Tóm tắt Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam

Lao động nữ thường được coi là nhóm yếu thế. Đây là vấn đề xuất phát từ đặc điểm về giới tính của lao động cũng như đặc điểm về xã hội của họ, mà xuất phát từ thiên chức, trách nhiệm và gánh nặng gia đình, con cái. Việc làm của phần lớn lao động nữ thiếu ổn định, thu nhập thấp; phụ nữ dễ bị tổn thương trong công việc và ít nhận được các thỏa thuận việc làm chính thức; số lao động nữ hoạt động trong khu vực phi chính thức tăng; lượng lao động nữ di cư tự phát ra thành phố do thiếu việc làm gia tăng nhanh. Điều đó chứng minh rõ nét vấn đề việc làm của lao động nữ luôn là một vấn đề bức xúc và thiếu các yếu tố liên quan đến việc làm bền vững. Xuất phát từ nhu cầu bức xúc của công tác giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nữ ở Huyện Đại Lộc hiện nay, đồng thời mong muốn xây dựng một số giải pháp góp phần tích cực trong việc tạo việc làm cho lao động nữ ở Huyện Đại Lộc, tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ THỊ THÚY NGUYỆT GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. TRƢƠNG SỸ QUÝ Phản biện 1: TS. LÊ BẢO Phản biện 2: TS. HOÀNG HỒNG HIỆP Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 02 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động nữ thường được coi là nhóm yếu thế. Đây là vấn đề xuất phát từ đặc điểm về giới tính của lao động cũng như đặc điểm về xã hội của họ, mà xuất phát từ thiên chức, trách nhiệm và gánh nặng gia đình, con cái... Việc làm của phần lớn lao động nữ thiếu ổn định, thu nhập thấp; phụ nữ dễ bị tổn thương trong công việc và ít nhận được các thỏa thuận việc làm chính thức; số lao động nữ hoạt động trong khu vực phi chính thức tăng; lượng lao động nữ di cư tự phát ra thành phố do thiếu việc làm gia tăng nhanh... Điều đó chứng minh rõ nét vấn đề việc làm của lao động nữ luôn là một vấn đề bức xúc và thiếu các yếu tố liên quan đến việc làm bền vững. Xuất phát từ nhu cầu bức xúc của công tác giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nữ ở Huyện Đại Lộc hiện nay, đồng thời mong muốn xây dựng một số giải pháp góp phần tích cực trong việc tạo việc làm cho lao động nữ ở Huyện Đại Lộc, tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện Đại Lộc. Mục tiêu cụ thề: - Khái quát được lý luận và thực tiễn của công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ. - Đánh giá thực trạng của công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Huyện Đại Lộc, 2 - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc làm lao động nữ - Phạm vi nghiên cứu: Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam + Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề việc làm cho lao động nữ ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam + Về thời gian: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017 + Phương pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện Đại Lộc 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu và tài liệu thứ cấp là dự liệu đã được công bố từ các cơ quan, tổ chức. Các dữ liệu thứ cấp đảm bảo độ tin cậy số liệu, nguồn cung cấp phải có cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý. Đặc biệt đề tài sử dụng các tài liệu liên quan của địa phương như: Báo cáo thống kê huyện Đại Lộc của Chi Cục Thống kê huyện, Các báo cáo KT-XH của UBND huyện, Phòng TB và LĐXH, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện...từ 2014 tới 2017. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để xem xét đánh giá diễn biến và xu thế thay đổi về kinh tế xã hội. Quan trọng nhất là đánh giá trạng tháí và sự thay đổi của lao động nữ, việc làm của họ trên các góc độ số lượng, xu thế biến động, chất lượng, cơ cấu và nguồn gốc tạo ra việc làm... 3 Phương pháp so sánh cũng được sử dụng cùng với phân tích để đối chiếu tình hình, diễn biến việc làm trong quan hệ với tình hình chung của tỉnh, huyện và các địa phương khác. Đề tài cũng sử dụng phương pháp khái quát và tổng hợp cùng với phân tích thống kê và so sánh. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương, Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về giải quyết việc làm cho lao động nữ Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện Đại Lộc Chương 3: Những giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Đại Lộc 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.1.1. Những vấn đề chung về lao động a. Khái niệm về lao động b. Đặc điểm của lao động nữ c.Thất nghiệp - lao động không có việc làm Về khái niệm thất nghiệp, đa số các chuyên gia Việt Nam đều thống nhất với khái niệm của ILO: "Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành". Tỷ lệ thất nghiệp: Tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánh giá bằng chỉ tiêu “ tỷ lệ thất nghiệp”. Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x Số người không có việc làm Tổng số lao động xã hội 1.1.2. Những vấn đề chung về giải quyết việc làm a. Việc làm Khái niệm: Việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng và phân loại đối tượng một cách chính xác và thống nhất, từ đó có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. b/ Giải quyết việc làm: Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Giải quyết việc làm cho người lao động là tổng thể các giải pháp, chính sách kinh tế, xã hội tác động 5 đến người lao động nhằm tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động có cơ hội làm việc với chất lượng việc làm và thu nhập ngày càng cao. c/ Vai trò của giải quyết việc làm Vai trò của việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi Nhà nước phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này. 1.1.3. Đặc điểm của lao động nữ ảnh hƣởng tới giải quyết việc làm cho lao động nữ Đặc điểm của lao động nữ có ảnh hưởng tới giải quyết việc làm bao gồm: Thứ nhất, Đặc điểm về giới và thiên chức làm mẹ của lao động nữ dẫn tới những quy định của luật pháp về công việc cho lao động nữ và tình trạng phân biệt đối xử về giới dẫn tới khó khăn cho giải quyết việc làm cho họ. Thứ hai, Đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ. Thứ ba, ở các nước đang phát triển lao động nữ thường tập trung nhiều ở khu vực nông thôn và nông nghiệp là ngành chủ đạo. Thứ tư, Trình độ của lao động nữ thấp ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ lao động nữ thất học cao hơn so với nam. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ 1.2.1. Phát triển sản xuất giải quyết việc làm Sản xuất của doanh nghiệp và tổ chức sẽ cung ứng việc làm cho xã hội. Phát triển sản xuất thể hiện bằng sự gia tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế mà trong hoạt động của các doanh nghiệp được mở rộng. Khi doanh nghiệp và tổ chức bằng quy mô hoạt động sản 6 xuất sẽ tăng cầu việc làm và tạo ra cơ hội lớn có nguồn việc làm để giải quyết cho các lao động không có việc làm nhất là lao động nữ. Tiêu chí đánh giá: - Số lao động nữ được giải quyết việc làm . - % lao động nữ được giải quyết việc làm so với tổng số . - Số lao động được giải quyết việc làm từ các cơ sở mới. 1.2.2. Hƣớng nghiệp, giới thiệu việc làm Giới thiệu việc làm bao gồm các hoạt động: 1. Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật. 2. Giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu người sử dụng lao động. 3. Thu nhập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên điạ bàn hoạt động của vùng và cả nước. Tiêu chí đánh giá: - Số lao động được giải quyết việc làm nhờ tư vấn hướng nghiệp. - Số lao động được giải quyết việc làm nhờ giới thiệu việc làm. 1.2.3. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm Đào tạo nghề là hoạt động nhằm chuẩn bị cho người lao động những kỹ năng, kiến thức về công việc, giúp cho họ hình thành năng lực cần thiết để bước ra và tham gia vào thị trường lao động. Đào tạo nghề cơ bản thực hiện nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH - HĐH, đào tạo gắn liền với việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch 7 cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay. Tiêu chí đánh giá: - Số lao động nữ được đào tạo nghề - Cơ cấu ngành nghề đào tạo - Số lao động có việc làm thông qua đào tạo nghề. 1.2.4. Hỗ trợ tín dụng giải quyết việc làm Các khoản tín dụng để giải quyết việc cho lao động nữ nhất là ở khu vực nông thôn sẽ giúp thay đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Mặt khác cũng cho phép các hộ kinh doanh, doanh nghiệp hay hợp tác xã ở nông thôn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Quy mô sản xuất kinh doanh rộng hơn nghĩa là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp hay hợp tác xã này sẽ thuê thêm lao đông nữ nói riêng và lao động nói chung. Tiêu chí đánh giá: - Nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm. - Số lao động được vay vốn. - Số lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn. 1.2.5. Xuất khẩu lao động Giải quyết việc làm cho lao động nữ thông qua xuất khẩu lao động là tạo điều kiện để lao động nữ có thể có việc làm từ thị trường nước ngoài thông qua hoạt động kết nối của các doanh nghiệp và tổ chức môi giới. Thị trường lao động nước ngoài nhất là nhửng nước Đông Á, ASEAN có nhu cầu lao động nữ rất cao. Kinh nghiệm của thế giới và trong lhu vực ASEAN đã chỉ ra đây là một hướng lớn và quan trọng để giải quyết việc làm cho lao động nữ. 8 Tiêu chí đánh giá: - Số cơ sở môi giới xuất khẩu lao động. - Số lao động được giải quyết việc làm qua xuất khẩu 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỚNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.3.1 Điều kiện tự nhiên 1.3.2 Điều kiện kinh tế 1.3.3 Các yếu tố xã hội * Bản thân ngƣời lao động * Giáo dục, đào tạo * Cơ chế, chính sách về việc làm 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ HUYỆN ĐẠI LỘC 2.1.1. Điều kiện tự nhiên b. Điều kiện tự nhiên c. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế Từ năm 2013 đến năm 2017, giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng với tốc độ khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngày càng giảm tỉ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ lệ giá trị sản xuất công nghiệp, duy trì tỉ lệ giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ. Bảng 2.1. GTSX và Tốc độ tăng GTSX các ngành kinh tế qua các năm ĐVT: Tỉ đồng, giá 2010 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 CN - xây dựng 1868.1 2071.8 2344.3 2766.7 3346.3 Thương mại-dịch vụ 654.3 733.4 800.1 901.4 925.2 Nông-lâm-thủy sản 660.1 702.2 719.0 759.3 828.8 Tổng số 3182.5 3507.4 3863.3 4427.4 5100.4 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đại Lộc Bảng 2.1 cho thấy giá trị sản xuất năm 2017 đạt 5100 tỉ đồng gấp 1.60 lần so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 12.92%, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra. Trong đó công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất với tốc độ tăng bình quân hàng năm 15.7%. 10 Công nghiệp phát triển mạnh và đồng bộ theo 2 hướng: công nghiệp tập trung (ở các cụm công nghiệp) và công nghiệp phân tán, làng nghề. Toàn huyện có 36 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký: 4.173 tỉ đồng. Hiện có 45 dự án đi vào sản xuất ổn định. Bảng 2.2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành qua các năm ĐVT: Tỉ đồng Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trƣởng bình quân (%) CN - xây dựng 11.0 10.8 17.7 18.6 17.5 15.7 Thương mại-dịch vụ 11,72 12.0 13.5 13.2 -0.3 9.0 Nông-lâm-thủy sản 6,88 6.3 6.5 6.1 6.0 5.9 Tổng số 10.2 10.1 14.6 15.2 11.9 12.92 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đại Lộc Bảng 2.2 cho thấy ngành nông nghiệp có giá trị sản xuất lớn nhất và giữ được tốc độ tăng trưởng hàng năm 6.22%. Ngành lâm nghiệp có giá trị sản lượng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,12%/năm. Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%. Cơ cấu kinh tế huyện Đại Lộc thời kỳ 2014-2017 đã có sự chuyển dịch nhất định. Tỷ trọng của ngành công nghiệp xây dựng ngày càng tăng và chiếm trên 65%, tỷ trọng của hai ngành còn lại giảm trong giai đoạn này. Trong khi dịch vụ giảm 2.42% thì Nông - lâm - thủy sản giảm 4.5%. Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng giảm nhanh, từ 78,1% năm 2013 đến năm 2017 là 70,1%. Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,9% năm 2013 lên 14,9% năm 2017. Tỉ trọng lao động ngành thương mại - dịch vụ và ngành khác tăng qua các năm nhưng vẫn thấp với 15% 11 năm 2017. Cơ cấu vốn đầu tư chủ yếu tập trung cho phát triển công nghiệp, trong đó phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp với 63,18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2017, trong khi năm 2013 là 41%. Vốn đầu tư cho phục vụ phát triển dịch vụ tăng chậm từ 15% năm 2013 lên 18,4% năm 2017. Vốn đầu tư cho nông nghiệp giảm từ 36,2% năm 2013 còn 10,82% năm 2017. Như vậy, vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp, chưa đảm bảo cho yêu cầu phát triển mạnh các ngành nông - lâm nghiệp. 2.1.3. Đặc điểm về xã hội Huyện Đại Lộc có 17 xã và 01 thị trấn, dân số trung bình là 153142 người, trong đó nữ chiếm 50,67%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,15%; mật độ dân số 254,33 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động có đến năm 2017 là 96.853 người, đa phần là lao động sinh sống ở các khu vực nông thôn, miền núi. Đây là nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế nông nghiệp. Lực lượng lao động ở huyện Đại Lộc tương đối dồi dào với số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50% tổng dân số của huyện, là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, nhất là ngành cần nhiều lao động như nông, lâm nghiệp. Số lao động trong ngành nông lâm nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn, năm 2016 là 59231 người, chiếm 58% trong tổng số người đang làm việc, đến năm 2017 là 54459 người, chiếm 57%. Đây là một ngành tạo thu nhập thấp cho người lao động. Đại bộ phận nông hộ nghèo, thiếu vốn đầu tư. Như vậy, tình hình văn hoá - xã hội ở huyện Đại Lộc vừa có yếu tố thuận lợi vừa tiềm ẩn yếu tố gây trở ngại cho công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. 12 2.1.4 Tình hình lao động và việc làm của lao động nữ a. Tình hình lao động nữ của huyện Đại Lộc Tình hình lao động nữ của huyện Đại Lộc nhìn chung xu thế Số Phụ nữ trong độ tuổi lao động có khả năng lao động giảm dần trong 5 năm qua. Năm 2013 Số Phụ nữ trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 50792 người, Năm 2017 là 49005 người. Như vậy Số Phụ nữ trong độ tuổi lao động có khả năng lao động giảm hơn 1787 người từ 2013 đến 2017. Ngược với xu thế thay đổi về Số Phụ nữ trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Tỷ lệ Phụ nữ trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở khu vực nông thôn của huyện khá cao. Năm 2013, Tỷ lệ Phụ nữ trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở khu vực nông thôn là 85.5%, năm 2014 tỷ lệ này là 84.6%; năm 2015 là 84.1%; năm là 83.7% và năm 2017 là 83.2%. Tỷ lệ này giảm 2.3% trong 5 năm qua. Tuy chậm, nhưng tỷ lệ lao động nữ khu vực thành thị ở huyện đã tăng lên. Tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo của huyện Đại Lộc không cao, chỉ gần 14% và tăng dần nhưng chậm. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của huyện từ 1.2 – 2%. Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ lao động qua đào tạo nữ thấp hơn khá rõ so với lao động nam. Điều này cũng đúng với đặc điểm của lao động nữ ở các nước đáng phát triển đã bàn ở chương 1. b. Tình hình việc làm của lao động nữ của huyện Đại Lộc Tình hình việc làm của lao động nữ huyện Đại Lộc thể hiện trên bảng 2.6. Số việc làm cho lao động nữ ở huyện Đại Lộc đã tăng dần trong thời gian qua. Năm 2013, số việc làm là 25.230, năm 2015 là 25.920 và năm 2017 là 26.544, tăng 1.314 việc làm. Nếu tính thêm số việc làm năm 2013 tạo ra 540 thì tổng số 5 năm sẽ tạo ra 1.854 13 việc làm. Như vậy trong 5 năm qua, Huyện đã giải quyết được thêm 1854 việc làm cho lao động nữ. Số việc làm cho lao động nữ tăng thêm hàng năm rất khác nhau giữa các năm. Năm 2013 tăng thêm được 540 việc làm, năm 2014 là 650 việc làm, năm 2015 là 40 việc làm, năm 2016 là 240 việc làm và 2017 là 381 việc làm. 2.2. TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ 2.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất giải quyết việc làm Tỷ lệ tăng trưởng việc làm của nền kinh tế năm 2013 là 0.34%, năm 2014 là 0.09%, năm 2015 là 1.20, năm 2016 là 0.19% và 2017 là 0.08%. Trung bình là 0.38%. Bảng 2.7. Việc làm được tạo ra từ phát triển sản xuất của huyện 2013 2014 2015 2016 2017 TB 2013- 2017 Tăng trưởng kinh tế (%) 10.2 10.1 14.6 15.2 11.9 12.9 Tăng trưởng Việc làm (%) 0.34 0.09 1.20 0.19 0.08 0.38 hệ số co dãn việc làm 0.033 0.009 0.082 0.012 0.007 0.029 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Lao động và TBXH huyện Đại Lộc Từ những diễn biến đó kéo theo hệ số co dãn việc làm của huyện khá nhỏ. Hệ số co dãn việc làm cho biết khi tăng trưởng kinh tế 1% thì tỷ lệ tăng trưởng việc làm thay đổi bao nhiều. Như vậy năm 2013 khi tăng trưởng kinh tế 1% thì việc làm tăng 0.033%. Tương tự năm 2017 nếu tăng trưởng kinh tế của huyện tăng 1% thì tăng trưởng 14 việc làm sẽ tăng 0.007% hệ số co dãn việc làm trung bình từ 2013 tới 2017 là 0.029%. Bảng 2.8. Số việc làm mới để GQVL cho LĐ nữ ở huyện Đại Lộc ĐVT: Việc làm 2013 2014 2015 2016 2017 Số việc làm cho lao động nữ từ các ngành kinh tế 25230 25880 25920 26163 26544 Số việc làm tăng thêm đề GQVL cho LĐ nữ 540 650 40 243 381 Trong đó Công nghiệp - xây dựng 317 384 32 152 250 Thương mại - dịch vụ 111 136 12 49 69 Nông - lâm - thủy sản 112 130 - 4 42 62 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Lao động và TBXH huyện Đại Lộc 2.2.2. Thực trạng hƣớng nghiệp, giới thiệu việc làm cho lao động nữ Trong những năm qua, huyện đã thực hiện hoạt động hướng nghiệp cho lao động, đặc biệt là lao động nữ nhằm đảm bảo cho người lao động có định hướng nghề nghiệp tốt, đáp ứng nhu cầu xã hội. Số liệu Bảng 2.9 cho thấy số lượng được hướng nghiệp tăng đều hàng năm, tuy nhiên số lượng không lớn. năm 2014 là 402 người, năm 2017 là 448 người, tăng 46 người sau 5 năm. Công tác này gồm 2 hoạt động chính là giáo dục định hướng và tư vấn việc làm với các nội dung cụ thể: 15 Bảng 2.9. Tình hình hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho LĐ nữ ở huyện Đại Lộc 2013 2014 2015 2016 2017 Hướng nghiệp cho lao động của huyện (người) 403 402 429 437 448 Trong Đó: số lao động nũ 226 230 223 223 224 Giới thiệu việc làm cho lao động (người) 522 537 554 571 581 Trong đó só lao động nũ 292 290 288 291 291 Số LĐ được giải quyết VL từ GTVL (người) 42 38 33 29 23 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng Lao động và TBXH huyện Đại Lộc Kết quả của công tác giới thiệu việc cho lao động nữ không cao, năm 2017 chỉ có 23 lao động được tuyển dụng. Điều này đã chứng tỏ công tác tổ chức giới thiệu việc làm chưa được đầu tư tốt, các doanh nghiệp đã thực sự coi đây là kênh tuyển dụng quan trọng cho đơn vị mình. 2.2.3. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho phụ nữ Những năm qua, chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc đã có chủ trương chính sách đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động phụ nữ nói riêng. Năm 2011, UBND tỉnh Quảng Nam ra Quyết định 494/QĐ-UBND 2011 ban hành Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Quảng Nam 2020.
Luận văn liên quan