Tóm tắt Luận văn Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, qua thực tiễn tại tỉnh Phú Yên

Nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện khi xác lập hợp đồng lao động, pháp luật lao động quy định người lao động, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngay nay, việc các chủ thể của quan hệ lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao trái pháp luật xảy ra ngày càng nhiều. Quan hệ lao động giữa người lao động làm công với người sử dụng lao động được hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động và vì vậy quan hệ này sẽ chấm dứt khi hợp đồng lao động chấm dứt. Thực tiễn đã chứng minh hợp đồng lao động tạo thuận lợi cho các bên trong quan hệ lao động khi giao kết, thực hiện công việc theo thỏa thuận. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi một bên không còn muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động do ý chí của họ đòi hỏi pháp luật phải có những quy định chặt chẽ, cụ thể, bởi hệ quả của nó đối với các bên và xã hội là không nhỏ. Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ giải phóng các chủ thể khỏi những quyền và nghĩa vụ đã từng ràng buộc họ trước đó. Hành vi này được coi là biện pháp hữu hiệu bảo vệ các bên của quan hệ lao động khi có sự vi phạm cam kết trong hợp đồng, vi phạm pháp luật từ phía bên kia hay các trường hợp pháp luật quy định. Bảo vệ người lao động chống lại tình trạng bị chấm dứt hợp đồng lao động một cách tùy tiện và đảm bảo lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các chuẩn mực hành lang pháp lý của nhà nước. Đảm bảo quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động còn là yếu tố quan trọng góp phần cân bằng mức độ linh hoạt, năng động của thị trường lao động hiện nay.

pdf24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, qua thực tiễn tại tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TRƢƠNG DŨNG KHẢ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT, QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 838 0107 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THỪA THIÊN HUẾ, năm 2019 Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN DUY PHƢƠNG Phản biện 1: ........................................:.......................... Phản biện 2: ................................................................... Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm........... MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu ....................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 4 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................... 4 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 5 7. Những đóng góp mới của luận văn ....................................................... 5 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT ............................................. 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ............................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ....................................................................... 6 1.1.2. Phân loại .......................................................................................... 7 1.2. Khái quát nội dung pháp luật điều chỉnh về hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động pháp luật ....................................... 7 1.2.1. Khái niệm hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động pháp luật ..................................................................................... 7 1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh về hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động pháp luật ..................................................... 8 1.2.2.1. Hậu quả pháp lý đối với người lao động .................................... 8 1.2.2.2. Hậu quả pháp lý đối với người sử dụng lao động ........................ 8 1.2.2.3. Hậu quả pháp lý đối với nhà nước và xã hội ............................... 8 Kết luận chương 1 ..................................................................................... 9 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT .......................................................................................... 10 2.1. Thực trạng pháp luật về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ...................................................... 10 2.1.1. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật .................................................................................................. 10 2.1.1.1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người lao động .................................................................................. 10 2.1.1.2. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật về hình thức (thủ tục) .............................................................. 10 2.1.2. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ............................................................................................11 2.1.2.1. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật về nội dung ...............................................................11 2.1.2.2. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật về hình thức (thủ tục) ...............................................11 2.1.2.3. Trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt HĐLĐ có căn cứ và thủ tục hợp pháp nhưng vi phạm Điều 39 BLLĐ. ..............................12 2.1.3. Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ...................................................................................12 2.1.3.1. Hậu quả pháp lý của việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật .............................................................12 2.1.3.2. Hậu quả pháp lý của việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật .............................................12 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng lao động trái luật................................................................13 2.2.1. Khái quát về tỉnh Phú Yên và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng lao động trái luật ......................................................................13 2.2.2. Đánh giá các hậu quả của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật và thực tiễn thi hành tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Phú Yên ......................................13 Kết luận chương 2 ....................................................................................14 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT .................................15 3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động ......................................................................15 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật .. 15 KẾT LUẬN .............................................................................................18 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện khi xác lập hợp đồng lao động, pháp luật lao động quy định người lao động, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngay nay, việc các chủ thể của quan hệ lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao trái pháp luật xảy ra ngày càng nhiều. Quan hệ lao động giữa người lao động làm công với người sử dụng lao động được hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động và vì vậy quan hệ này sẽ chấm dứt khi hợp đồng lao động chấm dứt. Thực tiễn đã chứng minh hợp đồng lao động tạo thuận lợi cho các bên trong quan hệ lao động khi giao kết, thực hiện công việc theo thỏa thuận. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi một bên không còn muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động do ý chí của họ đòi hỏi pháp luật phải có những quy định chặt chẽ, cụ thể, bởi hệ quả của nó đối với các bên và xã hội là không nhỏ. Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ giải phóng các chủ thể khỏi những quyền và nghĩa vụ đã từng ràng buộc họ trước đó. Hành vi này được coi là biện pháp hữu hiệu bảo vệ các bên của quan hệ lao động khi có sự vi phạm cam kết trong hợp đồng, vi phạm pháp luật từ phía bên kia hay các trường hợp pháp luật quy định. Bảo vệ người lao động chống lại tình trạng bị chấm dứt hợp đồng lao động một cách tùy tiện và đảm bảo lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các chuẩn mực hành lang pháp lý của nhà nước. Đảm bảo quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động còn là yếu tố quan trọng góp phần cân bằng mức độ linh hoạt, năng động của thị trường lao động hiện nay. Khi thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật người sử dụng lao động sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lời từ hình vi của mình và việc quan hệ lao động đó có chấm dứt hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định của người lao động. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của các chủ thể trong quan hệ lao động là quyền đã được pháp luật nước ta ghi nhận trong Bộ Luật lao động năm 2012; quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là sự kiện pháp lý rất quan trọng, bởi hậu quả pháp lý của nó là sự kết thúc trong quan hệ lao động của người lao động khi bị mất việc làm, mất thu nhập làm ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình và xã hội. Một 2 trong những nguyên tắc chủ đạo trong quá trình xây dựng pháp luật lao động nước ta là bảo vệ người lao động trong mối quan hệ tương quan với lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vì thế người lao động cũng phải chịu trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động là hành vi tự ý phá vỡ quan hệ lao động trái ý muốn của người lao động, vi phạm các quy định của pháp luật, hậu quả là người lao động bị mất việc làm, mất thu nhập. Với mong muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hiện nay, hậu quả pháp lý giữa người lao động với người sử dụng lao động khi thực hiện hành vi tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, nên tôi chọn đề tài “Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, qua thực tiễn tại tỉnh Phú Yên” để làm luận văn thạc sỹ với mục đích làm rõ một số vấn đề về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hiện nay đối với người lao động và người sử dụng lao động. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Tình hình nghiên cứu hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, qua thực tiễn tại tỉnh Phú Yên là vấn đề được đề cập trong các tài liệu, Bộ Luật Lao động năm 2012; các Nghị định, Thông tư cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan điều chỉnh về hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, các bài viết ở góc độ nghiên cứu khác nhau, trong luận văn, luận án về vấn đề liên quan. Chính vì vậy nên các vấn đề về chấm dứt hợp đồng lao động nói chung và pháp luật về hợp đồng lao động nói riêng đã được các nhà khoa học nghiên cứu dưới các góc độ kinh tế và luật học. Đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan về vấn đề này đã được công bố như: Luận án Tiến sỹ luật học “Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Hoa Tâm (năm 2013) Luận án đã nghiên cứu một số vấn đề về lý luận như khái niệm, đặc điểm của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với các bên trong quan hệ lao động, làm cơ sở đánh giá tính hợp lý của pháp luật hiện hành; thực trạng pháp luật nước ta về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện các quy định này nhằm tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý của các quy định hiện hành về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kiến 3 nghị hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ở Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ luật học “Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam” của Phan Thị Thủy (năm 2013) Luận văn đã nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, phân tích đánh giá thực trạng các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, những tồn tại, hạn chế của pháp luật lao động về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Luận văn Thạc sỹ luật học “Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam” của Vương Thị Thái (năm 2007) Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động, mối quan hệ cơ chế thị trường và pháp luật lao động, đánh giá thực trạng các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động, một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động. Một số công trình nghiên cứu trên đây đã có nghiên cứu khái quát về khái niệm, đặc điểm của hợp đồng lao động; khái niệm, đặc điểm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, các vấn đề liên quan đến pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và được xem là tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình nghiên cứu đề tài. Luận văn cũng kế thừa một số vấn đề lý luận về hậu quả pháp lý đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; tham khảo một số vướng mắc, giải pháp hoàn thiện pháp luật và các nội dung khác, từ đó có cơ sở để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau: - Phân tích một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với các bên trong quan hệ lao động. 4 - Đánh giá về hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật giữa người sử dụng lao động với người lao động. - Đánh giá thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và thực tiễn thực hiện nhằm tìm ra những điểm bất cập chưa hợp lý về hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hậu quả pháp lý của người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nói chung và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định về hợp đồng lao động nói chung, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và hậu quả pháp lý của người lao động, người sử dụng lao động khi thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nói riêng; thực trạng pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và một số văn bản mới được ban hành về nội dung này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, được xác định theo các giới hạn sau đây: - Thứ nhất, luận văn tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật lao động về hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như: Bộ Luật Lao động năm 2012; các Nghị định, Thông tư cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan điều chỉnh về hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật trong quan hệ pháp luật lao động. - Thứ hai, luận văn nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2018. - Thứ ba, luận văn nghiên cứu trong phạm vi thực tiễn tại tỉnh Phú Yên. 5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phƣơng pháp luận Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp 5 luật của Nhà nước để làm rõ những vấn đề cần được giải quyết, những bất cập tồn tại và đưa ra giải pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả xem đây là phương pháp chủ đạo trong luận văn nhằm phân tích những quy định của pháp luật; tổng hợp những số liệu, kết quả phân tích; đánh giá và giải quyết hậu quả pháp lý khi người lao động, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. - Phương pháp diễn giải - quy nạp: Tác giả dùng phương pháp này để diễn giải cho các số liệu, các dẫn chứng, chứng minh, từ đó rút ra các kết luận. - Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của các chủ thể trong quan hệ lao động, giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hành vi pháp lý này. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có các chương sau đây: Chương 1. Một số vấn đề lý luận pháp luật về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. 7. Những đóng góp mới của luận văn Một là, luận văn nghiên cứu có hệ thống và cơ sở lý luận về hậu quả của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động. Hai là, luận văn phân tích, đánh giá về thực trạng hậu quả của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Qua đó tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý, xác định tính khả thi của các quy phạm pháp luật về hậu quả của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ hiện hành, sẽ giảm thiểu được rủi ro cho các bên khi đơn phương 6 chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và bảo đảm quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các chủ thể được pháp luật bảo vệ theo quy định. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại về đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Khái niệm: Hợp đồng là một trong những hình thức pháp lý cơ bản của các quan hệ xã hội. Để xã hội có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể thực hiện việc trao đổi các lợi ích thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, dựa trên các nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và được pháp luật bảo vệ. Hiện tượng đó được định danh bằng thuật ngữ pháp lý“Hợp đồng”. Như vậy có thể xem HĐLĐ là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của chủ thể là NLĐ có nhu cầu về việc làm và NSDLĐ có nhu cầu thuê mướn sức lao động. Trong đó NLĐ chịu sự quản lý của NSDLĐ, cam kết làm hoặc làm một số công việc để hưởng lương và thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận. Đặc điểm: Thứ nhất, trong HĐLĐ có sự phụ thuộc pháp lý giữa NLĐ và NSDLĐ, được hiểu là sự phụ thuộc được pháp luật thừa nhận, sự phụ thuộc này mang tính khách quan tất yếu, khi NLĐ tham gia QHLĐ; so sánh với tất cả các loại hợp đồng khác, duy nhất HĐLĐ có đặc trưng này,“trong quá trình thực hiện HĐLĐ dường như yếu tố bình đẳng “lẩn, khuất” ở đâu đó, còn biểu hiện ra bên ngoài là sự không bình đẳng, bởi một bên trong quan hệ có quyền ra các mệnh lệnh, chỉ thị và bên kia có nghĩa vụ thực hiện”. Thứ hai, đối tượng của HĐLĐ là việc làm có trả lương, là một loại quan hệ mua bán đặc biệt, hàng hóa mang ra trao đổi là sức lao động,
Luận văn liên quan