Đối với Việt Nam, phát triển sản xuất nông nghiệp có thể coi
là đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội.
Thực tiễn cho thấy nông nghiệp là hậu phương, nền tảng vững chắc
giúp nền kinh tế thoát khỏi ảnh hưởng khủng khoảng của kinh tế toàn
cầu (2008) thông qua việc tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập
cho số đông dân cư, đặc biệt quan trọng trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới và hợp tác đa phương. Tuy nhiên sự phát triển mạnh
mẽ của các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ kéo theo những khó
khăn và thách thức ngày càng lớn đối với loại hình doanh nghiệp
này.
Tính đến nay, danh mục sản phẩm nông nghiệp của Đắk Nông
có thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế còn rất ít.
Phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp có trình độ khoa học, công
nghệ lạc hậu, tay nghề công nhân thấp do vậy chất lượng sản phẩm,
hàng hóa dịch vụ thấp, khả năng cạnh tranh yếu, chi phí giá thành
cao, đầu tư đổi mới kỹ thuật và công nghệ còn thấp so với yêu cầu
phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó
việc thiếu hụt về công nghệ thông tin và khả năng ngoại ngữ cũng là
nguyên nhân quan trọng thể hiện doanh nghiệp nông nghiệp chưa
thật sự có đủ sức mạnh trước yêu cầu cấp bách của hội nhập. Các
doanh nghiệp nông nghiệp cũng đang gặp khó khăn khác như chính
sách hiện hành về đất đai còn nhiều thủ tục rườm rà; giá thuê đất cao
nên khó tìm được mặt bằng sản xuất, kinh doanh phù hợp. Từ những
phân tích trên việc cấp bách là phải đánh giá được thực trạng kinh
doanh, đưa ra được nguyên nhân căn cốt chủ yếu có khoa học, thực
tiễn đối với những hạn chế khó khăn của doanh nghiệp
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đo lường kết quả hoạt động kinh doanh: Tình huống tại doanh nghiệp kinh doanh nông sản ở tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIM ANH
ĐO LƢỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
TÌNH HUỐNG TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH
NÔNG SẢN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng – 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG
Phản biện 1: PGS. TS. LÊ VĂN HUY
Phản biện 2: TS. LÊ ĐỨC NIÊM
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Tây
Nguyên vào ngày 12 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với Việt Nam, phát triển sản xuất nông nghiệp có thể coi
là đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội.
Thực tiễn cho thấy nông nghiệp là hậu phương, nền tảng vững chắc
giúp nền kinh tế thoát khỏi ảnh hưởng khủng khoảng của kinh tế toàn
cầu (2008) thông qua việc tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập
cho số đông dân cư, đặc biệt quan trọng trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới và hợp tác đa phương. Tuy nhiên sự phát triển mạnh
mẽ của các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ kéo theo những khó
khăn và thách thức ngày càng lớn đối với loại hình doanh nghiệp
này.
Tính đến nay, danh mục sản phẩm nông nghiệp của Đắk Nông
có thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế còn rất ít.
Phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp có trình độ khoa học, công
nghệ lạc hậu, tay nghề công nhân thấp do vậy chất lượng sản phẩm,
hàng hóa dịch vụ thấp, khả năng cạnh tranh yếu, chi phí giá thành
cao, đầu tư đổi mới kỹ thuật và công nghệ còn thấp so với yêu cầu
phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó
việc thiếu hụt về công nghệ thông tin và khả năng ngoại ngữ cũng là
nguyên nhân quan trọng thể hiện doanh nghiệp nông nghiệp chưa
thật sự có đủ sức mạnh trước yêu cầu cấp bách của hội nhập. Các
doanh nghiệp nông nghiệp cũng đang gặp khó khăn khác như chính
sách hiện hành về đất đai còn nhiều thủ tục rườm rà; giá thuê đất cao
nên khó tìm được mặt bằng sản xuất, kinh doanh phù hợp. Từ những
phân tích trên việc cấp bách là phải đánh giá được thực trạng kinh
doanh, đưa ra được nguyên nhân căn cốt chủ yếu có khoa học, thực
tiễn đối với những hạn chế khó khăn của doanh nghiệp, cùng doanh
2
nghiệp đưa ra các giải pháp kết quả nhằm vượt qua khó khăn để ổn
định phát triển bền vững, cạnh tranh sòng phẳng trên sân nhà và thị
trường quốc tế. Với lý do trên em đã chọn đề tài "Đo lƣờng kết quả
hoạt động kinh doanh: Tình huống tại doanh nghiệp kinh doanh
nông sản ở tỉnh Đắk Nông" làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Kapopoulos & Lazaretou (2007), đo lường kết quả kinh doanh
dựa trên các chỉ tiêu kế toán được coi là chỉ số kết quả đo lường lợi
nhuận của các doanh nghiệp khi so sánh với lợi nhuận với rủi ro
điều chỉnh chi phí vốn bình quân gia quyền. Việc hạch toán dựa trên
các chỉ số đo lường lợi nhuận của các công ty về ngắn hạn trong
những năm qua như (ROA), (ROE), (ROS), (PM), (ROI), (OCF),
(EPS), (OP ), (GRO), (ROCE), (ETA), (CTA), (STS) và một số chỉ
tiêu liên quan khác. Tỷ lệ lợi nhuận kế toán, giới hạn bởi các tiêu
chuẩn và vì thế chúng bị ảnh hưởng bởi các thông lệ kế toán như các
phương pháp khác nhau được sử dụng để đánh giá các tài sản hữu
hình và vô hình. ROA là chỉ tiêu kế toán đo lường đánh giá sự điều
hành và hoạt động tài chính của công ty (Klapper & Love, 2002).
ROA càng cao thì kết quả là sử dụng các tài sản càng tăng và có lợi
cho các cổ đông (Haniffa & Huduib, 2006). Tỷ lệ này cao cũng phản
ánh kết quả sử dụng của công ty tài sản của mình trong việc phục vụ
lợi ích kinh tế của các cổ đông (Ibrahim & AbdulSamad, 2011).).
Theo Hutchinson và Gul (2004) và Mashayekhi và Bazazb (2008),
đo lường kết quả dựa trên các chỉ tiêu kế toán sẽ trình bày các kết
quả hoạt động quản lý và được ưa thích hơn các biện pháp đo lường
dựa vào thị trường khi đánh giá mối quan hệ giữa quản trị doanh
nghiệp và kết quả hoạt động của công ty. Kết quả là một công ty có
kết quả ROA tích cực, thì kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ
3
trước cao (Nuryanah và Islam, 2011). Trái lại, nếu ROA thấp không
đúng theo kế hoạch, đòi hỏi cần phải sửa đổi kế hoạch để tăng cường
hiệu suất ngắn hạn. Phương pháp đo lường kết quả kinh doanh bằng
các chỉ tiêu kế toán được ưa chuộng bao gồm : ROA- tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản (chiếm 46%); ROE- tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu (27%), tỷ suất lợi nhuận biên (8%). ROA là chỉ tiêu được
quan tâm nhất trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.
Đo lường kết quà kinh doanh dựa trên thị trường được phân
loại như Tobin’s Q, tỷ lệ giá trị thị trường/tài sản (MVA), giá trị thị
trường/giá trị sổ sách (MTBV), tỷ suất lợi nhuận doanh thu (RET),
lợi nhuận cổ phần (DY). Các chỉ tiêu đo lường dựa trên thị trường
được đặc trưng bởi khía cạnh về tương lai và phản ánh của sự mong
đợi của các cổ đông liên quan đến kết quả hoạt động trong tương lai
của công ty dựa trên trên kết quả hoạt động của các kỳ trước hoặc
hiện tại (Wahla, ShahSyed & Hussain, 2012; Shan & McIver Ron ,
2011; Ganguli & Agrawal, 2009). Tobin Q đề cập đến là phương
pháp đo lường truyên thống đo lường kết quả lâu dài của doanh
nghiệp (Bozec, Dia & Bozec, 2010). Việc sử dụng giá trị thị trường
của vốn chủ sở hữu có thể trình bày những cơ hội tăng trưởng trong
tương lai của công ty mà có thể xuất phát từ các yếu tố ngoại sinh để
quyết định quản lý (Shan & McIver, 2011; Demsetz & Villalonga,
2001). Ngoài ra, một tỷ lệ Q cao nghĩa là giá trị thị trường cao hơn
giá trị sổ sách (Kapopoulos & Lazaretou, 2007). Hơn nữa, kỳ vọng
của thị trường dựa trên hiệu suất cho công ty có thể dẫn đến động lực
quản lý để thay đổi cổ phần của họ trên cơ sở của những kỳ vọng của
họ về các hoạt động tương lai của công ty (Sánchez-Ballesta &
García-Meca, 2007). Kết quả là, khi thực hiện dựa trên thị trường
của công ty là cao hơn so với kết quả của Tobin Q, điều này chỉ ra
4
rằng công ty đã thành công trong việc đạt được hiệu suất kế hoạch
cao (Nuryanah & Islam, 2011), nhưng nếu Tobin Q thấp hơn giá trị
số sách, công ty cần phải xem xét lại kế hoạch của mình để nâng cao
hiệu suất ngắn hạn của nó. Trong phương pháp đo lường này Tobin’s
q chiếm 78%, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MTBV) chiếm
7%, tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu (RET) chiếm 4%. Như vậy có thể
thấy Tobin’q là chỉ tiêu chủ yếu để đo lường kết quả kinh doanh.
Một số chỉ tiêu đo lường khác về kết quả kinh doanh thuộc về
Marketing và nguồn lực của doanh nghiệp năng suất của mỗi nhân
viên, thị phần doanh thu, thị phần khách hàng, chi phí dịch vụ được
cung cấp và chi phí khách hàng, chất lượng dịch vụ; những yếu tố
này đã được thực nghiệm bởi Ii, Kankpang và Okonkwo (2012).
3 M ục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu phương pháp đo lường kết quả kinh doanh, ứng
dụng vào đánh giá thực trạng kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp kinh doanh nông sản ở tỉnh Đắk Nông. Từ những phân tích,
nghiên cứu của đề tài sẽ phải đánh giá được thực trạng kinh doanh
doanh, đưa ra được nguyên nhân căn cốt chủ yếu có khoa học, thực
tiễn đối với những hạn chế khó khăn của doanh nghiệp, cùng doanh
nghiệp đưa ra các giải pháp kết quả nhằm vượt qua khó khăn để ổn
định phát triển bền vững, cạnh tranh sòng phẳng trên sân nhà và thị
trường quốc tế.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Tổng hợp cơ sở lý luận về kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp và phương pháp đo lường.
Đo lường, đánh giá, phân tích kết quả hoạt động của các doanh
nghiệp kinh doanh nông sản ở tỉnh Đắk Nông. Từ đó đưa ra bức
5
tranh tổng thể về tình trạng kinh doanh của các doanh nghiệp kinh
doanh nông sản tại Đắk Nông
Dựa trên kết quả nghiên cứu có được từ đó kiến nghị hàm ý
quản trị đối với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản ở tỉnh Đắk
Nông nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và đưa ra một số
kiến nghị với cơ quan quản lý, ngân hàng về việc đánh giá, hỗ trợ
doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả kinh doanh,
phương pháp đo lường kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
kinh doanh nông sản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông.
Về thời gian: Phân tích thực trạng kết sản xuất kinh doanh và
đo lường hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh
nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2014-2016.
Về nội dung: Thực trạng và đo lường kết quả kinh doanh của
các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Phạm vi áp dụng: Từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành thực hiện thu thập số liệu của các công ty kinh
doanh nông sản Đắk Nông sau đó sử dụng phương pháp thống kê mô
tả, phân tích và so sánh các tỷ số tài chính giữa các doanh nghiệp.
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp so sánh, thu thập
dữ liệu qua các nguồn số liệu thống kê của 70 doanh nghiệp kinh
6
doanh nông sản tại địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014-2016, Thu
thập và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
Phương pháp xử lý số liệu: tác giả tiến hành thống kê mô tả
bảng biểu, biểu đồ tăng trưởng giá trị, tỷ lệ tăng trưởng, tỷ trọng theo
thời gian bằng phần mềm excel.
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Bản chất của kết quả kinh doanh trong các doanh
nghiệp
1.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu đo lƣờng kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp
a. Phân tích khái quát hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
b. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
c. Tỷ suất sinh lời trên tài sản
d. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
e. Tỷ suất sinh lời trên vốn lưu động
f. Hệ số thu nhập trên đầu tư
g. Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng
h. Hệ số biên lợi nhuận gộp
7
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Nhân tố môi trƣờng kinh tế và khu vực kinh tế
Môi trƣờng chính trị, pháp luật
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp, doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu các hệ thống văn
bản pháp lý trong nước và quốc tế, cập nhật những nguyên tắc tập
quán, công ước, chính sách thương mại quốc tế và tình hình, rủi ro
chính trị các quốc gia có định hướng xuất khẩu để có những giải
pháp ứng phó với những biến đổi do nhân tố này gây ra.
Đối thủ cạnh tranh
Việc chỉ hiểu khách hàng thôi chưa đủ, các công ty còn phải
hiểu rằng sự phát triển của công ty còn tuỳ thuộc vào việc vật lộn
chia xẻ thị trường với các đối thủ cạnh tranh. Hiểu biết các đối thủ
của mình là một điều quan trọng để hoạch định kế hoạch Mar có kết
quả, nhưng điều công ty cần biết về đối thủ là gì? Họ cần biết 5 điều:
Ai là đối thủ? Chiến lược của họ là gì? Mục tiêu của họ là gì? Điểm
mạnh và điểm yếu của đối thủ? Phản ứng việc thông tin hỗ trợ công
ty như thế nào để hình thành chiếc lược Marketing?
Thị trƣờng
Nhu cầu của con người là vô tận mà các doanh nghiệp dù có
cố gắng đến đâu cũng khó có thể chiều lòng được hết đòi hỏi của
khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên đi sâu giải quyết một
cách hài hoà nhất giữa những mong muốn của khách hàng với khả
năng sản xuất có thể đáp ứng được. Để thực hiện tốt nhất điều này,
các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để phân khúc thị
trường, phân biệt từng loại khách hàng có những yêu cầu đòi hỏi
8
khác nhau từ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phục vụ, cung cấp sản
phẩm tận tình, chu đáo hơn.
1.2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Nhân tố trình độ năng cán bộ kinh doanh và trình độ quản lý
doanh nghiệp.
Nhân tố khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Nhân tố chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
1.3.1. Phƣơng pháp so sánh
1.3.2. Phƣơng pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích tài chính
1.3.3. Phƣơng pháp liên hệ cân đối
1.3.4. Phƣơng pháp loại trừ
1.3.5. Phƣơng pháp Dupont
1.3.6. Các phƣơng pháp phân tích khác
1.4. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
1.4.1. Phƣơng pháp định tính
Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện các đặc
điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu tiến hành.
Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh
hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện
những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể bao quát
được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên
cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng
chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới
xuất hiện trong quá trình thu thập.
9
1.4.2. Phƣơng pháp định lƣợng
Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin
trên cơ sở các số liệu thu được. Mục đích của việc nghiên cứu định
lượng là đưa ra các kết luận về nghiên cứu thông qua việc sử dụng
các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu. Nội dung của
phân tích đinh lượng là thu thập số liệu từ các nguồn, xử lý các số
liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường, mô
phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận
chính xác.
1.4.3. Phƣơng pháp tích hợp
Để kết quả nghiên cứu có kết luận tốt nhất, đánh giá toàn diện
nhật nên bài sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp với nhau do các đặc
điểm sau:
Nghiên cứu định lượng bổ sung cho tính chính xác của nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên
cứu định lượng. Hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác
định chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra. Giúp giải thích các
mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các nghiên cứu
định lượng.
Nghiên cứu định lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính
bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận
biết nhóm cần nghiên cứu sâu.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có hàng nghìn cơ sở thu mua, chế
biến và sản xuất nông sản bao gồm các hộ thu mua nhỏ lẻ và các
doanh nghiệp kinh doanh nông sản chuyên thu mua, sơ chế và bán
10
nông sản thô. Các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ đi lên từ các hộ kinh doanh, thu mua nông sản. Các
doanh nghiệp này được quản lý, điều hành bởi chính các chủ doanh
nghiệp hoặc người nhà chủ doanh nghiệp theo hình thức “ công ty
gia đình”, phần lớn người quản lý chưa được qua đào tạo các kiến
thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp hoặc các chuyên ngành cụ thể
mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế của bản thân.
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. MẪU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đo lường hiệu quả kinh doanh của 70 doanh
nghiệp kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Nông, thông
tin doanh nghiệp dựa trên báo tài chính và cáo thuế của các doanh
nghiệp giai đoạn 2014-2016. Trong số 70 doanh nghiệp kinh doanh
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ
Cơ sở lý thuyết và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Phân tích thống kê mô tả kết quả kinh doanh của
các DN kinh doanh nông nghiệp
Kết luận, giải pháp
Thu thập dữ liệu sơ cấp
11
sản xuất nông nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh ít nhất 3 năm trở lên. Trong đó có 21
công ty cổ phần chiếm 30 %, 38 TNHH chiếm 54.29%, doanh
nghiệp tư nhân 11 công ty chiếm 15.71% trong số mẫu khảo sát
nghiên cứu. Phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp thu mua, chế
biến, sơ chế bán hàng thô lại.
2.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƢỜNG KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
KINH DOANH NGHIỆP
*/ Phân tích khái quát hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
+ Phân tích doanh thu
+ Phân tích chi phí
+ Phân tích tỷ trọng từng loại chi phí trên doanh thu và so sánh
tốc độ tăng giảm của chi phí so với tốc độ tăng giảm của doanh thu.
+ Phân tích lợi nhuận
*/ Các chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất sinh lời trên tài sản
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
- Tỷ suất sinh lời trên vốn lưu động
- Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư
- Tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng
- Hệ số biên lợi nhuận gộp
2.5. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
2.5.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ kết quả
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản từ
các báo cáo chính thức của các doanh nghiệp đã được đưa ra như báo
12
cáo tài chính, báo cáo quan trị năm giai đoạn 2014-2016.
2.5.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh số tuyệt
đối và số tương đối toán để phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp
Đắk Nông .
- Phương pháp tổng hợp số liệu: Toàn bộ số liệu thu thập được
xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin
là số liệu định lượng như các số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp
Đắk Nông thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt
đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
- Phương pháp biểu thị số liệu:
- Phương pháp phân tích thông tin:
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮC
NÔNG
3.1.1. Đo lƣờng các chỉ tiêu khái quát kết quả hoạt động
kinh doanh
Kết quả thống kê cụ thể như sau:
Đầu tiên tác giả tiến hành thống kê tài sản, nguồn vốn, tài sản
hữu hình của doanh nghiệp Tỉnh Đắk Nông nhằm mục đích khái quát
được quy mô của các 70 doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 được
chia thành 2 nhóm, nhóm có tài sản dưới 20 tỷ và nhóm doanh
nghiệp có tài sản trên 20 tỷ đồng. Trong đó nhóm doanh nghiệp có
tài sản dưới 20 tỷ đồng trong tổng số doanh nghiệp kinh doanh nông
nghiệp được xếp vào doanh nghiệp nhỏ có 52 DN chiếm 74.3%
13
trong tổng số doanh nghiệp trong nghiên cứu, DN có tài sản trên 20
tỷ được mặc định là các doanh nghiệp vừa.
Bảng 3.1. Phân loại doanh nghiệp nghiên cứu
Doanh nghiệp
Số lượng doanh
nghiệp
Tỷ lệ %
Tài sản dưới 20 tỷ 52 74.3%
Tài sản trên 20 tỷ 18 25.7%
(Nguồn : tác giả tự tổng hợp thống kê)
Dưới đây là kết quả chi tiết phân tích khái quát hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp thông qua các
chỉ tiêu kế toán trích từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp giai
đoạn 2014-2016.
Bảng 3.2. Tài sản, nguồn vốn của tổng thể các doanh nghiệp kinh
doanh nông nghiệp Đắk Nông
Chỉ tiêu
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tăng trưởng
2015/2014 2016/2015
Tài sản 13,003 15,655 17,807 20.40% 13.75%
VCSH 5,477 6,474 6,878 18.20% 6.24%
Nợ 7,526 9,181 10,929 21.99% 19.04%
Tài sản
ngắn hạn
11,849 14,024 16,088 18.36% 14.72%
Qua kết quả thống kê có thể thấy tình hình tài sản của các
doanh nghiệp nông nghiệp có xu hướng tăng trưởng đều đặn qua các
năm giai đoạn 2014-2016. Nguyên nhân của việc gia tăng của giá trị
tài sản chủ yếu là do việc gia tăng giá trị của nợ. Tuy nhiên việc giảm
về tốc độ tăng trưởng tài sản là do tốc độ tăng trưởng của tài sản
ngắn hạn hay nợ của các doanh nghiệp không đủ bù đắp sự sụt giảm
về tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu và tài sản ngắn hạn của
tổng thể các doanh nghiệp.
14
Biểu đồ 3.1. Tài sản, nguồn vốn của tổng thể các doanh nghiệp
kinh