Trong thời gian qua, việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển
kinh tế - xã hội của Tỉnh một mặt đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, về hạ
tầng, làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân, song mặt khác cũng
gây không ít khó khăn cho một bộ phận dân cư do bị ảnh hưởng bởi việc thu
hồi đất mà mất đi tư liệu sản xuất chính, mất nguồn thu nhập và kế sinh nhai.
Theo thống kê của các cơ quan nội chính, phần lớn các vụ khiếu kiện đông
người trong năm qua là khiếu kiện về đất đai và bồi thường, giải phóng mặt
bằng. Qua đó cũng đủ thấy vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là một vấn đề cực kỳ phức tạp và
đặt ra nhiều thử thách.
Để làm giảm những mâu thuẫn nêu trên, tỉnh Đồng Tháp đã có rất nhiều
cố gắng trong việc cải thiện các chính sách về bồi thường thiệt hại cho người
sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế -
xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, các chính sách này
cũng vẫn còn có những bất cập, hạn chế nhất định, nhất là mức giá bồi thường
thiệt hại và việc khôi phục mức sống cho các hộ dân bị di chuyển đến nơi ở
mới, hoặc mất nguồn thu nhập chính do phải di chuyển, giải phóng mặt bằng.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đã nêu trên, nên đề tài “Hoàn thiện
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp” được chọn để nghiên cứu.
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÙI THANH SONG
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng
Mã số: 62.31.12.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Ngọc Đức
HÀ NỘI - 2011
ii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển
kinh tế - xã hội của Tỉnh một mặt đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, về hạ
tầng, làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân, song mặt khác cũng
gây không ít khó khăn cho một bộ phận dân cư do bị ảnh hưởng bởi việc thu
hồi đất mà mất đi tư liệu sản xuất chính, mất nguồn thu nhập và kế sinh nhai.
Theo thống kê của các cơ quan nội chính, phần lớn các vụ khiếu kiện đông
người trong năm qua là khiếu kiện về đất đai và bồi thường, giải phóng mặt
bằng. Qua đó cũng đủ thấy vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là một vấn đề cực kỳ phức tạp và
đặt ra nhiều thử thách.
Để làm giảm những mâu thuẫn nêu trên, tỉnh Đồng Tháp đã có rất nhiều
cố gắng trong việc cải thiện các chính sách về bồi thường thiệt hại cho người
sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế -
xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, các chính sách này
cũng vẫn còn có những bất cập, hạn chế nhất định, nhất là mức giá bồi thường
thiệt hại và việc khôi phục mức sống cho các hộ dân bị di chuyển đến nơi ở
mới, hoặc mất nguồn thu nhập chính do phải di chuyển, giải phóng mặt bằng.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đã nêu trên, nên đề tài “Hoàn thiện
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài được hoàn thành với ba mục tiêu cơ bản là:
Một là, khái quát hóa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất;
Hai là, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của từng hệ thống chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà UBND tỉnh Đồng Tháp đang áp dụng;
Ba là, đề xuất hướng hoàn thiện những hệ thống chính sách đó trên cơ sở
phù hợp Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
iii
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ
TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ
1.1 Khái quát về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
Bồi thường là việc hoàn trả lại toàn bộ giá trị tài sản bị thiệt hại cho chủ
sở hữu phần tài sản đó. Hỗ trợ là việc hoàn trả lại một phần giá trị tài sản bị
thiệt hại cho chủ sở hữu phần tài sản đó.
Trong công tác giải phóng mặt bằng thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư đảm bảo việc bồi hoàn đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi đúng đối
tượng, đúng chính sách và hơn nữa là đảm bảo ổn định đời sống cho người bị
thu hồi đất bằng những chính sách phù hợp để tạo hướng phát triển nghề
nghiệp ổn đinh.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ hầu hết được thực hiện việc bồi thường,
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi một phần đất, tài sản trên đất của người dân (phần
còn lại vẫn có thể tiếp tục sử dụng), cùng với đó là một số chính sách hỗ trợ
khác để đảm bảo lợi ích cho người bị thu hồi đất.
Mặt khác chính sách tái định cư đa phần được thực hiện khi Nhà nước
thu hồi toàn bộ phần đất và nhà cửa, tài sản trên đất (hoặc nếu còn lại thì không
thể tiếp tục sử dụng được). Cùng với chính sách tái định cư là các chính sách
hỗ trợ để phát triển nghề nghiệp, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất phải
di chuyển chỗ ở.
Nói cách khác tái định cư là quá trình bồi thường các thiệt hại về đất và
tài sản trên đất, chi phí di chuyển, ổn định và khôi phục đời sống cho người bị
thu hồi đất. Ngoài ra tái định cư còn bao gồm hàng loạt các chính sách hỗ trợ
cho người bị tác động do việc thực hiện các dự án đầu tư gây ra nhằm khôi
phục và cải thiện mức sống.
1.2 Nội dung cơ bản của chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất về chính sách bồi thường, chính sách bồi thường bao gồm bồi
thườg đất và tài sản trên đất:
Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có điều kiện về pháp lý thì
iv
được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì được
xem xét để hỗ trợ. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử
dụng theo giá chuyển nhượng trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt
hại, thì được bồi thường. Mức bồi thường thiệt về tài sản trên đất được xác
định trên cơ sở giá trị xây dựng mới của nhà, công trình hoặc giá trị hiện của
cây trồng, chi phí di chuyển, hao hụt trong quá trình di chuyển đối với vật nuôi
và các tài sản là dây chuyền, thiết bị sản xuất có thể tháo rời, vận chuyển và lắp
đặt laị được.
Thứ hai về chính sách hỗ trợ, chính sách hỗ trợ, bao gồm: hỗ trợ di
chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và
tạo việc làm, hỗ trợ tái định cư và hỗ trợ khác.
Thứ ba, về chính sách tái định cư: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu
hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các
hình thức sau: Bồi thường bằng nhà ở; bồi thường bằng giao đất ở mới; bồi
thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.
1.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng giải phóng mặt
bằng, hỗ trợ và tái định cƣ
Công tác BT GPMB là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện
dự án đầu tư, xây dựng, là công việc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành,
và rất nhạy cảm, phức tạp gắn liền với quyền lợi của người dân, nhất là trong
việc xác định nguồn gốc sử dụng đất đai, thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ về
đất đai và giá BT về đất đai, tài sản, cây cối, hoa màu. Đây là một công việc
phức tạp, khó khăn chịu nhiều yếu tố cả về chủ quan lẫn khách quan, cụ thể:
Nhân tố chủ quan, bao gồm: Công tác quản lý, đăng ký và cấp giấy
chứng nhận QSD đất, sở hữu nhà ở đô thị; công tác định giá đất; nguồn vốn
thực hiện dự án; vai trò, năng lực của chính quyền địa phương và sự phối hợp
giữa các cấp, các ngành trong công tác GPMB.
Nhân tố khách quan, bao gồm: chính sách bồi thường của Nhà nước;
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển đô thị; thị
trường Bất động sản.
v
1.4 Kinh nghiệm bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của một số nƣớc,
một số tổ chức quốc tế và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cưú, thống kê những ưu điểm của chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định ở một số nước có điều kiện tương đồng và các tổ
chức quốc tế để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, gồm:
Một là, khi có kế hoạch thu hồi đất cần thông báo cho các đối tượng bị
thu hồi biết trước trong thời gian sớm hơn để họ có kế hoạch ổn định đời sống
về tinh thần cũng như vật chất.
Hai là, xây dựng hành lang pháp lý cũng như tuyên truyền vận động và
nêu cao tính tiên phong gương mẫu trong việc Nhà nước trưng dụng đất đai.
Ba là, tất cả mọi vấn đề về kinh tế, xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất
gây ra đều phải quan tâm. Cần tránh hoặc giảm thiểu việc phải bố trí tái định
cư hoặc thiệt hại về đất, công trình bằng cách khai thác mọi phương án khả thi
khác.
Bốn là, đặc biệt quan tâm đến vấn đề tái định cư để đảm bảo đời sống
người bị thu hồi đất có đời sống tốt hơn trước khi bị thu hồi. Tạo môi trường
sản xuất cũng như duy trì, đảm bảo tốt nhất về văn hoá, xã hội và môi trường
sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển đến cộng đồng dân cư mới.
Năm là, thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản tương đương với giá
thay thế.
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử
dụng đất đai trên toàn quốc để công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện
nhanh chóng, tránh tình trạng thực thi công tác bồi thường GPMB nhưng chính
là thực hiện luôn cả công việc của công tác quản lý đất đai thường xuyên đó là
xác định nguồn gốc, tính pháp lý của thửa đất, lập lại ranh giới, xác định lại
diện tích, thu thập lại hồ sơ của thửa đất
vi
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), có diện tích tự nhiên 3.374,08 km2 (bằng 8,17% diện tích vùng
ĐBSCL) với dân số 1.670.493 người (năm 2010). Những năm gần đây, kinh tế
của tỉnh Đồng Tháp đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng: năm 2008 16,56%,
năm 2009 11,13%, năm 2010 13,02% và 6 tháng đầu năm 2011 12,96%.
Để thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục pháp triển, Đồng Tháp xây dựng
kế hoạch pháp trển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó: tập trung mở rộng
và đầu tư các khu công nghiệp, khu kinh tế với diện tích trên 1.500ha, nâng cấp
và đầu tư mới hệ thống giao thông, cảng và các dự án trọng điểm khác; phát
triển kinh tế tư nhân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế .v.v. theo đó đất nông nghiệp
được chuyển sang đất nông nghiệp với diện tích trên 12.200 ha. Từ đó đặt ra
cho công tác bồi thuờng, giải phóng mặt bằng nhiều thách thức, trong đó cần
sớm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để tạo sự đồng
thuận của người dân khi Nhà nước thuhồi đất thực hiện các dự án.
2.3 Thực trạng chính sách bồi thƣờng và kết quả thực hiện
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ và các quy định, hướng dẫn của
UBND Tỉnh theo phân cấp của Chính phủ qua từng giai đoạn. Kết quả thực
hiện của từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn từ năm 1997 về trước:
Sau khi Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của chính phủ có hiệu lực
thi hành, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 21/QĐ-UB
ngày 11/3/1996 về việc ban hành bản qui định đền bù đất đai, nhà cửa, vật kiến
trúc, hoa màu và cây lâu năm khi Nhà nước thu hồi. Trong giai đoạn này, giá
đất được bồi thường theo giá do Nhà nước ấn định, tài sản bồi thường theo giá
trị còn lại, không có chính sách hỗ trợ và tái định cư. Từ đó người sử dụng đất
không thể tái tạo lại đất, khôi phục nơi ở như ban đầu; các nguồn thu nhập bị
mất không được hỗ trợ để khôi phục, không ít trường hợp lâm vào cảnh khốn
cùng, nhất là ngững người bị thu hồi hết đất.
vii
Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2004:
Thực hiện Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, tỉnh Đồng
Tháp đã triển khai thực hiện 521 dự án, thu hồi 30.228.266 m2 đất của hơn
19.242 hộ gia đình, cá nhân, với tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ là 733,787 tỷ
đồng; đồng thời đã bố trí tái định cư cho 8.740/13.800 (đạt 63%) hộ dân có đủ
điều kiện để bố trí tái định cư tại nơi thu hồi đất.
Nhìn chung trong giai đoạn này giá đền bù thiệt hại về đất đã được xác
định phù hợp với giá thị trường, chính sách tái định cư được áp dụng nên đời
sống của người dân sau khi bị thu hồi đất ổn định do có khả năng tái lập lại nơi
sản xuất, được bố trí nơi ở mới có điều kiện tốt hơn về khả năng sinh lợi và cơ
sở hạ tầng hòan chỉnh hơn. Tuy nhiên, do chưa có chính sách hỗ trợ để tự lo
chỗ ở mới nên người dân bị thu hồi đất nông nghiệp đôi lúc không thể tái tạo
lại diện tích đất sản xuất tương ứng với diện tích bị thu hồi do giá trị đất biến
động sau khi thực hiện qui hoạch; không có chính sách hỗ trợ để khôi phục lại
đời sống.
Giai đoạn sau năm 2004:
Trong giai đoạn này, Chính phủ đã ba hành 03 Nghị định và địa phương
cũng đã ban hành 03 Quyết định quy định và hướng dẫn chi tiết một số nội
dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để tổ chức
thực hiện tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Kết qua thực hiện:
Qua hơn 06 năm (từ 01/01/2005 đến 31/6/2011) thực hiện bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã
triển khai thực hiện 982 dự án, thu hồi 32.727.376m2 đất với tổng giá trị bồi
thường, hỗ trợ là 2.973,90 tỷ đồng. Về chính sách sách định cư: đã bố trí tái
định cư cho 5.773/7.922 hộ dân (đạt 73,0%) có đủ điều kiện để bố trí tái định
cư, số hộ còn lại nhận tiền hỗ trợ tự lo nơi tái định cư theo quy định.
Nhìn chung trong giai đoạn này, Chính phủ và địa phương ngoài áp dụng
nguyên tắc bồi thường theo giá thị trường, đã bổ sung thêm nhiều chính hỗ trợ
nhằm khôi phục đời sống của người bị thu đất sau khi bị giải toả. Tuy nhiên
các chính sách còn chưa đồng bộ, chưa đảm bảo công bằng giữa các đối tượng,
mức giá bồi thường chưa sát với thời điểm thu hồi đất, chính sách hỗ trợ còn
thiếu và chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu chính đáng của người bị
viii
thu hồi đất; tiến độ giải phóng mặt có cải thiện nhưng vẫn còn chậm, cần tiếp
tục hoàn thiện trong thời gian tới.
2.4 Thực hiện lựa chọn mẫu đại diện (05 dự án trên địa bàn 04 huyện, thị
xã, thành phố), điều tra sự hài lòng của người bị thu hồi đất, phân tích kết quả thu
thập và tiềm ra các hạn chế của chính sách.
2.5 Những hạn chế và nguyên nhân
Cùng với những thành công đã đạt được thì quá trình xây dựng phương
án, tính toán giá trị bồi thường các dự án trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ những hạn
chế khiến một số công trình đã khởi công nhưng có đến 5,7% hộ dân bị thu hồi
đất chưa đồng ý giao mặt bằng, một số hạn chế chủ yếu như sau:
Một là: Đơn giá bồi thường về đất chưa sát giá chuyển nhượng trên thị
trường trong điều kiện bình thường;
Hai là: Mức hỗ trợ đối với đất nông nghiệp tuy cao nhưng chưa đảm bảo
tính công bằng giữa những người bị thu hồi đất có vị trí sinh lợi khác nhau do
mức hỗ trợ được tính bình quân trong cùng dự án; đồng thời phát sinh nhiều
trường hợp giá bồi thường và hỗ trợ đất nông nghiệp cao hơn mức bồi thường
đất phi nông nghiệp và cũng không ít trường hợp cao hơn giá bồi thường đất ở;
Ba là: Đơn giá bồi thường nhà, công trình xây dựng, cây trồng ở từng dự
án cụ thể chưa thật sự hợp lý, còn nhiều trường hợp không thể xây dựng và tái
tạo lại tương xứng với giá trị ban đầu;
Bốn là: Việc bố trí tái định cư còn chưa kịp thời, giá giao đất nền tái
định cư còn chưa phù hợp; đối tượng và vị trí nơi trí tái định chưa hợp lý khiến
người dân không ủng hộ, không nhận đất;
Năm là: Chính sách hỗ trợ còn thấp, chưa phát huy những khoản hỗ trợ
khác;
Sáu là: Chưa có chính sách hỗ trợ để phát triển nghề nghiệp, ổn định đời
sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở;
Bảy là: Tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, kéo dài làm ảnh hưởng lớn
tiến độ thực hiện các dự án và gây thiệt hại cho người bị thu hồi đất.
ix
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG,
HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Từ những tồn tại, hạn chế đã được nêu ở chương 2, xin đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng như sau:
3.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định
cƣ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Thứ nhất: Xây dựng giá đất bồi thường sát với giá chuyển nhượng trên
thị trường trong điều kiện bình thường. Giải pháp cụ thể:
Một là, bắt buộc phải thuê đơn vị có chức năng thẩm định giá thẩm định
trước khi Hội đồng thẩm định phương án bồi thuờng, hỗ trợ và tái định cư thẩm
định để trình UBND Tỉnh phê duyệt.
Hai là, tổ chức thống kê dữ liệu giá đất đầy đủ, liên tục để làm cơ sở xác
định giá bồi thường và công bố giá đất hàng năm.
Ba là, hoàn thiện các chính sách tài chính về đất đai để thúc đẩy thị
trường bất động sản phát triển.
Thứ hai: Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với đất nông nghiệp đảm bảo
công bằng giữa những người bị thu hồi đất và giữa các loại đất.
Một là, đối với diện tích đất nông nghiệp tính hỗ trợ thì căn cứ quy định
của Chính phủ, Tỉnh quy định bổ sung chính sách hỗ trợ khác áp dụng đối với
diện tích nông nghiệp chưa được hỗ trợ.
Hai là, về mức hỗ trợ thì đối với đất nông nghiệp có điều kiện chuyển
sang đất phi nông nghiệp, có vị trí sinh lợi cao (tiếp giáp với trục lộ giao thông,
đô thị, khu thương mại, khu dân cư ) được hỗ trợ bằng mức 03 lần; đất nông
nghiệp còn lại được hỗ trợ bằng mức 1,5 lần.
Thứ ba: Điều chỉnh và bổ sung chính sách bồi thường tài sản trên đất
theo hướng đảm bảo chi phí cho người bị thu hồi đất tái tạo lại tài sản ban đầu
phù hợp với giá thị trường từng thời điểm, như: điều chỉnh mức hỗ trợ đối với
nhà ở, công trình bị thiệt hại một phần bằng mức 20% giá trị nhà ở, công trình
phải hoàn thiện lại; kịp thời điều chỉnh giá bồi thường cây trồng theo từng thời
điểm thu hồi đất; bổ sung giá trị đất vào chi phí bồi thường di dời mồ mã.
x
Thứ tƣ: Hoàn chính chính sách hỗ trợ
Nâng mức hỗ trợ đời sống và sản xuất từ 20-30% lên 100% mức thu
nhập một năm sau thuế, đồng thời bổ sung thêm chính sách miễn, giảm thuế và
cho vay ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm giúp họ sớm khôi phục lại hoạt
động sản xuất, kinh doanh và ổn định cuộc sống. Mặt khác phải kịp thời điều
chỉnh các khoản chi phí hỗ trợ khác cho kịp thời, phù hợp với sự thay đổi giá
cả thị trường nói chung.
Thứ năm: Đẩy mạnh bố trí tái định cư, tăng cường các chính sách hỗ
trợ đối với hộ gia đình bị thu hồi đất, như:
Một là, có những giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối
với các hộ bị thu hồi đất nhằm vận động họ, tạo công ăn việc làm và hướng cho
họ cách sử dụng đồng tiền bồi thường nhận được thành đồng vốn hữu ích.
Hai là, cần tạo nguồn vốn riêng để chuẩn bị trước quỹ đất, quỹ nhà tái
định cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải phóng mặt bằng, xây dựng các công
trình trên địa bàn.
Ba là: Kết hợp, đẩy mạnh bố trí tái định canh đặc biệt với người dân
vùng sản xuất nông nghiệp.
Bốn là, tăng cường công tác hướng nghiệp, tạo việc làm cho các lao
động trong khu vực thu hồi giải tỏa, đặc biệt các đối tượng bị thu hồi tư liệu
sản xuất chính đó là đất đai.
Năm là: Những chính sách hỗ trợ khác cần được phát huy như: cho vay
vốn kinh doanh, hỗ trợ học sinh, sinh viên là con em của các hộ bị thu hồi giải
tỏa về học phí cũng như các chính sách khuyến khích, động viên khác.
Thứ sáu: bổ sung thêm các giải pháp hỗ trợ như:
Một là, Hoàn thiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và hiện
đại hóa hệ thống quản lý đất đai để công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện
nhanh chóng, giảm bớt thủ tục cho công tác: xác định nguồn gốc, tính pháp lý
của thửa đất, lập lại ranh giới, xác định lại diện tích, thu thập lại hồ sơ của thửa
đất;
Hai là, áp dụng nguyên tắc tự thỏa thuận giá bồi thường đối với các dự
án nhằm giảm áp lực cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
xi
3.2 Kiến nghị
Thứ nhất: đối với UBND tỉnh Đồng Tháp
Một là: Nghiên cứu và sớm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư trên địa bàn tỉnh như đã đề xuất trong phần giải pháp nêu trên.
Hai là: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thiết lập và
hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính một cách đầy đủ, chính xác, thường xuyên
theo dõi chỉnh lý biến động kịp thời.
Ba là: Tăng cường tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật đất đai
nói riêng để tăng sự hiểu biết của người dân với các chính sách, chủ trương của
Đảng và Nhà nước. Nêu cao vai trò trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ trong
công tác BT, GPMB.
Bốn là: Cần quan tâm và có thêm các chính sách HT cho người dân bị
thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
Năm là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đặc biệt là giám sát của
nhân dân đối với các hoạt động có liên quan đến đất đai, tài chính đất đai.
Thứ hai: đối với Chính phủ
Cần sớm hòan thiện về chính sách BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi
đất. Trong đó cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Một là: Tiếp thu các nguyên tắc của trong xây dựng chính sách bồi
thường trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của nhiều nước đã thực hiện và tổ chức
UNDP.
Hai là: Kiến nghị Chính phủ điều chỉnh: giá bồi thường đất được tính
bằng “giá thay th