Cạnh tranh là một hiện tượng vốn có của nền kinh tế thị
trường. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã dự báo tình hình thế giới và trong nước
những năm sắp tới: “Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành
các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn,
nguồn nhân lực chất lượng cao. giữa các nước ngày càng gay gắt”.
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập
sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hầu hết các doanh nghiệp
đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi
cạnh tranh không những là môi trường, động lực của sự phát triển
nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng hiệu quả của
các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá
các quan hệ xã hội khi Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trước pháp
luật.
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những cơ hội thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường quốc tế, đồng thời cũng
đặt ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Sự
thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ làm môi trường cạnh
tranh gay gắt hơn ngay tại thị trường nội địa. Điều này có thể làm
cho doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường, thua lỗ thậm chí phá sản. Để
tồn tại và phát triển, doanh nghiệp trong nước buộc phải đổi mới.
Hội nhập trong lĩnh vực viễn thông cũng nằm trong xu thế
chung đó. Hơn thế nữa, đây là một lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm,
giá trị của sản phẩm dịch vụ kết tinh trong hàng hóa khác và có tính
xã hội hóa cao.
25 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) trong cung cấp dịch vụ điện thoại di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-------------------------------
PHẠM NAM SƠN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL)
TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
HÀ NỘI – 2012
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cạnh tranh là một hiện tượng vốn có của nền kinh tế thị
trường. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã dự báo tình hình thế giới và trong nước
những năm sắp tới: “Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành
các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn,
nguồn nhân lực chất lượng cao... giữa các nước ngày càng gay gắt”.
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập
sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hầu hết các doanh nghiệp
đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi
cạnh tranh không những là môi trường, động lực của sự phát triển
nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng hiệu quả của
các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá
các quan hệ xã hội khi Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trước pháp
luật.
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những cơ hội thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường quốc tế, đồng thời cũng
đặt ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Sự
thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ làm môi trường cạnh
tranh gay gắt hơn ngay tại thị trường nội địa. Điều này có thể làm
cho doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường, thua lỗ thậm chí phá sản. Để
tồn tại và phát triển, doanh nghiệp trong nước buộc phải đổi mới.
Hội nhập trong lĩnh vực viễn thông cũng nằm trong xu thế
chung đó. Hơn thế nữa, đây là một lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm,
giá trị của sản phẩm dịch vụ kết tinh trong hàng hóa khác và có tính
xã hội hóa cao.
Dịch vụ điện thoại di động là một trong số các dịch vụ viễn
thông hiện đang bị cạnh tranh gay gắt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- 2 -
Đây là dịch vụ mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho
các nhà khai thác. Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của WTO, trong những năm sắp tới khi có sự tham gia của các
nhà khai thác nước ngoài, thị trường viễn thông nói chung và thị
trường dịch vụ điện thoại di động nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều
thách thức và cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Xuất phát từ thực tế
đó, đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn
Viễn thông Quân đội (Viettel) trong cung cấp dịch vụ điện thoại di
động” được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế nước ta, của các doanh nghiệp, của sản phẩm... đã được các
nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách,
quản lý rất quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề này ở nước ta
đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cấp và giải quyết.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội – Viettel trong lĩnh vực dịch vụ điện thoại di động.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần hoàn
thiện một số vấn đề về lý luận cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nói chung, Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel
riêng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập quốc tế.
Cụ thể nghiên cứu trả lời câu hỏi: Năng lực cạnh tranh và tiêu
chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông (cung
cấp dịch vụ điện thoại di động) là gì?; Có gì khác so với doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp nói chung?
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng cạnh tranh và
năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel, căn
- 3 -
cứ vào xu thế cạnh tranh trên thế giới và nước ta trong cung cấp dịch
vụ điện thoại di động, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mang tính
hệ thống và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn
Viễn thông Quân đội - Viettel trong thời gian tới.
Cụ thể nghiên cứu trả lời câu hỏi: Năng lực cạnh tranh của
Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel hiện tại như thế nào? Tập
đoàn cần làm gì và làm như thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh,
nhằm tồn tại, phát triển và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường kinh
doanh dịch vụ viễn thông (dịch vụ điện thoại di động)
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh dịch vụ điện
thoại di động của Viettel.
- Phạm vi nghiên cứu: Ngoài dịch vụ điện thoại di động là dịch
vụ cơ bản và chủ yếu nhất, Viettel còn cung cấp một số dịch vụ khác.
Tuy nhiên, phạm vi của luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu
vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động.
Giai đoạn nghiên cứu: từ 2008 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu của CN duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
kết hợp với phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê và
so sánh tổng hợp suy luận logic và phương pháp chuyên gia.
6. Một số đóng góp chính của luận văn:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh nói chung, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch vụ của
một doanh nghiệp nói riêng.
- 4 -
- Phân tích thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch
vụ điện thoại di động ở Việt Nam và của Viettel.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch
vụ điện thoại di động của Viettel.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 - Một số vấn đề cơ sở lý luận chung về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2 - Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội – Viettel.
Chương 3 - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel.
- 5 -
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Mặc dù còn có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm
cạnh tranh Song có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau:
- Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua
nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự.
- Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng
cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật (như một cơ hội, một
sản phẩm dịch vụ, một dự án... hay một loạt điều kiện có lợi như một
thị trường, một khách hàng...) với mục đích cuối cùng là kiếm được
lợi nhuận cao.
- Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có
các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc
điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh
doanh
- Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh
tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc
tính và chất lượng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh bằng giá bán sản
phẩm dịch vụ; cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm (tổ chức
các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh tranh
thông qua hình thức thanh toán.
1.1.2 Các hình thức cạnh tranh
Các hình thức cạnh tranh có thể là: Cạnh tranh về sản phẩm,
dịch vụ; Cạnh tranh về giá; Cạnh tranh về phân phối sản phẩm, dịch
vụ; Cạnh tranh về xúc tiến bán hàng.
- 6 -
1.1.3 Chức năng của cạnh tranh
Cạnh tranh có 5 chức năng đó là: Chức năng 1: điều chỉnh
cung cầu hàng hoá trên thị trường; Chức năng 2: điều tiết việc sử
dụng các nhân tố sản xuất; Chức năng 3: “xúc tác” tích cực làm cho
sản xuất thích ứng với biến động của cầu và công nghệ sản xuất;
Chức năng 4: phân phối và điều hoà thu nhập; Chức năng 5: động
lực thúc đẩy đổi mới.
1.1.4. Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có vai trò tích cực đối
với: các chủ thể sản xuất kinh doanh; đối với người tiêu dung; đối
với nền kinh tế; đối với quan hệ đối ngoại
1.2. Năng lực cạnh tranh
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Hiện nay, các thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, “sức cạnh
tranh” và “khả năng cạnh tranh” được sử dụng nhiều ở Việt Nam, tuy
nhiên thông dụng trong tiếng anh đều được sử dụng là
“competitiveness”, cho nên chúng cùng chung một nghĩa và có thể
dùng thay thế cho nhau. Để có một khái niệm cụ thể về nó thì đây là
vấn đề gây nhiều tranh luận. Theo M. Porter, hiện nay chưa có một
định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được thừa nhận một cách phổ
biến.Nguyên nhân dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực
cạnh tranh do quan niệm khác nhau. Do vậy, khi nghiên cứu năng lực
cạnh tranh người ta thường xem xét, phân biệt năng lực cạnh tranh
theo 4 cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh
ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của
sản phẩm.
- 7 -
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
a. Các tiêu chí đánh giá chung
Hiện nay ở Việt Nam chưa có ai hay tổ chức nào đưa ra tiêu
chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (NLCTDN).
Các nhà kinh tế học đang nghiên cứu các phương pháp đánh giá
NLCTDN. Chúng ta hãy đón chờ các tiêu chí chính thức đó. ở đây
chúng tôi đưa ra một số tiêu chí đánh giá NLCTDN theo tầm nhận
thức của mình trong quá trình nghiên cứu vấn đề này. Đây chỉ là
thông tin tham khảo
- Tổ chức của doanh nghiệp và phân công trách nhiệm
- Trình độ của đội ngũ lãnh đạo
- Tỷ lệ nhân viên, công nhân lành nghề
- Số sáng kiến, cải tiến, đổi mới hàng năm được ứng dụng vào
sản xuất, kinh doanh
- Chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Năng lực tài chính doanh nghiệp
- Chất lượng sản phẩm
- Thị phần của doanh nghiệp
- Năng suất lao động của doanh nghiệp
- Chất lượng môi trường sinh thái
- Giá trị vô hình của doanh nghiệp
b. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động
* Các chỉ tiêu định lượng:
- Tăng trưởng thuê bao và thị phần
- Trạm phát sóng và tốc độ tăng trạm phát sóng:
- 8 -
-Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu:
* Các chỉ tiêu định tính
- Mức độ ưa thích:
- Mức độ hài lòng của khách hàng:
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
a. Các yếu tố bên ngoài
b. Các yếu tố bên trong:
*Yếu tố con người
* Tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất)
* Yếu tố về trang thiết bị, công nghệ
*Yếu tố về tổ chức sản xuất
*Các yếu tố Marketing
*Công tác nghiên cứu và phát triển (R&D)
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Việt Nam đã và đang ngày càng tham gia tích cực vào quá
trình hội nhập.Trong lĩnh vực viễn thông, các doanh nghiệp Viễn
thông đang gặp phải những thách thức rất lớn sau. Trước những
thách thức rất lớn đó các doanh nghiệp viễn thông buộc phải đổi mới
nâng cao năng lực canh tranh nắm bắt những cơ hội do hội nhập kinh
tế quốc tế mang lại để tồn tại và không ngừng phát triển
- 9 -
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI - VIETTEL
2.1. Tổng quan về Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Viettel được hình thành và phát triển qua 23 năm từ năm
1989, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc Phòng, đến
nay, Viettel là một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu
Viêt Nam.
2.1.2 Hoạt động cung cấp dịch vụ điện thoại di động
a. Loại hình dịch vụ
b. Tốc độ phát triển thuê bao
Năm 2004 mới bắt đầu khai thác thị trường thông tin di động
Việt Nam, số thuê bao của Viettel mới chỉ vẻn vẹn có 150. 000 thuê
bao. Tuy nhiên đến năm 2009 Viettel đã dẫn đầu về số lượng thuê
bao, vượt qua cả MobiFone và Vinaphone là doanh nghiệp đầu tiên
khai thác lĩnh vực này. Liên tục từ năm 2009 đến nay, Viettel luôn là
doanh nghiệp có số lượng thuê bao dẫn đầu thị trường. Mức tăng
trưởng thuê bao bình quân của Viettel đạt 83,31% /năm trong giai
đoạn từ năm 2005-2011 cho thấy Viettel đã nỗ lực rất lớn trong việc
phát triển thuê bao. Tuy nhiên mức tăng trưởng thuê bao bình quân
của Viettel giai đoạn 2008 đến nay là: 38,54% cho thấy thị trường di
động đi xuống, đã đến giai đoạn có dấu hiệu bão hòa.
c. Tình hình thực hiện sản lượng
Tính đến hết năm 2011, mạng Viettel có 47,72 triệu thuê bao
điện thoại di động đang hoạt động, Tuy nhiên, số lượng thuê bao trả
trước chiếm tới hơn 80% số lượng thuê bao mạng Viettel là con số
chứa đựng nhiều rủi ro và thiếu ổn định vì thuê bao trả trước là đối
tượng thiếu sự ổn định, rất dễ rời mạng để chuyển sang sử dụng dịch
vụ của các đối thủ (nhất là khi đối thủ đưa ra những chiêu thức
khuyến mại mới hấp dẫn hơn).
- 10 -
d. Tình hình thực hiện doanh thu
Dịch vụ điện thoại di động chiếm tỷ trọng doanh số rất cao
trong tổng doanh thu viễn thông của Viettel. Sản lượng liên lạc và
doanh thu dịch vụ điện thoại di động của Viettel tăng không ngừng
qua các năm, giai đoạn (2008-2011), tốc độ tăng sản lượng bình quân
năm 38,54 % và tốc độ tăng doanh thu (2008-2011) bình quân năm
42,66 %. Hiện nay giá cước viễn thông đã ở mức giá sàn, khó có thể
giảm hơn nữa, tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn tốc độ tăng
trưởng sản lượng là do các giá trị gia tăng khác đem lại.
2.2. Tổng quan thị trường dịch vụ điện thoại di động ở Việt
Nam
2.2.1 Về cơ sở hạ tầng mạng lưới
Sau 19 năm kể từ khi xuất hiện thuê bao di động đầu tiên
(1993) đến tháng 6/2012 số thuê bao điện thoại cả nước ước tính đạt
135,9 triệu thuê bao, bao gồm 15,2 triệu thuê bao cố định và 120,7
triệu thuê bao di động. Tỷ lệ số thuê bao điện thoại di động tính trên
100 dân tính đến tháng 6/2012 là : 137,16%. Thị trường với gần 88
triệu dân, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng ở mức 5-6%/năm.
Việt Nam được coi là một trong những thị trường có tốc độ tăng
trưởng về thông tin di động hàng đầu trên thế giới.
Hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet của Việt Nam đang
được đầu tư phát triển mạnh mẽ đặc biệt là mạng di động 3G. Trên
toàn quốc hiện có khoảng 59.000 vị trí lắp đặt các loại trạm BTS,
trong đó có hơn 20.000 trạm Node B.
2.2.2 Về xu hướng phát triển công nghệ viễn thông tại Việt
Nam
Hai xu hướng sẽ đến như một tất yếu của ngành viễn thông
giai đoạn tới (2012-2016) là sự bùng nổ băng rộng di động 3G lấn át
sự phát triển của các phương thức truy cập Internet truyền thông như
ADSL và xu hướng sáp nhập giữa các doanh nghiệp di động. Trong
khi đó việc triển khai công nghệ 4G LTE là xu thế chung trên thế
giới song chưa thể sảy ran gay đối với Việt Nam. Công nghệ truy cập
Internet qua cáp quang FTTx sẽ phát triển mạnh và mang tới cho
người dùng một tốc độ cao hơn nhiều lần hiện nay. Bên cạnh đó, khi
- 11 -
mà thị trường viễn thông đã trở nên “chặt hẹp” việc các nhà mạng
triển khai các dịch vụ mới như IPtv và tìm đường đầu tư ra quốc tế
chắc chắn sẽ xảy ra đến trong những năm tới.
2.2.3 Về tình hình áp dụng mức cước dịch vụ
Trong lịch sử 19 năm của mạng điện thoại di động Việt Nam,
sự xuất hiện của mạng Viettel Mobile năm 2004 được xem là điểm
nút cho việc điều chỉnh và cuộc đua giảm giá cước. Từ năm 2011
đến nay thị trường chứng kiến sự thay đổi:
- Khuyến mại cho thuê bao trả trước giảm mạnh
- Khuyến mại cho thuê bao trả sau lên ngôi:
2.2.4 Về tình hình sử dụng dịch vụ
Với dân số khoảng 88 triệu người, Tỷ lệ số thuê bao điện thoại
di động tính trên 100 dân tính đến hết tháng 6/2012 là : 137,16%.
Tính trung bình mỗi người Việt sở hữu 1,5 sim di động.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2012,
mức tăng thuê bao di động đã bắt đầu chững lại. Trung bình mỗi
tháng chỉ có thêm 800.000 đến 1,2 triệu thuê bao phát triển mới. Các
nhà mạng sẽ di dời mục tiêu chính từ việc phát triển thuê bao mới
bằng việc củng cố khách hàng cũ và giữ chân họ bằng chất lượng
dịch vụ và các chương trình chăm sóc khách hàng sáng tạo. Như vậy
lượng khách hàng ngày càng bão hòa trên thị trường dịch vụ điện
thoại di động.
2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội - Viettel trên thị trường cung cấp dịch vụ điện
thoại di động.
2.3.1 . Các nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ trên thị trường Việt
Nam
1. Công ty thông tin di động – VMS
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước
trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được
thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh
nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800
- 12 -
với thương hiệu MobiFone. Tiền thân có 2 trung tâm thông tin di
động tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đến nay hệ thống của
MobiFone đã phát triển thành một mạng lưới với 6 trung tâm thông
tin di động, 1 Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng và 5 Tổng đài chăm
sóc khách tại các thành phố lớn trong cả nước đảm bảo phục vụ nhu
cầu đa dạng của hơn 42 triệu khách hàng. Chiến lược kinh doanh của
Mobiphone với khẩu hiệu “mọi lúc, mọi nơi”. giúp MobiFone tiếp
tục phát triển hơn nữa theo phương châm “Tất cả vì khách hàng”.
2. Công ty dịch vụ viễn thông – Vinaphone
Công ty Dịch vụ Viễn thông là tổ chức kinh tế - đơn vị thành
viên hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông
Việt nam (nay là Tập đoàn). Tháng 6/1996 mạng Vinaphone chính
thức được khai trương, cung cấp dịch vụ điện thoại di động,.
Vinaphone sử dụng công nghệ GSM 900/1800 để cung cấp dịch vụ
điện thoại di động. Trụ sở chính của Vinaphone đóng tại 57A Huỳnh
Thúc Kháng, Hà Nội và có 3 trung tâm trực tiếp kinh doanh trực
thuộc tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM.
Vinaphone là mạng di động đầu tiên tại Việt Nam triển khai
dịch vụ GPRS, MMS chuyển vùng quốc tế. Khẩu hiệu kinh doanh
của Vinaphone là “không ngừng vươn xa”.
3. Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn – SPT
SPT là công ty cổ phần nhà nước được thành lập từ năm 1996,
chủ đầu tư chủ yếu là Thành Ủy và UBND thành phố HCM, trong
đó VNPT có 18% tổng cổ phần.
SPT chính thức khai trương mạng thông tin di động công nghệ
CDMA lấy thương hiệu là S-Fone vào tháng 7/2003, trong giai đoạn
đầu cung cấp dịch vụ điện thoại di động, SPT vẫn chưa có nhiều ưu
thế hơn Viettel vì nhiều lý do như. Tuy nhiên, SPT ra đời với nhiều
sự lựa chọn khác nhau sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng
có thu nhập thấp và có nhu cầu về dịch vụ mới lạ
5. Vietnamobile
Hanoi Telecom thành lập từ năm 2001 với sự tham gia của
các cổ đông là: Liên hiệp Khoa học Sản xuất công nghệ cao - Viễn
thông - Tin học; Công ty Điện tử Hà Nội. Cuối tháng 4/2003, Bộ
- 13 -
Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho Hanoi Telecom cung cấp
dịch vụ di động CDMA. Vào tháng 3 năm 2009, công ty đã được
chính phủ chính thức cấp phép cung cấp dịch vụ GSM trên toàn
quốc. Vietnamobile là tên thương hiệu mạng GSM mà Công ty cùng
với đối tác Hutchison Telecom của mình đang triển khai. Kế hoạch
của Vietnamobile là cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ điện thoại di
động trong nước và roaming; dịch vụ điện thoại di động thẻ trả trước;
điện thoại không dây cố định; di động dùng riêng; dịch vụ truyền số
liệu... trên phạm vi toàn quốc. Định hướng của công ty là xây dựng
một hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, có công nghệ tiên tiến,
cung cấp các dịch vụ viễn thông hướng tới mạng viễn thông số đa
dịch vụ băng thông rộng và định hướng phát triển lên các hệ thống
thông tin di động thế hệ cao hơn.
6. Công ty viễn thông toàn cầu – Gtel
Được thành lập ngày 8/7/2008 trên cơ sở thỏa thuận hợp tác
giữa Tổng công ty Viễn thông di động toàn cầu và Tập đoàn
VimpelCom- Một trong những Tập đoàn Viễn thông hàng đầu ở
Đông Âu và Trung Á, GTEL Mobile là công ty liên doanh chuyên
cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ
GSM/EDGE. GTEL Mobile không chỉ là một doanh nghiệp hoạt
động vì mục đích kinh t