Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) có
tác động thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nhiều việc làm và thu nhập
cho người lao động nông thôn, góp phần phân công lại lao động xã
hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định.
Có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất
khẩu, trong đó chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng thúc
đẩy sự tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu. Trong thời gian qua, tỉnh
Nam Định đã có chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu, góp
phần đưa hàng TCMN đã trở thành một trong các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Nam Định. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và xuất khẩu
hàng TCMN ở Nam Định còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy
hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong lĩnh vực này.
Một trong các nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên là do
chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Nam Định còn hạn
chế từ chất lượng đến thực thi chính sách. Do đó cần phải có sự đánh
giá chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu đang thực thi ở Nam
Định để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách nhằm phát triển và
nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn Nam Định.
Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên
cứu: "Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020".
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24
phẩm mới còn hạn chế, kim ngạch xuất khẩu còn thấp chưa tương
xứng với tiềm năng của tỉnh.
Thứ tư: Luận án đã đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách
phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định theo hai nhóm cơ bản:
(i) Xây dựng mới quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu, chính
sách sản phẩm, phát triển nguồn nguyên liệu; (ii) Điều chỉnh, bổ sung
khắc phục những hạn chế của chính sách trong các lĩnh vực đất đai,
đầu tư-tín dụng, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, bảo
vệ môi trường, xúc tiến thương mại, trong đó đặc biệt chú trọng
chính sách hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu.
Để thực hiện hiệu quả chính sách phát triển hàng TCMN xuất
khẩu ở Nam Định, tác giả luận án xin kiến nghị:
(1) Với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương:
Chính phủ nghiên cứu thành lập Ban chỉ đạo quốc gia ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp để nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan
cả ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Ban này có chức năng điều phối các
hoạt động và tư vấn chính sách cho Chính phủ và những bộ, ngành
liên quan đến phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
(2) Với UBND tỉnh Nam Định:
Xây dựng và ban hành "Cơ chế chính sách khuyến khích phát
triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nam Định" trên cơ sở
tích hợp, điều chỉnh, bổ sung những cơ chế chính sách hiện hành và
chính sách mới liên quan đến phát triển hàng TCMN xuất khẩu.
Tác giả mong rằng kết quả nghiên cứu của luận án được chính
quyền tỉnh Nam Định và các địa phương có đặc điểm tương đồng với
Nam Định tham khảo, vận dụng vào việc ban hành, chỉ đạo tổ chức
triển khai chính sách phát triển hàng TCMN ở địa phương. Tuy nhiên
do giới hạn về thời gian, tài chính và khả năng của bản thân, tác giả
chưa có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu đánh giá hiệu quả tác động
của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định
bằng công cụ phân tích chi phí và lợi ích (Cost & Benefit Analysis -
CBA), nó đòi hỏi phải có quá trình điều tra, khảo sát, thu thập số liệu
phản ánh trên diện rộng. Đây có thể trở thành hướng nghiên cứu để
phát triển sâu hơn trong những công trình nghiên cứu của bản thân
tác giả hoặc của tổ chức, nhà nghiên cứu khác có điều kiện về nhân
lực, tài chính làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách
phát triển hàng TCMN xuất khẩu theo hướng mang lại hiệu quả cao
hơn khi thực thi chính sách.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) có
tác động thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nhiều việc làm và thu nhập
cho người lao động nông thôn, góp phần phân công lại lao động xã
hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định.
Có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất
khẩu, trong đó chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng thúc
đẩy sự tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu. Trong thời gian qua, tỉnh
Nam Định đã có chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu, góp
phần đưa hàng TCMN đã trở thành một trong các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Nam Định. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và xuất khẩu
hàng TCMN ở Nam Định còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy
hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong lĩnh vực này.
Một trong các nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên là do
chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Nam Định còn hạn
chế từ chất lượng đến thực thi chính sách. Do đó cần phải có sự đánh
giá chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu đang thực thi ở Nam
Định để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách nhằm phát triển và
nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn Nam Định.
Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên
cứu: "Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020".
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài luận án với các cách tiếp cận và mức độ khác nhau. Tuy
nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào giải quyết một cách toàn
diện và có tính hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá,
hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định.
Do đó luận án cần nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận về phương
pháp đánh giá, hoàn thiện chính sách và vận dụng đánh giá chính
sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu đang thực thi ở Nam Định, đề
xuất nội dung hoàn thiện chính sách.
2
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh Nam Định hoàn thiện và
ban hành chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu nhằm nâng
cao hiệu quả của xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn Nam Định.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng phương pháp đánh giá, hoàn thiện chính sách phát
triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương.
- Rà soát, đánh giá tác động của chính sách liên quan đến sự
phát triển hàng TCMN xuất khẩu đã có ở Nam Định, rút ra những
điểm mạnh, điểm yếu của chính sách và nguyên nhân.
- Đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu ở Nam Định.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chính sách của tỉnh
Nam Định có tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển
hàng TCMN xuất khẩu trong phạm vi địa bàn tỉnh Nam Định.
- Về thời gian: Tác động chính sách phát triển hàng TCMN
xuất khẩu ở Nam Định từ năm 2006-2012. Đề xuất hoàn thiện chính
sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Nam Định đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết
đánh giá, hoàn thiện chính sách
phát triển hàng TCMN xuât
khẩu.
- Xây dựng các tiêu chí đánh
giá chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu.
- Bài học kinh nghiệm về chính
sách phát triển hàng TCMN ở
một số nước và địa phương
trong nước.
- Đánh giá tác
động của chính
sách phát triển
hàng TCMN xuất
khẩu của tỉnh Nam
Định qua các tiêu
chí đánh giá.
- Rút ra các điểm
mạnh, điểm yếu
của chính sách và
nguyên nhân
Đề xuất
nội dung
hoàn thiện
chính sách
phát triển
hàng
TCMN
xuất khẩu
ở Nam
Định
23
KẾT LUẬN
Hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa
phương là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam do chưa có nhiều nghiên
cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài luận án nghiên cứu "Hoàn
thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam
Định đến năm 2020" nhằm góp phần vào việc phát triển cơ sở lý luận
và thực tiễn về hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất
khẩu ở địa phương. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đã đạt được
một số kết quả sau:
Thứ nhất: Luận án đã làm rõ được nội dung và các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu, các nội dung liên
quan đến chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương;
Đề xuất các bước hoàn thiện chính sách, trong đó luận án đã xây
dựng được các chỉ tiêu đánh giá tác động của chính sách phát triển
hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương. Đây là những vấn đề lý luận
mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến.
Thứ hai: Luận án đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong
việc ban hành, triển khai chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu
ở một số nước châu Á và địa phương trong nước, từ đó rút ra một số
bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc xây dựng, hoàn thiện
chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương.
Thứ ba: Từ việc đánh giá tác động của chính sách đến sự phát
triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012, luận
án đã chỉ ra: Chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam
Định đã có tác động đến sự tăng quy mô sản xuất, phát triển thị
trường dẫn đến kết quả sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN đã có sự
tăng trưởng cả về giá trị sản xuất, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu
nhưng còn những hạn chế chủ yếu đó là: (1) chưa có quy hoạch phát
triển hàng TCMN, chính sách sản phẩm, chính sách phát triển nguồn
nguyên liệu; (2) chưa có sự hỗ trợ một số lĩnh vực như ưu đãi, đào
tạo nghệ nhân, thợ giỏi, thiết kế mẫu mã; mức hỗ trợ từ ngân sách
cho xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, đào tạo lao động, khoa học
công nghệ, xúc tiến thương mại, xử lý ô nhiễm môi trường còn thấp.
Do hạn chế của chính sách dẫn đến hạn chế của sự phát triển
hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định thời gian qua: Sản xuất tự phát,
quy mô nhỏ, thiếu mặt bằng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, chưa
chủ động được nguồn nguyên liệu, phát triển và thiết kế mẫu mã sản
22
- Khuyến khích bảo vệ và xử lý môi trường dưới dạng hỗ trợ
đầu tư áp dụng cho các cơ sở sản xuất chấp thuận chuyển đổi hoặc
áp dụng sản xuất sạch hơn.
3.3.9. Hoàn thiện chinh sách hỗ trợ xúc tiên thương mại
- Điều chỉnh tăng mức hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị tham gia
các Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước phù hợp với khoảng cách
địa lý, chi phí tham gia Hội chợ theo từng khu vực.
- Bổ sung kinh phí hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu
về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, ngoại ngữ.
- Tôn vinh, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đạt "Doanh nghiệp
xuất khẩu có uy tín" trong các hoạt động xúc tiến thương mại.
- Hỗ trợ mô hình cơ sở sản xuất hàng TCMN đầu tư phòng
trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các điểm du lịch.
- Chính sách hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.
3.4. Các điều kiện để đảm bảo triển khai thực thi chính
sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định
3.4.1 Trung ương tiếp tục hoàn thiện các chính sách vĩ mô về
khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
- Trung ương cần tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn
thiện các chính sách phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho các bộ, ngành trong
công tác phát triển khai ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
3.4.2 Các cơ quản lý nhà nước của tỉnh Nam Định có sự phối
hợp, phân công trách nhiệm triển khai các giải pháp phát triển
hàng TCMN xuất khẩu
- Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và hiệu quả trong việc xây
dựng và triển khai các quy hoạch KT-XH, ngành, lĩnh vực.
- Đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai thực hiện chính sách
phát triển hàng TCMN xuất khẩu:
- Tăng cường năng lực phối hợp thực thi chính sách giữa các
ngành liên quan, giữa quản lý ngành và địa phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
3.4.3 Sự nỗ lực từ các cơ sở SXKD hàng TCMN
- Tìm hiểu, nắm bắt tận dụng các hỗ trợ từ chính sách.
- Tích cực, chủ động tổ chức triển khai hoạt động SXKD.
- Tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề TCMN.
3
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết
hợp với lôgíc, lịch sử và các phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê
phân tích, sử dụng chuyên gia, dự báo.
6. Các đóng góp của luận án:
6.1. Về lý luận:
- Luận án làm rõ các nội dung liên quan đến chính sách phát
triển hàng TCMN xuất khẩu, các bước hoàn thiện chính sách, trong
đó đã xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá tác động của chính sách.
- Rút ra bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu ở một số nước và địa phương trong nước làm cơ sở
tham khảo, vận dụng vào việc hoàn thiện chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu ở Nam Định.
6.2. Về thực tiễn:
- Phân tích, đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển
hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012, chỉ ra
điểm mạnh, điểm yếu của chính sách, nguyên nhân các điểm yếu.
- Đề xuất các nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định đồng thời khuyến nghị các biện
pháp để triển khai thực hiện chính sách .
7. Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án có 3 chương được trình
bày trong 148 trang.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU
VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU
1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hàng TCMN xuất khẩu
Khái niệm: Hàng TCMN thường được quan niệm là sản phẩm
được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công, tạo ra các sản
phẩm có tính mỹ thuật cao, luôn gắn liền với phong tục tập quán và
mang đậm các nét văn hoá của nơi tạo ra hàng hóa đó. Hàng TCMN
thường là các sản phẩm truyền thống của một địa phương hay một
quốc gia.
4
Đặc điểm: Hàng TCMN xuất khẩu có những đặc điểm cơ bản
khác với các hàng hoá khác về tính chất của sản phẩm, về người tiêu
dùng, về nguyên vật liệu, về chủ thể sản xuất và cách thức sản xuất.
1.1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ trong phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa của địa phương
1.1.2.1 Đối với phát triển kinh tế-xã hội
- Đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, thu nhập,
sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn
- Tăng nguồn thu và hiệu quả xuất khẩu
1.1.2.2 Đối với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống
- Bảo tồn, duy trì và phát triển được nhiều ngành nghề truyền
thống của địa phương
- Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống và
góp phần trong việc truyền bá văn hoá đến các nước.
1.1.3 Chuỗi cung ứng hàng TCMN xuất khẩu
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng hàng TCMN xuất khẩu
Nguồn: [12]
1.1.4. Nội dung phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
1.1.4.1 Phát triển quy mô, năng lực sản xuất
Bao gồm: Phát triển làng nghề TCMN, cơ sở sản xuất kinh
doanh, nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, vốn đầu tư, tăng giá trị
sản xuất và doanh thu.
21
3.3.4. Hoàn thiện chính sách đất đai
a. Chính sách hỗ trợ phát triển CCN, điểm công nghiệp
b. Chính sách thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng
- Chính sách đền bù khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
- Chính sách hỗ trợ chuyển nghề cho nông dân bị thu hồi đất:
3.3.5. Hoàn thiện chính sách về đầu tư, tín dụng.
a. Chính sách đầu tư:
- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết CCN:
- Điều chỉnh nâng mức hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng CCN.
- Chính sách xã hội hóa đầu tư xây dựng điểm công nghiệp.
b. Chính sách tín dụng, thuế:
- Xem xét đưa ngành TCMN vào hạng ưu tiên cho vay vốn,
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát
triển nghề và làng nghề TCMN.
- Chính sách giảm thuế cho các sản phẩm làng nghề TCMN.
- Các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
sở SXKD hàng TCMN tiếp cận và vay vốn,
3.3.6 Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
3.4.6.1 Chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi, thiết kế sản
phẩm TCMN
a.Ưu đãi, khuyến khích phát huy vai trò nghệ nhân, thợ giỏi.
b. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với nghệ nhân, thợ giỏi, nhà
thiết kế mẫu sản phẩm TCMN.
3.4.6.2 Hỗ trợ đào tạo lao động nghề TCMN
3.3.7 Hoàn thiện chính sách công nghệ
- Nâng mức hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất hàng
TCMN để khuyến khích hiện đại hoá công nghệ truyền thống.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực SX, chất lượng sản phẩm.
- Cơ chế chính sách tài trợ, hỗ trợ vốn, vay vốn và lãi suất vay
đối với các đề tài nghiên cứu, dự án chuyển giao công nghệ qua Quỹ
phát triển Khoa học & công nghệ của tỉnh.
3.3.8. Hoàn thiện chính sách bảo vệ và xử lý môi trường
làng nghề, CCN, điểm công nghiệp nông thôn
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình thí điểm hệ thống xử lý ô
nhiễm môi trường tại cơ sở sản xuất hàng TCMN
- Có chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong làng
nghề TCMN vào các cụm, điểm công nghiệp tập trung
20
Bốn là, hoàn thiện chính sách trên cơ sở kết hợp tầm nhìn dài
hạn và ngắn hạn. Đồng thời chính sách phải có tính ổn định lâu dài.
Năm là, hoàn thiện chính sách phải đảm bảo hài hòa lợi ích nhà
nước, tổ chức, cá nhân thụ hưởng chính sách và của xã hội.
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu ở Nam Định
Một là, hoàn thiện chính sách theo hướng thống nhất, đồng bộ,
hoàn chỉnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Hai là, hoàn thiện chính sách phù hợp với qui hoạch, kế
hoạch, mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.
Ba là, hoàn thiện chính sách phải đạt mục tiêu phát huy được
tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Bốn là, chính sách phải khả thi, dễ triển khai thực hiện.
3.3. Nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN
xuất khẩu ở Nam Định
3.3.1. Xây dựng Quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh Nam Định bao gồm
3.4.1.1 Quy hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề TCMN truyền
thống.
3.4.1.2 Quy hoạch phát triển làng nghề TCMN mới.
3.4.1.3 Quy hoạch phát triển du lịch làng nghề TCMN.
3.4.1.4 Quy hoạch các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp.
3.3.2. Xây dựng chính sách sản phẩm
3.4.2.1 Xây dựng và triển khai chương trình “Mỗi làng một
sản phẩm” (OVOP).
3.4.2.2 Xây dựng, ban hành Quy chế bình chọn các sản phẩm
công nghiệp nông thôn tiêu biểu
3.4.2.3 Tăng mức hỗ trợ xây dựng, đăng ký và phát triển
thương hiệu sản phẩm.
3.4.2.4. Khuyến khích phát triển nghề, làng nghề TCMN.
3.3.3 Xây dựng chính sách phát triển nguồn nguyên liệu
- Chính sách phát triển vùng nguyên liệu: Cói, dâu tằm, đay.
- Chính sách phát triển cơ sở xử lý, sơ chế nguyên liệu
- Chính sáh phát triển chợ cung cấp nguyên liệu hàng TCMN.
5
1.1.4.2 Phát triển xuất khẩu
Bao gồm: Tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển các mặt hàng
TCMN xuất khẩu mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khai thác,
mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu mới.
1.1.4.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Nâng cao năng suất lao động
- Tăng lợi nhuận SXKD hàng TCMN
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hàng TCMN XK
ở địa phương
1.1.5.1 Các điều kiện nhân tố sản xuất
Bao gồm: Điều kiện tự nhiên; kết cấu hạ tầng; vốn, nhân lực,
nguyên vật liệu, kỹ thuật và công nghệ; Yếu tố truyền thống
1.1.5.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Thị trường xuất khẩu
- Sản phẩm thay thế
1.1.5.3 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành TCMN xuất khẩu
- Cạnh trạnh giữa ngành TCMN các địa phương trong nước
- Cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu hàng TCMN
1.1.5.4 Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến ngành hàng
TCMN xuất khẩu
Việc phát triển các ngành phụ trợ tạo điều kiện cho sản xuất,
xuất khẩu hàng TCMN phát triển.
1.1.5.5 Môi trường chính trị, pháp luật
* Môi trường chính trị- kinh tế- xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
* Tác động của sự quản lý, điều hành và môi trường pháp lý
của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN:
- Các chủ trương, chiến lược của Chính phủ về khuyến khích
phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
- Các chính sách phát triển xuất khẩu của nhà nước.
- Sự phối hợp chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý từ
Trung ương tới địa phương trong việc phát triển hàng TCMN XK
* Hàng rào thuế quan và phi thuế của các nước nhập khẩu
6
1.2. Chính sách phát triển hàng TCMN XK ở địa phương
1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển hàng TCMN XK
Từ việc phân tích các khái niệm về chính sách KT-XH, có thể
cho rằng chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là
những chủ trương, giải pháp của nhà nước tác động vào các đối
tượng trong chuỗi cung ứng hàng TCMN xuất khẩu nhằm phát triển
các yếu tố để phát triển hàng TCMN xuất khẩu.
Chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có thể
bao gồm chính sách của Trung ương và của chính quyền địa phương.
1.2.2 Các yếu tố cơ bản của chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu
1.2.2.1 Căn cứ xây dựng chính sách
1.2.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển hàng TCMN XK
Mục tiêu chung: Phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN,
tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Các mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu chung như phát
triển nguồn vốn, lao động, đất đai, công nghệ, thị trường...
1.2.2.3 Chủ thể và đối tượng của chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu
- Chủ thể của chính sách là những cá nhân, tổ chức quản lý nhà
nước tham gia vào quá trìn