Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của tất cả các chính quyền địa phương ở Việt Nam và thành
phố Đà Nẵng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hằng năm, thành
phố Đà Nẵng có nhiều dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, phát triển đô thị, các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể
thao, khoa học công nghệ, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, với số vốn
hàng nghìn tỷ đồng. Việc thực hiện quyết toán các dự án, công trình
đã hoàn thành xây dựng, nghiệm thu, đưa vào sử dụng có ý nghĩa
quan trọng, được quy định tại các văn bản của Chính phủ và bộ,
ngành.
Thời gian qua, công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư của Sở
Tài chính thành phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng kể, đã
loại trừ các khoản chi sai định mức, đơn giá, sai chính sách chế độ
tiết kiệm chi cho ngân sách thành phố. Tuy nhiên, quá trình thẩm tra
quyết toán vốn đầu tư vốn mang đặc điểm riêng và có nhiều yếu tố
ảnh hưởng như hệ thống văn bản pháp lý; trách nhiệm của chủ đầu
tư, nhà thầu; năng lực trình độ của cán bộ làm công tác thẩm
tra nên chất lượng công tác thẩm tra quyết toán chưa cao.
Với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác
thẩm tra quyết toán vốn đầu tư tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng,
tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tư dự
án tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng”cho luận văn tốt nghiệp
cao học
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tư dự án tại sở tài chính thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------
NGUYỄN THỊ ĐOAN TRINH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN
VỐN ĐẦU TƢ DỰ ÁN TẠI SỞ TÀI CHÍNH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số : 60.34.03.01
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên
Phản biện 1: PGS. TS Ngô Hà Tấn
Phản biện 2:TS. Trần Thượng Bích La
Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh Tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 8 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của tất cả các chính quyền địa phương ở Việt Nam và thành
phố Đà Nẵng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hằng năm, thành
phố Đà Nẵng có nhiều dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, phát triển đô thị, các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể
thao, khoa học công nghệ, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hộitừ nguồn vốn ngân sách nhà nước, với số vốn
hàng nghìn tỷ đồng. Việc thực hiện quyết toán các dự án, công trình
đã hoàn thành xây dựng, nghiệm thu, đưa vào sử dụng có ý nghĩa
quan trọng, được quy định tại các văn bản của Chính phủ và bộ,
ngành.
Thời gian qua, công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư của Sở
Tài chính thành phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng kể, đã
loại trừ các khoản chi sai định mức, đơn giá, sai chính sách chế độ
tiết kiệm chi cho ngân sách thành phố. Tuy nhiên, quá trình thẩm tra
quyết toán vốn đầu tư vốn mang đặc điểm riêng và có nhiều yếu tố
ảnh hưởng như hệ thống văn bản pháp lý; trách nhiệm của chủ đầu
tư, nhà thầu; năng lực trình độ của cán bộ làm công tác thẩm
tranên chất lượng công tác thẩm tra quyết toán chưa cao.
Với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác
thẩm tra quyết toán vốn đầu tư tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng,
tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tư dự
án tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng”cho luận văn tốt nghiệp
cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp và phân tích thực trạng công tác thẩm tra quyết toán
2
vốn đầu tư dự án tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng, từ đó đánh giá
những ưu điểm và hạn chế của công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu
tư dự án tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao
chất lượng công tác thẩm tra quyết toán dự án sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước trong những năm đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm tra quyết toán dự án
thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Sở Tài chính thành phố Đà
Nẵng thực hiện.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quyết toán vốn đầu tư gồm
quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách và thẩm tra quyết toán
vốn đầu tư dự án hoàn thành. Công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu
tư dự án là một phần không thể thiếu, là cơ sở để thực hiện tổng
quyết toán vốn đầu tư dự án hàng năm. Trong đề tài này, tác giả chỉ
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác thẩm tra quyết toán
dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Sở Tài chính thành
phố Đà Nẵng thực hiện từ khi Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13
ngày 18/6/2014 có hiệu lực.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, chọn mẫu một
số hồ sơ thẩm tra quyết toán. Đồng thời, sử dụng phương pháp quan
sát để rút ra các nhận xét chung về ưu điểm, hạn chế, phân tích tìm ra
nguyên nhân tồn tại và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao
chất lượng trong công tác thẩm tra quyết toán dự án thuộc nguồn vốn
ngân sách nhà nước do Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng thực hiện.
3
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của công tác thẩm tra quyết toán dự án
đầu tư xây dựng cơ bản.
Chương 2. Thực trạng công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư
dự án tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm tra quyết toán
vốn đầu tư dự án tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quyết toán vốn đầu tư chỉ có ý nghĩa thực sự khi thông qua công
tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư để xác định được chi
phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư, đồng thời xác định
được năng lực sản xuất, giá trị tài sản hình thành sau đầu tư bàn giao
cho đơn vị quản lý, sử dụng. Kịp thời bàn giao dự án đầu tư hoàn
thành để đưa vào khai thác vận hành có hiệu quả. Tuy nhiên, trong
những năm qua chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác thẩm
tra quyết toán vốn đầu tư dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà
nước.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC THẨM TRA
QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XDCB
1.1.1. Đặc điểm đầu tƣ XDCB
Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình
xây dựng theo mục đích của người đầu tư. Đây là lĩnh vực sản xuất
vật chất tạo ra các TSCĐ và cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, nó
quyết định đến sự phát triển đất nước và quy mô sản xuất của các
ngành có liên quan.
a. Sản phẩm của quá trình đầu tư: Là các công trình, hạng mục
công trình. Các công trình xây dựng là sản phẩm của các ngành nghề
xây lắp gắn liền với đất (bao gồm cả khoản không, mặt nước, mặt biển
và thềm lục địa), được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao
động. Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng
mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh
để sản xuất ra sản phẩm nêu trong dự án. Các công trình XDCB
thường có giá trị lớn, thời gian thi công lâu, địa điểm thi công cố định,
nó có dự toán, thiết kế và phương pháp thi công tiêng.
b. Quá trình đầu tư XDCB: Quá trình đầu tư XDCB vô cùng
phức tạp, liên quan và đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu
quả của các cơ quan chức năng, ban ngành và nhiều lĩnh vực. Sản
phẩm XDCB và quá trình đầu tư XDCB làm thay đổi, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tăng cường đổi mới công nghệ, tạo ra cơ sở vật chất
kỹ thuật cho xã hội.
1.1.2. Dự án đầu tƣ công
a. Khái niệm về dự án đầu tư công
Dự án đầu tư công là dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu
5
tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
không nhằm mục đích kinh doanh
b. Nội dung dự án đầu tư
Thứ nhất, mục đích đầu tư
Thứ hai, vốn đầu tư và chi phí đầu tư
Thứ ba, các loại dự án đầu tư
Thứ tư, nguyên tắc quản lý đầu tư công
Thứ năm, chủ đầu tư dự án
Thứ sáu, trình tự thực hiện Dự án đầu tư
1.1.3. Quyết toán vốn đầu tƣ dự án
Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là công tác rất quan
trọng của mỗi dự án đầu tư. Đây là việc tổng hợp kết quả thực hiện
của dự án đầu tư và trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án đã
hoàn thành.
1.1.4. Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ dự án
Nội dung của Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành bao gồm:
Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo
quyết toán; chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu; xác
định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án; xác
định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành
qua đầu tư.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM TRA QUYẾT
TOÁN VỐN ĐẦU TƢ DỰ ÁN
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu của công tác thẩm tra quyết toán
vốn đầu tƣ dự án
Thẩm tra quyết toán dự án là kiểm tra tính hợp pháp của việc đầu
tư, xác định chính xác số vốn đầu tư thực tế đã sử dụng để xây dựng dự
án, công trình, xác định giá trị tài sản (TSCĐ, TSLĐ) do kết quả đầu tư
6
đem lại được bàn giao đưa vào sản xuất, khai thác, sử dụng.
Mục tiêu của công tác quyết toán dự án: Nhằm đánh giá kết quả
quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng
thêm do đầu tư mang lại; đánh giá việc thực hiện các quy định của
Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách
nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm
soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
1.2.2. Căn cứ thực hiện công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu
tƣ dự án
1.2.3. Cơ quan thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
1.2.4. Quy trình thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ
1.2.5. Nội dung thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ
a. Thẩm tra quyết toán đối với dự án đã kiểm toán báo cáo
quyết toán
Thẩm tra tính tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán
vốn đầu tư hoàn thành của Báo cáo kết quả kiểm toán, đối chiếu nội
dung Báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành với các nội dung
quy định tại Điều 11 của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày
18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án thuộc
nguồn vốn nhà nước.
b. Thẩm tra quyết toán đối với dự án không kiểm toán báo cáo
quyết toán
b1. Thẩm tra hồ sơ pháp lý
b2. Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án
- Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tư báo
cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên
quan để xác định số vốn đầu tư thực tế thực hiện.
- Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so
7
với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
b3. Thẩm tra chi phí đầu tư: gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết
bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án;
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác
b4. Thẩm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản
Thẩm tra các chi phí thiệt hại do thiên tai, dịch họa và các
nguyên nhân bất khả kháng; chi phí đầu tư cho khối lượng công việc
được hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, các khoản chi
phí không tạo nên tài sản để trình cấp có thẩm quyền cho phép không
tính vào giá trị tài sản.
b5. Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: Xác định số
lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình
hoặc hạng mục công trình độc lập, bao gồm: tài sản dài hạn (cố định)
và tài sản ngắn hạn.
b6. Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng
b7. Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên
quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra,
Kiểm toán Nhà nước; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật
trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà
nước, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án.
b8. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị
- Nhận xét đánh giá việc chấp hành các quy định của Nhà nước
về quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu; công tác quản lý chi phí đầu
tư, quản lý tài sản đầu tư của chủ đầu tư; trách nhiệm của từng cấp
đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án;
- Kiến nghị về giá trị quyết toán và xử lý các vấn đề có liên quan.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG
8
CÔNG TÁC THẨM TRA QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƢ
1.3.1. Tổ chức bộ máy thẩm tra quyết toán
Một cơ cấu tổ chức trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ
thể cho từng phòng, cho từng cá nhân theo hướng chuyên môn hóa,
chuyên môn hóa thẩm tra dự án theo từng lĩnh vực, sẽ tạo điều kiện
cho các bộ phận, các cán bộ thẩm tra có trách nhiệm và có khả năng
phát huy hết năng lực của mình, từ đó sẽ nâng cao được chất lượng,
hiệu quả công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành.
1.3.2. Quy trình thẩm tra quyết toán
Việc áp dụng có hiệu quả quy trình thẩm tra kết hợp với các
phương pháp kiểm toán trong quá trình thực hiện sẽ thiết lập một hệ
thống phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn.
1.3.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm tra
Yếu tố con người luôn là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối
với mọi hoạt động.
1.3.4. Trang bị thiết bị cơ sở vật chất - kĩ thuật
Thẩm tra quyết toán, kiểm soát các chi phí trong quá trình đầu tư
xây dựng các dự án rất quan trọng, cho nên yêu cầu về trang thiết bị
hỗ trợ để có thể mang lại hiệu quả cao là cần thiết.
1.3.5. Ý thức chấp hành của đơn vị sử dụng ngân sách
Đây cũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới công tác
quyết toán vốn đầu tư vì nếu ý thức chấp hành của đơn vị sử dụng
vốn đầu tư không cao thì sẽ dẫn tới những thiếu sót thậm chí là sai
phạm trong quyết toán vốn đầu tư.
1.3.6. Hệ thống tiêu chuẩn, chế độ, định mức
Nếu hệ thống pháp lý không đồng bộ, hay thay đổi cũng ảnh
hưởng đến việc áp dụng, gây khó khăn cho việc thực hiện thẩm tra,
ảnh hưởng đến chất lượng công tác quyết toán.
9
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày rõ về đặc điểm đầu tư xây
dựng cơ bản, khái niệm về dự án đầu tư công, về quyết toán vốn đầu
tư và báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Bên cạnh đó chương 1 đặc biệt
chú trọng đến công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn
thành đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, quy trình cơ
bản của công tác thẩm tra quyết toán và nội dung của chương này
cũng chỉ ra được cụ thể những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng công tác thẩm tra quyết toán.
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA QUYẾT TOÁN
VỐN ĐẦU TƢ DỰ ÁN TẠI SỞ TÀI CHÍNH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THẨM TRA QUYẾT TOÁN
TẠI SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Tổ chức bộ máy thực hiện thẩm tra quyết toán vốn
đầu tƣ tại Sở Tài chính
2.1.2. Một số kết quả về tình hình thẩm tra phê duyệt quyết toán
Tổng hợp tình hình thẩm tra phê duyệt quyết toán VĐT dự án
hoàn thành thuộc NSTP Đà Nẵng từ năm 2012 đến 2016, Sở Tài
chính đã thẩm tra, quyết toán 3.198 công trình, với giá trị 30.299.319
triệu đồng. Đồng thời, qua thực hiện công tác thẩm tra quyết toán
VĐT dự án hoàn thành đã loại trừ các khoản chi sai định mức, đơn
giá, sai chính sách chế độ... tiết kiệm chi cho ngân sách thành phố
trên 280.828 triệu đồng.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA QUYẾT TOÁN
VỐN ĐẦU TƢ DỰ ÁN TẠI SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
2.2.1. Thẩm quyền phê duyệt và Trình tự thẩm tra quyết
toán vốn đầu tƣ dự án
2.2.2. Nội dung thực hiện công tác thẩm tra quyết toán
Các phương pháp thẩm tra chủ yếu được thực hiện là phương
pháp chọn mẫu, tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh để kiểm tra xác
định tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu quyết toán chi đầu tư xây
dựng cơ bản.
a. Thẩm tra hồ sơ pháp lý
Mục đích của việc thẩm tra hồ sơ pháp lý của dự án nhằm để đưa
11
ra những nhận xét, đánh giá về việc chấp hành các quy định của Nhà
nước trong quá trình đầu tư xây dựng dự án.
b. Thẩm tra nguồn vốn đầu tư
Mục đích của việc thẩm tra nguồn vốn đầu tư là đưa ra nhận xét
về việc cấp phát, thanh toán, cho vay và sử dụng vốn đầu tư có tuân
thủ theo các quyết định được phê duyệt và các quy định pháp lý có
liên quan về nguồn vốn đã đầu tư, mục đích sử dụng, mức vốn đầu
tư, thủ tục cấp phát thanh toán vốn. Các thủ tục này đảm bảo là
nguồn vốn đã ghi nhận trên báo cáo đề nghị quyết toán của đơn vị là
có đầy đủ chứng từ chứng minh và phù hợp với bảng đối chiếu tình
hình thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước.
c. Thẩm tra chi phí đầu tư
c.1. Thẩm tra chi phí xây dựng
Trong quá trình thực hiện, cán bộ thẩm tra sử dụng thủ tục kiểm
toán chứng từ là chủ yếu, do đó, nếu có yếu tố chủ quan của con người
trong việc tạo chứng từ thì bằng chứng thu được sẽ không như mong
muốn. Việc tính toán lại cũng thường mất rất nhiều thời gian và công
sức. Do đó, nếu không có được các file mềm tính toán do chủ đầu tư
hoặc nhà thầu cung cấp để làm cơ sở so sánh thì khối lượng công việc
phải làm của cán bộ thẩm tra sẽ rất lớn và kết quả có thể không chính
xác. Về phần kiểm tra đơn giá, cán bộ thẩm tra cũng luôn phải rất thận
trọng trong quá trình thực hiện để có thể áp đúng đơn giá do nhân tố này
thường thay đổi theo thời gian, trong khoảng thời gian có những sự biến
động giá lớn, thường có các văn bản cho phép điều chỉnh giá, các nhà
thầu do bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá lớn thường có xu hướng điều
chỉnh theo văn bản để giảm thiểu thiệt hại cho nhà thầu.
c.2. Thẩm tra chi phí thiết bị
“Trích Hồ sơ thẩm tra công trình Mua sắm một số trang thiết bị
12
cho Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng”
Giá trị đơn vị đề nghị quyết toán là 27.012.628.000 đồng. Giá trị
Sở Tài chính thẩm tra là 26.298.040.000 đồng, giảm 714.588.000
đồng. Trong đó chi phí thiết bị giảm 219.989.000 đồng do trong quá
trình thực hiện đã thay đổi chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của các
thiết bị và tính giá thiết bị theo giá thực tế nhân với tỷ lệ trúng thầu
96,83%.
c.3. Thẩm tra chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Cán bộ thẩm tra thực hiện các thủ tục kiểm toán chi phí đền bù giải
phóng mặt bằng sau: Kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đền bù,
việc xây dựng và phê duyệt phương án đền bù; Kiểm tra đối chiếu hồ sơ
liên quan và các quyết định của UBND thành phố về phân loại giá đất,
đơn giá đền bù trong từng thời kỳ, chọn mẫu những hộ có giá trị đền bù
với số tiền lớn để kiểm tra, phát hiện các sai phạm.
c.4. Thẩm tra chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng công trình và các chi phí khác
Cán bộ thẩm tra thực hiện dựa trên tỷ lệ, định mức, phương pháp
tính của từng loại công việc theo các văn bản quy định của Nhà
nước, điều kiện áp dụng các định mức. Cán bộ thẩm tra cũng tiến
hành đối chiếu giữa số liệu trên báo cáo quyết toán với chứng từ, hóa
đơn, hợp đồng, hồ sơ nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và các tài liệu
có liên quan khác.
c.5. Thẩm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản
Các chi phí đầu tư không tính vào giá trị công trình bao gồm:
Giá trị thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, dịch họa,
nguyên nhân khách quan khác) được phép không tính vào giá trị tài
sản bàn giao (sau khi đã trừ đi các khoản được Công ty bảo hiểm bồi
13
thường); Giá trị khối lượng được các cấp có thẩm quyền quyết định
cho phép không tính vào giá trị tài sản bàn giao.
c.6. Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư
Giá trị tài sản bàn giao sau khi dự án hoàn thành bao gồm tài sản
lưu động và tài sản cố định. Các tài sản này có thể được bàn giao cho
một hoặc nhiều bên sử dụng như Trung tâm điều hành đèn tín hiệu
giao thông và vận tải công cộng, Công ty Quản lý vận hành điện
chiếu sáng công cộng Đà Nẵng, Công ty Quản lý cầu đường Đà
Nẵng Tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác
định đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị.
c.7. Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng
Để xác định được mức độ hợp lý của các khoản nợ phải thu, nợ phải
trả, cán bộ thẩm tra căn cứ vào Bảng đối chiếu số liệu cấp vốn, cho vay,
thanh toán vốn đầu tư của Chủ đầu tư với Kho bạc Nhà nước, kiểm tra tình
hình thanh toán chi tiết đối với các đối tượng nhà thầu từ khi khởi công đến
khi khóa sổ lập báo cáo quyết toán. Đồng thời, chọn mẫu các khoản tạm
ứng, thanh toán có giá trị lớn để kiểm tra chứng từ có liên quan.
Công tác kiểm tra thường diễn ra sau khi công trình đã hoàn
thành nên việc kiểm kê vật tư, thiết bị tồn đọng rất khó hoặc có thực
hiện thì kết quả cũng không còn phù hợp với thời điểm lập báo cáo
quyết toán do chủ đầu tư đã có những quyết định xử lý đối với các tài
sản này. Vì thế, bằng chứng chủ yếu được lấy theo Biên bản kiểm kê
của đơn vị chủ đầu tư, các bằng chứng này sẽ không có tính khách
quan, được lấy từ nội bộ đơn vị nên giá trị không cao.
2.2.3. Giai đoạn kết thúc thẩm tra quyết toán
- Tổng hợp các khoản chênh lệch giữa số liệu đơn vị đề nghị
quyết toán và giá trị thẩm tra quyết toán để đưa các nhận định và ý
kiến tổng quát trong báo cáo thẩm tra dự án. Đối với các khoản cắt
14
giảm, cán bộ thẩm tra thông báo với Chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự
án để thống nhất về số liệu thẩm tra.
- Lập dự thảo Quyết định phê duyệt hoặc Tờ trình đề nghị
UBND thành phố phê duyệt quyết toán công trình, hạng mục công
trình đã thẩm tra quyết toán.
- Sau khi hoàn thành, cán bộ thẩm