Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng trong và
ngoài nước, việc phát triển dịch vụ quốc tế là hết sức cần thiết đối với các NHTM Việt Nam
nói chung và đối với GPBank nói riêng. Nó đem lại nguồn lợi nhuận khá lớn, tạo điều kiện
phát triển bền vững các NHTM. Nhiệm vụ trên được hoàn thành tốt nếu hệ thống thông tin về
dịch vụ quốc tế hoàn hảo. GPBank nói chung và GPBank – Chi nhánh Đông Đô nói riêng đã
đầu tư xây dựng, chuẩn hóa bộ phận có liên quan, nguồn nhân lực cũng như quy trình tổ chức
hệ thống thông tin kinh doanh, vận dụng phù hợp phần mềm quản trị ngân hàng corebanking
T24 với nhiều tiến bộ vượt bậc về công nghệ. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong hệ
thống thông tin về dịch vụ quốc tế như: chưa tạo ra mối liên kết thông tin giữa các khách hàng
cùng sử dụng một loại dịch vụ quốc tế với nhau; thiếu thông tin khai thác phục vụ dịch vụ
quốc tế; kỹ năng tra cứu chưa thật chuyên nghiệp Điều này đòi hỏi phải có nghiên cứu có
tính hệ thống. Theo đó, đề tài: “Hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của Ngân Hàng TM
TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Đông Đô” được chọn để nghiên cứu.
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Đông Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng trong và
ngoài nước, việc phát triển dịch vụ quốc tế là hết sức cần thiết đối với các NHTM Việt Nam
nói chung và đối với GPBank nói riêng. Nó đem lại nguồn lợi nhuận khá lớn, tạo điều kiện
phát triển bền vững các NHTM. Nhiệm vụ trên được hoàn thành tốt nếu hệ thống thông tin về
dịch vụ quốc tế hoàn hảo. GPBank nói chung và GPBank – Chi nhánh Đông Đô nói riêng đã
đầu tư xây dựng, chuẩn hóa bộ phận có liên quan, nguồn nhân lực cũng như quy trình tổ chức
hệ thống thông tin kinh doanh, vận dụng phù hợp phần mềm quản trị ngân hàng corebanking
T24 với nhiều tiến bộ vượt bậc về công nghệ. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong hệ
thống thông tin về dịch vụ quốc tế như: chưa tạo ra mối liên kết thông tin giữa các khách hàng
cùng sử dụng một loại dịch vụ quốc tế với nhau; thiếu thông tin khai thác phục vụ dịch vụ
quốc tế; kỹ năng tra cứu chưa thật chuyên nghiệp Điều này đòi hỏi phải có nghiên cứu có
tính hệ thống. Theo đó, đề tài: “Hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của Ngân Hàng TM
TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Đông Đô” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống thông tin dịch vụ quốc tế của ngân hàng
TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2011-2015, Luận
văn đề xuất định hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin dịch vụ quốc
tế của ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Đông Đô đến năm
2020.
3. Kết cấu luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của
Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của NH TM TNHH
MTV Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2011 – 2015.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin về dịch vụ quốc
tế của NH TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Đông Đô đến năm 2020.
CHƢƠNG 1: NHƢ̃NG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ DỊCH
VỤ QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề chung về dịch vụ quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm và vai trò phát triển dịch vụ quốc tế của ngân hàng
Dịch vụ quốc tế của ngân hàng là các dịch vụ ngân hàng có sự tham gia của các chủ
thể có quốc tịch khác nhau, có đối tượng trao đổi là các giao dịch ngân hàng vượt ra
ngoài phạm vi biên giới quốc gia.
Phát triển dịch vụ quốc tế của ngân hàng đóng vai trò nhất định đối với chủ thể liên
quan.
- Đối với ngân hàng: Tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao uy tín, khả năng cạnh
tranh của ngân hàng.
- Đối với khách hàng: Đáp ứng được nhu cầu khách hàng nhanh chóng, tiện lợi,
chính xác và tiết kiệm.
- Đối với nền kinh tế: Đẩy mạnh và phát triển xuất nhập khẩu, tăng cường quan hệ
giao lưu buôn bán giữa các quốc gia, thúc đẩy kinh doanh nhanh chóng, an toàn và tiện
lợi.
1.1.2. Phân loại các dịch vụ quốc tế
Dịch vụ quốc tế gồm có: Thanh toán quốc tế; Kinh doanh ngoaị tê;̣ Bảo lãnh quốc tế;
Tài trợ XNK; Tín dụng quốc tế và một số DVQT khác.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của các dịch vụ quốc tế
Số lượng và tính đa dạng của dịch vụ; Số lượng và cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ;
Tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận; Chất lượng dịch vụ; Rủi ro nghiệp vụ khi cung
ứng dịch vụ.
1.2. Những vấn đề cơ bản về hệ thống thông tin
1.2.1. Khái niệm hệ thống thông tin và hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin là tổng hơp̣ con người , phần cứng, phần mềm, dữ liêụ và maṇg
truyền thông để thu thâp̣ , lưu trữ , xử lý , phân phối thông tin và quản lý các quá trình
chuyển hóa dữ liêụ thành các sản phẩm thông tin.
Hê ̣thống thông tin quản lý (MIS) là hệ thống dựa vào việc sử dụng máy tính để
cung cấp thông tin và hỗ trơ ̣cho viêc̣ ra quyết điṇh quản tri ̣ có hiêụ quả .
1.2.2. Vai trò của hệ thống thông tin
Hỗ trợ cho các hoạt động tác nghiệp; Hỗ trợ hoạt động quản lý; Hỗ trợ tạo ra các lợi
thế cạnh tranh.
1.2.3. Phân loại hệ thống thông tin
Thông tin được phân loại theo phạm vi hoạt động, lĩnh vực, mục đích và đối tượng
phục vụ, chức năng.
1.3. Nhƣ̃ng vấn đề lý thuyết về hệ thống thông tin về dị ch vụ quốc tế của ngân hàng
thƣơng mại
1.3.1. Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin dịch vụ quốc tế
Hình 1.1: Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin
Nguồn: Báo cáo chuyên đề hệ thống thông tin dịch vụ quốc tế tại GPBank
giai đoạn 2011 – 2015.
1.3.2. Quá trình vận hành hệ thống thông tin
Quá trình này gồm có thu thập và hình thành hê ̣thống thông tin; Lưu trữ và xử lý thông
tin; Cung cấp hệ thống thông tin.
1.3.3. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ thống thông tin dịch vụ quốc tế
Tính đầy đủ về chức năng; Tính thân thiện, dễ dàng; Tính an toàn và bền vững; Tính
thích nghi và mềm dẻo; Tính dễ bảo trì; Khả năng hoạt động.
1.3.4. Các điều kiêṇ bảo đảm hệ thống thông tin
Hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông; Nguồn nhân lực, Cơ sở pháp lý, Các điều
kiện khác như môi trường kinh tế xã hội, áp lực cạnh tranh, an ninh và bảo mật.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ DỊCH VỤ
QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG TM TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU - CHI
NHÁNH ĐÔNG ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.1. Tình hình cung ứng dịch vụ quốc tế của Chi nhánh Đông Đô
2.1.1. Số lươṇg và tính đa dạng dịch vụ quôc tế cung ứng
Số lượng DVQT chi nhánh cung ứng có xu hướng tăng lên từ năm 2011-2015; cụ thể:
năm 2011 có 5 dịch vụ, năm 2012 có 6 dịch vụ, 2013 có 7 dịch vụ, đến 2015 có 8 dịch vụ.
Chi nhánh có các sản phẩm DVQT đa dạng chủ yếu như: Chuyển tiền quốc tế;
Thanh toán quốc tế; Kinh doanh ngoại tệ; Tài trợ thương mại xuất nhập khẩu; Bảo lãnh
quốc tế.
2.1.2. Số lượng và cơ cấu khách hàng sử dụng các dịch vụ quốc tế của Chi nhánh
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ quốc tế của chi nhánh tăng lên qua các năm 2011
– 2015; cụ thể: năm 2011 có 320 khách hàng, năm 2012 có 390 khách hàng, năm 2013 tăng
lên 470 khách hàng, năm 2014 là 590 khách hàng, năm 2015 có 650 khách hàng sử dụng
dịch vụ quốc tế.
Khách hàng sử dụng DVQT của GPBank Đông Đô bao gồm khách hàng cá nhân và
khách hàng doanh nghiệp. Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng DVQT là chủ yếu, chiếm
tỷ trọng lớn (khoảng 83% tổng số lượng khách hàng sử dụng DVQT.)
Khách hàng doanh nghiệp có thể chia làm hai nhóm là doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng chủ yếu tập trung khách hàng trong nước.
Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ tiềm năng trên thế giới nên Chi nhánh
đang tập trung phát triển nhóm khách hàng cá nhân.
2.1.3. Tốc độ tăng trưởng doanh số, lợi nhuận DVQT cung ứng
Bảng 2.1: Doanh số, doanh thu một số DVQT GPBank – CN Đông Đô
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2011 2012 2013 2014 2015
Doanh số thanh toán quốc tế Triệu USD 10,33 15,43 20,57 28,20 30,98
Tăng trưởng % 49,37 33,31 37,09 9,85
Doanh thu phí dịch vụ TTQT Triệu VNĐ 185,34 264,15 345,62 440,88 485,85
Tăng trưởng % 42,51 30,84 27,56 10,20
Doanh số giao dịch ngoại hối Triệu USD 2,5 3,6 4,7 6,3 7,8
Tăng trưởng % 44 30,56 34,04 23,80
Lãi (lỗ) thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối
Triệu VNĐ
21,12 36,40 40,45 59,20 75,50
Tăng trưởng % 72,34 11,12 46,35 27,53
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh Triệu VNĐ 350,19 435,71 509,04 526,50
Tăng trưởng % 24,42 16,83 3,42
Nguồn: Báo cáo thường niên GPBank – CN Đông Đô qua các năm.
2.1.4. Chất lượng DVQT của Chi nhánh
Để đánh giá được chất lượng các DVQT của ngân hàng, tác giả khảo sát 100 khách
hàng tại địa bàn thành phố Hà Nội là các khách hàng sử dụng dịch vụ quốc tế của GPBank –
Chi nhánh Đông Đô bằng cách phát phiếu điều tra.
2.2. Phân tích hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của Chi nhánh Đông Đô giai
đoạn 2011-2015
2.2.1. Nội dung thông tin dịch vụ quốc tế của Chi nhánh
Phân tích yêu cầu về dịch vụ quốc tế bao gồm: Phân tích yêu cầu của hệ thống dựa
trên yêu cầu của khách hàng gồm cá nhân và doanh nghiệp. Hồ sơ khách hàng sẽ được phân
loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Mô hình hóa hệ thống
Thiết kế giao diện
2.2.2. Tổ chức hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của Chi nhánh giai đoạn 2011-
2015
Tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu về dịch vụ quốc tế bao gồm xử lý thông tin với
bên ngoài và xử lý thông tin nội bộ. Đồng thời tiến hành sử dụng thông tin về dịch vụ quốc tế
gồm thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh, phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ khách hàng.
2.3. Đánh giá hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của Chi nhánh
2.3.1. Những kết quả đạt được:
Xây dưṇg hê ̣thống luân chuyển và điều hà nh quản tri;̣ Quá trình xử lý thông tin nội
bô ̣chăṭ chẽ ; Nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng; Đẩy mạnh ứng dụng
CNTT nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro
2.3.2. Những hạn chế
2Tốc độ ứng dụng CNTT chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc ngân hàng.
Năng lực của hệ thống thông tin quản lý yếu. Chưa thành công trong quản lý các
nguồn lực máy tính và dịch vụ thông tin. Đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
Trình độ tổ chức hệ thống thông tin còn bất cập như: Nguồn lực thông tin chưa
được ưu tiên đúng mức, Thiếu quan hệ xã hội trong hệ thống thông tin, hệ thống thông
tin chưa hiểu rõ môi trường kinh doanh, chưa đạt yêu cầu đặt ra, chưa được xem là
nguồn lực sống còn, chưa đạt được mục đích chính, thiếu sự lãnh đạo cần thiết.
- Nguyên nhân chủ quan
Hệ thống thông tin chưa được hiện đại hóa phù hợp với nhu cầu phát triển dịch vụ
của chi nhánh. Công tác quản trị nguồn lực hệ thống thông tin tại chi nhánh kém hiệu
quả. Đội ngũ cán bộ hệ thống thông tin còn yếu về năng lực chuyên môn. Chi nhánh
gặp khó khăn trong quá trình chuyển giao, quy trình kinh doanh chưa hoàn thiện. Hệ
thống quản lý rủi ro tại chi nhánh còn nhiều bất cập.
3
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
THÔNG TIN VỀ DỊCH VỤ QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG TM TNHH MTV
DẦU KHÍ TOÀN CẦU – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
3.1. Định hƣớng hoàn thiện hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của Chi nhánh
3.1.1. Dự báo doanh số dịch vụ quốc tế đến năm 2020
Khó có thể xác định chính xác tình hình dịch vụ quốc tế của ngân hàng đến năm
2020, nhưng với những thực trạng hiện nay, dịch vụ quốc tế phải vượt qua được thách
thức mà ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung phải đối mặt.
GPBank – Chi nhánh Đông Đô định hướng phát triển thêm các sản phẩm mới như
sản phẩm thẻ quốc tế, bao thanh toán quốc tế, đa dạng hóa các sản phẩm quốc tế bằng
việc phát triển chuỗi sản phẩm liên kết cho các dịch vụ quốc tế. Dự báo đến năm 2020,
số lượng dịch vụ quốc tế chi nhánh cung ứng là 12 dịch vụ.
Cùng với sự gia tăng số lượng dịch vụ quốc tế chi nhánh cung ứng đến năm 2020,
qua thực tế phát triển dịch vụ quốc tế của Chi nhánh giai đoan 2011 – 2015, với diễn
biến thị trường, Chi nhánh đưa ra dự báo số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ quốc tế
tăng qua các năm, đến năm 2020 là 995 khách hàng.
Dự báo doanh số, lợi nhuận DVQT cung ứng đến năm 2020 được thể hiện qua
Bảng 3.1:
Bảng 3.1: Dự báo doanh số, doanh thu một số DVQT GPBank – CN Đông Đô
đến năm 2020
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2016 2017 2018 2019 2020
Doanh số thanh
toán quốc tế
Triệu
USD
34,08 37,50 41,23 45,36 50,00
Tăng trưởng % 10,03 10,00 10,02 10,23
Doanh thu phí dịch
vụ TTQT
Triệu
VNĐ
535 590 650 720 800
Tăng trưởng % 10,28 10,17 10,77 11,11
Doanh số giao dịch
ngoại hối
Triệu
USD
8.6 10 12 16 22
Tăng trưởng % 16,28 20,00 33,33 37,50
Lãi (lỗ) thuần từ
hoạt động kinh
doanh ngoại hối
Triệu
VNĐ 90,60 108,72 130,46 163,08 210
Tăng trưởng % 20,00 20,00 25,00 28,77
Doanh thu từ hoạt
động bảo lãnh
Triệu
VNĐ
579,15 637,07 700,77 770,85 850
Tăng trưởng % 10,00 10,00 10,00 10,27
Nguồn: Chi nhánh Đông Đô.
3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ quốc tế của Chi nhánh
Phát triển dịch vụ quốc tế về số lượng và nâng cao chất lượng cung ứng.
3.1.3. Định hướng phát triển hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của Chi nhánh
Phát triển hệ thống thông tin theo hướng hiện đại hóa, an toàn, hiệu quả, có khả
năng kết nối cao, tiếp cận thuận lợi với khách hàng.
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin về dịch vụ quốc tế của Chi nhánh
3.2.1. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin dịch vụ quốc tế
Nâng cao hiệu quả đầu tư cho công nghệ thông tin; Gắn đầu tư cho công nghệ thông tin
với nâng cao hiệu suất của các quy trình kinh doanh dịch vụ quốc tế; Đảm bảo tính bền vững
cho các dự án CNTT trong cung ứng dịch vụ quốc tế của chi nhánh.
3.2.2. Nâng cao chất lượng quản trị các nguồn lực hệ thống thông tin dịch vụ quốc tế
Điều kiện để quản trị nguồn lực thông tin dịch vụ quốc tế hiệu quả là: Mềm dẻo,
nhạy bén và rút ngắn thời gian phát triển, sản xuất và chu kỳ phân phối; Tái thiết và tích hợp
chéo các quy trình kinh doanh dic̣h vu ̣quốc tế ; Lợi thế cạnh tranh, chất lượng tổng thể;
Nhân viên trí tuệ có văn hóa công nghệ; Thu gọn, nối mạng và khuếch tán của công nghệ;
Hiện đại hóa Internet, intranet, extranet là hạ tầng hệ thống thông tin.
3.2.3. Phát huy hiệu quả nguồn nhân lực của hệ thống thông tin
Nâng cao hiệu quả các nhà lãnh đạo và quản lý; Phát triển đội ngũ cán bộ và nhân
viên bộ phận công nghệ thông tin; Phát huy vai trò người sử dụng cuối.
3.2.4. Sử dụng toàn diện nguồn lực của hệ thống thông tin vào hoàn thiện quy trình
kinh doanh dịch vụ quốc tế
Việc hoàn thiêṇ quy trình kinh doanh ph ải có những đặc trưng sau: Thay đổi cơ
bản quy trình kinh doanh; Thay đổi không chỉ từng phòng ban chức năng độc lập mà là
liên chức năng và cả hệ thống; Việc kiên trì theo đuổi mục đích bao trùm; CNTT là yếu
tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự thay đổi; Sự thay đổi của tổ chức cũng là
yếu tố số 1 để thay đổi toàn bộ cơ cấu.
3.2.5. Kiểm soát rủi ro về thông tin dịch vụ quốc tế một cách toàn diện
Chi nhánh ngân hàng ý thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ thống thông tin
và phải xây dựng chiến lược bảo mật và an toàn thông tin cho các HTTT của tổ chức
mình.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Hoàn thiện h ệ thống hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng tốc độ nhanh , ổn
điṇh, an toàn cao trong toàn hê ̣thống nền kinh tế.
NHNN cần tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính quốc
tế.
NHNN cần có quy định cụ thể, biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra về hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng
Tăng thêm quyền tự chủ cho các NHTM, chi nhánh NHTM.
Giải quyết những bất ổn trong hệ thống cũng như tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu
GPBank cần xây dựng giá trị thương hiệu GPBank trong lòng khách hàng.
Đầu tư đúng mức , hợp lý, vừa nguồn lực tài chính để các sản phẩm công nghệ có
thể phát huy hiệu quả cao nhất , phù hợp với điều kiện.
Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của ngân hàng.
Ngân hàng cần đưa ra những chế đô ̣đaĩ ngô ̣tốt với cán bô ̣nhân viên bô ̣phâṇ công
nghê ̣thông tin để thu hút nhân tài.
KẾT LUẬN
Với những mục tiêu đặt ra trong quá trình nghiên cứu, những đóng góp của luận
văn được thể hiện qua những vấn đề sau:
Chương 1 làm rõ lý luận cơ bản về hệ thống thông tin dịch vụ quốc tế của ngân
hàng thương mại. Luận văn đã đưa ra những vấn đề chung về dịch vụ quốc tế của ngân
hàng. Đồng thời luận văn cũng đưa ra khái niệm, vai trò của hệ thống thông tin và các
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ thống thông tin. Bên cạnh đó, luận văn hệ thống hóa và
làm sáng tỏ thêm một số lý luận cơ bản về nội dung tổ chức hệ thống thông tin về dịch vụ
quốc tế của ngân hàng thương mại.
Chương 2 trình bày khái quát thế mạnh và kết quả cung ứng dịch vụ quốc tế của
GPBank – Chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2011 - 2015; từ đó phân tích tình hình hệ thống
thông tin về dịch vụ quốc tế của GPBank – CN Đông Đô giai đoạn 2011-2015 với nội dung
thông tin dịch vụ quốc tế của Chi nhánh và tổ chức hệ thống thông tin dịch vụ quốc tế của chi
nhánh; qua đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế của hệ thống thông tin về dịch vụ
quốc tế đồng thời chỉ ra nguyên nhân hạn chế.
Chương 3 đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát huy những lợi thế, tận dụng
các cơ hội và khắc phục những tồn tại, hạn chế rủi ro trong hoàn thiện hệ thống thông tin
về dịch vụ quốc tế. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu để thực hiện hiệu quả các giải
pháp này.