Tóm tắt Luận văn Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Quản trị văn phòng có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc hoạch định, tổ chức, phối hợp, tiêu chuẩn hóa và kiểm soát các hoạt động xử lý thông tin trong các cơ quan, tổ chức, do vậy việc đầu tư cho công tác quản trị văn phòng sẽ giúp đẩy nhanh sự thông suốt trong hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức, mà một trong những việc quan trọng và cấp thiết hàng đầu là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng. Trong những năm qua, NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã ứng dụng khá hoàn chỉnh các tiện ích của CNTT trong các nghiệp vụ Ngân hàng như: Công tác thanh toán, quản lý kho quỹ, công tác thanh tra, . Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang lại còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý, như: Việc trao đổi văn bản, chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo còn mang nặng tính thủ công, gây chậm trễ, tốn kém. Việc báo cáo, kiểm tra, kiểm soát chưa áp dụng triệt để công nghệ điện tử, còn thiên về thực hiện trên giấy tờ, không đáp ứng tính kịp thời, hiệu quả thấp, một số cán bộ, công chức chưa tương xứng với các yêu cầu thực tiễn. . Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang” là cần thiết và quan trọng đối với NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

pdf15 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu. Quản trị văn phòng có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc hoạch định, tổ chức, phối hợp, tiêu chuẩn hóa và kiểm soát các hoạt động xử lý thông tin trong các cơ quan, tổ chức, do vậy việc đầu tư cho công tác quản trị văn phòng sẽ giúp đẩy nhanh sự thông suốt trong hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức, mà một trong những việc quan trọng và cấp thiết hàng đầu là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng. Trong những năm qua, NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã ứng dụng khá hoàn chỉnh các tiện ích của CNTT trong các nghiệp vụ Ngân hàng như: Công tác thanh toán, quản lý kho quỹ, công tác thanh tra, ... Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang lại còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý, như: Việc trao đổi văn bản, chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo còn mang nặng tính thủ công, gây chậm trễ, tốn kém. Việc báo cáo, kiểm tra, kiểm soát chưa áp dụng triệt để công nghệ điện tử, còn thiên về thực hiện trên giấy tờ, không đáp ứng tính kịp thời, hiệu quả thấp, một số cán bộ, công chức chưa tương xứng với các yêu cầu thực tiễn... . Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang” là cần thiết và quan trọng đối với NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. 2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu lý thuyết về nội dung và các nhân tố tác động đến ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng, đưa ra những kết quả, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân làm hạn chế trong việc ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc các tồn tại hạn chế nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề. - Đối tượng nghiên cứu. Công tác ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. - Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài trên tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu và Phương pháp phân tích số liệu. 5. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Trong phần này, luận văn đưa ra một số Hội thảo, diễn đàn về lĩnh vực CNTT, thể hiện việc Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp thích hợp về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT cũng đề xuất nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn 2011-2020. Luận văn cũng nêu ra một số luận văn thạc sĩ về các vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục và trong cơ quan hành chính Nhà nước Tuy nhiên, những diễn đàn, hội thảo, công trình nghiên cứu và các luận văn ở trên chỉ khái quát những vấn đề chung việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, mà chưa đi vào giải quyết trong một mảng nghiệp vụ cụ thể nào, đặc biệt là đối với NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy, đề tài “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang” sẽ kế thừa những luận điểm của các công trình nghiên cứu trên, đồng thời mang lại cái nhìn toàn diện, cụ thể nhằm giúp NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng đạt hiệu quả quản lý tốt hơn trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG 1.1. Những vấn đề chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng 1.1.1. Khái niệm văn phòng. Hiện nay có nhiều cách nhìn nhận về văn phòng. Theo tác giả cuốn Quản trị văn phòng, Nguyễn Thành Độ, Trường ĐH KTQD HN. Văn phòng là bộ phận đảm trách các hoạt động như tổ chức, thu thập, xử lý phân phối, truyền tải, quản lý, sử dụng các thông tin bên ngoài và nội bộ, trợ giúp lãnh đạo thực hiện các hoạt động điều hành quản lý cơ quan, đơn vị 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng. - Chức năng của văn phòng: Với khái niệm trên, văn phòng có 3 chức năng chủ yếu: Chức năng tham mưu, tổng hợp; Chức năng giúp việc điều hành và Chức năng hậu cần. Các chức năng trên vừa độc lập, vừa hỗ trợ bổ sung cho nhau nhằm khẳng định sự cần thiết khách quan tồn tại cơ quan văn phòng ở mỗi đơn vị, tổ chức. Trong đó chức năng tổng hợp là cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự thành bại của công tác văn phòng. - Nhiệm vụ của văn phòng: Mỗi một chức năng có thể có nhiều nhiệm vụ cụ thể. Những nhiệm vụ này chính là những công việc, hoạt động nhằm cụ thể hoá các chức năng của văn phòng. Những nhiệm vụ chủ yếu gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị; Xây dựng và quản lý chương trình kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị; Thu thập, xử lý thông tin; Trợ giúp về văn bản; Bảo đảm các yếu tố vật chất cho hoạt động của cơ quan; Duy trì hoạt động thường nhật của văn phòng Bên cạnh đó văn phòng có thể có những nhiệm vụ khác tuỳ theo tính chất, đặc trưng của cơ quan, đơn vị. 1.1.3. Khái niệm Công nghệ thông tin và vai trò, đặc điểm của ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác văn phòng. - Khái niệm: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là máy tính điện tử và các mạng viễn thông - nhằm cung cấp các giải pháp toàn thể để tổ chức, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. - Vai trò, đặc điểm của ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng Có thể nói công nghệ thông tin đã mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ trong công tác văn phòng mà trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Sự phát triển của các xa lộ thông tin liên lạc đã thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia, giữa các vùng và các đơn vị tổ chức để cùng nhau tìm kiếm lợi ích cho mình và cho nhân loại. Làm thay đổi phương thức hoạt động của văn phòng từ thủ công sang sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại là chủ yếu; chuyển tải nhanh chóng thông tin tới các bộ phận để phân tích, xử lý, thông tin đầu ra được truyền tới các bộ phận cần thiết để thực hiện công việc; tiết kiệm chi phí đi lại cho con người mà vẫn đạt được hiệu quả cao như làm việc tại văn phòng... 1.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng đã cho thấy sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan. Hiệu quả của nó được thể hiện qua một số công tác sau: 1.2.1. Đối với công tác lập kế hoạch, tham mưu. Đây là nhiệm vụ mà văn phòng cần phải rất thận trọng trong việc tìm hiểu thông tin, trên thực tế hiện tại và quá khứ, cần phân tích, sàng lọc những thông tin đã cũ, chọn lọc những thông tin mới để tìm ra được quyết định đúng đắn cho cơ quan, nên việc trang bị các phương tiện thông tin là rất cần thiết. 1.2.2. Đối với công tác thu thập và xử lý thông tin. Hiện nay, có rất nhiều các phần mềm về quản trị cơ sở dữ liệu như Ms Foxpro và mới nhất là phần mềm Ms Access cho phép quản lý dữ liệu dễ dàng hơn nhanh chóng cho ra được kết quả phân tích chính xác, tạo điều kiện cho việc lựa chọn các phương án tốt nhất trong thời gian ngắn nhất... 1.2.3. Đối với công tác soạn thảo văn bản. Nhờ ứng dụng CNTT trong văn phòng, thì việc soạn thảo văn bản trên máy tính là rất đơn giản, nhanh chóng mà hiệu quả rất cao. 1.2.4. Đối với công tác quản lý văn bản. Quản lý văn bản với phần mềm chuyên dụng sẽ thay thế cho phương pháp quản lý thủ công chủ yếu dựa vào hệ thống sổ sách như: Sổ đăng ký văn bản đến, sổ đăng ký văn bản điBằng phương pháp quản lý này sẽ mang lại hiệu quả về nhiều mặt. 1.2.5. Đối với công tác lưu trữ. Việc ứng dụng CNTT đối với công tác lưu trữ sẽ góp phần tiết kiệm công sức, nguyên vật liệu làm văn bản và trang thiết bị dùng trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản. 1.3. Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng Để ứng dụng tốt CNTT trong quản trị văn phòng, cần thiết phải có máy tính, thiết bị, phần mềm và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin văn phòng như: Máy vi tính; Máy in; Máy scaner; Máy photocopy; Máy fax. Và phải chú trọng đến công tác đào tạo nhân lực: Ngoài việc có chuyên môn sâu về nghiệp vụ văn phòng, phải được đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng. Bao gồm các nhân tố khách quan như: Chế độ chính sách của Nhà nước và Cơ cấu tổ chức hành chính phù hợp với việc ứng dụng CNTT và các nhân tố chủ quan như: Khả năng nhận thức của lãnh đạo về hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động tác nghiệp; Tính sẵn sàng của cơ sở hạ tầng CNTT như máy tính, mạng cục bộ, Internet,..; Yếu tố trình độ và nhận thức của người sử dụng về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong hoạt động tác nghiệp của mình hàng ngày; Khả năng lựa chọn được đối tác và sản phẩm tốt CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát về ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được thành lập ngày 06/5/1951, tại Hang Bòng xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, theo sắc lệnh số 15/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam, nhưng là một cơ quan tham mưu của Cấp ủy và chính quyền địa phương về thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng của Đảng và Nhà nước ở địa phương. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang: NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động Ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng TW theo ủy quyền của Thống đốc và thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên địa bàn theo quy định của NHNN và của pháp luật Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Nguồn: Phòng HCNS) GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH - NHÂN SỰ PHÒNG TỔNG HỢP VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG KẾ TOÁN - THANH TOÁN THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG PHÒNG TIỀN TỆ - KHO QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Chức năng nhiệm vụ các phòng của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, gồm các phòng: Phòng HCNS; Phòng KTTT; Phòng TH&KSNB; Phòng TTKQ; Thanh tra, giám sát Ngân hàng. Mỗi phòng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao 2.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010-2013. Việc lãnh chỉ đạo các Tổ chức tín dụng trên địa bàn, thể hiện qua kết quả đạt được trong 4 năm như sau Bảng 2.1: Kết quả lãnh đạo hoạt động Ngân hàng Tuyên Quang năm 2010-2013 TT Nội dung Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Vốn huy động tỷ đồng 4.812 6.283 7.421 8.583 2 Tiền gửi dân cư tỷ đồng 2.909 3.571 5.045 5.677 3 Dư nợ cho vay tỷ đồng 4.612 5.766 7.037 7.907 4 Nợ xấu % 0,9 0,67 0,57 0,54 Nguồn: Phòng TH&KSNB Qua bảng trên cho thấy, dưới sự lãnh đạo của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, hoạt động của Ngân hàng Tuyên Quang ngày càng phát triển tích cực Việc lãnh chỉ đạo nội bộ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. Trong các năm qua, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, toàn thể công chức NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đoàn thể. Văn phòng đã xử lý hơn 6.500 văn bản các loại, thể hiện cụ thể: Bảng 2.2: Số lượng các văn bản đã xử lý từ năm 2010-2013 Năm Văn bản đến Văn bản đi Tổng số Trong đó Quyết định Văn bản chỉ đạo các TCTD Văn bản khác 2010 1.644 1008 185 397 426 2011 1.611 1031 201 409 421 2012 1.733 1086 197 420 469 2013 1.521 1319 202 468 649 Tổng cộng 6.509 4444 785 1.694 1.965 Nguồn: Phòng HCNS 2.1.3. Đánh giá chung về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. Từ quá trình hoạt động của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang qua các năm đã cho thấy có những thuận lợi nhất định trong công tác chỉ đạo, điều hành về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng. Tuy nhiên cũng còn không ít những khó khăn cần phải nỗ lực giải quyết để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh. 2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. 2.2.1. Đối với công tác lập kế hoạch tham mưu Thông qua việc phối hợp giữa các phòng ban để xây dựng chương trình công tác, chương trình làm việc, văn phòng đã thực hiện nhiệm vụ theo tính định sẵn, mang tính chất thủ công, mất nhiều thời gian, chi phí in ấn, luân chuyển, nhiều khi, sự phối hợp chưa chặt chẽ, chưa ăn khớp nhịp nhàng giữa các phòng gây chậm chễ trong giải quyết nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Đối với công tác thu thập và xử lý thông tin Công tác thu thập thông tin của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang chưa phong phú còn hạn chế, rất thủ công và lạc hậu. Chủ yếu vẫn là hình thức thu thập qua các văn bản, điện thoại hay trực tiếp đến tận nơi để tìm kiếm thông tin. Cho nên số lượng thông tin thu thập được là ít và rất thụ động. Một trong những hình thức thu thập thông tin hiện đại ngày nay là qua mạng Internet. Tại Chi nhánh hình thức này vẫn chưa được áp dụng do không được trang bị máy tính truy cập Internet. 2.2.3. Công tác soạn thảo văn bản Việc soạn thảo văn bản của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được tiến hành hoàn toàn trên máy vi tính. Tuy nhiên, quá trình soạn thảo văn bản cho đến khi được ký ban hành lại thực hiện một cách thủ công. Mặc dù NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã có mạng nội bộ, xong quá trình trên chưa được ứng dụng chuyển qua mạng nội bộ gây lãng phí về chi phí in ấn, khó kiểm tra thể thức trình bày văn bản theo đúng quy định. 2.2.4. Công tác quản lý văn bản Việc quản lý văn bản đến, văn bản đi tại NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được tiến hành hoàn toàn thủ công, gây tốn kém về chi phí, thời gian và công sức. Mặc dù, NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã có hòm thư điện tử nội bộ, xong chưa được triển khai rộng rãi tại tất cả các phòng, ban của các NHNN các tỉnh, nên gây hạn chế trong việc phát huy tối đa hiệu quả của công tác quản lý văn bản. Ngoài ra, còn có nhiều các phần mềm quản lý văn bản của các Công ty phần mềm nổi tiếng, tuy nhiên NHNN tỉnh chưa xin kinh phí để tự trang cấp những phần mềm đó ứng dụng cho công tác văn phòng của cơ quan. 2.2.5. Đối với công tác lưu trữ NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang chưa được trang bị phần mềm lưu trữ để đảm bảo các thông tin quan trọng được lưu trữ trong máy tính, trong các tệp tài liệu đã được mã hóa. Như vậy các thông tin mới luôn được bảo quản một cách tốt nhất, đảm bảo tính bí mật của thông tin. 2.3. Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang 2.3.1. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin văn phòng Trên quan điểm chú trọng đến trang bị một số trang thiết bị hiện đại, máy vi tính có tốc độ xử lý cao, NHNN Việt nam đã trang bị cho NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang hệ thống máy chủ hiện đại. Thiết lập mạng LAN giúp tất cả các máy tính của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang có thể chia sẻ tài nguyên với nhau. Hệ thống máy vi tính có dung lượng bộ nhớ cao, tốc độ xử lý nhanh chóng để phục vụ những công việc chuyên môn nghiệp vụ mang tính khẩn trương, có độ chính xác cao. 2.3.2. Tổ chức nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng - Về tình hình nhân sự: Nhân sự có độ tuổi trên 40 chiếm trên 50%. Đây là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sức khoẻ người nhân viên, dẫn đễn việc thích nghi và sử dụng các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động văn phòng chưa cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng của công chức mới dừng lại ở các lớp có liên quan trực tiếp về nghiệp vụ, chưa có lớp nào tập huấn về kiến thức mở rộng như tin học, ngoại ngữĐiều này là một bất lợi rất lớn đối với Chi nhánh nói chung và bản thân công chức nói riêng. Chính vì vậy mà thực tế đã cho thấy họ lúng túng, ngại tiếp cận với những cái mới và khó khăn trong việc sử dụng các phần mềm hiện đại. - Đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng: NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã tuyển dụng được 01 công chức là kỹ sư tin học. Tuy nhiên, việc đăng ký tham gia bồi dưỡng, đào tạo các lớp tin học và ngoại ngữ của công chức NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang lại hạn chế. 2.4. Đánh giá về thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Dù đã có sự quan tâm của ban lãnh đạo trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị hiên đại như: vi tính, máy in,nhưng chưa được tiến hành đồng bộ, chưa khai thác hết các tính năng của các thiết bị cũng như việc chưa áp dụng hết được các ứng dụng của Công nghệ thông tin trong công tác văn phòng. Chưa đầu tư toàn diện vì yếu tố con người quyết định kết quả của việc đầu tư đó. Cho nên chưa có kế hoạch, quy hoạch cho việc đầu tư, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức,để khai thác tối đa những ứng dụng hiện có của trang thiết bị hiện đại, của CNTT. Nguyên nhân do đặc thù của Ngành Ngân hàng ưu tiên cho các nghiệp vụ quan trọng như: Thanh toán, Thanh tra kiểm tra và quản lý kho quỹ; do bảo mật thông tin nên không thể kết nối Internet vào máy nghiệp vụ, do công tác hành chính còn thực hiện theo lối mòn, theo hình thức truyền thống, nên việc ứng dụng CNTT trong quản trị văn phòng chưa được nhận thức và thực hiện một cách triệt để. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Phương hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang 3.1.1. Quan điểm ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang NHNN là cơ quan đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng CNTT, góp phần quan trọng trong cải cách hành chính; Ứng dụng và phát triển CNTT trong công tác văn phòng phải được đặt ngang hàng với việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ; Phải có các biện pháp chủ động và các quy định cụ thể về an toàn và an ninh thông tin; Phải có chế độ khuyến khích cho công chức tham gia đào tạo chuyên sâu về CNTT để đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển ngày càng cao của CNTT. 3.1.2. Phương hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị văn phòng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Tăng cường việc tin học hóa xử lý hồ sơ công việc; Nối mạng Internet trên diện rộng đối với các máy tính của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang theo đúng quy
Luận văn liên quan