Tóm tắt Luận văn - Đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020

Chương trình phát triển ngành thuỷ sản của Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020 đã xác định: ". đầu tư phải tập trung, hợp lý, thúc đẩy ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Bên cạnh chú trọng các loại thủy sản truyền thống của Tỉnh cần chú trọng các loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như con Baba, tôm hùm, . Đầu tư nâng cao hiệu quả nuôi trồng, chế biến và khai thác thuỷ sản nhằm tạo ra lợi thế so sánh về sản phẩm thủy sản so với vùng khác, quốc gia khác, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh nhà đến 2020". Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản, đánh giá rõ thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành thủy sản là rất cần thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Tỉnh. Trên cơ sở đó, em đã lựa chọn đề tài “Đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020” làm đề tài luận văn.

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 1. LÝ DO VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Về lý do: Chương trình phát triển ngành thuỷ sản của Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020 đã xác định: "... đầu tư phải tập trung, hợp lý, thúc đẩy ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Bên cạnh chú trọng các loại thủy sản truyền thống của Tỉnh cần chú trọng các loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như con Baba, tôm hùm, ... Đầu tư nâng cao hiệu quả nuôi trồng, chế biến và khai thác thuỷ sản nhằm tạo ra lợi thế so sánh về sản phẩm thủy sản so với vùng khác, quốc gia khác, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh nhà đến 2020". Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản, đánh giá rõ thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành thủy sản là rất cần thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Tỉnh. Trên cơ sở đó, em đã lựa chọn đề tài “Đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020” làm đề tài luận văn.  Về mục tiêu: - Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết và thực tế về đầu tư phát triển ngành thuỷ sản trên phạm vi địa phương và vận dụng vào tỉnh Nghệ An. - Đánh giá được kết quả, hiệu quả cũng như những hạn chế cần khắc phục của hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2011. - Đề xuất đồng bộ một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư phát triển ngành thủy sản tại Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tiếp theo. 2. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN 2.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN Tác giả phân tích rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm và nguồn vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản làm cơ sở lý luận cho các nội dung phân tích cụ thể về thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. 2.2. NỘI DUNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN ii Tác giả phân tích rõ nội dung đầu tư phát triển ngành thủy sản bao gồm: Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, đầu tư phát triển khai thác thủy sản, đầu tư phát triển chế biến thủy sản, và đầu tư phát triển các ngành phụ trợ phục vụ và phát triển thủy sản. 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN Tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành thủy sản, bao gồm: nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan. 2.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN Tác giả đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển ngành thủy sản: - Chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển ngành thuỷ sản: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện cho phát triển ngành thủy sản, Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ phát triển ngành thủy sản. - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển ngành thủy sản: Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu hiệu quả xã hội. 2.5. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Tác giả tìm hiểu kinh nghiệm đầu tư phát triển ngành thủy sản tại Tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh đưa ra bài học kinh nghiệm trong đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TẠI TỈNH NGHỆ AN Tác giả phân tích rõ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các điều kiện đó đến hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh. 3.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 3.2.1. Tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh Nghệ An iii Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2011 đạt trên 101023 tỷ đồng gấp 2 lần so với vốn đầu tư của thời kỳ 2000 – 2005. Vốn đầu tư phát triển qua các năm tăng rất mạnh. Nếu năm 2006 vốn đầu tư chỉ đạt 9407,090 tỷ đồng thì năm 2011 tăng lên tới mức kỷ lục trong vòng 6 năm trở lại đây với 24098,450 tỷ đồng, gấp gần 2,6 lần so với năm 2006 (tăng 156,173%). Những con số này là kết quả của Tỉnh trong việc nỗ lực cải tạo môi trường đầu tư. 3.2.2. Quy mô vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Vốn đầu tư ngành thủy sản giai đoạn 2006 – 2011 tăng nhưng với tốc độ chậm. Tốc độ tăng liên hoàn có xu hướng ngày càng giảm trong giai đoạn 2006 – 2010, sang năm 2011 tốc độ có tăng lên (26,31%). Tuy nhiên, nếu so sánh vốn đầu tư giữa 2 năm 2006 và 2011 thì lượng vốn đầu tư ngành thủy sản cũng tăng lên đáng kể từ 398,971 tỷ đồng lên 1039,840 tỷ đồng (tăng 160,63%). 3.2.3. Đầu tư phát triển ngành thuỷ sản theo nguồn vốn Vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, dân cư và nguồn vốn tín dụng luôn nắm giữ vai trò chủ đạo về số lượng và tỷ trọng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tại Tỉnh Nghệ An cho ngành thủy sản giai đoạn 2006 – 2011 là 4121,375 tỷ đồng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn trong nước. Nhìn chung tất cả các nguồn vốn đều tăng qua các năm. 3.2.4. Đầu tư phát triển ngành thuỷ sản theo nội dung Tổng vốn đầu tư ngành thủy sản giai đoạn 2006 – 2011 là 4121,375 tỷ đồng được phân bổ cho 4 lĩnh vực là: nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản và cơ sở dịch hậu cần nghề cá theo các tỷ lệ nhất định. 3.2.5. Đầu tư phát triển ngành thủy sản theo huyện, thành phố, thị xã Vốn đầu tư thủy sản ở các địa phương có xu hướng tăng lên về quy mô, tỷ trọng thay đổi không đáng kể qua các năm. 3.2.6. Đầu tư phát triển ngành thủy sản theo chương trình, dự án Tổng mức đầu tư thực hiện các chương trình, dự án phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2011 là 1239,853 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ NSNN là 947,692 tỷ đồng, từ nguồn vốn khác là 291,161 tỷ đồng. 3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 3.3.1. Những kết quả đạt được  Tài sản cố định huy động iv Nhìn chung tài sản cố định huy động của ngành thủy sản giai đoạn 2006 – 2011 có tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2006, giá trị tài sản cố định huy động là 240,056 tỷ đồng, năm 2011 đạt 499,123 tỷ gấp hơn 2 lần so với năm 2006.  Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2006 – 2011 thể hiện ở các chỉ tiêu: diện tích NTTS, lực lượng tàu thuyền và ngư cụ khai thác, cơ sở chế biến, cảng cá, bến cá, .  Kết quả sản xuất ngành thủy sản Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm phát huy tác dụng góp phần làm tăng trưởng và phát triển kinh tế ngành thủy sản, thể hiện qua các chỉ tiêu: sản lượng thủy sản, giá trị thủy sản xuất khẩu, thị trường tiêu thụ,... 3.3.2. Hiệu quả của đầu tư phát triển ngành thuỷ sản tại Nghệ An  Hiệu quả kinh tế - Mức tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản so với toàn bộ vốn đầu tư thực hiện trong kỳ (HIv(GO)): HIv(GO) trong kỳ của Tỉnh Nghệ An có sự thay đổi thất thường, lúc tăng, lúc giảm. - Mức tăng giá trị sản xuất tăng thêm ngành thủy sản so với toàn bộ vốn đầu tư thực hiện trong kỳ (HIv(VA)): HIv(VA) cũng tăng giảm không đều qua các năm. Xét theo chỉ tiêu này thì hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản mang lại hiệu quả không bền vững trong việc gia tăng tổng sản phẩm ngành thủy sản. - Mức tăng giá trị sản xuất tăng thêm ngành thủy sản so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ (HF(VA)): Trong giai đoạn 2006 – 2011, một đơn vị tài sản cố định huy động trung bình tạo ra 0,590 đơn vị giá trị tăng thêm trong ngành thủy sản. - Hệ số gia tăng vốn sản lượng (ICOR) trong ngành thủy sản: ICOR ngành thủy sản của Nghệ An vẫn thấp hơn của cả nước giai đoạn 2006 – 2011. Năm 2008 có ICOR lớn nhất vì là năm có tỷ lệ lạm phát trên 2 con số. - Đánh giá tác động tổng thể của vốn đầu tư lên giá trị tăng thêm của ngành thủy sản: Log(VA) = 0.555982 + 0.954629Log(Iv) Khi vốn đầu tư ngành thủy sản tăng lên 1(tỷ động) thì giá trị gia tăng của ngành thủy sản sẽ tăng lên tương ứng là 0.954629(tỷ đồng). v  Hiệu quả xã hội - Tạo việc làm cho người lao động - Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn 3.3.3. Những tồn tại - Vốn đầu tư ít, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa Tỉnh. - Mất cân đối cơ cấu đầu tư giữa các lĩnh vực trong ngành thủy sản - Hiệu quả đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản chưa cao - Đầu tư phát triển khai thác thuỷ sản thiếu tính bền vững - Hoạt động đầu tư chế biến thủy sản còn nhiều hạn chế - Chất lượng một số chương trình, dự án đầu tư trong ngành thủy sản chưa cao 3.3.4. Nguyên nhân của tồn tại - Chưa có chính sách, giải pháp hiệu quả để thu hút tối đa vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế vào ngành thủy sản. - Công tác quản lý đầu tư chưa tốt, chất lượng lập quy hoạch phát triển ngành thủy sản chưa cao. - Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ chưa được đầu tư đúng mức - Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 4.1. PHÂN TÍCH LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012-2020 Tác giả phân tích xu hướng tiêu thụ sản phẩm thủy sản, các cơ hội thuận lợi và những khó khăn thách thức đối với ngành thủy sản đến năm 2020. 4.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 vi Tác giả trình bày quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển cụ thể và đưa ra con số dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản tại Tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TẠI TỈNH NGHỆ AN 4.3.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư  Đối với vốn ngân sách nhà nước Nghệ An phải thực hiện tận thu ngân sách, chống thất thoát các nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ thuế; có thể phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế.  Đối với nguồn vốn tín dụng - Về phía UBND Tỉnh: Tỉnh phải tạo điều kiện để hệ thống các ngân hàng thương mại phát triển trên địa bàn. Phối hợp với ngân hàng xây dựng cơ chế phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. - Về phía ngân hàng và các quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất: Xây dựng chính sách tín dụng đầu tư phát triển thủy sản phù hợp hơn đối với mỗi lĩnh vực cụ thể.  Đối với nguồn vốn tự có Tỉnh nên phối hợp với các Sở ban ngành và các địa phương xây dựng các dự án thủy sản trình diễn thành công; có những hỗ trợ cho người dân: hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, khai thác và chế biến; hỗ trợ con giống, hỗ trợ rủi ro khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai, .  Đối với nguồn vốn nước ngoài - Tạo môi trường pháp lý ổn định và nhất quán cho hoạt động đầu tư, đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư, triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư với các dự án thủy sản cụ thể và đối tác cụ thể. - Tỉnh cần dành một nguồn tài chính thích đáng cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong ngành thủy sản trong kinh phí chi ngân sách thường xuyên. - Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào việc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn đào tạo, nhập và chuyển giao công nghệ mới và hoạt động khuyến ngư. - Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức liên doanh, liên kết chủ yếu trong từng lĩnh vực thuỷ sản cụ thể. - Nghiên cứu vận dụng các qui định của Nhà nước để tháo gỡ khó khăn về tín dụng trong đầu tư phát triển. 4.3.2. Giải pháp sử dụng vốn đầu tư vii  Nuôi trồng thủy sản Tập trung đầu tư phát triển nuôi thâm canh các đối tượng thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu; đi đôi với đa dạng hóa các hình thức và đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt tiềm năng mặt nước, sông hồ đập và biển; coi sản xuất giống thủy sản là khâu đột phá, phấn đầu đưa Nghệ An trở thành trung tâm giống của vùng Bắc Trung bộ.  Khai thác hải sản Tiếp tục đầu tư thực hiện chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản, gắn khai thác đi đôi với tái tạo, phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tài nguyên môi trường biển.  Chế biến thủy sản Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến thủy sản, phát triển thị trường tiêu thụ; thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.  Cơ sở hạ tầng nghề cá Triển khai đầu tư xây dựng các bến cá nhân dân, cơ sở hạ tầng các khu ương nuôi trên bờ, khu neo đậu tập kết, mố neo, hệ thống biển báo, cơ sở tránh trú bão cho tàu thuyền, . 4.3.3. Giải pháp quản lý vốn đầu tư  Đối với công tác quy hoạch - Tăng cường chỉ đạo, rà soát quy hoạch và thực hiện tốt cơ chế khuyến khích phát triển thủy sản - Phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch - Triển khai điều chỉnh, bổ sung, xây dựng quy hoạch - Thường xuyên cập nhật, cụ thể hoá các nội dung quy hoạch  Đối với cơ chế quản lý vốn đầu tư - Tỉnh cần bổ sung các cơ chế, chính sách, theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín trong đầu tư và những hạn chế trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. - Tỉnh cần đổi mới công tác đấu thầu, nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ chức tư vấn trong khâu khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, tăng cường giám sát thi công theo đúng quy trình, đúng thiết kế kỹ thuật, . - Tỉnh, các Sở, ban ngành có liên quan cần tăng cường công tác giám sát đầu tư, kiếm tra, kiếm soát ở tất các các bộ phận, các khâu, phát hiện và xử lý những viii hành vi vi phạm các quy định về quản lý đầu tư kịp thời, ngăn chặn tiêu cực và thất thoát. - Cần có tổng kết đánh giá việc đưa công trình vào khai thác sử dụng, rút ra ưu nhược điểm trong các công trình đã triển khai. Lựa chọn các đơn vị tiếp nhận dự án đủ trình độ và năng lực để khai thác tối đa công suất của dự án. - Cần xây dựng quy chế quản lý, vận hành kết quả đầu tư của các dự án rõ ràng, để gắn trách nhiệm của các đối tượng sử dụng. 4.3.4. Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ  Về đầu tư đổi mới công nghệ - Đối với những công nghệ nuôi trồng, chế biến thủy sản phức tạp theo phương thức thâm canh, công nghiệp tại các dự án, tỉnh nên hộ trợ một phần hoặc toàn bộ các khâu lựa chọn, tiếp nhận và làm chủ công nghệ đầu tư. - Đối với những công nghệ nuôi, chế biến không quá phức tạp, khi các doanh nghiệp có nhu cầu cần đầu tư, tỉnh nên hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp tổ chức thực hiện đề tài khoa học và phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ nuôi, chế biến, khai thác của dự án.  Về hoạt động nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ - Đổi mới cơ chế tổ chức, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ phải mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp và tổ chức xã hội. - Các nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ nên thực hiện cơ chế liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp. - Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ gắn với sản xuất và thị trường. 4.3.5. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực - Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản. - Tăng cường đầu tư các hình thức đào tạo trong vào ngoài nước cho cán bộ quản lý cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing. - Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước thuỷ sản cấp tỉnh, huyện cũng như cán bộ quản lý doanh nghiệp, HTX, . 4.3.6. Giải pháp về cơ chế chính sách  Chính sách đầu tư ix Tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất con giống, công nghệ nuôi trồng, bảo quản và chế biến hải sản. Đầu tư cho chuyển đổi nghề nghiệp khai thác và du nhập nghề mới.  Chính sách đất đai Tập trung rà soát, hoàn thiện chính sách xử lý quỹ đất tạo vốn cho xây dựng các cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, các khu chế biến thủy sản tập trung; có phương án triển khai việc tích tụ ruộng đất để hình thành được các khu nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn, tạo điều kiện để nuôi thâm canh với số lượng lớn phục vụ xuất khẩu.  Chính sách tín dụng Hỗ trợ bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp chế biến thủy sản, khu nuôi trồng thủy sản tập trung; mở rộng và nâng cấp dây chuyền công nghệ chế biến thủy hải sản, đầu tư cơ sở đóng sửa tàu thuyền.  Chính sách hỗ trợ phát triển các lĩnh vực Đối với nuôi trồng thủy sản: - Tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển giống mới, chuyển đổi diện tích sang nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ đầu tư mới nuôi lồng trên sông và biển, trên cơ sở thực hiện Quyết định 05 của UBND tỉnh. Đối với khai thác hải sản: - Hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ khai thác mới. Hỗ trợ kinh phí đào tạo lại cán bộ quản lý, đào tạo cấp bằng thuyền máy trưởng cho các loại tàu thuyền theo hệ cấp bậc quy định của nhà nước. - Hỗ trợ chuyển đổi từ nghề khai thác sang nghề khác; hỗ trợ kinh phí tham quan học tập và thuê chuyên gia cho việc du nhập nghề mới, phục hồi nghề truyền thống có nguyên lý khai thác thân thiện với môi trường. - Hỗ trợ kinh phí xây dựng các rạn nhân tạo, kiến tạo môi trường sống và trú ẩn của các loài thuỷ sinh. Hỗ trợ nguồn kinh phí mua tôm, cá giống thả ra biển để tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản. Đối với chế biến thủy sản: x - Hỗ trợ đầu tư xây dựng làng nghề chế biến thuỷ sản, khu chế biến tập trung, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, chuyển giao khoa học công nghệ mới - Ngân sách tỉnh cấp kinh phí quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thuỷ sản trong tỉnh. 4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 4.4.1. Về phía Trung ương Bộ Nông nghiệp & phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch & đầu tư, Bộ Tài Chính nhanh chóng hoàn thiện và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư. 4.4.2. Về phía Tỉnh Nghệ An 1. Hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật 2. Đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành thủy sản 3. Đẩy mạnh ứng dụng Khoa học công nghệ trong ngành thủy sản 4. Triển khai kịp thời các chính sách khuyến khích phát triển ngành thủy sản KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2011, luận văn đã có những đóng góp quan trọng trong việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tế của hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy. Luận văn đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động này. Sau khi làm rõ được những vấn đề lý luận, tác giả đã vận dụng nó để phân tích tình hình và đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản tại Nghệ An một cách khá sâu sắc. Từ thực trạng phân tích đánh giá, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành thủy sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
Luận văn liên quan