Tóm tắt Luận văn - Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ĐắkLắk

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang có những bước tự khẳng định mình trong bối cảnh hội nhập, có cả những cơ hội mới và cả những thách thức đầy cam go không chỉ đối với một quốc gia, mà trong hoạt động của doanh nghiệp cũng thế, và trong đó hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng nằm trong bối cảnh đó. Điều đó ảnh hưởng đến tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và cũng ảnh hưởng đến NHTM, trong đó hoạt động tín dụng là chịu ảnh hưởng rõ nhất vì đối với ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ rất quan trọng và tạo ra nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Song rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng là rất lớn, nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và gây nên hậu quả rất nghiêm trọng, có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản, sự phá sản của ngân hàng không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng mà còn tới cả toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải tìm hiểu, đánh giá những rủi ro trong hoạt động tín dụng để tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, mong muốn được đóng góp phần nào cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam nói chung và Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk nói riêng, em quyết định chọn đề tài: " Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ĐắkLắk" làm luận văn của mình

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ĐắkLắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................. Error! Bookmark not defined. 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .......................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng..................... Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng ........... Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Chính sách tín dụng ........................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.5. Quy trình tín dụng .............................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm và bản chất rủi ro tín dụng .............. Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined. 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ....... Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Về phía ngân hàng .............................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Về phía khách hàng ............................................ Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Các nhân tố khác ................................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮKLẮK ................................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk ................................. Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Tình hình chung về kinh tế - xã hội ĐắkLắk liên quan đến hoạt động ngân hàng trên địa bàn ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Agribank ĐắkLắkError! Bookmark not defined. 2.1.3. Hoạt động chung của chi nhánh ........................ Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắklắkError! Bookmark not defined. 2.2.1. Nợ quá hạn .......................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo ......................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Tình hình nợ xấu ................................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Hệ số rủi ro tín dụng .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.5. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng . Error! Bookmark not defined. 2.2.6. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụngError! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánhError! Bookmark not defined. 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................ Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮKLẮK .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắkError! Bookmark not defined. 3.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắkError! Bookmark not defined. 3.2.1. Tăng cường giám sát và quản lý tiền cho vay sau giải ngânError! Bookmark not defined. 3.2.2. Hoàn thiện hơn nữa quy trình tín dụng ............. Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý nợ và xử lý nợ quá hạnError! Bookmark not defined. 3.2.4. Thực hiện bảo hiểm tín dụng ............................. Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Ngân hàng tăng cường cho vay tạm trữ cà phê Error! Bookmark not defined. 3.2.6. Tăng cường kênh thông tin giữa Ngân hàng và khách hàngError! Bookmark not defined. 3.2.7. Bổ sung và nâng cao trình độ nguồn nhân lực . Error! Bookmark not defined. 3.2.8. Thiết lập mô hình quản trị rủi ro của chi nhánh Error! Bookmark not defined. 3.2.9. Một số giải pháp khác ........................................ Error! Bookmark not defined. 3.3. Kiến nghị ........................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Đối với Chính phủ .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước tỉnh ĐắkLắk....... Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Đối với Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Đối với chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 91 PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang có những bước tự khẳng định mình trong bối cảnh hội nhập, có cả những cơ hội mới và cả những thách thức đầy cam go không chỉ đối với một quốc gia, mà trong hoạt động của doanh nghiệp cũng thế, và trong đó hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng nằm trong bối cảnh đó. Điều đó ảnh hưởng đến tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và cũng ảnh hưởng đến NHTM, trong đó hoạt động tín dụng là chịu ảnh hưởng rõ nhất vì đối với ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ rất quan trọng và tạo ra nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Song rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng là rất lớn, nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và gây nên hậu quả rất nghiêm trọng, có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản, sự phá sản của ngân hàng không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng mà còn tới cả toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải tìm hiểu, đánh giá những rủi ro trong hoạt động tín dụng để tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, mong muốn được đóng góp phần nào cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam nói chung và Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk nói riêng, em quyết định chọn đề tài: " Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ĐắkLắk" làm luận văn của mình. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hoá cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk.Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Theo Luật các TCTD số 47/2010/QH12: “Cấp tín dụng là việc TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Và tín dụng ngân hàng là những quan hệ tín dụng mà trong đó có ít nhất một chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng đó là ngân hàng. 1.2. Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Đối với mọi hoạt động kinh doanh thì luôn tiềm ẩn rủi ro bên trong nó, rủi ro và kinh doanh là hai mặt đối lập nhau trong một thể thống nhất của quá trình kinh doanh, chúng luôn tồn tại và mâu thuẫn với nhau. RRTD là loại rủi ro lớn nhất, phức tạp nhất và đang diễn ra ở mức đáng quan tâm trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào. Khi RRTD xảy ra, nó gây ảnh hưởng rất lớn không chỉ cho ngân hàng mà còn cho khách hàng của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Như vậy, có thể nói rủi ro trong tín dụng là một tất yếu khách quan trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Vấn đề là làm sao để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng. Muốn vậy, trước hết cần phải đánh giá được mức độ của rủi ro tín dụng thông qua một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ dư nợ tín dụng có TSĐB, Hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng. Để đánh giá, đo lường tín dụng, các nhà kinh tế sử dụng nhiều mô hình như Mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, mô hình điểm số Z.. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, có thể chia thành 2 nhóm đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮKLẮK 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh ĐắkLắk trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 603/NH - QĐ ngày 22/12/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp các tỉnh, thành phố. Kể từ tháng 11/1999 đến nay đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ĐắkLắk ( theo quyết định số 280/QĐ - NHNN). Căn cứ Quy chế về tổ chức và hoạt động Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành theo quyết định số 454/ QĐ/NHNo - HĐQT - TCCB ngày 24/12/2004 của Chủ tịch hội đồng quản trị thì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ĐắkLắk là Chi nhánh cấp I, đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; có con dấu riêng và bảng cân đối tài khoản; Đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Tự chủ kinh doanh theo phân cấp, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trụ sở chính của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh ĐắkLắk đặt tại số 37, đường Phan Bội Châu, phường Thắng lợi, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk. Tính đến cuối năm 2010, số CBCNV trong chỉ tiêu định biên của toàn chi nhánh là 451 người; có năng lực trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt.Đến nay, toàn chi nhánh ĐắkLắk có tất cả 66 đầu mối quản lý, bao gồm: 40 chi nhánh loại 3 và 26 Phòng giao dịch trực thuộc, trong đó có 09 Phòng giao dịch trực thuộc tỉnh. Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua 4 năm, năm 2007 thu nhập chỉ có 774 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 thì tăng lên 1.672 tỷ đồng, tốc độ tăng trên 20% qua các năm. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu , hơn 80%, qua đó cho thấy sản phẩm truyền thống của ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng, nhưng qua bảng chúng ta thấy được nguồn trhu từ dịch vụ không ngừng tăng lên năm 2007 chỉ có 170,28 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 là 285,92 tỷ đồng, cho thấy ngân hàng ngày càng quan tâm đến các khoản thu ngoài hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của mình. Lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng đáng kể, tốc độ tăng tương đối ổn định, năm 2008 so với 2007 là 137,23%, năm 2009 tăng đáng kể, 144,41% và đến 2010 cũng tăng nhẹ, tốc độ tăng 132,04%, từ đó cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả. 2.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đắklắk Từ số liệu cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng, vì thế chi nhánh rất quan tâm đến chất lượng tín dụng, tìm mọi cách để hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, điều đó được thể hiện qua các số liệu sau: Qua ba năm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk đều đạt ở mức thấp. Năm 2007 tương đối cao, là 3,31% là do năm 2007 giá cả nông sản tương đối thấp nên người dân khó khăn trong việc trả nợ, năm 2008 là 2,91%, năm 2009 là 2,19% trên tổng dư nợ và năm 2010 giảm mạnh chỉ còn 1,72%; tỷ lệ nợ quá hạn 3 năm 2008, 2009 và 2010 đều giảm so với năm 2007. Đây là tỷ lệ đáng khích lệ trong công tác xử lý nợ và kìm hãm sự gia tăng nợ quá hạn. Bên cạnh đó tỷ trọng dư nợ có TSĐB của chi nhánh có xu hướng tăng lên từ 30,5% năm 2007 nhưng đến năm 2010 đã tăng lên đến 76,7%, từ đó cho thấy chi nhánh rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động cho vay. Cùng với việc giảm nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh cũng có xu hướng giảm dần theo các năm từ 1.82% năm 2007 nhưng đến năm 2010 chỉ còn 0,94%, qua đó cho thấy việc quản lý rủi ro của chi nhánh khá tốt. Vì thế ta thấy tỉ lệ xấu trong tổng dư nợ luôn ở mức dưới 2% và thấp hơn cả tỷ lệ nợ xấu thấp nhất của toàn hệ thống, cho thấy ngân hàng luôn đảm mức dư nợ an toàn tín dụng mà ngân hàng nhà nước cho phép. Điều này cũng phản ánh chất lượng tín dụng, công tác thẩm định và quản lý rủi ro của ngân hàng đã được cải thiện và nâng cao. Về tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài sản có của chi nhánh qua các năm đều đạt trên 80%, đây là một tỷ trọng khá cao chứng tỏ doanh số cho vay tại chi nhánh cao đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ lớn nhưng rủi ro tín dụng tiềm ẩn cho ngân hàng cũng rất cao. Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk, công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng luôn luôn được thực hiện chủ động, cụ thể số tiền trích lập dự phòng rủi ro năm 2008 giảm 1.500 triệu đồng so với năm 2007 và năm 2009 tiếp tục giảm 26.100 triệu đồng so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 con số này tăng thêm 13.300 triệu đồng tương ứng tăng 19,3%. Nhờ đó, chi nhánh có điều kiện sử dụng quỹ dự phòng để xử lý các khoản nợ nợ khó đòi, nợ tồn đọng từ những năm trước. Với biện pháp trích lập dự phòng rủi ro giúp cho ngân hàng có thể chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro và trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong quá trình hoạt động, thực hiện sự chỉ đạo của TGĐ NHNN&PTNT Việt Nam theo quyết định số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 Về chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, chi nhánh đã tiến hành chấm điểm và xếp hạng các khách hàng có quan hệ với ngân hàng, từ đó đưa ra quyết định tín dụng đối với khách hàng, qua bảng xếp hạng doanh nghiệp của chi nhánh thời gian vừa qua, tỷ lệ khách hàng xếp hạng cao có xu hướng tăng lên kèm theo tăng trưởng dư nợ tín dụng và giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh ngày càng có hiệu quả, góp phần không nhỏ vào thành tích của toàn hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam 2.3. Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế tồn tại *Kết quả đạt được Xét một cách tổng thể có thể thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk trong các năm đã tăng lên đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ mặc dù còn có những biến động qua các năm nhưng nhìn chung đều ở mức thấp và đạt yêu cầu quy định của ngân hàng nhà nước, cụ thể: - Thứ nhất, Chi nhánh đã thực hiện các quyết định, chỉ thị của chính phủ và ngân hàng nhà nước. -Thứ hai, hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã xây dựng được hệ thống chấm điểm tín dụng đối với từng loại hình khách hàng, thiết lập mối quan hệ lâu bền với khách hàng. - Thứ ba, quy trình cho vay, kiểm tra được cán bộ tín dụng thực hiện một cách nghiêm túc. - Thứ tư, luôn bám sát các trương trình kinh tế, các dự án trọng điểm của tỉnh, tăng cường mối quan hệ với các bộ, ngành, các cơ quan chủ quản của các đơn vị để mở rộng đầu tư đối với những dự án có hiệu quả. - Thứ năm, thường xuyên cử cán bộ tín dụng tham gia các khoá học nghiệp vụ tín dụng do ngân hàng tổ chức để không ngừng nâng cao trình độ thẩm định phương án, dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng. * Tồn tại và nguyên nhân - Tồn tại: Công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vẫn còn một số tồn tại, công tác kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay chưa được chú trọng đúng mức, về công nghệ ngân hàng tuy đã được chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn chưa đồng bộ, chưa chuẩn hoá hết được các hoạt động nghiệp vụ, năng lực và trình độ cán bộ còn hạn chế khi xử lý những hồ sơ phức tạp, công tác kiểm tra vẫn còn tồn tại một số sai sót, doanh số NQH còn phát sinh ở một số đơn vị tài chính yếu kém. - Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại * Nguyên nhân từ phía khách hàng: Do giá cả thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, do trình độ năng lực quản lý kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, do vốn tự có của khách hàng thấp, vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay ngân hàng, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, do tư cách đạo đức của khách hàng kém. * Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế, Mối quan hệ của ngân hàng với các cấp còn bó hẹp. * Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh: Sự biến động không thuận lợi của nền kinh tế, của môi trường tự nhiên. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮKLẮK 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk - Huy động vốn : Phấn đấu đạt tối thiểu 3.550 tỷ đồng, tăng 10% so với 2010. - Dư nợ : Tùy thuộc vào nguồn vốn bổ sung từ TW, tổng dư nợ hiện hữu sau khi hoàn trả vốn tạm ứng có thời hạn đến cuối năm phấn đấu đạt tối thiểu 6.700 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước. - Kết quả tài chính đạt yêu cầu đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương và chế độ cho CBCNV theo quy định - Nợ xấu: Duy trì dưới 3%/tổng dư nợ tín dụng Ngoài ra, chi nhánh tiếp tục nghiên cứu mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý, xử lý rủi ro và các khoản nợ có vấn đề nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra và nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng. 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk Sau khi nghiên cứu tình hình rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh ĐắkLắk, Tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại chi nhánh như sau: - Tăng cường kênh thông tin giữa ngân hàng và khách hàng, đồng thời phải tăng cường giám sát và quản lý tiền cho vay sau giải ngân - Hoàn thiện hơn nữa công tác cho vay và tăng cường công tác quản lý nợ và xử lý nợ quá hạn - Bổ sung và đào tạo lại nguồn nhân lực và thực hiện tốt phân tán rủi ro - Một số giải pháp khác 3.3. Kiến nghị * Đối với Chính phủ: Đề nghị Chính phủ hoàn thiện khung pháp lý tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp; Có biện pháp buộc các doanh nghiệp phải công khai minh bạch tài chính và chấp hành các pháp lệnh về kế toán; Có những chính sách và định hướng phát triển một cách hiệu quả nhất các lĩnh vực mũi nhọn, trọng điểm, chấm dứt hiện tượng “ dự án treo”. * Đối với Ngân hàng nhà nước tỉnh Đắk Lắk: Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng trong hệ thống ngân hàng, nâng cao hiệu quả thanh tra và quản lý của NHNN và có những chế tài xử lý nghiêm túc đối với những ngân hàng không thực hiện đúng quy chế, thể lệ đ
Luận văn liên quan