Tổng quan về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại ngân hàng thƣơng mại
Theo Nguyễn Văn Tiến (2003): “Công cụ phái sinh được hiểu là các công cụ tài
chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ công cụ khác đã có từ trước”. Trên
thực tế, “các công cụ tài chính phái sinh ra đời do nhu cầu bảo vệ các khoản lợi nhuận dự
kiến thu được trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, và phòng tránh
những biến động bất ngờ về tỷ giá hối đoái trên thị trường”.
“Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ được hiểu là các công cụ tài chính phái sinh mà
giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ công cụ tiền tệ khác đã có từ trước”
Các CCTCPSTT bao gồm các loại sau: hợp đồng tương lai tiền tệ, hợp đồng
quyền chọn tiền tệ, hợp đồng hoán đổi tiền tệ và hợp đồng kỳ hạn tiền tệ.
Vai trò của các CCTCPSTT: các CCTCPSTT có hai vai trò quan trọng đó là phòng
ngừa RRTG cho ngân hàng, khách hàng của ngân hàng và là công cụ đầu cơ hiệu quả cho
các nhà đầu cơ trên thị trường tài chính
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Giải pháp tăng cường ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TIỀN
TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI
1.1. Tổng quan về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại ngân hàng thƣơng mại
Theo Nguyễn Văn Tiến (2003): “Công cụ phái sinh được hiểu là các công cụ tài
chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ công cụ khác đã có từ trước”. Trên
thực tế, “các công cụ tài chính phái sinh ra đời do nhu cầu bảo vệ các khoản lợi nhuận dự
kiến thu được trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, và phòng tránh
những biến động bất ngờ về tỷ giá hối đoái trên thị trường”.
“Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ được hiểu là các công cụ tài chính phái sinh mà
giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ công cụ tiền tệ khác đã có từ trước”
Các CCTCPSTT bao gồm các loại sau: hợp đồng tương lai tiền tệ, hợp đồng
quyền chọn tiền tệ, hợp đồng hoán đổi tiền tệ và hợp đồng kỳ hạn tiền tệ.
Vai trò của các CCTCPSTT: các CCTCPSTT có hai vai trò quan trọng đó là phòng
ngừa RRTG cho ngân hàng, khách hàng của ngân hàng và là công cụ đầu cơ hiệu quả cho
các nhà đầu cơ trên thị trường tài chính.
1.2. Rủi ro tỷ giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thƣơng mại
Khái niệm: “Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng
đến giá trị kỳ vọng trong tương lai của một khoản thu nhập hay chi phí”.
Rủi ro tỷ giá được chia làm ba loại là rủi ro giao dịch, rủi ro kinh tế, rủi ro chuyển
đổi.
Đối với các NHTM, nghiệp vụ KDNT là một trong những hoạt động chính của
mỗi ngân hàng thương mại. RRTG trong hoạt động KDNT của NHTM xuất phát từ hai
yếu tố và đây cũng là nguyên nhân gây ra RRTG. Một là, NHTM có trạng thái ngoại tệ.
Hai là, sự biến động tỷ giá ngoại tệ trên thị trường.
Rủi ro tỷ giá ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả KDNT của NHTM và đến chi
phí/doanh thu của các doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thanh toán, vì
vậy các NHTM và các doanh nghiệp này cần chú trọng tới việc phòng ngừa RRTG.
Khái niệm: “Phòng ngừa RRTG là việc sự dụng các biện pháp, công cụ tài
chính nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra đối với
những khoản thu nhập hoặc chi phí bằng ngoại tệ trong tƣơng lai do sự biến động
của tỷ giá hối đoái gây ra”.
1.3. Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại
ngân hàng thƣơng mại
Việc ứng dụng CCTCPSTT trong phòng ngừa RRTG tại NHTM nghiên cứu trong
luận văn dựa vào mục đích của ngân hàng khi sử dụng CCTCPSTT trên hai khía cạnh là
ứng dụng từ phía ngân hàng và từ phía khách hàng của ngân hàng để phòng ngừa RRTG.
- Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ: : Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn được các doanh nghiệp
có hoạt động nhập/xuất khẩu, vay nợ nước ngoài muốn cố định chi phí của doanh nghiệp
đối với những hợp đồng xuất nhập khẩu, vay nợ nước ngoài mà thời điểm thương lượng
đàm phán ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán hợp đồng là hai thời điểm khác nhau.
Các ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ khi ngân hàng nắm giữ trạng thái ngoại
tệ từ việc thực hiện các hoạt động KDNT của mình và muốn phòng ngừa RRTG có thể
xảy ra trong tương lai khi có biến động tỷ giá.
- Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ: Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, vay
nợ nước ngoài và các ngân hàng có luồng tiền hiện tại dư thừa hoặc thiếu hụt loại tiền
này nhưng lại cần sử dụng một loại tiền khác, và trong tương lai vẫn cần sử dụng loại tiền
ban đầu sẽ sử dụng hợp đồng hoán đổi ngoại tệ để thực hiện hoán đổi luồng tiền này với
một loại tiền khác tương ứng với nhu cầu của mình và cố định được tỷ giá trong giao
dịch.
- Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ: Với những doanh nghiệp có các khoản chi hoặc
thu bằng ngoại tệ trong tương lai, hoặc các cá nhân có nguồn ngoại tệ nhàn rỗi không
muốn chịu rủi ro do tỷ giá biến động cũng như bỏ lỡ cơ hội tăng thu nhập/doanh thu hoặc
giảm giá trị của đồng tiền đang nắm giữ/chi phí nếu tỷ giá biến động theo hướng có lợi
cho cá nhân/doanh nghiệp, có thể tiến hành mua hợp đồng quyền chọn tại một mức giá
nhất định. Các NHTM tiến hành các giao dịch quyền chọn cũng với mục đích tương tự
như trên, và với mục đích cân bằng lại trạng thái của các giao dịch đã thực hiện với các
cá nhân/doanh nghiệp để phòng ngừa RRTG cho mình.
- Hợp đồng tương lai tiền tệ: Các doanh nghiệp, các NHTM thực hiện giao dịch:
(1) bán hợp đồng tương lai tiền tệ để phòng ngừa RRTG khi đang hoặc sẽ sở hữu một
lượng ngoại tệ và có nhu cầu bán lượng ngoại tệ đó tại một thời điểm nhất định trong tương
lai hoặc (2) mua hợp đồng tương lai tiền tệ để phòng ngừa RRTG khi họ phải mua một
lượng ngoại tệ nhất định tại một thời điểm trong tương lai với tỷ giá xác định tại ngày hôm
nay. Và hợp đồng tương lai có thể được chuyển nhượng và chủ thể giao dịch có thể rút ra
phần phụ trội trên tài khoản ký quỹ.
1.4. Các tiêu chí phản ánh ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng
ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM
Luận văn đánh giá việc ứng dụng CCTCPSTT trong phòng ngừa RRTG tại các ngân
hàng thương mại dựa trên các tiêu chí sau: Tiêu chí về Cơ sở pháp lý, Tiêu chí về Nhóm sản
phẩm phái sinh, Tiêu chí về Doanh số giao dịch và tiêu chí về Lợi nhuận
1.5. Điều kiện ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro
tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại
Điều kiện được chia làm hai nhóm:
- Nhóm điều kiện chủ quan bao gồm: Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng,
Cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng.
- Nhóm điều kiện khách quan bao gồm: Sự biến động của tỷ giá và cơ chế điều
hành tỷ giá của nhà nước, Cơ sở pháp lý chung, Mức độ phát triển của thị trường,
1.6. Nhân tố ảnh hƣởng đến ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong
phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại
Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Chính sách quản trị rủi ro tài chính, Chiến lược
kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, Hệ thống văn bản nội bộ, Mạng lưới hoạt động của
ngân hàng, Giá của các CCTCPSTT.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng
Theo website VPBank (2016) về lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng:
“Năm 1993, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập với tên gọi là
Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh (VPB). Đến năm 2010, VPB
chính thức đổi tên thành NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Hết năm 2015, VPBAnk đã có 208 điểm giao dịch với đội ngũ trên 12.400 cán bộ
nhân viên, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 8.056 tỷ đồng.
Văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên sáu giá trị
cốt lõi: khách hàng là trọng tâm, tin cậy, hiệu quả, phát triển con người, tham vọng và tạo
sự khác biệt.
VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam
và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. Để đạt được
tầm nhìn đầy tham vọng đó, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong
giai đoạn 2012 – 2017”.
Các sản phẩm & dịch vụ cơ bản của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng:
Khách hàng cá nhân: Dịch vụ các nhân, thẻ, vay, tài khoản, gửi tiết kiệm, e-banking...
Khách hàng doanh nghiệp: tiền gửi, tiền vay, Thanh toán quốc tế, Tài trợ thương
mại, VPBank online, bảo lãnh, tài trợ xuất khẩu...
Khách hàng TCTD: kinh doanh ngoại tệ, phái sinh, thị trường tiền tệ, đầu tư...
Tính đến năm 2015, Quy mô hoạt động của VPBank tiếp tục tăng trưởng ổn định
và bền vững, kết quả kinh doanh đặt được rất khả quan ở tất cả các chỉ số, các chỉ tiêu về
khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn cũng như các chỉ tiêu về an toàn đều được nâng
cao, ngày càng khẳng định vị trí vững mạnh trên thị trường.
2.2. Các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ phái sinh tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng
Các quy định liên quan đến hoạt động KDNT phái sinh tại VPBank bao gồm các
quy định nội bộ của VPBank và các quy định của NHNN, cụ thể như sau:
- Cơ sở pháp lý chung: bao gồm các quy định chung của NHNN về việc cho phép
các NHTM được thực hiện các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ
và tương lai tiền tệ và một số điều kiện đi kèm.
- Các quy định chung của VPBank : gồm có các quy trình kinh doanh ngoại tệ, quy
định về các chứng từ khi thực hiện các giao dịch.
- Quy định về các CCTCPSTT được thực hiện tại VPBank.
- Quy định của NHNN về tỷ giá VND/USD và diễn biến tỷ giá VND/USD tại Việt
Nam qua các năm.
2.3. Thực trạng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi
ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng
- Chỉ tiêu về doanh số giao dịch:
Doanh số giao dịch các công cụ tài chính phái tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ
giá của VPBank được đánh giá trên các phương diện: doanh số mua, doanh số bán; đối
tượng khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng...), thị trường (trong nước,
nước ngoài), loại tiền tệ trong giao dịch (ngoại tệ/Việt nam đồng, ngoại tệ/ngoại tệ...)
Doanh số giao dịch các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá
tại VPBank nhìn chung tăng trưởng tùy theo từng thời kỳ và tùy vào từng loại công cụ
phái sinh. Trong đó, đồng USD luôn là đồng tiền có doanh số giao dịch lớn nhất so với
các đồng ngoại tệ khác trong tổng doanh số giao dịch, và với diễn biến tỷ giá VND/USD
thay đổi nhiều như giai đoạn 2012-2015, đồng USD liên tục tăng giá là điều kiện để
VPBank ứng dụng các CCTCPSTT trong phòng ngừa RRTG cho VPBank và khách hàng
của VPBank.
+ Về doanh số giao dịch kỳ hạn ngoại tệ:
Về tổng doanh số: từ năm 2012 -2014, doanh số giao dịch tăng trưởng liên tục,
cùng với sự biến động tăng của tỷ giá, doanh số giao dịch tăng từ 1953,45 triệu USD
(2012) lên 3392,40 triệu USD (2014). Điều này chứng tỏ tại VPBank, cả VPBank và
khách hàng VPBank ngày càng quan tâm và ứng dụng giao dịch kỳ hạn để phòng ngừa
RRTG. Năm 2015, doanh số giao dịch của VPBank đã giảm nhẹ xuống còn 2908,17
triệu USD, việc giảm này là do tỷ giá USD/VND có sự thay đổi tăng lớn nhất với ba lần
điều chỉnh liên quan đến tỷ giá từ NHNN, khiến cho VPBank và khách hàng của VPBank
cũng thận trọng hơn trong việc sử dụng giao dịch kỳ hạn trong phòng ngừa RRTG.
Về doanh số theo đồng tiền giao dịch: đồng USD chiếm tỷ trọng trung bình
khoảng 97% , đồng EUR khoảng 2%, các đồng còn lại chiếm khoảng 1% trong tổng
doanh số giao dịch.
Về doanh số theo kỳ hạn : tỷ trọng trung bình mỗi năm của các kỳ hạn như sau: kỳ
hạn dưới 31 ngày là 67,3%, kỳ hạn từ 31-180 ngày là 20,5 %, kỳ hạn từ 181-365 ngày là
12,2%, không có kỳ hạn trên 365 ngày (1 năm).
Về doanh số theo thị trường: tỷ trọng trung bình mỗi năm thị trường trong nước
chiếm 99,1%, thị trường nước ngoài chiếm 0,9%.
Về doanh số theo đối tượng khách hàng: tỷ trọng trung bình mỗi năm khách hàng
TCTD chiếm 98%, TCKT và cá nhân chiếm 2%.
+ Về doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ: từ năm 2012 -2015, doanh số tăng liên tục
qua các năm từ 13.295,68 triệu USD (2012) lên 15.375,92 triệu USD (2015).
Về doanh số theo đồng tiền giao dịch: đồng USD chiếm tỷ trọng trung bình
khoảng 88% , đồng EUR khoảng 6,7%, các đồng còn lại chiếm khoảng 5,3% trong tổng
doanh số giao dịch.
Về doanh số theo kỳ hạn : tỷ trọng trung bình mỗi năm của các kỳ hạn như sau: kỳ
hạn dưới 31 ngày khoảng 77,59%, kỳ hạn từ 31-180 ngày là 18,5 %, kỳ hạn từ 181-365
ngày là 3,9%, kỳ hạn trên 365 ngày (1 năm) dưới 0,01%.
Về doanh số theo thị trường: tỷ trọng trung bình mỗi năm thị trường trong nước
chiếm 90,5%, thị trường ngoài nước chiếm 9,5%.
Về doanh số theo đối tượng khách hàng: tỷ trọng trung bình mỗi năm khách hàng
TCTD chiếm 98,2%, TCKT và cá nhân chiếm 1,8%.
+ Về doanh số GDQC ngoại tệ: thực hiện GDQC ngoại tệ với ngoại tệ giữa
VPBank và khách hàng cá nhân từ 9/2014-2015: năm 2014 đạt 3.417,9 triệu USD, năm
2015 đạt 3.655,76 triệu USD và chịu ảnh hưởng nhiều từ quy định của NHNN.
Về doanh số theo đồng tiền giao dịch: đồng USD tham gia vào giao dịch chiếm tỷ trọng
49%, đồng GBP khoảng 21%, đồng EUR khoảng 23%, các đồng còn lại chiếm khoảng 7%
trong tổng doanh số giao dịch; cặp đồng tiền GDQC ngoại tệ thực hiện nhiều nhất là các cặp
tiền tệ GBPUSD, EURUSD, AUDUSD.
Về doanh số theo kỳ hạn : tỷ trọng trung bình mỗi năm của các kỳ hạn như sau: kỳ
hạn dưới 31 ngày khoảng 99,6%, kỳ hạn từ 31-180 ngày là 0,3 %, kỳ hạn từ 181-365
ngày là 0,2%, không có kỳ hạn trên 365 ngày (1 năm).
Về doanh số theo thị trường: tỷ trọng trung bình mỗi năm thị trường trong nước
chiếm 90,5%, thị trường ngoài nước chiếm 9,5%.
+ Về giao dịch tương lai tiền tệ: VPBank chưa triển khai
- Về lợi nhuận từ các CCTCPSTT: Tại VPBank, lợi nhuận và chi phí cho các
CCTCPSTT (kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi) theo dõi trên cùng tài khoản và VPBank
không thực hiện bóc tách riêng cho từng công cụ tài chính này.
Năm 2012, VPBank bị lỗ thuần về hoạt động kinh doanh các CCTCPSTT là 9.746
triệu đồng, đến năm 2013 VPBank đẵ có lợi nhuận về CCTCPSTT tăng trưởng vượt bậc
đạt 64.695 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng trưởng 764% so với năm 2012, trong
khi tốc độ tăng trưởng về tổng doanh số giao dịch các CCTCPS TT tương ứng là 10%.
Năm 2014 và năm 2015 con số này còn nâng lên mức cao ấn tượng lần lượt là 4.011.365
triệu đồng (tăng trưởng 6.100% so với năm 2013) và 5.222.727 triệu đồng (tăng trưởng
30% so với năm 2014 và tốc độ tăng trưởng tổng doanh số giao dịch các CCTCPS TT
tương ứng là 26% năm 2014 và 4% năm 2015.
2.4. Đánh giá thực trạng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng
ngừa rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng
- Những kết quả đã đạt được:
+ Các CCTCPSTT đã ứng dụng: hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn.
+ Doanh số giao dịch có xu hướng tăng trưởng qua các năm, thể hiện VPBank và
khách hàng của VPBank ngày càng quan tâm hơn về các vấn đề RRTG và chú trọng hơn
vào việc ứng dụng các hợp đồng kỳ hạn trong phòng ngừa RRTG.
+ VPBank đã thực hiện tuân thủ các quy định về quản lý trạng thái, quản lý các
giao dịch KDNT phái sinh của NHNN, qua các lần thanh tra NHNN với các ngân hàng,
VPBank đều không vi phạm các quy định này.
+ Tích cực thay đổi phương tiện hỗ trợ và cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hoạt động
KDNT.
+ VPBank đã ban hành đầy đủ các văn bản nội bộ theo quy đinh của NHNN và
một số văn bản theo nhu cầu nội bộ của VPBank để thực hiện cho hoạt động KDNT các
CCTCPSTT.
+ Hoạt động kinh doanh các CCTCPSTT mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
- Hạn chế:
+ Việc ứng dụng các CCTCPSTT trong phòng ngừa RRTG tại VPBank chưa tốt
thể hiện ở doanh số giao dịch còn ít so với nhu cầu thực tế, lợi nhuận các CCTCPSTT
đang theo dõi chung, chưa bóc tách riêng từng công cụ.
+ Chưa khai thác tốt đối tượng khách hàng TCKT là các khách hàng tiềm năng.
+ Kỳ hạn của các CCTCPSTT tại VPBank thường ngắn, chưa đáp ứng được các
nhu cầu phòng ngừa RRTG trên thực tế.
+ Thị trường hoạt động của VPBank về ứng dụng các CCTCPSTT trong phòng
ngừa RRTG hẹp.
- Nguyên nhân của hạn chế bao gồm hai nhóm nguyên nhân sau:
+ Chủ quan:
Chiến lược kinh doanh ngoại tệ chung chung
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao thực hiện các CCTCPSTT
Thiếu công nghệ ngân hàng hiện đại hỗ trợ cho việc ứng dụng các CCTCPSTT
Chính sách quản trị rủi ro tài chính chưa tốt
+ Khách quan:
Thiếu cơ sở pháp lý của Ngân hàng nhà nước
Cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước chưa sát theo nguyên
tắc của thị trường
Mức độ phát triển của thị trường chưa cao, thiếu nhu cầu từ phía khách hàng.
Thói quen sử dụng USD trong các hợp đồng ngoại thương của doanh nghiệp
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG
3.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh vƣợng
Theo kế hoạch của VPBank:
- “Thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt tập trung vào các phân khúc khách hàng trọng
tâm của chiến lược và các khu vực thị trường chọn lọc.
- Tiếp tục củng cố các hệ thống nền tảng theo hướng tập trung vào nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động ở mọi khâu mấu chốt.
- Xây dựng một cấu trúc phát triển kinh doanh năng động và linh hoạt”
3.2. Giải pháp tăng cƣờng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng
ngừa rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng
Từ những phân tích ở chương 2, luận văn đưa ra các giải pháp tăng cường ứng
dụng CCTCPSTT trong phòng ngừa RRTG tại VPBank như sau:
- Giải pháp về CCTCPSTT:
+ Tăng cường các CCTCPSTT.
+ Đẩy mạnh hoạt động marketing về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
- Giải pháp về nhân sự:
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhân sự hoạt động tại các Phòng kinh doanh của Khối
Thị trường tài chính
+ Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của các CBKD
- Giải pháp về công nhệ: hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin
- Giải pháp về chính sách quản trị rủi ro tài chính
Ngoài các giải pháp chính trên, VPBank cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các TCTD trong nước, khu vực và
quốc tế.
+ Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ cho doanh nghiệp
+ Giải pháp về quy trình, quy định nội bộ
3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc
- Ban hành các văn bản một cách tổng thể về việc sử dụng các CCTCPSTT để vừa
quản lý hiệu quả và phát triển thị trưởng ngoại hối phái sinh Việt Nam
- Tăng cường quản lý và giám sát nhà nước đối với thị trường phái sinh
- Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ về sản phẩm phái sinh cho các
TCTD.