Đất nước ta trong những năm đổi mới vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,
không chỉ về mặt kinh tế mà đời sống văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng
cao một cách rõ rệt; tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Đạt
được những thành công đó bên cạnh việc khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì
sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng vai trò quan trọng, trong đó Hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế giữ vai trò chủ đạo. Thực tế tiếp nhận, sử
dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua cho thấy nguồn vốn ODA thực sự
quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Việt Nam ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các
lĩnh vực như: xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng,
giáo dục, y tế, môi trường .
Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp và
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu.
Thiên tai xảy ra đe dọa đến đời sống cũng như tính mạng của người dân, gây cản trở trực
tiếp tới sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, gia tăng đói nghèo. Trước tình hình này,
nếu chính phủ không có các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thích hợp thì hậu
quả sẽ càng nặng nề hơn. Đây chính là động lực thúc đẩy các bên liên quan ngồi lại và
bàn biện pháp đối phó nhằm giảm thiểu ở mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra do
các trận thiên tai gây nên. Việc tìm kiếm và đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động
phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tái thiết các công trình hạ tầng công cộng và dân sinh
là một đòi hỏi khách quan trong hiện tại và tương lai. Vì lý do này, ngoài nguồn vốn
trong nước thì những hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế là vô cùng quan trọng.
Việt Nam đã kêu gọi sự hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của những tổ chức quốc tế và
dành một phần không nhỏ từ nguồn vốn này nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó
với biến đổi khí hậu. Từ nguồn vốn ODA thu hút được, Chính phủ đã hỗ trợ cho các tỉnh
ven biển tái thiết các cơ sở hạ tầng công cộng như đường giao thông, thủy lợi, trường
học, trạm y tế bị hư hại, giúp những vùng nghèo đói thường xuyên đối mặt với rủi ro
thiên tai phát triển đời sống. Lợi ích to lớn là vậy nhưng câu hỏi đặt ra là nguồn vốn nàycó được sử dụng hiệu quả không hay vẫn xảy ra trường hợp chậm tiến độ, thất thoát, lãng
phí vốn Để trả lời câu hỏi này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn ODA
từ Ngân hàng Thế giới cho các Dự án - qua Dự án Quản lý rủi ro thiên tai tại các tỉnh
duyên hải miền Trung”. Kết cấu luận văn bao gồm 4 chương với các nội dung chính như
sau:
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ODA
Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới
cho Dự án Quản lý rủi ro thiên tai tại các tỉnh duyên hải miền Trung thời gian qua
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Ngân hàng thế giới
cho các dự án giai đoạn 2013 - 2020
9 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới cho các Dự án - Qua Dự án Quản lý rủi ro thiên tai tại các tỉnh duyên hải miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................ Error! Bookmark not defined.
1.1 Các công trình nghiên cứu đã thực hiện ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2 Các vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu tiếp theo Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ NGUỒN
VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA ...... Error! Bookmark not defined.
2.1 Khái niệm và các hình thức vốn ODA ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Khái niệm về vốn ODA ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Các hình thức của vốn ODA ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1 Phân theo phương thức hoàn trả ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2 Phân loại theo nguồn cung cấp ................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.3 Phân loại theo mục tiêu sử dụng ................ Error! Bookmark not defined.
2.2 Đặc điểm và nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng vốn ODA ............... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1 Đặc điểm của vốn ODA ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng vốn ODA ......... Error! Bookmark not
defined.
2.3 Hiệu quả sử dụng vốn ODA ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ........ Error! Bookmark not defined.
2.3.1.1 Tiêu chí tài chính ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1.2 Tiêu chí kinh tế - xã hội: ............................ Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Hình thức, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ..... Error! Bookmark
not defined.
2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA ........ Error! Bookmark not
defined.
2.3.3.1 Các nhân tố khách quan .............................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3.2 Các nhân tố chủ quan ................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TỪ
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CHO DỰ ÁN QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI TẠI CÁC
TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG .................................. Error! Bookmark not defined.
3.1 Giới thiệu về dự án Quản lý rủi ro thiên tai ................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Hợp phần 1 – Phòng chống và giảm thiểu rủi ro thiên tai ....... Error! Bookmark not
defined.
3.1.1.1 Mục tiêu của Hợp phần 1 ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1.2 Tiêu chí lựa chọn các tiểu dự án thuộc Hợp phần 1 .. Error! Bookmark not
defined.
3.1.2 Hợp phần 2 – Hỗ trợ tái thiết sau thiên tai ............... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.1 Mục tiêu của Hợp phần 2 ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.2 Nội dung của Hợp phần 2 ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.3 Kết quả dự kiến đạt được ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Tiêu chí riêng giám sát, đánh giá hiệu quả dự án Quản lý rủi ro thiên tai ........ Error!
Bookmark not defined.
3.3 Ký kết vay vốn và phân bổ vốn vay ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Ký kết vay vốn giữa Ngân hàng Thế giới với Chính phủ Việt Nam .............. Error!
Bookmark not defined.
3.3.2 Phân bổ vốn vay ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4 Tình hình giải ngân vốn vay từ 2006 đến 2012 ........... Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Tình hình giải ngân cho Hợp phần 1 của dự án ........ Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Tình hình giải ngân cho Hợp phần 2 của dự án ........ Error! Bookmark not defined.
3.5 Đánh giá kết quả dự án ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.5.1 Phân tích và đánh giá kinh tế trước và sau dự án ..... Error! Bookmark not defined.
3.5.1.1 Phân tích và đánh giá kinh tế so sánh giữa trước và sau Hợp phần 1Error!
Bookmark not defined.
3.5.1.2 Phân tích và đánh giá kinh tế so sánh giữa trước và sau Hợp phần 2Error!
Bookmark not defined.
3.5.2 Kết quả dự án ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.5.2.1 Kết quả về tình hình thực hiện và giải ngân .............. Error! Bookmark not
defined.
3.5.2.2 Kết quả về mặt kinh tế - xã hội .................. Error! Bookmark not defined.
3.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Ngân hàng thế giới cho Dự án Quản lý rủi ro
thiên tai .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.7 Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện dự ánError! Bookmark
not defined.
3.7.1 Những hạn chế trong quản lý tài chính dự án: ......... Error! Bookmark not defined.
3.7.2 Công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước còn kém. ...... Error! Bookmark
not defined.
3.7.3 Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án còn yếu. ... Error! Bookmark not
defined.
3.7.4 Quá trình tổ chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian, tốc độ giải
ngân vốn ODA chậm, chất lượng một số công trình chưa đảm bảo. Error! Bookmark not
defined.
3.7.5 Năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ ........ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TỪ
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CHO CÁC DỰ ÁN TRONG THỜI GIAN TỚI 2013-2020
............................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Ngân hàng thế giới cho các
Dự án trong thời gian tới 2013 – 2020 .............................. Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Nhóm giải pháp cho công tác giải ngân vốn ODA .. Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Sử dụng ODA có chọn lọc và tối đa hiệu quả và tác động lan tỏa của nguồn vốn
ODA ................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3 Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn ODA .... Error! Bookmark
not defined.
4.1.4 Đánh giá khả năng hấp thụ vốn ODA của các địa phương ..... Error! Bookmark not
defined.
4.1.5 Minh bạch thông tin và tăng cường kiểm toán ........ Error! Bookmark not defined.
4.1.6 Cơ cấu lại bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia quản lý
dự án .................................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2 Một số kiến nghị đối với Chính phủ ............................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đất nước ta trong những năm đổi mới vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,
không chỉ về mặt kinh tế mà đời sống văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng
cao một cách rõ rệt; tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Đạt
được những thành công đó bên cạnh việc khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì
sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng vai trò quan trọng, trong đó Hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế giữ vai trò chủ đạo. Thực tế tiếp nhận, sử
dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua cho thấy nguồn vốn ODA thực sự
quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Việt Nam ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các
lĩnh vực như: xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng,
giáo dục, y tế, môi trường.
Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp và
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu.
Thiên tai xảy ra đe dọa đến đời sống cũng như tính mạng của người dân, gây cản trở trực
tiếp tới sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, gia tăng đói nghèo. Trước tình hình này,
nếu chính phủ không có các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thích hợp thì hậu
quả sẽ càng nặng nề hơn. Đây chính là động lực thúc đẩy các bên liên quan ngồi lại và
bàn biện pháp đối phó nhằm giảm thiểu ở mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra do
các trận thiên tai gây nên. Việc tìm kiếm và đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động
phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tái thiết các công trình hạ tầng công cộng và dân sinh
là một đòi hỏi khách quan trong hiện tại và tương lai. Vì lý do này, ngoài nguồn vốn
trong nước thì những hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế là vô cùng quan trọng.
Việt Nam đã kêu gọi sự hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của những tổ chức quốc tế và
dành một phần không nhỏ từ nguồn vốn này nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó
với biến đổi khí hậu. Từ nguồn vốn ODA thu hút được, Chính phủ đã hỗ trợ cho các tỉnh
ven biển tái thiết các cơ sở hạ tầng công cộng như đường giao thông, thủy lợi, trường
học, trạm y tếbị hư hại, giúp những vùng nghèo đói thường xuyên đối mặt với rủi ro
thiên tai phát triển đời sống. Lợi ích to lớn là vậy nhưng câu hỏi đặt ra là nguồn vốn này
có được sử dụng hiệu quả không hay vẫn xảy ra trường hợp chậm tiến độ, thất thoát, lãng
phí vốn Để trả lời câu hỏi này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn ODA
từ Ngân hàng Thế giới cho các Dự án - qua Dự án Quản lý rủi ro thiên tai tại các tỉnh
duyên hải miền Trung”. Kết cấu luận văn bao gồm 4 chương với các nội dung chính như
sau:
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ODA
Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới
cho Dự án Quản lý rủi ro thiên tai tại các tỉnh duyên hải miền Trung thời gian qua
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Ngân hàng thế giới
cho các dự án giai đoạn 2013 - 2020
Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp các dữ
liệu thu được trước khi có dự án và sau khi dự án kết thúc để phân tích, đánh giá thực
trạng tình hình sử dụng vốn ODA cho các dự án, nghiên cứu trường hợp cụ thể của Dự án
Quản lý rủi ro thiên tai tại các tỉnh duyên hải miền Trung những năm qua. Từ đó, tìm ra
nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho
dự án Quản lý rủi ro thiên tai nói riêng và các dự án có sử dụng vốn ODA nói chung cho
thời gian tới.
Trong chương 1, tác giả đã tiến hành tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề sử dụng vốn ODA từ đó rút ra những bài học và các hạn chế, các vấn đề cần giải
quyết.
Việc sử dụng vốn ODA như thế nào cho hiệu quả luôn là một vấn đề lớn của Việt
Nam cũng như một số quốc gia khác trên thế giới. Liên quan đến vấn đề này có một số
công trình nghiên cứu và hội thảo khoa học như sau:
- Hội thảo “Hoàn thiện hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA
tại Việt Nam”. Hội thảo này nhằm phân tích, đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện hệ thống,
góp phần sử dụng hiệu quả vốn ODA.
Tại hội thảo, Ông Hồ Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT
cho biết, Bộ KH&ĐT đã xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng theo dõi và đánh giá ODA
tại Việt Nam dựa trên số liệu thu thập được từ các cuộc điều tra đối với 67 cơ quan chủ
quản, 338 dự án, các cuộc phỏng vấn với 5 nhà tài trợ và 2 Bộ chủ quản.
Báo cáo cho thấy, mỗi loại hình dự án có một cách thức tiến hành theo dõi khác
nhau. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường thu thập thông tin theo dõi thông qua báo cáo từ
cấp dưới hoặc từ các cuộc họp giao ban. Trong khi đó, các dự án đầu tư chủ yếu dựa vào
các công ty tư vấn theo dõi, giám sát, một số dự án được hỗ trợ bằng phần mềm quản lý
được thiết kế riêng cho dự án. Đối với các chương trình, dự án hỗ trợ ngân sách trực tiếp,
việc theo dõi thường được dựa trên các cam kết chính sách hoặc kết quả đầu ra.
Theo một số đại biểu, những khó khăn đối với công tác theo dõi và đánh giá hiện nay
còn là việc thiếu chế tài để đảm bảo sự tuân thủ chế độ báo cáo của các dự án, hệ thống công
cụ tin học hỗ trợ còn nhiều hạn chế, thiếu cán bộ có kiến thức chuyên môn về theo dõi và
đánh giá; chưa có cơ chế tài chính rõ ràng cho công tác này.
- Luận văn của tác giả Phạm Đức Huân với đề tài: “Giải pháp tăng cường thu hút
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Ngân hàng Thế giới cho các dự án Lâm
nghiệp”. Luận văn đã trả lời được các câu hỏi: Tỉnh hình thu hút và sử dụng vốn ODA của
Ngân hàng Thế giới trong các dự án Lâm Nghiệp của Bộ NN&PTNT trong thời gian qua
như thế nào? Những tồn tại và hạn chế nào trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
của Ngân hàng thế giới ở Bộ NN&PTNT cần phải giải quyết và khắc phục? Những giải
pháp nào cần đề xuất để thu hút nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới cho các dự án
Lâm nghiệp trong thời gian tới?
Các nghiên cứu trên chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA một cách chung
chung, chưa đi sâu vào từng dự án cụ thể, chưa phân tích dự án từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc để đánh giá một cách chính xác nhất việc sử dụng vốn của dự án. Vì thế, với chủ đề
của luận văn “Hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới cho các Dự án -
qua Dự án Quản lý rủi ro thiên tai tại các tỉnh duyên hải miền Trung” tác giả sẽ đi
sâu vào phân tích các vấn đề của một dự án, từng bước cụ thể hóa các chủ đề nghiên cứu
đã được nghiên cứu. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả của dự án, những vấn đề còn
hạn chế để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho không chỉ
riêng dự án đang phân tích mà còn cho các dự án tiếp theo vay vốn Ngân hàng Thế giới
tại Việt Nam trong thời gian tới.
Trong chương 2, tác giả tiến hành tổng hợp một cách có hệ thống những vấn đề
cơ bản liên quan đến nguồn vốn ODA như: khái niệm, hình thức, đặc điểm của nguồn
vốn ODA. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu được các tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn ODA bao gồm các tiêu chí về tài chính mà cụ thể là các chỉ số NPV, IRR, B/C
và các tiêu chí về kinh tế - xã hội như tính phù hợp, tính hiệu quả, tính hiệu suất, tính tác
động và tính bền vững của dự án. Từ những tiêu chí trên, luận văn đánh giá được các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn bao gồm các nhân tố khách quan và chủ
quan như: chính sách, quy chế của nhà tài trợ; quy trình và thủ tục của nước tiếp nhận
viện trợ; năng lực tài chính của các nước tiếp nhận viện trợ ODA; năng lực và đạo đức
cán bộ quản lý và sử dụng vốn ODA; sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và sự tham gia
rộng rãi của các bên liên quan; theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện dự án
Trong chương 3, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
ODA từ Ngân hàng Thế giới, lựa chọn một dự án cụ thể là Dự án Quản lý rủi ro thiên tai
tại các tỉnh duyên hải miền Trung. Tại chương này, luận văn phân tích mục tiêu, nội
dung, các tiêu chí riêng đặc thù về giám sát, đánh giá hiệu quả của dự án. Đồng thời, luận
văn tổng hợp được tình hình giải ngân của dự án và đánh giá kinh tế trước và sau dự án.
Từ những số liệu này, tác giả đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và hiệu quả về mặt kinh
tế - xã hội của dự án. Từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Ngân hàng Thế
giới cho dự án. Trên cơ sở này, luận văn đưa ra những nguyên nhân và hạn chế chong
quá trình thực hiện dự án.
Trong chương 4, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới cho các dự án giai đoạn 2013-2020 và một số kiến nghị
đối với Chính phủ.
Như vậy sau 4 chương, từ nghiên cứu tổng thể các nghiên cứu có liên quan ở
chương 1, những vấn đề lý luận cơ bản ở chương 2, phân tích thực trạng ở chương 3 và
đưa ra giải pháp ở chương 4, tác giả đã hệ thống được hiệu quả của việc sử dụng vốn
ODA từ Ngân hàng Thế giới cho dự án cụ thể, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho dự án Quản lý rủi ro thiên tai tại các tỉnh duyên hải
miền Trung nói riêng và các dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới nói chung.
Do tác giả chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều, khả năng lý luận chưa thực sự sâu
sắc, do vậy bài luận này cần được đóng góp ý kiến bởi những người quan tâm, có kinh
nghiệm để được hoàn thiện hơn.
Qua đây, tác giả cũng muốn gửi lời cảm ơn của mình đến thầy giáo hướng dẫn,
PGS. TS – Vũ Minh Trai, cùng các cán bộ công tác tại Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.