Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị sự nghiệp có thu, sau hơn bốn năm
thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi
mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động
khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối
thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong
thời gian qua trường Đại học Y tế Công Cộng đã không ngừng phát triển và xây dựng
trường theo mô hình một trường Đại học đa ngành, đa cấp với các đặc thù về khoa
học công nghệ, kinh tế - xã hội, ngoại ngữ vì vậy nhu cầu về đổi mới cơ chế quản lý
trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Xuất phát từ do trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác
quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng” mong muốn tìm hiểu thực trạng
quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng và đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị này, đồng thời hướng tới mục tiêu tự chủ
tài chính phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và của Nhà trường.
9 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị sự nghiệp có thu, sau hơn bốn năm
thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi
mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động
khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối
thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong
thời gian qua trường Đại học Y tế Công Cộng đã không ngừng phát triển và xây dựng
trường theo mô hình một trường Đại học đa ngành, đa cấp với các đặc thù về khoa
học công nghệ, kinh tế - xã hội, ngoại ngữvì vậy nhu cầu về đổi mới cơ chế quản lý
trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Xuất phát từ do trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác
quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng” mong muốn tìm hiểu thực trạng
quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng và đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị này, đồng thời hướng tới mục tiêu tự chủ
tài chính phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và của Nhà trường.
2. Mục tiêu của luận văn
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính trong
các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu cho đến nay
- Trình bày cơ sở lý luận cơ bản về quản lý tài chính trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp có thu
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trường Đại
học Y tế công cộng để chỉ ra những mặt đạt được và những điểm còn hạn chế của
quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng trong thời gian qua.
- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế quản lý tài chính
tại Trường Đại học Y tế công cộng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4. Các phương pháp nghiên cứu
ii
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại thư viện, các website tác giả đã
tìm thấy các kết quả nghiên cứu về quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp có thu như sau:
Nguyễn Thị Loan (2010), luận văn Thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác quản lý tài
chính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa”. hay, (2008) luận văn Thạc sỹ:
“Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công Đoàn”. Cả hai đề tài
trên đều đã đề cập đến cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự
nghiệp có thu, đồng thời đánh giá được thực trạng công tác quản lý tài chính tại đơn
vị. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính
tại đơn vị nhưng chưa đầy đủ.
1.2 Xác định lỗ hổng cần tiếp tục nghiên cứu.
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các trường đại
học công lập như các khái niệm, bản chất của quản lý tài chính, các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý tài chính; đặc biệt luận văn đi sâu vào phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính; đồng thời luận văn cũng đưa ra kinh
quản lý tài chính tại một số trường đại học công lập trong và ngoài nước.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại
Trường đại học Y tế công cộng.
Thứ ba, nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về công quản lý tài chính
nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học Y tế công cộng.
iii
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
2.1 Đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập Việt Nam
2.2 Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam
2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý tài chính tại các trường đại học
công lập Việt Nam.
2.3.1 Công tác huy động nguồn thu của đơn vị
2.3.2 Chính sách của nhà nước
Mọi hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu đều phải tuân theo Luật
ngân sách nhà nước, luật kế toán, các văn bản hướng dẫn của nhà nước có liên
quan. Để từ đó có thể quản lý, sử dụng nguồn thu một cách chặt chẽ và hiệu quả,
đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao và thực hiện tốt
vai trò của các đơn vị sự nghiệp có thu đối với đời sống xã hội.
Với đặc điểm cơ bản như trên thì chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự
nghiệp là các văn bản pháp quy dưới hình thức luật, nghị định, thông tư do nhà
nước ban hành quy định về quản lý nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, các
nguồn thu được tạo ra trong quá trình hoạt động sự nghiệp.
2.3.3 Công tác tổ chức quản lý của đơn vị
Do đặc điểm hoạt động đào tạo đòi hỏi chuyên môn rất cao nên sự phân quyền
trong các trường đại học thường lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp và trong nhiều
trường hợp, sự chồng chéo về quyền lực và ảnh hưởng đó làm cho cơ cấu tổ chức
trong trường không hình thành những tuyến rõ ràng. Cơ cấu tổ chức của các trường
học không có dạng hình chóp thông thường. Trái lại, đó là một sự đan xen phức tạp
của trách nhiệm và một sự phát triển không ngừng những trung tâm ra quyết định.
2.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam
iv
2.4.1 Nguồn tài chính cho giáo dục đại học
Tại các nước có nền kinh tế phát triển cao nhất thế giới, giáo dục đào tạo gần
như được Nhà nước bao cấp hoàn toàn qua ngân sách nhà nước. Bởi chỉ có Nhà
nước mới có thẩm quyền, uy tín, tài lực đảm đương tính công bằng dân chủ của
quốc sách giáo dục: ai cũng có thể đi học, đạt trình độ nếu có năng khiếu.
2.4.2 Cơ chế quản lý tài chính các trường đại học
Tại nước Mỹ, từ năm 1994 Ủy ban chuẩn mực kế toán đã đưa ra các chuẩn
mực về kế toán chi phí áp dụng cho các cơ sở đào tạo có nhận một mức tài trợ nhất
định từ Chính phủ liên bang.
Tại nước Anh, Ủy ban bảo trợ đại học (UGC) giữ vai trò phân bổ ngân sách
giáo dục cho các trường đại học. Để thực hiện vai trò này, ngoài việc dựa vào các
dữ liệu thống kê (số lượng sinh viên, giảng viên), UGC còn phân tích chi phí và
thu nhập của các trường đại học dựa vào các chỉ tiêu kết quả hoạt động (thị phần
đào tạo, tỷ lễ tốt nghiệp)
2.4.3 Các bài học kinh nghiệm
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhận thức được sự phát triển giáo dục
gắn mật thiết hữu cơ với sự phát triển khoa học, và cùng với khoa học, giáo dục
ngày càng trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính hiệu quả và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân, là một trong những nhân tố quan
trọng nhất đảm bảo an ninh và sự hùng cường quốc gia, cũng như sự an toàn của
mỗi công dân Sự đổi mới giáo dục giữ vai trò then chốt trong sự bảo tồn của dân
tộc, nguồn gen của chúng, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội có mức sống
cao. Do vậy, các nước này duy trì ổn định và không ngừng huy động thêm nguồn
đầu tư cho hoạt động giáo dục các trường đại học công lập, trong đó nguồn kinh phí
từ tài trợ của ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ lực, bên cạnh các nguồn thu khác.
v
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
3.1 Khái quát về trường Đại học Y tế công cộng
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Y tế công cộng
Để giúp cho chuyên ngành y tế công cộng ngày càng phát triển, tạo bước tiến
mới cho y tế Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới; ngày 26 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng chính phủ
đã ra quyết định số 65/2001/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Y tế công cộng.
Được sự cho phép của Chính phủ, với sự hỗ trợ của Tổ chức từ thiện Đại Tây
Dương (Atlantic Philanthropies _ AP), nhà trường sẽ xây dựng thêm cơ sở 2 tại Hà
Nội với tổng diện tích mặt bằng 9000m2. Đây sẽ là cơ sở đào tạo hiện đại và qui mô
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu
khoa học và các dịch vụ của Nhà trường.
3.1.2 Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Y tế công cộng
3.1.3 Cơ sở pháp lý quản lý tài chính
Luật NSNN được Quốc Hội thông qua ngày 20/3/1996 và bắt đầu có hiệu lực
thi hành từ 01/01/1997. Luật NSNN quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
Sau khi ban hành Luật NSNN năm 2002, đã có Nghị định số 10/2002/NĐ-CP
ngày 16/01/2002 của Chính Phủ quy định chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự
nghiệp có thu. Và sau đó là Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 10. Ngày 25/4/2006 Chính phủ ra Nghị
định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
thay thế Nghị định 10.
Luật kế toán được ban hành nhằm thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán
là công cụ đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà
vi
nướcNgoài những quy chung về kế toán, Luật kế toán quy định cụ thể nội dung
công tác kế toán; về tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; hoạt động nghề
nghiệp kế toán; quản lý nhà nước về kế toán; và về khen thưởng và xử lý vi phạm.
3.2 Thực trạng về công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế
công cộng
3.2.1 Công tác lập kế hoạch tài chính
Trường đại học y tế công cộng là đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện tự chủ
một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, do đó, nguồn thu của trường bao gồm
nguồn NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ của
trường. Trong đó, nguồn NSNN cấp cho trường được giao ổn định trong 3 năm
(2010 – 2012) và hằng năm có thực hiện điều chỉnh tăng hoặc giảm theo các nhiệm
vụ của năm kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
3.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính
Trên cơ sở dự toán đã được duyệt, các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính và các quy định của quy chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị, thủ trưởng đơn vị giao phòng tài chính kế toán và các đơn vị
có liên quan thực hiện các chỉ tiêu tài chính đã được duyệt.
3.2.3 Trích lập và sử dụng các quỹ tại trường đại học YTCC
Hàng năm, căn cứ kết quả hoạt động tài chính trong năm, nếu phần thu lớn
hơn phần chi Trường được trích quỹ từ phần chênh lệch đó để chi tiền lương tăng
thêm, còn lại trích:
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: 25%
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: 30%
- Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi: 45% (việc trích cho hai quỹ này < hoặc = 3
tháng tiền lương, tiền công và thu nhập bình quân trong năm).
3.2.4 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính tại trường đại
học YTCC được tiến hành trong suốt chu trình ngân sách, từ khi lập dự toán đến khi
chấp hành và quyết toán các nội dung hoạt động tài chính của đơn vị; bao gồm cả
vii
hoạt động tự kiểm tra, hoạt động kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước và hoạt
động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước.
3.3 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công
cộng
3.3.1 Những mặt tích cực
Cơ chế quản lý tài chính của trường đã bước đầu thể hiện được chính sách
công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ trong phân phối thu nhập trong trường. Công
tác lập kế hoạch tài chính, triển khai thực hiện kế hoạch và thanh tra, kiểm tra,
quyết toán tại đơn vị được thực hiện đúng chính sách, chế độ của Nhà nước về quy
trình, thủ tục và thời hạn.
3.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
Hệ thống kế toán của trường sử dụng cơ sở thực thu, thực chi. Nghiệp vụ được
ghi nhận và báo cáo vào thời kỳ thu tiền hay chi trả. Khoản nợ phải thu học phí
không được phản ánh trong hệ thống báo cáo tài chính chính thức. Nguồn tài chính
sử dụng cũng vậy, chi phí chỉ được ghi nhận khi đã thanh toán. Các kết quả hoạt
động thực hiện chi tiêu ngân sách theo luật định, nhưng không sát với thực tế có thể
đưa đến những quyết định không đúng đắn về mở rộng hay thu hẹp quy mô đào tạo,
khuyến khích hay hạn chế chi phí Công tác quyết toán nguồn thu sự nghiệp chưa
kịp thời, một trong những khâu liên quan đến cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự
nghiệp có thu là công tác phê duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị chủ quản.
viii
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
4.1 Phương hướng phát triển của trường Đại học Y tế công cộng trong
thời gian tới
Đối với trường Đại học YTCC, trong tương lai, chiến lược đào tạo hướng tới
xây dựng một chương trình giáo dục tiên tiến theo xu hướng chung của thế giới và
khu vực, thể hiện được nét đặc trưng của đại học YTCC (đào tạo theo cách tiếp cận
YTCC gắn liền với thực địa); đào tạo ra các cán bộ YTCC có kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệ về YTCC, có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích
ứng, hợp tác và giải quyết vấn đề YTCC.
4.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế
công cộng
4.2.1 Giải pháp tăng nguồn thu
- Hoàn thiện công tác lập dự toán.
- Tiếp tục huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước.
4.2.2 Hoàn thiện các quy định quản lý tài chính
- Xây dựng quy trình quản lý hiệu quả hơn.
- Xây dựng quy chế quản lý tài chính phù hợp với đặc điểm của đơn vị.
- Xây dựng hoàn thiện đề án thực hiện chế độ tự chủ tài chính theo nghị định
43/2006/NĐ-CP.
4.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tài chính
4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước
Thứ nhất, nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho loại hình tổ chức sự
nghiệp có thu (không vì lợi nhuận).
Thứ hai, hoàn thiện chế độ tài chính đối với các tổ chức sự nghiệp công.
Thứ ba, chuyển chính sách học phí sang cơ chế giá dịch vụ.
ix
KẾT LUẬN
Quản lý tài chính tại các trường ĐHCL là một trong những nội dung quan
trọng trong công tác quản lý chung của các trường đại học nói chung, ĐHCL nói
riêng. Hiệu quả của công tác quản lý tài chính chịu sự tác động của hiệu quả hoạt
động chung của trường, đồng thời, nó cũng tác động trở lại tới mọi mặt hoạt động
của trường ĐHCL. Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của các
trường ĐHCL luôn nhận được sự quan tâm của những người làm công tác quản lý
giáo dục đào tạo.
Trong phạm vi đề tài, sau khi hệ thống mốt số vấn đề lý luận chung về quản lý
tài chính của các trường đại học công lập, vấn đề quản lý tài chính tại trường Đại
học Y tế công cộng được xem xét, phân tích trên các khía cạnh về cơ chế quản lý tài
chính, nội dung quản lý tài chính tại trường. Tác giả đã phân tích cụ thể cơ chế quản
lý tài chính tại trường đại học Y tế công cộng, bao gồm các nội dung về nguồn thu,
các nội dung chi và việc thực hiện trích lập các quỹ tại trường đại học Y tế công
cộng. Trên cơ sở đó, các nội dung quản lý tài chính được đi sâu phân tích từ khâu
lập kế hoạch đến khâu chấp hành và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài
chính tại trường đại học Y tế công cộng đối với các nội dung thu chi hoạt động
thường xuyên.
Nội dung quản lý tài chính tại trường đại học Y tế công cộng được phân tích
cụ thể ở các nội dung: phân tích quá trình xác đinh các chỉ tiêu để lập dự toán thu,
chi tài chính; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính bằng cách so sánh các
chỉ tiêu thực hiện so với dự toán đã đặt ra; đồng thời, phản ánh kết quả của công tác
thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động tài chính tại trường đại học Y tế công cộng.
Từ những phân tích đó, rút ra những kết quả đã đạt được và chỉ ra những hạn chế
còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại trường đại học Y tế công cộng để đưa
ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường.