Tóm tắt Luận văn - Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Rủi ro hoạt động tồn tại tiềm ẩn ở rất nhiều mặt trong hoạt động của NHTM, là nguy cơ đe dọa đến hoạt động bình thường của NHTM,gây ra những thiệt hại cho NHTM. Vì vậy quản lý rủi ro hoạt động đã trở thành một yêu cầu cấp thiết trong hoạt động quản lý của NHTM. Tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam công tác quản lý rủi ro hoạt động đã đạt được những kết quả nhất định song hệ thống quản lý rủi ro hoạt động của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam vẫn chưa hoàn thiện và hiện tại rủi ro hoạt động vẫn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Trong khi đó cho đến hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề này tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ý thức được tính cấp thiết của vấn đề tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Rủi ro hoạt động tồn tại tiềm ẩn ở rất nhiều mặt trong hoạt động của NHTM, là nguy cơ đe dọa đến hoạt động bình thường của NHTM,gây ra những thiệt hại cho NHTM. Vì vậy quản lý rủi ro hoạt động đã trở thành một yêu cầu cấp thiết trong hoạt động quản lý của NHTM. Tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam công tác quản lý rủi ro hoạt động đã đạt được những kết quả nhất định song hệ thống quản lý rủi ro hoạt động của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam vẫn chưa hoàn thiện và hiện tại rủi ro hoạt động vẫn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Trong khi đó cho đến hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề này tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ý thức được tính cấp thiết của vấn đề tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hóa các vấn đề chung về RRHĐ và QLRRHĐ tại NHTM, phân tích và đánh giá thực trạng RRHĐ tại BIDV đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLRRHĐ tại BIDV. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu: 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nguồn dữ liệu: chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo chính thức của BIDV và các nguồn tài liệu tham khảo. Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích. Phương pháp nghiên cứu tình huống: luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu và phân tích tình huống. 5. Các công trình nghiên cứu có liên quan - Luận văn của Nguyễn Thanh Hương (2014), “Quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM CP Kỹ thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. - Bài nghiên cứu khoa học theo nhóm của nhóm sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM “Quản trị rủi ro hoạt động trong các NHTM Việt Nam”. - Luận văn của Nguyễn Hoài Linh (2012), “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài mục lục, danh mục bảng, biểu đồ, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 4 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại Chương 2: Kinh nghiệm trong quản lý rủi ro hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Giới thiệu về rủi ro hoạt động của NHTM 1.1.1. Khái niệm rủi ro hoạt động Có rất nhiều khái niệm rủi ro hoạt động trên thế giới và tại Việt Nam, tuy nhiên khái niệm về rủi ro thường được sử dụng phổ biến hiện nay là khái niệm rủi ro hoạt động theo Ủy ban Basel: “Rủi ro hoạt động (RRHĐ) là khả năng gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài. RRHĐ bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín” (Basel, 2001). 1.1.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động chủ yếu do các nhóm nguyên nhân sau tạo ra: - Rủi ro do nhân tố con người - Rủi ro do quy trình nội bộ - Rủi ro hệ thống công nghệ - Rủi ro do các sự kiện bên ngoài - Các nguyên nhân khác 1.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động có thể gây ra những tổn thất cho NHTM như: - Trách nhiệm pháp lý gây ra cho NHTM - Tài sản hoặc uy tín của NHTM bị tổn thất hay mất mát - Giảm vốn kinh doanh hay mất vốn - Giảm lợi nhuận. 1.2. Quản lý rủi ro hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro hoạt động Quản lý RRHĐ là quá trình NHTM tiến hành các hoạt động tác động đến RRHĐ bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là: nhận diện, đo lường, báo cáo, quản lý, kiểm soát nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra. Quản lý RRHĐ hiệu quả là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và ngân hàng có thể kiểm soát được. (Phan Thị Thu Hà, 2013, tr. 442). 1.2.2. Tầm quan trọng của quản lý rủi ro hoạt động - Quản lý và kiểm soát tốt RRHĐ giúp NHTM có thể lường trước được các nguy cơ RRHĐ, cũng như có được các biện pháp đo lường, kiểm soát RRHĐ từ đó làm giảm được các thiệt hại do RRHĐ gây ra, góp phần làm ổn định và gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTM - Góp phần giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho NHTM - Giúp NHTM tránh được các vấn đề liên quan đến pháp lý, giữ vững hình ảnh và uy tín trong lòng công chúng 1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro hoạt động Nội dung thiết yếu khi triển khai hoạt động QLRRHĐ bao gồm: - Nhận diện rủi ro hoạt động - Đo lường rủi ro hoạt động - Giám sát rủi ro hoạt động - Xử lý rủi ro hoạt động 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro hoạt động 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan - Chất lượng nguồn nhân lực - Nguồn lực tài chính 1.2.4.2. Nhân tố khách quan - Sự phức tạp của hóa của nhân tố tội phạm công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng là nhân tố gây khó khăn cho công tác QLRRHĐ của NHTM; tính nhất quán và chặt chẽ của luật pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác QLRRHĐ. CHƢƠNG 2 KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.1. Kinh nghiệm trong quản lý rủi ro hoạt động tại một số Ngân hàng thƣơng mại trên thế giới Phân tích một số tình huống về sự cố rủi ro hoạt động đã xảy ra tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới, với nhiều tình huống khác nhau, nguyên nhân và hậu quả khác nhau để rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý RRHĐ tại BIDV. 2.2. Kinh nghiệm trong quản lý rủi ro hoạt động tại một số NHTM Việt Nam Phân tích một số tình huống về sự cố rủi ro hoạt động đã xảy ra tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam, với nhiều tình huống khác nhau, nguyên nhân và hậu quả khác nhau để rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý RRHĐ tại BIDV. 2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Bài học về nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, bài học về tính quan trọng của sự chặt chẽ trong quy trình nội bộ, bài học về tầm quan trọng trong đầu tư vào công nghệ, tăng cường kiểm soát chéo trong giao dịch, CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 Tình hình hoạt động của BIDV giai đoạn 2010 – 2014 có những điểm nổi bật sau: - Trước diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế vĩ mô, hoạt động kinh doanh của BIDV vẫn đạt được những kết quả khả quan, có sự tăng trưởng tốt trong các chỉ tiêu: vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, Các chỉ tiêu về lợi nhuận như ROA, ROE giảm ở giai đoạn 2010 – 2012 và tăng trở lại vào giai đoạn 2012 – 2014. Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới. 3.2. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 3.2.1 Thực trạng rủi ro hoạt động tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2010 – 2014 Rủi ro hoạt động là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, do đó các số liệu thực tế về thực trạng rủi ro hoạt động tại BIDV mới chỉ được thống kê báo cáo một cách cụ thể và chi tiết từ cuối năm 2013 đầu năm 2014. Báo cáo rủi ro hoạt động năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 phản ánh chi tiết các sự cố rủi ro hoạt động liên quan đến các yếu tố từ bên trong, bên ngoài BIDV, các dữ liệu sai lỗi theo báo cáo ma trận rủi ro hoạt động, các báo cáo thống kê sai lỗi theo từng nghiệp vụ: tín dụng bảo lãnh, chuyển tiền, kế toán hậu kiểm, tiền gửi, nghiệp vụ thẻ, các nghiệp vụ khác,và các lỗi theo báo cáo giao dịch nghi ngờ. 3.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Bao gồm các nguyên nhân: rủi ro từ bên ngoài, rủi ro do con người, rủi ro do hệ thống công nghệ, rủi ro do sai sót trong quá trình tác nghiệp, 3.2.3. Công tác quản lý rủi ro hoạt động tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3.2.3.1. Công tác nhận diện rủi ro hoạt động Bên cạnh các văn bản quy trình quy định, các chính sách RRHĐ, tại BIDV hiện đang sử dụng rất nhiều công cụ báo cáo nhằm nhận diện sớm rủi ro hoạt động như: báo cáo dấu hiệu rủi ro chính, báo cáo giao dịch nghi ngờ, báo cáo tự đánh giá rủi ro và kiểm soát, và nhiều các văn bản cảnh báo khác nhằm giúp các cán bộ cảnh giác và nhận diện sớm RRHĐ. 3.2.3.3. Công tác giám sát rủi ro hoạt động Theo quy định tại BIDV, giám sát rủi ro hoạt động bao gồm: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục RRHĐ; Chuyển giao RRHĐ; Né tránh các thị trường, lĩnh vực có rủi ro cao; Thường xuyên theo dõi giám sát xu hướng biến động của RRHĐ thông qua việc thiết lập và theo dõi hệ thống hạn mức; Kiểm soát việc thực hiện triển khai chính sách, quy định, quy trình, văn bản hướng dẫn liên quan đến QLRRHĐ. 3.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý rủi ro hoạt động tại NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 3.3.1. Những kết quả đạt được 3.3.1.1. Kết quả đạt được trong công tác nhận diện rủi ro hoạt động: - BIDV đã có văn bản quy định về việc “nhận diện, đánh giá, xác định rủi ro hoạt động”, có sử dụng nhiều công cụ khác nhau để dự báo, giám sát, nhận diện rủi ro hoạt động có khả năng xảy ra; thông qua các công cụ báo cáo KRI và RCSA, BIDV đã phát hiện nhiều trường hợp có dấu hiệu RRHĐ có nguy cơ gây thiệt hại về tài sản, danh tiếng, cho BIDV. 3.3.1.2. Kết quả đạt được trong công tác đo lường rủi ro hoạt động: - Chính sách QLRRHĐ của BIDV chủ trương sử dụng 2 phương pháp định lượng và định tính trong đo lường rủi ro hoạt động tại BIDV trong đó phương pháp định tính thông qua ma trận rủi ro hoạt động, phương pháp định lượng dựa theo một trong 3 phương pháp của Hiệp ước Basel và phù hợp với BIDV từng thời kỳ. Như vậy BIDV đang dần đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế vào quy trình QLRRHĐ tại Ngân hàng. 3.3.1.3. Kết quả đạt được trong công tác giám sát rủi ro hoạt động: - BIDV sử dụng nhiều công cụ báo cáo để giám sát rủi ro hoạt động, trang bị hệ thống an ninh giám sát, thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, giám sát tại đơn vị. 3.3.1.4. Kết quả đạt được trong công tác xử lý rủi ro hoạt động: BIDV đã tiến hành xử lý khá triệt để các sự cố rủi ro hoạt động liên quan đến BIDV. Đặc biệt BIDV cũng có các quy định riêng về việc xử lý các trường hợp gây ra sự cố rủi ro hoạt động do lỗi của các cá nhân, tập thể có trách nhiệm và liên đới trách nhiệm. 3.3.2. Những mặt còn hạn chế - Công tác nhận diện: chưa có một văn bản hệ thống hóa các dấu hiệu RRHĐ thường gặp thành cẩm nang chung; các báo cáo dấu hiệu rủi ro hoạt động đôi lúc còn chậm trễ làm ảnh hưởng đến công tác QLRRHĐ. - Công tác đo lường RRHĐ: hạn chế lớn nhất trong công tác đo lường RRHĐ tại BIDV là chưa xác định được rõ ràng các chỉ số RRHÐ chính của ngân hàng theo Hiệp ước Basel II mà chỉ định hướng việc sử dụng các phương pháp trong Hiệp ước Basel để đo lường RRHĐ. - Công tác giám sát RRHĐ: công tác giám sát RRHĐ còn thể hiện nhiều hạn chế trong các hoạt động: giám sát hệ thống an ninh và ATM còn chưa thường trực 24/7, việc thực hiện giao dịch vượt thẩm quyền và sai quy trình còn xảy ra, quy trình phê duyệt giao dịch quy định chưa phù hợp về việc kiểm soát viên chỉ đơn thuần phê duyệt trên bề mặt chứng từ, - Công tác xử lý rủi ro hoạt động: hiện nay tại BIDV chưa có chế tài xử lý rõ ràng, quy định thành văn bản riêng cho RRHĐ để các cán bộ có thể tham chiếu đến trách nhiệm liên đới của mình khi xảy ra RRHĐ. 3.3.3. Nguyên nhân gây ra hạn chế của công tác quản lý rủi ro hoạt động tại BIDV 3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan Có thể kể đến một số nguyên nhân sau: chưa có sự đầu tư tương xứng vào máy móc công nghệ hiện đại, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tác nghiệp trực tiếp và bộ phận quản lý RRHĐ, chính sách nhân sự chưa phù hợp với thực tiễn QLRRHĐ, 3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan - Hiện nay chưa có một văn bản hướng dẫn chính thức của các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, của Ngân hàng Nhà nước về công tác QLRRHĐ của các NHTM để làm cơ sở pháp lý chung cho công tác QLRRHĐ; tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp khiến cho hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi ro và khó kiểm soát hơn, hệ thống pháp luật còn nhiều rắc rối và bất cập gây rủi ro cho hoạt động của NHTM. CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 4.1. Định hƣớng trong hoạt động quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 4.1.1. Định hướng chung về hoạt động và phát triển Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2020 Khái quát những định hướng chung về hoạt động và phát triển của BIDV đến năm 2020: sứ mệnh, tầm nhìn, cam kết, tôn chỉ và mục tiêu hoạt động 4.1.2. Định hướng về quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hoạt động hướng tới các mục tiêu quan trọng: Phòng tránh tổn thất và ổn định thu nhập, tối đa hóa thu nhập tiềm năng, 4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động đối với Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 4.2.1. Tăng cường công tác nhận diện rủi ro hoạt động Thứ nhất, hoàn thiện các nội dung báo cáo rủi ro hoạt động theo hướng phân tích nhiều hơn nữa để cung cấp thêm các thông tin cho các nhà QLRRHĐ. Thứ hai, các cảnh báo phải được đưa ra sớm hơn, và phải thiết lập hệ thống cảnh báo này về email hay thậm chí tin nhắn báo trên điện thoại cho các nhà quản lý để ngay lập tức có thể xử lý một sự cố RRHĐ sắp phát sinh. Thứ ba, xây dựng và hệ thống hóa các dấu hiệu, các cảnh báo RRHĐ thành một cẩm nang chung, nhằm cung cấp kiến thức nhận diện về RRHĐ một cách có hệ thống cho các cán bộ BIDV ở mọi bộ phận. 4.2.2. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro hoạt động Thứ nhất, BIDV cần xác định được phương pháp đo lường cụ thể sử dụng trong tính toán đo lường vốn tối thiểu cho RRHĐ tại BIDV theo định hướng chuẩn Basel. Hiện tại BIDV đang sử dụng hai phương pháp chính trong đo lường rủi ro hoạt động đó là phương pháp định tính và định lượng. Thứ hai, BIDV cần xác định được khẩu vị hoạt động, tức là cần xác định mức độ rủi ro hoạt động mà BIDV chấp nhận trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu đã đặt ra trong một giai đoạn nhất định. Khẩu vị rủi ro hoạt động có thể thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của BIDV trong thời kỳ đó. Thứ ba, phương pháp tính toán cần rõ ràng và cần phải tách biệt đo lường RRHĐ với các loại rủi ro khác, tách biệt với hoạt động đo lường hệ số CAR, từ đó đánh giá tỷ trọng vốn tối thiểu cho RRHĐ so với lượng vốn tối thiểu cho toàn bộ hoạt động của Ngân hàng. 4.2.3. Tăng cường giám sát rủi ro hoạt động - Cần điều chỉnh phương pháp thu thập dữ liệu của báo cáo tự đánh giá rủi ro và kiểm soát - Cần có sự đầu tư tương xứng cả về vật chất và nhân lực cho hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống bảo mật, an ninh và giám sát, tăng cường giám sát camera ATM và camera tại nơi làm việc. - Tăng cường kiểm soát chéo và bổ sung trách nhiệm thu chi tiền mặt cho cán bộ kiểm soát để hạn chế rủi ro do thu chi tiền mặt. - Tăng cường sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận tác nghiệp và QLRRHĐ - Cần chuyên môn hóa các bộ phận giao dịch và tác nghiệp tránh việc nhầm lẫn do thực hiện quá nhiều loại giao dịch của cán bộ giao dịch 4.2.4. Hoàn thiện công tác xử lý rủi ro hoạt động Xây dựng các chế tài phù hợp mang tính chất răn đe đến các cán bộ nhằm hạn chế RRHĐ. 4.3. Kiến nghị 4.3.1. Kiến nghị với chính phủ 4.3.2. Kiến nghị với NHNN 4.3.3 Kiến nghị với BIDV KẾT LUẬN Trong bài nghiên cứu này, tôi đã đạt được các kết quả như sau:Chương 1:nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về RRHĐ và QLRRHĐ của NHTM theo quan điểm của thế giới và của Việt Nam; Chương 2: nghiên cứu các tình huống, các sự kiện, kinh nghiệm RRHĐ của một số NHTM trên thế giới và Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV; Chương 3: phân tích và đánh giá thực trạng công tác RRHĐ tại BIDV giai đoạn 2011 – 2015 đánh giá được những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó;Chương 4: đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác QLRRHĐ tại BIDV. Vì bài nghiên cứu không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ Ban lãnh đạo Ngân hàng BIDV, các thầy cô và đồng nghiệp để hoàn thành bài nghiên cứu tốt hơn nữa. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn TS Lê Thanh Tâm, các thầy cô giáo trong Viện Ngân hàng Tài chính cùng các cán bộ, lãnh đạo Ngân hàng BIDV đã tạo điều kiện, nhiệt tình hướng dẫn tác giả hoàn thành bài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn!
Luận văn liên quan