạnh tranh còn việc phân tích
nguồn gốc làm nên các nhân tố đó không được lượng hoá một cách cụ thể, khoa học.
Các nghiên cứu do đó chưa chỉ ra vai trò của hoạt động đầu tư trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngân hàng, mới chỉ nhắc đến đầu tư một cách gián tiếp, trong
khi đầu tư là nguồn gốc tạo nên nhiều nhân tố của năng lực cạnh tranh.
2
Nghiên cứu nước ngoài: nổi bật là nghiên cứu của giáo sư Michael Poter về năng
lực cạnh tranh, có thể áp dụng cho mọi cấp độ và lĩnh vực. Tuy nhiên, nghiên cứu của
ông mang tính khái quát cao, cần có những vận dụng linh hoạt khi áp dụng vào một
chủ thể nhất định và cũng chưa nghiên cứu trực tiếp đến vai trò của đầu tư.
Chính bởi tính thời sự và những khoảng trống trong nghiên cứu vấn đề, tác giả lựa
chọn đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình. Luận án sẽ phân tích, đánh giá
hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại (NHTM)
thông qua các số liệu cụ thể, điển hình của VCB, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá kết quả, hiệu quả của hoạt động này, đề xuất các giải pháp để hoạt động đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh phát huy hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Phát triển và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
- Qua lý luận và thực tiễn, khẳng định hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của các ngân hàng nói chung,
VCB nói riêng. Tùy từng giai đoạn, tùy vào chiến lược phát triển, chiến lược cạnh
tranh và đặc điểm của mình mà ngân hàng tiến hành những hoạt động đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh phù hợp.
- Tìm ra các giải pháp để đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh mang lại hiệu quả
cao nhất cho VCB.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của VCB trong giai đoạn vừa qua, kết quả và hiệu quả đạt được từ các hoạt động đầu
tư đó. Luận án tập trung khảo sát trong giai đoạn 2005-2012, là giai đoạn VCB có
những chuyển biến quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng nhiều phương pháp khoa học trong quá trình nghiên cứu: (i)
Các phương pháp thu thập thông tin: sưu tầm số liệu từ các nguồn tin cậy, điều tra,
phỏng vấn chuyên gia, (ii) Các phương pháp xử lý và trình thông tin: so sánh, lập
bảng, vẽ sơ đồ, biểu đồ, thống kê, toán học,(iii) Các phương pháp đánh giá, dự báo
và quyết đinh: phân tích, tổng hợp, suy luận logic,
5. Đóng góp của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án đã phát triển các vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM một cách có hệ thống. Khái niệm, đặc
điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng của hoạt động này đều được gắn với đặc trưng
của NHTM. Luận án chỉ ra nội dung của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh phụ thuộc vào chiến lược cạnh tranh, công cụ cạnh tranh mà ngân hàng sử dụng
trong từng giai đoạn. Do đó, chiến lược cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến huy động vốn
và quyết định đến cơ cấu sử dụng vốn đầu tư. Nhằm chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa
3
đầu tư và năng lực cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời nhằm đánh giá hiệu quả của
hoạt động này, luận án đã xây dựng quy trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và
hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh tại NHTM, gồm những chỉ tiêu trực tiếp và gián tiếp, định tính và định lượng.
- Về mặt thực tiễn: Vận dụng lý luận, luận án đã tổng kết và đánh giá thực trạng
hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VCB qua nhiều góc độ. Với đặc
điểm, vị thế cạnh tranh hiện tại, luận án chỉ ra rằng hoạt động đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh của VCB cần đặc biệt tập trung vào nâng cao trình độ công nghệ, trình
độ nhân lực và phát triển thương hiệu, xúc tiến bán hàng. Cơ cấu đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh tại VCB thời gian qua còn bất hợp lý chính vì chưa đầu tư đúng
trọng điểm. Việc huy động vốn bằng các hình thức phù hợp với VCB, quản lý, giám
sát đầu tư theo quy trình, chiến lược đặt ra cũng là những nhân tố đặc biệt quan trọng.
Bằng việc tính toán các chỉ tiêu, luận án chỉ ra đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
tại VCB đã tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh nhưng cũng còn nhiều hạn chế.
Trên cơ sở phân tích các hạn chế, nguyên nhân, luận án đưa ra những giải pháp thiết
thực cho VCB nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các
ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng
thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
1.1.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại
1.1.1.1.Khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại
NHTM là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa
dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và kinh doanh vì mục
tiêu lợi nhuận. Ngân hàng quan trọng đối với nền kinh tế vì Ngân hàng có ba chức
năng cơ bản: trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán, trung gian thanh toán.
1.1.1.2. Hoạt động của Ngân hàng thương mại
NHTM là doanh nghiệp cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính cho các cá
nhân và tổ chức. Do đó, bên cạnh các hoạt động đặc trưng của một ngân hàng thì
NHTM cũng là một doanh nghiệp với đầy đủ các hoạt động thông thường như bất kỳ
một doanh nghiệp nào khác, bao gồm cả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.1.2. Lý luận về canh tranh và năng lực cạnh tranh tại NHTM
4
1.1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại
Có nhiều khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh theo các phạm vi khác
nhau, góc độ khác nhau. Theo tác giả, cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng là việc các ngân hàng tạo ra và vận dụng các lợi thế so sánh trong việc cung
cấp sản phẩm, dịch vụ tại cùng một môi trường kinh doanh nhằm đạt được những
mục tiêu cụ thể như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần, nâng cao vị thế của mình trên
thị trường hơn so với các ngân hàng khác.
Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy
trì và liên tục tăng cường những lợi thế nhằm đạt được mức cao hơn mức trung bình
về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và/ hoặc có khả năng giảm chi phí tương đối cho
phép ngân hàng tăng được lợi nhuận, thị phần, đảm bảo hoạt động an toàn, lành
mạnh.
Cạnh tranh trong ngân hàng có nhiều đặc thù vì ngân hàng hoạt động trong lĩnh
vực dịch vụ tài chính, nhạy cảm và đòi hỏi tính ổn định, minh bạch cao: cạnh tranh
nhưng nằm trong sự hợp tác tương đối; luôn phải đảm bảo yêu cầu lành mạnh; luôn
nằm trong khuôn khổ, quy định và sự giám sát thường xuyên của NHNN thông qua
các chính sách từng thời kỳ; diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và tinh vi.
1.1.2.2. Các công cụ cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng
Tùy vào đặc thù kinh doanh, chiến lược cạnh tranh trong từng giai đoạn và năng
lực cạnh tranh hiện tại mà ngân hàng lựa chọn các công cụ cạnh tranh sau: cạnh tranh
bằng giá sản phẩm, dịch vụ; cạnh tranh bằng sản phẩm; cạnh tranh bằng hệ thống
phân phối; cạnh tranh bằng thương hiệu; cạnh tranh bằng khuyến mại, các chương
trình xúc tiến bán hàng.
1.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
- Nhóm chỉ tiêu về năng lực tài chính: quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng
tài sản, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận ròng
trên vốn chủ sở hữu (ROE), CAR (hệ số an toàn vốn (CAR), tỷ lệ nợ xấu.
- Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động: doanh số, chất lượng và thị phần của các
sản phẩm; khả năng phát triển sản phẩm, dịch vụ.
- Năng lực quản trị điều hành: mức độ chi phối và khả năng giám sát của ban
lãnh đạo; khả năng ứng phó của cơ chế điều hành trước diễn biến thị trường; chất
lượng và hiệu lực thực hiện của các chính sách và quy trình kinh doanh, quy trình
quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ; cơ cấu tổ chức; mức độ phối hợp giữa các bộ phận
và khả năng thích nghi, thay đổi của cơ cấu.
- Năng lực công nghệ: khả năng đổi mới công nghệ; mức độ đáp ứng của công
nghệ trong việc hỗ trợ phát triển sản phẩm, kênh phân phối, quản lý,
- Năng lực đội ngũ cán bộ: quy mô, trình độ, số cán bộ được đào tạo tại ngân
hàng; sự chuyên nghiệp, thái độ phục vụ; tính hợp lý, hiệu quả của cơ cấu lao động.
5
- Năng lực của hệ thống kênh phân phối: số lượng các điểm giao dịch; sự phân
bổ; tính hợp lý của kênh phân phối.
1.2. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm và vai trò của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại các
ngân hàng thương mại
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại NHTM là việc ngân hàng sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại (tiền và các nguồn lực khác) để liên tục tăng cường những lợi
thế cạnh tranh, nhằm đạt được mức cao hơn mức trung bình về chất lượng sản phẩm,
dịch vụ và/ hoặc có khả năng giảm chi phí tương đối cho phép ngân hàng tăng được
lợi nhuận, thị phần, đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh.
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đóng vai trò sống còn đối với mỗi ngân
hàng, giúp cho ngân hàng có khả năng cạnh tranh và có khả năng chiến thắng trong
cạnh tranh thông qua việc tác động làm cải thiện các nhân tố cơ bản như tiềm lực tài
chính, năng lực hoạt động, năng lực công nghệ, năng lực quản trị điều hành,
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân
hàng thương mại
- Cần sử dụng một lượng vốn lớn.
- Diễn ra khá thường xuyên do vị thế và môi trường cạnh tranh luôn biến đổi.
- Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại các NHTM bao gồm nhiều nội dung
nhưng đòi hỏi phải có cơ cấu hợp lý tùy thuộc vào chiến lược cạnh tranh.
- Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng chịu tác động của nhiều
yếu tố bên ngoài.
- Mỗi hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng đều diễn
ra theo tiến trình.
1.2.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng
thương mại
Tùy vào chiến lược cạnh tranh, các công cụ cạnh tranh trong từng giai đoạn, đầu
tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại NHTM có thể bao gồm các nội dung sau: Đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng; Đầu tư nâng cao trình độ công nghệ; Đầu tư nâng cao trình
độ nhân lực; Đầu tư phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại.
1.2.4. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại:
Vốn chủ sở hữu gồm: vốn ban đầu, vốn hình thành trong quá trình hoạt động như lợi
nhuận để lại, các quỹ,
1.2.5. Mô hình và quy trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân
hàng thương mại
Mô hình thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và liên tục giữa vị thế
cạnh tranh của ngân hàng và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ vị thế cạnh
tranh, thông qua xây dựng chiến lược cạnh tranh, ngân hàng sẽ xác định quy mô vốn
và phân bổ vốn đúng mục tiêu. Ngược lại, đầu tư quyết định đến vị thế cạnh tranh của
6
ngân hàng, đó chính là kết quả và hiệu quả của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mối quan hệ này diễn ra liên tục do vị thế của ngân hàng thường xuyên thay đổi, một
quy trình được lặp lại với các bước:
Bước 1: Đánh giá thực trạng cạnh tranh.
Bước 2: Xây dựng chiến lược cạnh tranh, chiến lược và kế hoạch đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh.
Bước 3: Tiến hành các hoạt động đầu tư.
Bước 4: Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh .
1.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại
1.2.6.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả
Tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh mỗi giai đoạn, khi
đánh giá kết quả sẽ sử dụng những chỉ tiêu phù hợp trong hệ thống sau:
(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả trực tiép
Chỉ tiêu 1: Số lượng cán bộ được đào tạo tăng thêm hàng năm (∆ĐT)
∆ĐT = ĐTi – ĐTi-1 (1.6)
Chỉ tiêu 2: Biến động cơ cấu cán bộ theo trình độ chuyên môn
Chỉ tiêu (1) và (2) phản ánh biến động của năng lực đội ngũ cán bộ.
Chỉ tiêu 3: Số lượng điểm giao dịch tăng thêm hàng năm (∆ĐGD)
∆ĐGD = ĐGDi – ĐGDi-1 (1.7)
Chỉ tiêu 4: Số điểm giao dịch tự động (ATM và POS) tăng thêm hàng năm
(∆ĐGDTĐ)
∆ĐGDTĐ = ĐGDTĐi – ĐGDTĐi-1 (1.8)
(2)Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả gián tiếp
Chỉ tiêu 1: Vốn điều lệ tăng thêm hàng năm (∆VĐL)
∆VĐL = VĐLi – VĐLi-1 (1.9)
Chỉ tiêu 2: Vốn chủ sở hữu tăng thêm hàng năm (∆VCSH)
∆VCSH = VCSHi - VCSHi-1 (1.10)
Chỉ tiêu 3: Tổng tài sản tăng thêm hàng năm (∆TTS)
∆TTS = TTSi – TTSi-1 (1.11)
Chỉ tiêu 4: Lợi nhuận sau thuế tăng them hàng năm (∆LNST)
∆LNST = LNSTi – LNSTi-1 (1.12)
Chỉ tiêu 5: Tỷ suất sinh lời tăng thêm hàng năm
∆ROA = ROAi – ROAi-1 và
∆ ROE = ROEi – ROEi-1 (1.13)
Chỉ tiêu 6: Biến động của tỷ lệ an toàn vốn (∆CAR)
7
∆ CAR = CARi – CARi-1 (1.14)
Chỉ tiêu 7: Biến động của chất lượng tài sản có (∆TLNX)
∆ TLNX = TLNXi – TLNXi-1 (1.15)
Chỉ tiêu 8: Biến động của doanh số các sản phẩm chính hàng năm (∆DS)
∆DS = DSi – DSi-1 (1.16)
Chỉ tiêu 9: Biến động của thị phần các sản phẩm chính hàng năm (∆TP)
∆TP = TPi – TPi-1 (1.17)
Chỉ tiêu 10: Biến động cơ cấu thu nhập từ các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
(3) Nhóm các đánh giá định tính bao gồm: Biến đổi của năng lực công nghệ;
biến đổi của năng lực quản trị điều hành; biến đổi chất lượng dịch vụ.
1.2.6.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Chỉ tiêu 1: Doanh số bán hành tăng thêm so với vốn đầu tư (∆DS/Iv)
∆DS/Iv = (DSi – DSi-1)/ Ivi (1.18)
Chỉ tiêu 2: Thị phần tăng thêm so với vốn đầu tư (∆TP/Iv)
∆TP/Iv = (TPi – TPi-1)/ Ivi (1.19)
Chỉ tiêu 3: Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư (∆LN/Iv)
∆LN/Iv = (LNi – LNi-1) / Ivi (1.20)
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại
- Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng;
- Nguồn lực của ngân hàng;
- Trình độ quản lý và kinh nghiệm của ban lãnh đạo;
- Mô hình và cơ chế hoạt động của ngân hàng;
- Văn hóa doanh nghiệp và sự ý thức của đội ngũ cán bộ;
- Chính sách, quy định của Nhà nước;
- Trình độ phát triển chung của kinh tế xã hội trong nước;
- Mức độ cạnh tranh và chiến lược của ngân hàng đối thủ;
- Mức độ mở cửa của thị trường tài chính.
Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng cho phép các ngân hàng chủ động kiểm soát
được hoạt động đầu tư nâng cao năng lực tranh, tránh việc đầu tư bị động, kém hiệu
quả hay vi phạm chính sách, chủ trương của Nhà nước.
1.4. Kinh nghiệm đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Trung Quốc, Malaysia và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các ngân hàng Trung Quốc, Malaysia:
- Tăng cường huy động vốn cho đầu tư qua các kênh hiệu quả: cổ phần hóa, phát
hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường quốc tế.
8
- Có chiến lược đầu tư bám sát thị trường, linh hoạt, không né tránh cạnh tranh.
- Đầu tư mạnh mẽ cho nhân lực và công nghệ là mấu chốt để cạnh tranh với
ngân hàng nước ngoài. Đầu tư xứng đáng cho nhân lực để hạn chế tình trạng chảy
máu chất xám, tăng chất lượng phục vụ khách hàng. Đầu tư cho công nghệ và nghiên
cứu khoa học để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đón đầu thị trường.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Qua 50 năm hoạt động, VCB được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt
Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và nhiều
dịch vụ tài chính ngân hàng khác. VCB đã chuyển từ ngân hàng