Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý của xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển đất nước. Mọi tài sản công đều được nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Công tác quản lý mua sắm tài sản công ở cơ quan nhà nước hiện nay chưa thực sự hiệu quả: tình trạng mua sắm vượt tiêu chuẩn định mức, vượt mức giá cho phép, chất lượng không đảm bảo, thủ tục mua sắm chưa theo đúng quy trình, và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét trong quá trình mua sắm: từ khâu lập dự toán, xác định nhu cầu kinh phí và tổ chức thực hiện việc mua sắm. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bất cập, vướng mắc trong quản lý mua sắm tài sản công. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng chất lượng mua sắm tài sản công là hết sức cần thiết. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tính cấp thiết của đề tài: Tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý của xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển đất nước. Mọi tài sản công đều được nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Công tác quản lý mua sắm tài sản công ở cơ quan nhà nước hiện nay chưa thực sự hiệu quả: tình trạng mua sắm vượt tiêu chuẩn định mức, vượt mức giá cho phép, chất lượng không đảm bảo, thủ tục mua sắm chưa theo đúng quy trình, và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét trong quá trình mua sắm: từ khâu lập dự toán, xác định nhu cầu kinh phí và tổ chức thực hiện việc mua sắm. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bất cập, vướng mắc trong quản lý mua sắm tài sản công. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng chất lượng mua sắm tài sản công là hết sức cần thiết. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này nhằm hệ thống hoá lại cơ sở lý thuyết về quản lý mua sắm tài sản công là xe ô tô, trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý mua sắm tài sản công là xe ô tô, trang thiết bị và phương tiện làm việc trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. ii 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Là tài sản công và quản lý mua sắm tài sản công Phạm vi: Tập trung nghiên cứu quản lý mua sắm tài sản công là xe ô tô, trang thiết bị và phương tiện làm việc trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây. Không nghiên cứu tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm: Trụ sở làm việc, đất đai, tài sản khác gắn liền với đất, cơ sở hoạt động sự nghiệp và các tài sản khác do pháp luật quy định. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp chặt chẽ phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích trong nghiên cứu kinh tế. Đồng thời đề tài sử dụng phương pháp thống kê, điều tra dựa trên cơ sở thực tiễn để hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý mua sắm tài sản công Chương 2: Thực trạng quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. iii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG 1.1. Khái quát về tài sản công Tài sản công (tài sản nhà nước) là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật, đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời. Tài sản công rất phong phú về số lượng, chủng loại, mỗi loại tài sản có đặc điểm, tính chất, công dụng khác nhau. Những đặc điểm cơ bản đó là: + Tài sản công phong phú về chủng loại; mỗi loại tài sản có tính năng, công dụng khác nhau và được sử dụng vào các mục đích khác nhau. + Tài sản công được phân bổ ở khắp mọi miền đất nước, được giao cho các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng; + Tài sản công bao gồm hai loại: tài sản kinh doanh và tài sản không kinh doanh + Tài sản công trong cơ quan nhà nước là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; Tài sản công là tài sản của một quốc gia Tài sản công là nhân chứng của quá trình phát triển của mỗi quốc gia, thể hiện trình độ phát triển của mỗi triều đại, qua các giai đoạn của một quốc gia. Tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất xã hội Tài sản công là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển Tài sản công đối với đời sống xã hội iv Duy trì, phát triển các hoạt động của đời sống xã hội làm cho đời sống xã hội của con người ngày càng phong phú và văn minh hơn trong mọi hoạt động của mình. Cải thiện và không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho con người cả về mặt vật chất và tinh thần; Góp phần làm cho môi trường xã hội, môi trường sống ngày một tốt lên; Tài sản công có thể được phân loại theo các tiêu thức sau: Phân loại tài sản công theo thời hạn sử dụng Phân loại tài sản công theo nguồn gốc hình thành Phân loại tài sản công theo đối tượng quản lý, sử dụng tài sản 1.2. Quản lý mua sắm tài sản công Quản lý mua sắm tài sản công là quản lý ngân sách nhà nước đã được chuyển hoá thành hiện vật – tài sản. Quản lý mua sắm tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách nhà nước Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tài sản công, để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công của mình, nhà nước phải thực hiện và phát huy chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công để buộc mọi tổ chức, cá nhân giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công phải thực hiện theo ý chí của Nhà nước - Người đại diện chủ sở hữu tài sản công. Nhà nước thực hiện thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý; theo tiêu chuẩn, định mức; thực hiện phân cấp quản lý tài sản công: phải phù hợp với phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội, về tổ chức bộ máy nhà nước; phải phù hợp với phân cấp về quản lý ngân sách nhà nước; phải phù hợp với trình độ và năng lực quản lý khi được giao trực tiếp sử dụng tài sản công; Nội dung phân cấp quản lý tài sản công: phân định rõ phạm vi, nội dung, quyền hạn, trách nhiệm quản lý tài sản công; phân cấp về việc xây v dựng, ban hành cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản công; phân cấp về quản lý nhà nước đối với tài sản công. Nhà nước phải thực hiện: xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công; Sử dụng hệ thống các công cụ đòn bẩy kinh tế để quản lý tài sản công; Sử dụng công cụ kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Việc mua sắm tài sản phải căn cứ vào dự toán hàng năm được giao, kế hoạch mua sắm, dự án viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Khi tiến hành bàn giao phải lập biên bản giao nhận tài sản theo đúng quy định 1.3. Các nhân tố ảnh hướng đến công tác quản lý mua sắm tài sản công Môi trường kinh tế vĩ mô; Sự ổn định chính trị; Trình độ phát triển kinh tế, xã hội; Hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về quản lý mua sắm tài sản công; Đặc điểm của địa phương; Trình độ và phương pháp quản lý; Các nhân tố khác vi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Tổng quan về tình hình tài sản công tại tỉnh Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, Phía Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông. Địa hình chủ yếu của Đắk Lắk là cao nguyên. Đắk Lắk nằm ở độ cao trung bình 500 - 800m so với mực nước biển, có diện tích tự nhiên 13.125 km2 với dân số hiện tại hơn 17,5 triệu người.Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm tỉnh lỵ; thị xã Buôn Hồ và 13 huyện. Ngoài chức năng là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, TP. Buôn Ma Thuột còn được coi là Thủ phủ của khu vực Tây Nguyên. Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, những năm gần đây, tốc độ GDP bình quân hàng năm của Đắk Lắk đạt trên 10,7%. Trong đó, ngành nông - lâm nghiệp tăng trưởng 4,8%; công nghiệp xây dựng 14,7%, các ngành dịch vụ tăng 23,9%; bình quân GDP theo giá hiện hành 15,5 triệu đồng. Đắk Lắk còn nổi trội với nền văn hóa giàu bản sắc, hiện có 44 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%, các dân tộc khác như: Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Nông nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của Đắk Lắk; công nghiệp, trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Đắk Lắk đang vii phấn đấu xây dựng TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trực thuộc Trung ương trước năm 2020. Công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk những năm qua luôn được quan tâm, nhất là từ khi Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. 2.2. Thực trạng quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Mua sắm tài sản công phải đáp ứng các yêu cầu: phù hợp tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu về tài sản để phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước trong điều kiện khả năng ngân sách có hạn; tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản; bảo đảm công khai, minh bạch. + Chi đầu tư mua sắm so với tổng chi ngân sách nhà nước: Năm 2008: là 522.679 triệu đồng, chiếm tỷ trọng gần 9,87 % . Năm 2009: là 1.086.426 triệu đồng, chiếm tỷ trọng gần 15,73 % . Năm 2010: là 2.255.676 triệu đồng, chiếm tỷ trọng hơn 23,49 % . bình quân trong 03 năm hơn 17 % (không kể vốn đầu tư XDCB). + Chi đầu tư mua sắm so với chi thường xuyên: Năm 2008: là 522.679 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,27 % . Năm 2009: là 1.086.426 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,95 % . Năm 2010: là 2.255.676 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51,04 % . + Chi đầu tư mua sắm so với chi cân đối ngân sách địa phương: Năm 2008: là 522.679 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,48 % . Năm 2009: là 1.086.426 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,59 %. Năm 2010: là 2.255.676 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,92 %. bình quân trong 03 năm bằng 1/5 (tỷ lệ 18,73%). + Chi đầu tư mua sắm tài sản của các cấp từ năm 2008 – 2010: viii Hàng năm cấp tỉnh gấp 2 lần cấp huyện và hơn 3 lần cấp xã. + Chi đầu tư mua sắm xe ô tô từ năm 2008 – 2010: Trong 03 năm gần đây tỷ lệ bình là 3,97% trong tổng chi NSĐP + Tổng xe ô tô hiện nay của tỉnh: là 301 xe; Nguyên giá: 140.919 triệu đồng; Giá trị còn lại: 41.159 triệu đồng 02 năm (2009-2010), đã trang bị 30 xe ô tô, + Công tác thẩm định giá tài sản khi mua sắm: Năm 2008: tiết kiệm là 4.386 triệu đồng, tỷ lệ tiết kiệm 10,48 % . Năm 2009: tiết kiệm là 14.725 triệu đồng, tỷ lệ tiết kiệm 10,48 % . Năm 2010: tiết kiệm là 22.262 triệu đồng, tỷ lệ tiết kiệm 10,48 % . Hiện nay Đắk Lắk thực hiện quản lý chi tiêu tiết kiệm nên những năm gần đây tình trạng lãng phí đã hạn chế nhiều. Bước 1: Hàng năm căn cứ dự toán được giao, nhu cầu mua sắm, các cơ quan, đơn vị thực hiện triển khai mua sắm theo quy định. Bước 2: Sau khi có chứng thư thẩm định giá thì hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan tài chính thẩm định. Bước 3: Sở Tài chính Thông báo thẩm định giá và đơn vị tiến hành tổ chức mua sắm, nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng đúng quy định. Hàng năm công khai dự toán, quyết toán, công khai mua sắm tài sản. 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Thứ nhất, chấp hành đúng chính sách về mua sắm tài sản công. Thứ hai, hướng dẫn đầy đủ các văn bản quy định về quản lý, sử dụng mua sắm tài sản công. Thứ ba, đảm bảo cho tính thống nhất quản lý tài sản nhà nước. Thứ tư, thực hiện đầy đủ các quy định, nguyên tắc, quy trình mua sắm tài sản công và lựa chọn hình thức mua sắm tài sản công ix Thứ năm: Tiết kiệm kinh phí cho ngân sách nhà nước tỉnh trong mua sắm tài sản, trang thiết bị Các cơ quan, đơn vị căn cứ tiêu chuẩn, định mức, nhu cầu mua sắm tài sản, nguồn kinh phí để mua sắm theo đúng quy định. Những tồn tại chủ yếu: Thứ nhất, việc xem xét điều chuyển, bố trí sắp xếp lại cơ sở nhà đất thuộc trụ sở làm việc là một quá trình nan giải, kéo dài. Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm về quản lý tài sản công của các cấp, các ngành được quy định còn phức tạp: Thứ ba, hiệu ứng của các tồn tại trên đến mua sắm tài sản công bằng vốn ngân sách nhà nước còn kém hiệu quả. Nguyên nhân tồn tại: 1. Tuy đã có nhiều cơ chế chính sách quy định về mua sắm, sử dụng tài sản công, song vẫn chưa hoàn chỉnh, vừa thừa, vừa thiếu trong một số các văn bản, quy định. 2. Do buông lỏng quản lý tài sản công trong một thời gian dài đã thành thói quen như một lẽ tự nhiên. 3. Nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của tài sản công đã dẫn đến Nhà nước chậm đưa ra cơ chế, chính sách, chế độ quản lý và tổ chức bộ máy quản lý tài sản công. Một số cán bộ lãnh đạo vẫn coi nhẹ công tác quản lý tài sản công, coi công tác quản lý ngân sách là tất cả và đưa công tác quản lý ngân sách trùm lên công tác quản lý tài sản công. 4. Tư tưởng mua sắm tài sản công còn tồn tại trong tư tưởng “mua là được". Nên có dự toán là tìm mọi cách mua bằng hết dự toán, dù rằng trong thực tế đôi khi không sử dụng tới nguồn kinh phí này. Do vậy, gây lãng phí. Hoặc vượt mức quy định của Nhà nước. x CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Chi tiêu ngân sách và mục tiêu, quan điểm quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là một tỉnh bội chi ngân sách, hàng năm ngân sách Trung ương phải cấp về hàng ngàn tỷ đồng. Do vậy, định hướng chi tiêu ngân sách như thế nào sao cho có hiệu quả là một vấn đề hàng đầu trong thực hiện ngân sách của tỉnh. Chi ngân sách cũng bao gồm nhiều nội dung và cơ cấu khác nhau. Nội dung và cơ cấu chi NSNN là sự phản ánh các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ nhất định. Nên hướng chi tiêu ngân sách tiết kiệm hiệu quả là định hướng xuyên suốt trong mọi đối tượng. + Quan điểm thứ nhất, phân bổ NSNN vừa đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa thực hiện công bằng xã hộị. + Quan điểm thứ hai, xác định rõ phạm vi chi NSNN phù hợp với tính khách quan về phân bổ nguồn lực theo cơ chế kinh tế thị trường. + Quan điểm thứ ba, tránh chi trùng lặp trong các chương trình kinh tế - xã hội thông qua phân bổ NSNN tỉnh. + Quan điểm thứ tư, chi NSNN phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. + Quan điểm thứ năm, thực hiện cân bằng ngân sách tích cực Vì vậy mục tiêu chiến lược là thực hiện quản lý mua sắm tài sản công hiệu quả nhất, thiết thực nhất: + Thứ nhất, mua sắm tài sản công phải gắn với cơ chế thị trường + Thứ hai, gắn kết tiết kiệm mua sắm tài sản công với duy trì và phát triển tài sản công. xi + Thứ ba, trong mua sắm tài sản công phải xác định tài sản công là nguồn thu tài chính, nguồn nội lực cho đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh. + Thứ tư, thực hiện quản lý mua sắm tài sản công phù hợp với các cơ chế quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước. + Thứ năm, xác lập ý thức tiết kiệm mua sắm tài sản công là nếp sống văn hóa. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 1. Xây dựng định mức mua sắm tài sản công hợp lý; Thực hiện được cơ chế khoán; 2. Nhà nước nên củng cố và ban hành, sửa đổi định mức không phù hợp. Gắn khen thưởng với xử lý phạt. 3. Mỗi cơ quan, đơn vị cần xây dựng nếp sống văn hóa quản lý mua sắm tài sản công; vận dụng các quy định về quản lý, sử dụng TSNN đi vào cuộc sống. 4. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý và sử dụng tài sản công. Một số vấn đề nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: + Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu yêu cầu của phân cấp: + Thứ hai, xây dựng nguyên tắc của phân cấp quản lý tài sản công + Thứ ba, xác định tài sản công quản lý do Chính quyền và UBND tỉnh rõ ràng. + Thứ tư, phân cấp quản lý tài sản công cho địa phương 3.3. Kiến nghị 1. Bộ Tài chính và Chủ tịch UBND tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho chủ tài khoản, kế toán và cán bộ được giao theo dõi quản lý tài sản tại các cơ quan, đơn vị về chính sách pháp luật, xii về kỹ năng quản lý tài sản nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và trình độ quản lý. 2. Bộ Tài chính cần nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý tài sản nhà nước áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trang bị cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và được kết nối với cơ quan Sở Tài chính để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, tính minh bạch, công khai, đồng thời thuận lợi trong việc kiểm tra, đối chiếu và giảm bớt thời gian, thủ tục hành chính. 3. Bộ Tài chính sớm tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung và ban hành Thông tư hướng dẫn quyết định này. 4. Bộ Tài chính sớm tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 về ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan, đơn vị của các cán bộ, công chức nhà nước trên cơ sở phù hợp với điieù kiện làm việc hiện nay và phù hợp giá thị trường. 5. Hoàn thiện, bổ sung các văn bản quy định về chế độ, mua sắm, thanh lý, thu hồi, điều chuyển TSNN của các cơ quan khối Đảng và các tổ chức, đoàn thể. xiii KẾT LUẬN Hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công là một trong những nội dung quan trọng trong việc quản lý tài sản công. Hiệu quả của việc quản lý là thước đo hiệu quả quản lý kinh tế và quản lý nhà nước nói chung. Đề tài hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công có ý nghĩa thực tiễn cao trong quá trình cả nước ta đang thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Luận văn đã tổng hợp có hệ thống lý thuyết chung về quản lý tài sản công, quản lý mua sắm tài sản công. Bằng phương pháp so sánh những quy định chung của cơ quan nhà nước với thực tế vận dụng luật, văn bản dưới luật về quản lý, sử dụng tài sản công, luật ngân sách nhà nước và văn bản dưới luật vào từng địa phương, vào cơ quan, đơn vị. Luận văn đã tổng kết và đưa ra những nguyên tắc chung, những vấn đề cần quan tâm khi mua sắm, khi quản lý, sử dụng tài sản công. Trên cơ sở những lý luận cơ bản này, luận văn phân tích đánh giá thực trạng quản lý mua sắm tài sản công của tỉnh Đắk Lắk, từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân gây nên những tồn tại. Qua đó, luận văn xác định mục tiêu quản lý mua sắm tài sản công của tỉnh và những giải pháp thực hiện quản lý mua sắm tài sản công, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Những giải pháp tổng thể chung có tính cơ bản như xây dựng định mức hợp lý; tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản công; nâng cao nhận thức về quản lý mua sắm tài sản công; xây dựng nếp sống văn hoá quản lý mua sắm tài sản công và hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công cũng được trình bày và phân tích chi tiết cùng biện pháp thực hiện. xiv Nhận thức rõ vai trò của tài sản công trong đời sống an sinh xã hội, trong việc phục vụ công tác của cơ quan, đơn vị nhà nước, cùng với sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương về ban hành Luật quản lý sử dụng, tài sản nhà nước, các Quyết định của Thủ tướng Chính phú, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của UBND ở đia phương thì việc quản lý, sử dụng tài sản công nói chung và việc quản lý mua sắm tài sản công nói riêng sẽ đi vào cuộc sống và góp phần khắc phục những yếu kém trong quản lý trước đây và những hạn chế hiện nay. Do đó, với đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk" tác giả hy vọng sẽ đã đáp ứng một phần yêu cầu bức xúc thực tiễn về quản lý, sử dụng tài sản công t
Luận văn liên quan