Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế
của đất nước, công tác kiểm soát quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN)
đã có những đổi mới cơ bản và từng bước hoàn thiện góp phần thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết được các vấn đề bức
thiết về kinh tế - xã hội (KT-XH). Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi
ngân sách luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các
cấp, các ngành, bảo đảm giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực
tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả. Đồng thời, đó cũng
là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ
năm 2015, thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13
ngày 25 tháng 6 năm 2015 công tác kiểm soát, kiểm soát chi Ngân
sách đã có những chuyển biến tích cực; công tác lập, duyệt, phân bổ
dự toán được chú trọng hơn về chất lượng và thời gian. Việc kiểm
soát điều hành Ngân sách cũng đã có những thay đổi lớn và đạt được
thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải
quyết những vấn đề xã hội.
Sở giao thông vận tải Quảng Bình là một đơn vị có nguồn
thu còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu chi cho đầu tư phát triển ngày
càng lớn, đòi hỏi kiểm soát ngân sách cần phải được hoàn thiện.
Trong thực tế, việc kiểm soát chi Ngân sách tại Sở giao thông vận tải
Quảng Bình còn có những vấn đề chưa phù hợp. Cơ chế kiểm soát
chi Ngân sách tại đây nhiều trường hợp còn bị động và chậm chạp;
nhiều vấn đề cấp bách không được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có
quan điểm xử lý thích hợp. Công tác điều hành ngân sách của Sở
GTVT Quảng Bình đôi lúc còn bất cập; vai trò kiểm soát chi ngân
sách của các chủ thể chưa được coi trọng đúng mức, năng lực kiểm
soát chi ngân sách chưa đáp ứng với xu hướng đổi mới. Vì vậy, kiểm2
soát chi ngân sách tại Sở giao thông vận tải Quảng Bình cần được
hoàn thiện một cách khoa học, có hệ thống. Với lý do đó, tôi chọn đề
tài: "Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại ở giao
thông vận tải tỉnh uảng ình" làm luận văn thạc sĩ kế toán.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại ở giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN TH HƯ NG N
H N THI N C NG T C KIỂ T
CHI NG N CH TẠI Ở GI TH NG N TẢI
T NH ẢNG NH
TÓ TẮT N ĂN THẠC Ĩ KẾ T N
ã số: 60.34.03.01
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH: TS. Đ N TH NGỌC TR I
Phản biện 1: PGS.TS. Đường Nguyễn Hưng
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Cẩm Thanh
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 18 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
Ở ĐẦ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế
của đất nước, công tác kiểm soát quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN)
đã có những đổi mới cơ bản và từng bước hoàn thiện góp phần thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết được các vấn đề bức
thiết về kinh tế - xã hội (KT-XH). Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi
ngân sách luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các
cấp, các ngành, bảo đảm giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực
tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả. Đồng thời, đó cũng
là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ
năm 2015, thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13
ngày 25 tháng 6 năm 2015 công tác kiểm soát, kiểm soát chi Ngân
sách đã có những chuyển biến tích cực; công tác lập, duyệt, phân bổ
dự toán được chú trọng hơn về chất lượng và thời gian. Việc kiểm
soát điều hành Ngân sách cũng đã có những thay đổi lớn và đạt được
thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải
quyết những vấn đề xã hội.
Sở giao thông vận tải Quảng Bình là một đơn vị có nguồn
thu còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu chi cho đầu tư phát triển ngày
càng lớn, đòi hỏi kiểm soát ngân sách cần phải được hoàn thiện.
Trong thực tế, việc kiểm soát chi Ngân sách tại Sở giao thông vận tải
Quảng Bình còn có những vấn đề chưa phù hợp. Cơ chế kiểm soát
chi Ngân sách tại đây nhiều trường hợp còn bị động và chậm chạp;
nhiều vấn đề cấp bách không được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có
quan điểm xử lý thích hợp. Công tác điều hành ngân sách của Sở
GTVT Quảng Bình đôi lúc còn bất cập; vai trò kiểm soát chi ngân
sách của các chủ thể chưa được coi trọng đúng mức, năng lực kiểm
soát chi ngân sách chưa đáp ứng với xu hướng đổi mới. Vì vậy, kiểm
2
soát chi ngân sách tại Sở giao thông vận tải Quảng Bình cần được
hoàn thiện một cách khoa học, có hệ thống. Với lý do đó, tôi chọn đề
tài: "Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại ở giao
thông vận tải tỉnh uảng ình" làm luận văn thạc sĩ kế toán.
2. ục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống cơ sở lý luận về kiểm soát chi NSNN đơn vị
hành chính sự nghiệp.
- Phân tích làm rõ thực trạng kiểm soát chi NSNN, tìm ra
những vấn đề còn hạn chế trong công tác kiểm soát chi NSNN tại Sở
giao thông vận tải Quảng Bình.
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường
công tác kiểm soát chi ngân sách tại Sở giao thông vận tải Quảng
Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác kiểm soát
chi ngân sách của Sở giao thông vận tải Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác kiểm soát chi
ngân sách trong Sở giao thông vận tải Quảng Bình. Do giới hạn về
thời gian và vị trí công tác nên tác giả tập trung nghiên cứu hoạt
động chi thường xuyên NS tại Sở GTVT tỉnh Quảng Bình, thời gian
nghiên cứu từ năm 2015-2017.
4. hương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp diễn giải,
tổng hợp - phân tích, đối chiếu và so sánh, kết hợp với khảo cứu thực
tiễn và các tài liệu khác có liên quan.
Thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá bao gồm
dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp tại Sở GTVT Quảng Bình từ năm
2015 – 2017, cụ thể: Nguồn dữ liệu sơ cấp cho luận văn có được
thông qua việc quan sát, ghi chép, kiểm soát từ Phòng Tài chính-kế
3
toán. Nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu dựa vào các chế độ tài chính,
công văn, các quy định tổ chức thông tin kế toán được ban hành tại
Sở GTVT Quảng Bình và cơ quan quản lý tài chính cùng cấp của
tỉnh Quảng Bình.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách trong
đơn vị hành chính sự nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách tại
Sở giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân
sách tại Sở giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình.
6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Các công trình trên đã đề cập khá nhiều vấn đề có liên quan đến
kiểm soát và kiểm soát chi ngân sách, nhưng chưa đề cập toàn diện,
chưa trực tiếp nghiên cứu về kiểm soát chi ngân sách Sở giao thông
vận tải Quảng Bình-tỉnh Quảng Bình. Để thực hiện đề tài, tôi đã
quan tâm tham khảo, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu
đã đạt được ở những công trình trên, kết hợp khảo sát thực tiễn toàn
bộ các yếu tố của hệ thống kiểm soát chi ngân sách tại Sở giao thông
vận tải Quảng Bình. Từ môi trường kiểm soát bên trong là hệ thống
kế toán, các thủ tục kiểm soát chi,... đến môi trường kiểm soát vĩ mô
là chế độ, tiêu chuẩn, định mức, phân cấp kiểm soát ngân sách,...
Trong đó, vấn đề khá phức tạp là quy trình, nội dung, trách nhiệm
của từng chủ thể kiểm soát chi ngân sách nhà nước, đều phải được
nghiên cứu, phân tích đánh giá một cách toàn diện để đề xuất những
giải pháp thiết thực góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân
sách nhà nước hiện nay ở Sở giao thông vận tải Quảng Bình.
4
CHƯ NG 1
C Ở Ý N Ề KIỂ T CHI NG N CH TR NG
Đ N H NH CHÍNH Ự NGHI
1.1 NG N CH Đ N H NH CHÍNH Ự NGHI
TR NG H THỐNG NG N CH NH NƯỚC
1.1.1 Khái quát về hệ thống ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch
sử, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc
lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan
hệ hàng hóa - tiền tệ và được sử dụng như một công cụ thực hiện các
chức năng của Nhà nước. Điều này có nghĩa là sự ra đời và tồn tại
của ngân sách nhà nước gắn liền với sản xuất hàng hóa, với sự ra đời
và tồn tại của Nhà nước.
1.1.2 Ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp
a. Sự hình thành và phát triển ngân sách đơn vị hành chính sự
nghiệp
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng
XHCN. Cùng với đà đổi mới của nền kinh tế đất nước, ngân sách cấp
đơn vị hành chính sự nghiệp cũng được xác định lại vai trò, nhiệm vụ
của mìmh. Cụ thể, ngày 27/11/1989 HĐBT đã ra Nghị quyết số
186/HĐBT về phân cấp quản lý ngân sách địa phương trong đó có
Ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp. Ngày 16/2/1992, HĐBT ban
hành Nghị quyết số 186/HĐBT sửa đổi bổ sung Nghị quyết 186/
HĐBT ngày 27/11/1989.
Kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khoá IX khẳng định: Các đơn vị hành
chính sự nghiệp là một cấp chính quyền có ngân sách, ngân sách cấp
5
đơn vị hành chính sự nghiệp là một bộ phận hợp thuộc hệ thống ngân
sách nhà nước.
b. Khái niệm, đặc điểm ngân sách đơn vị hành chính sự
nghiệp
- Ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp là một quỹ tiền tệ của
Nhà nước, của cơ quan chính quyền cấp cơ sở, được nhà nước sử
dụng để duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước và để nhà nước thực
hiện các chức năng kinh tế của mình.
- Các hoạt động của ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp
được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định (luật thuế, chế độ
thu, chi,)
- Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách đơn vị hành chính sự
nghiệp mang tính pháp lý, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh
tế - xã hội của nhà nước.
- Quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình thu chi ngân sách đơn
vị hành chính sự nghiệp là quan hệ về lợi ích giữa lợi ích chung của
cộng đồng cấp cơ sở đại diện là chính quyền đơn vị hành chính sự
nghiệp với một bên là các chủ thể kinh tế khác trong xã hội.
c. Vai trò ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp
Vai trò quản lý thu NSNN
Vai trò quản lý chi NSNN
1.2 Y TR NH CHI NG N CH Đ N H NH CHÍNH
Ự NGHI
1.2.1 Dự toán chi ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp
Dự toán chi ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp là bản kế
hoạch chi ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp. Văn bản này thể
hiện tổng số và chi tiết các khoản chi của ngân sách đơn vị hành
chính sự nghiệp trong năm tài chính, qua đó cơ quan chủ quản đơn vị
6
hành chính sự nghiệp: UBND, HĐND đơn vị hành chính sự nghiệp
thấy được nhu cầu chi do cấp mình kiểm soát.
1.2.2 Thực hiện chi ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp
Chấp hành NSNN chính là quá trình sử dụng tổng hợp các biện
pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi
ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thành hiện thực. Chấp hành ngân
sách không đơn giản chỉ là sự tuân thủ ngân sách dự kiến ban đầu mà
còn đòi hỏi sự thích ứng với những thay đổi khách quan trong quá
trình thực hiện, nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế và hiệu quả
hoạt động nhất định.
1.2.3 uyết toán chi ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp
Quyết toán chi ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp là khâu
cuối cùng trong một chu trình ngân sách, là việc xem xét của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về tính hợp pháp của nhiệm vụ chi đạt
được sau một năm ngân sách đối với các cơ quan, đơn vị cấp dưới.
Đối với ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp, thông qua quyết toán
sẽ thực hiện việc tổng hợp, phân tích và đánh giá toàn bộ kết quả
nhiệm vụ chi ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp trong một năm,
qua đó thấy được những ưu, nhược điểm, rút ra những bài học kinh
nghiệm áp dụng cho những năm ngân sách tiếp theo.
1.3 KH I T Ề KIỂ T N DỤNG TR NG
KIỂ T CHI NG N CH
1.3.1 Khái niệm về kiểm soát và các yếu tố cấu thành hệ
thống kiểm soát
a. Khái niệm về kiểm soát
Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với
các tiêu chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều
chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được
7
xác định.
b. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát
b.1 Môi trường kiểm soát
b.2 Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị
b.3 Hoạt động kiểm soát
b.4. Thông tin và trao đổi thông tin
b.5. Giám sát các kiểm soát
1.3.2 Khái niệm kiểm soát ngân sách đơn vị hành chính sự
nghiệp
Kiểm soát ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp là hoạt động
của các chủ thể kiểm soát ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp
thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp kiểm soát và
các công cụ kiểm soát để tác động và điều chỉnh hoạt động của ngân
sách đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã
định.
1.3.3 Yêu cầu kiểm soát chi ngân sách đơn vị hành chính sự
nghiệp
Là một bộ phận của NSNN do vậy về yêu cầu kiểm soát ngân
sách đơn vị hành chính sự nghiệp phải tuân thủ Luật Ngân sách nhà
nước, đó là yêu cầu nhằm đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh
bạch gắn chặt với quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền đơn vị
hành chính sự nghiệp.
1.4 NỘI D NG KIỂ T CHI NG N CH TẠI Đ N
H NH CHÍNH Ự NGHI
1.4.1 Trình tự kiểm soát chi ngân sách Nhà nước
Nội dung kiểm soát chi NSNN thể hiện qua ba giai đoạn kiểm
soát: kiểm soát trước khi chi, kiểm soát trong khi chi và kiểm soát
sau khi chi.
8
1.4.2 Thủ tục kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
Đối với hoạt động kiểm soát chi ngân sách Nhà nước thì thủ tục
kiểm soát chi NSNN giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
quản lý quĩ NSNN. Thực hiện đúng quy trình để kiểm tra giám sát,
đảm bảo công khai minh bạch, nhằm phòng chống, ngăn chặn những
biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng quy NSNN.
KẾT N CHƯ NG 1
Chương 1, Luận văn đã trình bày một số vấn đề chung về hệ
thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát chi ngân sách, trình bày tổng
quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công; Nội dung chi
ngân sách Nhà nước và yêu cầu kiểm soát chi ngân sách Nhà nước.
Qua đó phân tích mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và
công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước.
Từ những nhận thức trên Tác giả nhận thấy kiểm soát nội bộ
nhằm mục đích đạt được mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị. Trong
khi đó công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của Sở GTVT, vì vậy chúng có mối
quan hệ tương hỗ tác động qua lại lẫn nhau, cái này là điều kiện để
cái kia đạt kết quả và ngược lại. Đây là những cơ sở lý luận quan
trọng, từ đó đánh giá ra được thực trạng công tác kiểm soát chi ngân
sách Nhà nước tại Sở GTVT và đưa ra những kiến nghị, giải pháp
phù hợp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước
tại Sở GTVT Quảng Bình, luận văn sẽ trình bày ở các chương tiếp
theo.
9
CHƯ NG 2
THỰC TRẠNG C NG T C KIỂ T CHI NG N CH
TẠI Ở GI TH NG N TẢI T NH ẢNG NH
2.1 GIỚI THI Ề Ở GT T ẢNG NH À ĐẶC ĐIỂ
TỔ CHỨC KIỂ T H ẠT ĐỘNG CHI NGÂN SÁCH
CỦ Ở GI TH NG N TẢI ẢNG NH
2.1.1 Giới thiệu về ở GT T uảng ình
a. Lịch sử hình thành
Tháng 7/1989, thực hiện Quyết định số 87/1989 của Bộ Chính
trị và Nghị quyết của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 8 chia tỉnh Bình
Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế.
Quảng Bình trở lại địa giới cũ của mình, các cơ quan cũng được tách
theo. Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Quảng Bình được tái lập lại
theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình, thực hiện nhiệm vụ
tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Giao
thông Vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
10
b. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy của Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
11
c. Chức năng chính
Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc y ban
nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp y ban nhân dân tỉnh
quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị;
vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng
giao thông đô thị gồm: Cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố,
dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều
khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ,
cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và biên chế
2.1.3 Thực trạng tổ chức chi ngân sách ở ở GT T uảng
Bình
Nội dung chi ngân sách:
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ được giao, nội dung chi ngân
sách mà Sở GTVT Quảng Bình quản lý bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển
- Chi trả nợ gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định của
Luật Ngân sách Nhà nước.
- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh.
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
- Chi chuyển nguồn từ ngân sách Sở GTVT Quảng Bình năm
trước sang ngân sách Sở GTVT Quảng Bình năm sau.
2.2 THỰC TRẠNG C NG T C KIỂ T CHI N NN TẠI
Ở GI TH NG N TẢI ẢNG NH
2.2.1 Tình hình chi N thường xuyên ba năm qua (2015-
2017) tại ở GT T tỉnh uảng ình
12
Bảng 2.1. Tổng hợp chi thường xuyên từ ngân sách Sở GTVT Quảng Bình
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Nội dung chi 2015 2016 2017
Chi thường xuyên 299,487 425,779 569,503
Chi Lương cho cán bộ, công - viên chức 110,610 114,640 257,966
Chi sửa chữa trang thiết bị 3,716 5,462 10,101
Chi nhiên liệu phương tiện 4,800 5,089 8,217
Chi hội nhóm, Đảng, Đoàn thể 69,066 82,104 141,923
Chi Thăm hỏi, ốm đau, cúng viếng.. 18,459 18,316 35,267
Chi đào tạo CB, Tập huấn 0,583 0,993 0,858
Chi sự nghiệp y tế 0,289 0,252 0,073
Chi sự nghiệp VHTT 2,120 2,842 3,196
Chi ủng hộ từ thiện 1,098 1,503 2,317
Chi sự nghiệp TDTT 0,490 0,926 0,982
Chi Các đơn vị trực thuộc 76,792 95,411 105,909
Chi Khen thưởng 1,189 1,980
Chi khác ngân sách 10,275 7,549 3,305
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Sở GTVT Quảng Bình từ năm
2015-2017)
2.2.2 Kiểm soát chi lương tại Sở GTVT tỉnh Quảng Bình
Để tạo đà cho kinh tế của mỗi địa phương phát triển, vì vậy việc
tăng cường cho Chi lương cán bộ, công- viên chức là việc rất cần
thiết. Hàng năm, NS Sở GTVT Quảng Bình luôn dành một khoản
kinh phí lớn để chi. Đây là khoản chi có vai trò quan trọng, nó ảnh
hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng nguồn thu của NS Sở GTVT
Quảng Bình. Nhiệm vụ chi chủ yếu của khoản chi này là chi trả tiền
lương, trợ cấp, phụ cấp cho cán bộ, công- viên chức.
13
a. Đánh giá rủi ro
Từ Bảng 2.1 ta thấy, khoản chi lương tại Sở GTVT tỉnh Quảng
Bình qua ba năm tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong dự
toán chi NS thường xuyên của đơn vị, điều này làm cho mức độ rủi
ro trong khoản chi lương cho cán bộ, công- viên chức càng cao.
b. Thủ tục kiểm soát
- Thủ tục kiểm soát khoản mục chi lương:
+ Cán bộ, công- viên chức nộp bằng cấp, chứng chỉ, giấy tờ
chứng nhận trình độ đào tạo, thời gian công tác... của bản thân lên
Văn phòng Sở.
+ Văn phòng Sở có nhiệm vụ kiểm tra, dò xét, đối chiếu để tiếp
nhận bằng cấp, chứng chỉ, giấy tờ của cán bộ, công- viên chức và ra
quyết định tiếp nhận, xếp vị trí, xếp ngạch lương và bậc lương.
+ Phòng Tài chính- kế toán có nhiệm vụ cung cấp cho Văn
phòng Sở về hệ số lương, mức lương cơ bản, thời gian lên lương tiếp
theo dựa vào thời gian công tác và quá trình nộp bảo hiểm xã hội của
cán bộ, công- viên chức đó.
+ Sau đó Văn phòng Sở sẽ trình quyết định có nội dung chi tiết:
Tên, phòng – ban công tác, vị trí công việc, ngạch lương, hệ số
lương, thời gian lên lương... để Giám đốc Sở ký, đóng dấu, sau đó
công bố quyết định và cũng là cơ sở để phòng Tài chính- kế toán tính
lương, chi lương, lập ngân sách chi lương cho năm tới.
Quy trình xét nâng lương của đơn vị cũng khá đơn giản. Với
giấy tờ, thủ tục đơn giản sẽ làm cho việc mua bằng, bằng giả, khai
khống có thể xảy ra. Việc nâng lương chỉ dựa vào thời gian công tác,
bằng cấp đạt được chứ không chú trọng đến năng lực làm việc có
tăng hay không, hoặc trình độ chuyên môn của Văn phòng Sở có thể
chưa đáp ứng được việc kiểm soát rủi ro đó.
14
2.2.3 Kiểm soát chi Hội nhóm, Đảng, Đoàn thể tại Sở GTVT
tỉnh Quảng Bình
a. Đánh giá rủi ro
Việc chi NS cho Hội nhóm, Đảng, Đoàn thể tăng lên nhanh
chóng và chiếm tỷ trọng khá lớn đã làm ảnh hưởng phần nào đến
doanh thu của Sở, cho thấy việc kiểm soát các hoạt động về hội
nhóm, Đảng, Đoàn thể phát động chưa được chặt chẽ
b. Thủ tục kiểm soát
- Thủ tục kiểm soát:
+ Người đứng đầu hay người được phân công của hội nhóm,
Đảng, Đoàn thể sẽ lập kế hoạch, lên danh sách, ước tính số lượng
cũng như kinh phí cho các hoạt động trong năm tới dựa trên các hoạt
động đã diễn ra ở năm hiện tại.
+ Phòng Tài chính- kế toán sẽ tiếp nhận bản kinh phí của hội
nhóm, Đảng, Đoàn. Để được chi cho khoản mục này, phòng Tài
chính- kế toán chỉ cần nhận giấy tờ trình, giấy đề xuất, bản dự trù
kinh phí, hóa đơn giá trị gia tăng và các giấy tờ liên quan.
+ Sau đó, phòng Tài chính- kế toán sẽ trình lên Giám đốc Sở
phê duyệt và ký xác nhận.
Từ thủ tục chi kinh phí cho hoạt động Đoàn trên ta thấy, việc
kiểm soát khoản mục này ở Sở chưa được chú trọng. Khi có kế
hoạch, ra thông báo và nộp hóa đơn, chứng từ cho các khoản chi về
phòng Tài chính- kế toán sẽ được thanh toán. Điều này sẽ làm rủi ro
tăng cao khi có sự gian lận về nội dung kế hoạch, thời gian, số
lượng... nhằm làm tăng chi phí, trục lợi,... làm ảnh hưởng đến ngân
sách chi của Sở.
2.2.4 Kiểm soát chi sửa chữa trang thiết bị tại Sở GTVT tỉnh
Quảng Bình
15
a. Đánh giá rủi ro
Khoản mục chi sửa chữa trang thiết bị của Sở GTVT tỉnh Quảng
Bình tăng lên nhanh chóng một phần là để đáp ứng nhu cầu, cải thiện
điều kiện làm việc của cán bộ, công- viên chức.
b. Thủ tục kiểm soát
- Thủ tục kiểm soát:
+ Người sử dụng trang thiết bị sẽ làm tờ trình, giấy đề xuất lên
Văn phòng Sở để yêu cầu sửa chữa trang thiết bị.
+ Văn phòng Sở nhận tờ trình, giấy đề xuất xong sẽ kiểm tra
tình hình thực tế, căn cứ vào thời gi