Bảo trợ xã hội là một trong những chính sách xã hội thể hiện
tính ưu việt và là một trong những hợp phần quan trọng của hệ thống
an sinh xã hội. Với mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết
tốt các vấn đề xã hội Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng dành
nhiều sự quan tâm sâu sắc đến công tác bảo trợ xã hội. Nhận thức
được vấn đề này trong thời gian qua công tác bảo trợ xã hội trên địa
bàn huyện Quảng Ninh đã có những cách thức riêng nhằm mục tiêu
quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện tối đa nhất có thể cho các đối
tượng bảo trợ xã hội đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội đặc thù của địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác BTXH, thực thi
các chính sách trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất
định, chưa đáp ứng đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội. Để công
tác BTXH của huyện tiếp tục tác động một cách thiết thực vào cuộc
sống, thực sự trở thành hoạt động hữu ích nhằm giúp đỡ, bù đắp thiệt
thòi cho những đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội,
tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội. Vì vậy, tôi
đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp của mình
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRƢƠNG THỊ KHÁNH NHÀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05
Đà Nẵng – 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến
Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THUY
Phản biện 2: TS. HOÀNG VĂN LONG
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo trợ xã hội là một trong những chính sách xã hội thể hiện
tính ưu việt và là một trong những hợp phần quan trọng của hệ thống
an sinh xã hội. Với mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết
tốt các vấn đề xã hội Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng dành
nhiều sự quan tâm sâu sắc đến công tác bảo trợ xã hội. Nhận thức
được vấn đề này trong thời gian qua công tác bảo trợ xã hội trên địa
bàn huyện Quảng Ninh đã có những cách thức riêng nhằm mục tiêu
quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện tối đa nhất có thể cho các đối
tượng bảo trợ xã hội đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội đặc thù của địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác BTXH, thực thi
các chính sách trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất
định, chưa đáp ứng đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội. Để công
tác BTXH của huyện tiếp tục tác động một cách thiết thực vào cuộc
sống, thực sự trở thành hoạt động hữu ích nhằm giúp đỡ, bù đắp thiệt
thòi cho những đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội,
tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội. Vì vậy, tôi
đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác bảo
trợ xã hội
- Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện công tác bảo trợ
xã hội tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chỉ ra những kết quả
đạt được cũng như những mặt hạn chế, những vấn đề bất cập còn tồn
2
tại của công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo trợ xã
hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến
công tác bảo trợ xã hội tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên
quan đến công tác bảo trợ xã hội.
- Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác bảo trợ xã hội
trên địa bàn huyện Quảng Ninh, giai đoạn 2012-2016. Các giải pháp
được đề xuất có ý nghĩa trong những năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.
- Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu.
- Phương pháp quy nạp.
5. Bố cục của đề tài
Luận văn được kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1. Các vấn đề lý luận về bảo trợ xã hội
Chương 2. Thực trạng công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Chương 3. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác bảo trợ xã
hội cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thời gian đến.
6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3
CHƢƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1.1. Một số khái niệm
- Bảo trợ xã hội
Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, hoạt động của chính
quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức
và biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế
hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và cơ hội hòa
nhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định
và công bằng xã hội.
- Cơ sở của bảo trợ xã hội
+ Công bằng xã hội
Là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết mối quan
hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
theo nguyên tắc: cống hiến về vật chất và tinh thần ngang nhau cho
sự phát triển xã hội thì được hưởng thụ ngang nhau những giá trị vật
chất và tinh thần do xã hội tạo ra, phù hợp với khả năng hiện thực
của xã hội. Gồm công bằng xã hội theo chiều dọc và công bằng xã
hội theo chiều ngang.
+ Phúc lợi xã hội
Khi nói đến phúc lợi xã hội người ta thường đồng nghĩa với
những gì do xã hội, mà trực tiếp là do Nhà nước đưa lại. Điều đó
cũng có nghĩa là ngoài phần thu nhập nhận được trực tiếp, người lao
động được hưởng thêm một số lợi ích do Nhà nước thực hiện.
+ Phân phối lại phúc lợi xã hội
Là sự điều hòa lại mức thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
nhằm thực hiện sự công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch giữa
4
những người có thu nhập cao và những đối tượng có mức thu nhập
dưới mức tối thiểu. Có hai cách phân phối phổ biến là phân phối theo
chức năng và phân phối theo mức độ thu nhập.
1.1.2. Đặc điểm của công tác bảo trợ xã hội
- Đối tượng tham gia vào quan hệ BTXH bao gồm Nhà nước,
các đối tượng bảo trợ và các chủ thể khác như tổ chức, cá nhân khác.
- Chế độ BTXH bao gồm hai nội dung chính là chế độ bảo trợ
thường xuyên và chế độ bảo trợ đột xuất.
- Mục đích của BTXH là hỗ trợ, giúp đỡ cho những người lâm
vào tình trạng thực sự khó khăn, túng quẫn, cần có sự giúp đỡ về vật
chất mới có thể vượt qua được hoàn cảnh hiện tại.
1.1.3. Vai trò của công tác bảo trợ xã hội
Thứ nhất, bảo trợ xã hội thực hiện chức năng bảo đảm an sinh
xã hội của Nhà nước.
Thứ hai, BTXH thực hiện chức tái phân phối lại của cải xã
hội.
Thứ ba, BTXH có vai trò phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu và
khắc phục rủi ro và giải quyết một số vấn đề xã hội nảy sinh.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.2.1. Mở rộng đối tƣợng bảo trợ xã hội
- Mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội là sự gia tăng về số lượng
được thụ hưởng theo thời gian, ngoài những đối tượng được hưởng
theo quy định trước đây, nhà nước cần bổ sung thêm đối tượng mà
trước đây ngân sách chưa đảm bảo để các đối tượng đó thụ hưởng.
- Đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm:
+ Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp thường xuyên.
+ Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp đột xuất.
5
- Cần phải mở rộng đối tượng BTXH là do các điều kiện về
lịch sử, địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội nên có rất nhiều đối tượng
gặp khó khăn, bất hạnh, rủi ro cần được bảo trợ.
- Nội dung về mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội
+ Sửa đổi, bổ sung những điểm bất hợp lý về quy định các đối
tượng được nhận bảo trợ xã hội để mở rộng diện được bảo trợ.
+ Công tác quản lý, nắm bắt đối tượng phải được tiến hành
thường xuyên, có hệ thống; việc thống kê, báo cáo ở cấp cơ sở về các
đối tượng bảo trợ đột xuất phải chính xác, kịp thời.
- Tiêu chí đánh giá về mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội:
+ Tổng số đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội qua các năm.
+ Tỷ lệ đối tượng được thụ hưởng trên tổng dân số.
+ Số lượng đối tưởng được hưởng từng nhóm qua các năm.
+ Tỷ lệ từng nhóm đối tượng trên tổng số đối tượng BTXH.
1.2.2. Phát triển các hình thức tài trợ cho công tác bảo trợ
xã hội
- Hình thức BTXH là cách thức tiến hành phân bổ nguồn lực
tài chính đến các đối tượng được bảo trợ theo nguyên tắc nhất định.
- Hình thức bảo trợ xã hội bao gồm:
+ Trợ cấp trực tiếp: có thể được tiến hành theo hình thức trợ
cấp bằng tiền hoặc hình thức trợ cấp bằng hiện vật.
+ Trợ cấp gián tiếp: Tài trợ thông qua giá.
- Phát triển các hình thức BTXH là tiến hành cung cấp nhiều
dạng dịch vụ mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng được thụ
hưởng, đặc biệt là dịch vụ có chất lượng cao.
- Cần phải phát triển các hình thức BTXH là vì để đáp ứng nhu
cầu thụ hưởng của các đối tượng, không chỉ đơn thuần thực hiện việc
bảo trợ truyền thống mà cần phải phát triển các hình thức này một
cách đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và phù hợp tình hình
phát triển kinh tế - xã hội.
6
- Tiêu chí đánh giá về hình thức bảo trợ xã hội:
+ Chi ngân sách cho từng hình thức bảo trợ xã hội
+ Chi ngân sách cho từng đối tượng của từng hình thức
BTXH.
1.2.3. Nâng cao chất lƣợng của công tác bảo trợ xã hội
- Nâng cao chất lượng của công tác BTXH được đánh giá
thông qua mức độ hài lòng, sự thỏa mãn của đối tượng được thụ
hưởng, cũng như sự tiến bộ về hành vi, thái độ phục vụ của đội ngũ
cán bộ làm công tác BTXH.
- Cần phải nâng cao chất lượng BTXH là do nhu nhu cầu ngày
càng tăng của đối tượng BTXH và sự đa dạng về hình thức BTXH.
- Nội dung về nâng cao chất lượng của công tác bảo trợ xã hội:
+ Cần có phương pháp cụ thể để cải tiến phương thức cung
cấp, làm cho đối tượng thụ hưởng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ
BTXH, để họ có cơ hội hơn trong việc lựa chọn các phương thức phù
hợp.
+ Cần có phương pháp để cải tiến trình tự cung cấp, từ khi xác
định được đối tượng BTXH cho đến đối tượng được thụ hưởng.
+ Cần cải tiến phương thức cung cấp để đối tượng thụ hưởng
có cơ hội trong việc lựa chọn phương thức phù hợp với mình
- Tiêu chí đánh giá về nâng cao chất lượng công tác BTXH:
+ Mức độ hài lòng, thỏa mãn của đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Số lượng vụ khiếu kiện, khiến nại liên quan đến các chính
sách BTXH.
+ Chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội.
1.2.4. Mở rộng mạng lƣới hoạt động bảo trợ xã hội
- Mở rộng mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội là mở rộng các
điểm, các cơ sở cung cấp, thực hiện chức năng xác định, kịp thời
thực hiện cấp phát đến đối tượng được hưởng một cách ngắn nhất,
nhanh nhất và đúng đối tượng nhất.
7
- Cần phải mở rộng mạng lưới BTXH để các đối tượng được
hưởng các dịch vụ của xã hội một cách tốt nhất, cùng với mục tiêu
đẩy mạnh công tác bảo trợ xã hội, cần phải chú trọng đến việc xây
dựng nền tảng, mở rộng mạng lưới dịch vụ mang tính rộng khắp.
- Nội dung về mở rộng mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội:
+ Nghiên cứu đối tượng, quy mô đối tượng và khả năng mở
các điểm cung cấp để các đối tượng được tiếp cận nhanh và hiệu quả.
+ Tăng cường thêm đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện công tác
BTXH từ cơ sở đến cấp cơ sở.
+ Xây thêm các trung tâm BTXH và nhà nuôi dưỡng các đối
tượng BTXH phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương.
+ Thông qua mạng lưới BTXH nhằm huy động ngân sách đảm
bảo chi cho bộ máy hoạt động BTXH và chi trực tiếp cho các đối
tượng thụ hưởng.
- Tiêu chí đánh giá về mở rộng mạng lưới hoạt động BTXH:
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội.
+ Mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội.
1.2.5. Tăng nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ
xã hội
- Nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác BTXH là nguồn tài
chính có được từ các chương trình được thiết kế để trợ giúp cho
những người yếu thế đạt được mức sống tối thiểu cần thiết và cải
thiện cuộc sống của họ.
- Nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội bao
gồm:
+ Nguồn tài trợ từ ngân sách Nhà nước.
+ Nguồn tài trợ từ các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, các doanh
nghiệp, cá nhân, gia đình và cộng đồng.
+ Nguồn tài trợ quốc tế.
- Cần phải tăng nguồn tài trợ cho công tác BTXH là vì:
8
+ Sự phát triển của nền kinh tế thị trường dẫn đến khoảng cách
về thu nhập, về mức sống ngày càng có sự phân hóa hơn.
+ Xu hướng đang diễn ra quá trình già hóa dân số.
+ Hậu quả nặng nề của chiến tranh, ô nhiễm môi trường, chất
độc hóa học hậu quả thiên tai làm tăng đối tượng BTXH.
+ Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng, giá cả leo
thang.
- Nội dung về tăng nguồn tài trợ cho bảo trợ xã hội:
Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động nguồn
tài trợ để phục vụ cho công tác BTXH. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp
kinh phí cho hoạt động này của Nhà nước sẽ giảm dần. Đồng thời,
tăng dần tỷ lệ đóng góp từ các cá nhân, gia đình, các tổ chức đoàn
thể xã hội, các doanh nghiệp trong cộng đồng và các tổ chức quốc tế
cho nguồn lực tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội.
- Tiêu chí đánh giá nguồn tài trợ cho bảo trợ xã hội:
+ Tổng số các nguồn tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội
+ Tốc độ tăng nguồn kinh phí tài trợ
+ Tỷ lệ từng nguồn tài trợ trên tổng số nguồn tài trợ.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.3.1. Nhân tố kinh tự nhiên
Bao gồm các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, địa hình.
1.3.2. Nhân tố kinh tế
Bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình
quân đầu người, chính sách điều tiết của nhà nước.
1.3.3. Nhân tố xã hội
Bao gồm các nhân tố như dân số, chính trị, truyền thống văn
hóa, phong tục tập quán, lối sống của người dân.
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN
QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUẢNG NINH TÁC
ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Huyện Quảng Ninh là nằm ở cửa ngõ phía Nam tỉnh Quảng
Bình, với diện tích 119.418,2 ha, nằm ở sườn Đông của dãy Trường
Sơn, nghiêng từ Tây sang Đông, toàn huyện chia làm bốn dạng địa
hình chính. Huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nhiệt
độ bình quân từ 24,5 - 25o C, lượng mưa bình quân từ 21.000 -
22.000 ml, mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội
Dân số trung bình của toàn huyện giai đoạn từ năm 2012-2016
tăng liên tục, năm 2016 là 90.389 người tăng gấp 1,02 lần so với năm
2012. Dân cư trên địa bàn phân bố không đồng đều, mật độ dân số
của toàn huyện năm 2016 là 76 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao
động qua các năm đều chiếm trên 60% so với tổng dân số toàn
huyện. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch
theo hướng giảm lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản, tăng lao
động trong cách ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
2.1.3. Đặc điểm về điều kiện xã hội
- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012-2016 là tương đối cao đạt
9,6%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế không đồng đều và
có biến động qua các năm.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của huyện đang
10
chuyển dịch theo xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp. Tính đến
năm 2016 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 41%; ngành
dịch vụ chiếm 35,59%; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 23,41%.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI
GIAN QUA
2.2.1. Đối tƣợng bảo trợ xã hội
- Đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên trên địa bàn
huyện trong những năm những qua là tương đối lớn và tăng qua các
năm, năm 2012 toàn huyện có tất cả là 3.168 đối tượng và đến năm
2016 lên đến 4.521 đối tượng, điều đó được thể hiện tại Bảng 2.1
dưới đây:
Bảng 2.1. Đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp
thường xuyên
ĐVT: Người
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Nhóm đối tượng hưởng
trợ cấp thường xuyên
3.168 3.786 4.279 4.358 4.521
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh)
Qua Bảng trên cho thấy, mức độ bao phủ đối tượng qua các
năm đều tăng. Giai đoạn từ năm 2012-2014 gồm 9 nhóm đối tượng,
trong đó nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm người 85 tuổi
trở lên không có lương hưu và người tàn tật không có khả năng lao
động. Còn giai đoạn từ năm 2015-2016 gồm 6 nhóm đối tượng, trong
đó nhóm người cao tuổi và người khuyết tật chiếm tỷ lệ lớn và tăng
qua hai năm.
- Do tính chất thất thường của điều kiện tự nhiên nên các đối
11
tượng được hưởng BTXH đột xuất trong giai đoạn này cũng có nhiều
biến động phức tạp. Điều đó được thể hiện qua Bảng 2.2 sau đây:
Bảng 2.2. Đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp đột xuất
ĐVT: Người
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
08 nhóm đối tượng
hưởng trợ cấp đột xuất
7.676 9.514 5.511 4.207 7.889
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh)
Số đối tượng được hưởng trợ cấp đột xuất qua các năm chủ
yếu là người bị thiếu đói do thiếu lượng thực. Các nhóm đối tượng
như hộ gia đình có người chết, mất tích; hộ gia đình có nhà bị đổ,
sập, trôi, cháy giảm qua các năm. Còn các nhóm đối tượng còn lại
nhìn chung qua các năm đều không thay đổi.
2.2.2. Các hình thức tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội
Kinh phí trợ cấp cho công tác BTXH tăng qua các năm là do
số đối tượng được hưởng thụ được mở rộng và mức trợ cấp xã hội
tăng. Điều đó được minh họa tại Bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3. Tình hình chi ngân sách bảo trợ xã hội
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Trợ cấp
thường xuyên
8.042,76 9.584,73 11.091,74 15.716,07 20.831,58
Trợ cấp
đột xuất
1.407,06 1.628,44 1.023 762,31 1.702,3
Trợ cấp khác 0 0 0 0 0
Tổng cộng 9.449,82 11.213,17 12.114,74 16.478,38 22.533,88
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh)
Qua bảng 2.3 cho thấy kinh phí chi cho hoạt động bảo trợ xã
12
hội năm 2012 là 9.449,82 triệu đồng đến năm 2016 là 22.533,88 triệu
đồng tức tăng gấp 2,4 lần so với năm 2012. Trong đó nguồn kinh phí
trợ cấp thường xuyên là chủ yếu. Giai đoạn 2012-2014, kinh phí chủ
yếu cho các nhóm đối tượng như: người 85 tuổi trở lên không có
lương hưu và người tàn tật không có khả năng lao động. Giai đoạn
2015-2016, kinh phí trợ cấp cho nhóm 6 đối tượng tập trung chủ yếu
ở nhóm đối tượng người khuyết tật và nhóm người cao tuổi bởi vì
những nhóm này có số lượng đối tượng khá lớn. Nguồn kinh phí trợ
cấp đột xuất qua các năm khá ít chủ yếu chi cho người bị đói do
thiếu lương thực, cho người chết, mất tích.
- Hình thức tài trợ thông qua giá :
Bảng 2.4. Tổng hợp kinh phí tài trợ thông qua giá
Hình thức
tài trợ
Cấp
BHYT
Hưởng CS tài
trợ nghề
Vay vốn
ưu đãi
Tổng
cộng
Năm
2012
Số đối tượng
(ng)
2.280 15 0 2.295
Số tiền (tr.đ) 1.415 60 0 1.475
Năm
2013
Số đối tượng
(ng)
2.716 18 0 2.734
Số tiền (tr.đ) 1.686 72 0 1.758
Năm
2014
Số đối tượng
(ng)
2.942 25 0 2.967
Số tiền (tr.đ) 1.826 100 0 1.926
Năm
2015
Số đối tượng
(ng)
3.052 32 0 3.084
Số tiền (tr.đ) 1.895 128 0 2.203
Năm
2016
Số đối tượng
(ng)
3.209 41 0 3.250
Số tiền (tr.đ) 1.992 164 0 2.156
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh)
13
Qua bảng 2.4 trên cho thấy, kinh phí tài trợ thông qua giá trên
địa bàn chủ yếu tài trợ cho đối tượng BTXH được cấp BHYT, trong
giai đoạn này số đối tượng tăng từ 2.280 người năm 2012 lên đến
3.209 người năm 2016 và nâng mức giá trị từ 1.415 triệu đồng lên
đến 1.992 triệu đồng. Song, kinh phí tài trợ thông qua giá cho đối
tượng BTXH được hưởng chính sách tài trợ nghề thì chỉ chiếm tỷ lệ
rất nhỏ.
- Trong thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện kịp thời
và có hiệu quả lĩnh vực xã hội như giải quyết việc làm, xóa đói giảm
nghèo, xuất khẩu lao động và Ngân hàng CSXH giải ngân cho vay
hộ nghèo; cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho
vay giải quyết việc làm; cho vay hộ nghèo nhà ở đã góp phần giải
quyết việc làm tăng thu nhập, từng bước ổn định và cải thiện đời
sống nhân dân, góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo của huyện.
Chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo từ năm 2012 đến năm
2016 có tổng cộng 65.144 lượt hộ vay có thể thấy số hộ vay theo hộ
nghèo giảm dần theo từng năm và hộ nghèo đã được tạo điều kiện
tiếp cận nguồn vay để có vốn phát triển kinh tế, góp phần hạ thấp tỷ
lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Nguồn vốn tín dụng đối với HS, SV có hoàn cảnh khó khăn
được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện, đã giải quyết
được cho 2.244 HS, SV được vay