Chi NSNN (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư ) gắn liền với với
việc duy trì và tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện các chức
năng của Nhà nước. Trong đó chi thường xuyên có tính chất tiêu hao trực tiếp
không có tính chất thu hồi như chi đầu tư, do vậy để đảm bảo việc sử dụng
NSNN trong việc chi thường xuyên có hiệu quả, đúng như mục đích yêu cầu
đã đặt ra, Nhà nước giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng như Tài chính,
Kho bạc Nhà nước kiểm tra kiểm soát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụng
NSNN. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát các khoản chi thường
xuyên của NSNN luôn luôn được đặt ra, nhằm đảm bảo kỷ luật tài chính, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực, không gây lãng phí cho NSNN, để làm được
việc này cần có những giải pháp nhằm hòan thiện công tác kiểm sóat chi
thường xuyên từ cơ quan quan lý cấp cơ sở. Xuất phát từ việc nghiên cứu
môi trường và thực tế công việc tại KBNN Tây Hồ, tôi quyết định , tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu là “Hoàn thiện công tác kiểm soát các khoản chi
thường xuyên của NSNN qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ” làm đề tài luận
văn thạc sỹ kinh tế của tôi.
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỞ ĐẦU
Chi NSNN (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư ) gắn liền với với
việc duy trì và tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện các chức
năng của Nhà nước. Trong đó chi thường xuyên có tính chất tiêu hao trực tiếp
không có tính chất thu hồi như chi đầu tư, do vậy để đảm bảo việc sử dụng
NSNN trong việc chi thường xuyên có hiệu quả, đúng như mục đích yêu cầu
đã đặt ra, Nhà nước giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng như Tài chính,
Kho bạc Nhà nước kiểm tra kiểm soát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụng
NSNN. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát các khoản chi thường
xuyên của NSNN luôn luôn được đặt ra, nhằm đảm bảo kỷ luật tài chính, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực, không gây lãng phí cho NSNN, để làm được
việc này cần có những giải pháp nhằm hòan thiện công tác kiểm sóat chi
thường xuyên từ cơ quan quan lý cấp cơ sở. Xuất phát từ việc nghiên cứu
môi trường và thực tế công việc tại KBNN Tây Hồ, tôi quyết định , tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu là “Hoàn thiện công tác kiểm soát các khoản chi
thường xuyên của NSNN qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ” làm đề tài luận
văn thạc sỹ kinh tế của tôi.
Chương 1
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ
KIỂM SOÁT CHI QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1- Chi NSNN và đặc điểm chi thường xuyên của NSNN
1.1.1 – Khái niệm chi NSNN
Chi NSNN thể hiện các quan hệ tài chính tiền tệ được hình thành trong
quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo các nhu cầu chi
ii
tiêu của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng chính trị, kinh tế, xã
hội của Nhà nước.
1.1.2- Đặc điểm chi thường xuyên NSNN
Chi thường xuyên những khoản chi có tính chất đều không thể trì
hoãn, không thể gián đoạn, không mang tính hoàn trả trực tiếp, gắn liền với
việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước .
Chi thường xuyên bao gồm : Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục
và đào tạo, y tế, xã hội, các hoạt động sự nghiệp kinh tế, quốc phòng, an ninh
và trật tự an toàn xã hội, hoạt động của các cơ quan Đảng và các tổ chức
chính trị xã hội, chi trợ giá
1.2- Kiểm soát chi qua KBNN
1.2.1.-Khái niệm và sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN
Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan có thẩm quyền thực hiện
thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN trên cơ sở những nguyên
tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính đảm bảo các khoản chi thực
hiện theo đúng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do Nhà nước
quy định.
1.2.2- Nội dung kiểm soát chi :
- Kiểm soát các điều kiện chi trả, thanh toán :
+ Có trong dự toán NSNN được giao : Dự toán được cơ quan có thẩm
quyền phân bổ cho đơn vị sử dụng NSNN. Căn cứ vào bản dự toán, Kho bạc
theo dõi và cấp phát cho đơn vị trong phạm vi dự toán được giao.
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi : Căn cứ vào hồ sơ chứng từ
thanh toán của đơn vị , KBNN thực hiện kiểm soát , bảo đảm đúng chế độ,
tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy
định. Các khoản chi phải đảm bảo định mức, tiêu chuẩn đã quy định như :
iii
Định mức chi tiêu hội nghị, công tác phí, các tiêu chuẩn như điện thoại, mua
sắm ô tô
+ Được thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền quyết định chi,
chứng từ bao gồm các giấy rút dự toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản,
bảng kê thanh tóan, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng v..v...
+ Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định liên quan
đến từng khoản chi.
- Kiểm soát theo hình thức chi trả, thanh toán NSNN.
+ Đối với các khoản chi theo hình thức dự toán, căn cứ vào giấy rút dự
toán NSNN kèm theo các hồ sơ thanh toán của đơn vị, KBNN nơi giao dịch
tiến hành kiểm soát và thanh toán. Nếu đủ điều kiện theo quy định, thì
KBNN thực hiện thanh toán trực tiếp cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội
và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán qua đơn vị sử dụng
NSNN. Nếu chưa đủ điều kiện thanh toán, KBNN cấp tạm ứng cho đơn vị.
+ Đối với những khoản chi câp phát bằng hình thức lệnh chi tiền,
KBNN thực hiện xuất quỹ NSNN và thanh toán cho đơn vị sử dụng NSNN
theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính. KBNN chỉ chịu
trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, tổ chức hạch toán
theo đúng Mục lục Ngân sách Nhà nước.
1.2.3 - Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi qua KBNN
Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN bị tác động bởi nhiều nhân tố
như : Dự toán ngân sách, chế độ , tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, sự phối
hợp giữa các cơ quan liên quan, ý thức chấp hành Luật Ngân sách của các đơn
vị sử dụng ngân sách, hệ thống KBNN. Điều này đòi hỏi ngành KBNN phải
có cácphương án giải pháp nhằm thích ứng với các nhân tố này, tìm ra cách
thức quản lý có hiệu quả nhất.
1.3 - Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của một số nước trên thế giới.
iv
Qua việc quản lý chi NSNN của Cộng hòa Pháp và Singapor, rút ra một số
kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nghiên cứu, triển khai việc quản lý
NSNN theo kết quả đầu ra.
v
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN QUA KBNN TÂY HỒ
2.1 Tổng quan về tình hình chi NSNN qua KBNN Tây Hồ
Với chức năng và quyền hạn của một KBNN cấp huyện, nhiệm vụ
kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Tây Hồ tập trung vào các đơn vị sử
dụng NSNN là các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế (đơn vị khoán chi) và các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính. Trong các năm 2004,2005,2006 số Chi NSNN qua KBNN Tây Hồ như
sau:
Bảng 2.1 : Chi NSNN qua KBNN Tây Hồ Đơn vị : triệu đồng, %
Cấp ngân sách
2004
2005
2006
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Trung ương 92.030 162.692 162.308 176,78 99,76
Chi đầu tư XDCB 74.684 129.900 124.186 173,93 125,46
Chi thường xuyên 17.346 32.792 38.122 189,46 116,25
Thành phố 233.256 307.195 380.350 131,69 123,81
Chi đầu tư XDCB 212.492 285.191 357809 134,21 125,46
Chi thường xuyên 20.764 22.004 22.541 105,97 102,44
Quận 111.060 167.049 145.102 150,41 86,86
Chi đầu tư XDCB 44.926 92.202 60.480 205,23 65,6
Chi thường xuyên 66.314 74.847 84.622 113,17 113,06
Phường 14.134 18.283 23.153 129,54 126,63
Tổng chi NSNN 450.477 655.219 710.913 145,45 108,5
Nguồn : KBNN Tây Hồ
vi
2.2 Thực trạng công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên của
NSNN qua KBNN Tây Hồ
2.2.1 - Qui trình chi NSNN tại KBNN Tây Hồ :
Sơ đồ quy trình kiểm soát các khoản chi NSNN
(1) (2)
(3)
(5) (4)
(1) Kế toán viên tiếp nhận hồ sơ, chứng từ chi từ khách hàng.
(2) Kế toán viên kiểm tra các điều kiện chi, sau đó trình kế toán trưởng.
(3) Kế toán trưởng kiểm tra lại trình Giám đốc duyệt.
(4) Giám đốc duyệt chuyển lại cho kế toán viên
(5) Kế toán thanh toán chuyển tiền cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ
2.2.2- Nội dung kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Tây Hồ
- Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN
a- Các khoản chi thanh toán cá nhân:
Đối với lương cấp bậc, chức vụ và sinh hoạt phí: căn cứ vào danh sách
chi trả lương, phụ cấp lương đối chiếu với bảng đăng ký biên chế, quỹ lương,
Kế toán
giao dịch
Kế toán
trưởng
Giám đốc
Đơn vị sử
dụng
NSNN
Người
cung cấp
hàng hóa
dịch vụ
vii
sinh hoạt phí năm (hoặc bản đăng ký điều chỉnh được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền duyệt) kèm theo giấy rút dự toán NSNN của đơn vị thực hiện chế
độ tự chủ, Kho bạc thanh toán cho đơn vị để chi trả cho người được hưởng
theo quy định hiện hành.
b- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn:
Căn cứ dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị để thực
hiện chế độ tự chủ, giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên
quan đến từng khoản chi, Kho bạc thực hiện đối chiếu với các điều kiện chi,
tiêu chuẩn, định mức chế độ chi được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của
đơn vị cho từng nội dung công việc để kiểm soát, thanh toán cho đơn vị, đối
với các đơn vị khoán chi thì mức chi tối đa không được vượt tiêu chuẩn, chế
độ, định mức chi tiêu hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định, còn các đơn vị sự nghiệp có thu sẽ được chủ động quyết định mức chi
có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức của nhà nước qui định.
Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán, thì đơn vị đề
nghị Kho bạc tạm ứng theo quy định.
c- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư:
Căn cứ vào dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn
vị để thực hiện chế độ tự chủ, giấy rút dự toán NSNN (thanh toán) và các hồ
sơ, chứng từ có liên quan; Kho bạc thực hiện đối chiếu với các điều kiện chi
theo quy định, kiểm tra theo các quy định của Nhà nước về các hình thức mua
sắm (đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu...), nếu đủ điều kiện theo
quy định thì làm thủ tục thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản cho người
cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán bằng tiền mặt đối với các khoản
chi nằm trong danh mục được phép thanh toán bằng tiền mặt cho đơn vị thực
hiện chế độ tự chủ để chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
viii
Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, Kho
bạc thực hiện tạm ứng cho đơn vị thực hiện chế độ tự chủ. Cụ thể, căn cứ giấy
rút dự toán NSNN (tạm ứng) và các hồ sơ, chứng từ có liên quan của đơn vị
thực hiện chế độ tự chủ, Kho bạc tạm ứng bằng chuyển khoản để thanh toán
cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán bằng tiền mặt (đối với
khoản chi được phép thanh toán bằng tiền mặt) cho đơn vị thực hiện chế độ tự
chủ để đơn vị thanh toán cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Sau khi thực hiện chi, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm
thanh toán số đã tạm ứng với Kho bạc theo chế độ quy định. Căn cứ hồ sơ,
chứng từ có liên quan kèm theo giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị,
Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát, nếu đủ điều kiện thanh toán
theo quy định, thì làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán cho đơn
vị.Đối với những khoản chi này chủ yếu đơn vị thanh toán bằng chuyển
khoản trừ những trường hợp đặc biệt như sử dụng nguồn khác để chi trả trước
khi có dự toán thì rút tiền mặt về để bù đắp, hoặc những công trình sửa chữa
nhỏ do dân đứng ra tự làm thì mới được thanh toán bằng tiền mặt.
2.3 Đánh giá về công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên của
NSNN qua KBNN Tây Hồ
2.3.1 Kết quả đạt được
Về chế độ, định mức tiêu chuẩn chi tiêu, KBNN Tây Hồ đã kiểm soát
chặt chẽ các món chi tiêu theo đúng định mức, tiêu chuẩn chế độ theo quy
định của Nhà nước như công tác phí, hội nghị, chế độ trang cấp máy điện
thoại nhà riêng, điện thọai di động, tiêu chuẩn mua xe ô tô, không dùng tiền
ngân sách để in ấn lịch biếu v..v.. Trung bình hàng năm, KBNN Tây Hồ từ
chối chi tổng số khoảng 500 triệu đồng và yêu cầu đơn vị hoàn thiện đầy đủ
hàng trăm hồ sơ chứng từ để đảm bảo các điều kiện chi.
ix
Các khoản chi sửa chữa, xây dựng được KBNN Tây Hồ kiểm soát theo
đúng yêu cầu quy định, đảm bảo đúng trong dự toán được cấp trên phê duyệt,
thanh toán trực tiếp cho đơn vị thi công, đảm bảo thanh quyết toán đúng thời
hạn. Công tác kiểm soát các khoản chi bằng tiền mặt được kiểm soát chặt chẽ,
Đối với chế độ định mức, phương thức quản lý chi NSNN trong lĩnh
vực khoa học và công nghệ đã có nhiều thay đổi, KBNN Tây Hồ đã bám sát
các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện kiểm soát khoản chi
thuộc nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế.
Sự kết hợp với cơ quan như tài chính đảm bảo cho công tác quản lý quỹ
ngân sách. Ghi thu, ghi chi đúng thời hạn, không để tồn đọng tạm ứng sau
thời gian chỉnh lý, số liệu khớp đúng về dự toán, số đã cấp phát.Công tác
quyết toán đảm bảo số liệu chính xác, đúng thời gian.
2.3.2- Những tồn tại và nguyên nhân
Hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN
Tây Hồ bao gồm: Chất lượng dự toán chưa cao và phương thức quản lý dự
toán còn mang tính thủ công, qui trình kiểm soát chi còn phức tạp, công tác
kiểm soát chi còn lúng túng, đôi khi còn chưa chủ động trước các diễn biến
của thực tế.
Các hạn chế trên chủ yếu do các nguyên nhân sau : Cơ chế chính sách
chưa hoàn thiện và đồng bộ, phương thức cấp phát và quy trình kiểm soát còn
lạc hậu và phức tạp, chưa phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan
tham gia kiểm soát chi, trình độ cán bộ kế toán của các đơn vị sử dụng ngân
sách còn hạn chế, hệ thống kiểm soát chi của KBNN còn chưa hoàn thiện.
x
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
CỦA NSNN QUA KBNN TÂY HỒ
3.1 - Mục tiêu, yêu cầu và phương hướng hoàn thiện công tác kiểm
soát chi thường xuyên NSNN
3.1.1- Mục tiêuvà phương hướng hoàn thiện
Việc đổi mới phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau :
Phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát
chi theo đúng tinh thần của luật NSNN, đảm bảo tất cả các khoản chi của
NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN.
Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của nhà nước.
Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và
nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp đúng mục đích,
đúng luật pháp và có hiệu quả.
Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi NSNN : Thứ nhất, tiếp tục
hoàn thiện phương thức cấp phát theo NSNN theo dự toán.Thứ hai, cải tiến
qui trình cấp phát, thanh toán NSNN, bảo đảm mọi khoản chi của NSNN đều
phải được cấp trực tiếp từ KBNN cho các đối tượng thực sự được thụ hưởng
ngân sách quốc gia. Thứ ba, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và nâng cao chất
lượng họat động của KBNN với tư cách là cơ quan quản lý, điều hành ngân
quỹ quốc gia và là tổng kế toán quốc gia.
3.2- Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của
NSNN qua KBNN Tây Hồ
3.2.1- Cải tiến quy trình kiểm soát chi thường xuyên
xi
Giải pháp đề cao trách nhiệm cá nhân cho kế toán viên. Các khoản chi
thường xuyên như lương và phụ cấp lương thường ít thay đổi và thay đổi có
sự giám sát của cấp chính quyền được thể hiện ở bảng tăng giảm lương do
vậy khi đầu năm đơn vị đã nộp bảng lương, kế toán viên kiểm tra và nhập
máy phần quản lý biên chế lương trình kế toán trưởng và giám đốc phê duyệt.
Sau đó hàng tháng khi đơn vị lĩnh tiền lương và phụ cấp, ở mức hạn mức cho
phép kế toán viên chỉ trình tới kế toán trưởng duyệt sau đó chi tiền cho khách
hàng. Do đó sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. Còn các khoản chi
khác phức tạp hơn, số tiền lớn sẽ được kiểm soát kỹ càng tới cấp cao nhất
3.2.2- Hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN:
Từng bước nghiên cứu chuyển các khoản chi của các đơn vị như Công
an, quân đội, cơ quan Đảng hiện được cấp phát bằng lệnh chi tiền sang cấp
phát theo dự toán được duyệt.
Ghi thu ghi chi : Cần nghiên cứu phương pháp hạch toán kế toán để
theo dõi các khoản thu, chi này trên tài khoản đặc thù để phản ánh kịp thời
các khoản thu chi của NSNN qua KBNN.
3.2.3- Cải thiện hệ thống thanh toán với ngân hàng
Hệ thống thông tin liên lạc giữa KBNN và Ngân hàng cần có giải pháp
về phần mềm và đường truyền tốt đảm bảo công tác ghi chi của Ngân sách
đảm bảo về thời gian, đơn vị cung cấp hàng hóa được nhận vốn một cách
nhanh chóng, khuyến khích các đơn vị sử dụng phương thức không dùng tiền
mặt nhiều hơn.
3.2.4- Kiểm soát các khoản chi hành chính
Các khoản như công tác phí, hội nghị, các khoản chi chuyên môn, tùy
thuộc vào loại hình của đơn vị, các đơn vị có thể dự trù kinh phí theo quy chế
chi tiêu nội bộ hoặc định mức chi tiêu của mình. Điều này đòi hỏi KBNN phải
kiểm tra quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị trước đảm bảo nằm trong định
xii
mức chế độ của Nhà nước quy định. Nếu sai, KBNN phải thông báo với đơn
vị để sửa đổi , bổ sung quy chế cho phù hợp.
3.2.5- Kiểm soát các khoản mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn
Các khoản chi này thường kéo dài và người kiểm soát chi phải theo dõi
có hệ. Trong giai đoạn hiện nay và trình độ kế toán tại KBNN Tây Hồ các
khoản chi này nên giao về cho cán bộ bộ phận kế hoạch kiểm soát. Xây dựng
chế độ kiểm soát vốn đầu tư xây dựng ngân sách phường, và phân cho cán bộ
bộ phận kế hoạch kiểm soát tương tự như đối với kiểm soát các khoản chi sửa
chữa lớn và mua sắm tài sản.
3.2.6- Công tác tổ chức cán bộ
Thường xuyên tập huấn và cán bộ KBNN có trình độ am hiểu và sử
dụng tốt máy tính mới đảm bảo cho việc vận hành chương trình được suôn sẻ.
Cán bộ cấp lãnh đạo phải thực sự am hiểu và vững vàng về nghiệp vụ
và xử lý công việc.
3.2.7- Tăng cường công tác tự kiểm tra tại KBNN Tây Hồ
Công tác này được thực hiện thường xuyên liên tục nhằm đánh giá tình
hình chấp hành của Kho bạc đối với các quy chế do ngành đề ra. Nó giúp cho
đội ngũ cán bộ luôn ý thức trách nhiệm về công việc của mình.
3.3- Kiến nghị
Để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN, cần có
sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa các chính sách vĩ mô và tình hình thực
hiện của các đơn vị ở địa phương. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình,
Bộ tài chính, KBNN, UBND các cấp, các cơ quan tài chính ở địa phương cần
nghiên cứu và thực hiện các kiến nghị như hoàn thiện chế độ, văn bản hướng
dẫn, xây dựng hệ thống kế toán thống nhất, sớm đưa dự án Cải cách quản lý
tài chính công vào hoạt động, cải thiện hệ thống thanh toán không dùng tiền
mặt, xây dụng cơ chế kiểm soát riêng đối với các khoản chi khoa học công
xiii
nghệ,nhiên cứu xây dựng phương thức kiểm soát chi NSNN theo cấp phát
NSNN theo kết quả đầu ra, tăng cường cơ chế quản lý tài chính đối với Ngân
sách cấp phường, tăng cường sự chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát
chi.