Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đối với các doanh nghiệp xây lắp, việc kiểm soát các yếu tố chi phí đầu vào được xem là vấn đề trọng tâm của cả quá trình kinh doanh. Để làm tốt công tác này nhà quản trị cần nắm bắt mọi thông tin về tình hình chi phí. Kế toán là một trong những bộ phận cung cấp thông tin cho nhà quản lý, có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện kế toán nói chung, hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ khách quan và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An" làm luận văn thạc sỹ của mình.

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ­­­­­­­­­­­­­­­­ TRẦN THỊ BÍCH NGỌC HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phạm Thị Thủy Hà Nội - 2011 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với các doanh nghiệp xây lắp, việc kiểm soát các yếu tố chi phí đầu vào được xem là vấn đề trọng tâm của cả quá trình kinh doanh. Để làm tốt công tác này nhà quản trị cần nắm bắt mọi thông tin về tình hình chi phí. Kế toán là một trong những bộ phận cung cấp thông tin cho nhà quản lý, có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện kế toán nói chung, hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ khách quan và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An" làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu rõ những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Nghiên cứu thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp có trụ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu, đó là: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thực chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp loại trừ, so sánh, phương pháp diễn giải, quy nạp, phương pháp khảo sát, thống kê và thu thập số liệu. Luận văn khảo sát điển hình tại 3 doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, gồm: Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An, Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển nhà Hà Nội số 30 và Công ty cổ phần xây dựng số 16 – Vinaconex 16. Đây đều là những doanh nghiệp có quy mô khá lớn và có bề dày về hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Chương 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP 1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp và cơ chế tài chính ảnh hưởng đến hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây lắp 1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây lắp Sản phẩm xây lắp là những công trình XDCB hay các vật kiến trúc trong XDCB có kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, qui mô lớn, thời gian xây lắp dài vì vậy đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp cần phải lập dự toán: về thiết kế, về thi công. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng như trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mà xác định tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng công trình. Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh, hay cũng có thể là sản phẩm xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước là điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Cũng do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, cần phải hạch toán chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm xây lắp riêng biệt (từng công trình, từng hạng mục công trình hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp). 1.1.2. Đặc điểm cơ chế tài chính ảnh hưởng đến hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây lắp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp xây lắp là giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và mở rộng quyền tự chủ về hạch toán kinh doanh. Một phương thức hợp lý mà các doanh nghiệp xây lắp lựa chọn là phương thức khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các đội thi công. Có hai hình thức khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị thành viên là phương thức khoán gọn công trình và phương thức khoán theo khoản mục chi phí. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp xây lắp thực hiện cơ chế khoán, nếu việc tổ chức quản lý không tốt sẽ dẫn tới hiện tượng khoán trắng, đơn vị giao khoán chỉ quan tâm đến các khoản thu không giám sát chặt chẽ chi phí dẫn đến việc xác định giá thành sản phẩm xây lắp không chính xác, thường chỉ tính theo giá nhận khoán mà không xác định được lãi hạ giá thành. Do vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải tuân thủ một số đặc điểm nhất định để khắc phục tình trạng trên. 1.2. Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. 1.3. Đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 1.3.1. Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và nó chủ yếu được cấu thành vào giá trị sản phẩm xây lắp khi quá trình xây lắp hoàn thành bàn giao. Để phân loại chi phí có thể theo các cách phân loại như: Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, phân loại chi phí theo yếu tố chi phí, phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm xây lắp thực hiện. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng, bộ phận thi công hay từng giai đoạn công việc. Tuy nhiên, trên thực tế các đơn vị xây lắp thường hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình. 1.3.2. Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Căn cứ vào nguồn số liệu thời điểm tính giá tính giá thành, giá thành sản phẩm trong kinh doanh xây lắp được phân thành ba loại: Giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành thực tế. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp được xác định là các công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước cần được tính giá thành. 1.3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Giữa chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thi công các khối lượng xây lắp, chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí trong sản xuất còn giá thành biểu hiện mặt kết quả. 1.4. Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 1.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ 1.2. 1.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thể hiện qua sơ đồ 1.3. 1.4.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Tài khoản dùng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công. + Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy thì sử dụng tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công + Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623, các chi phí liên quan đến máy sẽ được hạch toán trực tiếp vào TK 621, 622, 627. Nội dung hạch toán chi phí sử dụng máy thi công thể hiện qua sơ đồ 1.4. 1.4.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung Để hạch toán chi phí SXC kế toán sử dụng tài khoản 627 ­ chi phí sản xuất chung. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung thể hiện qua sơ đồ 1.5. 1.4.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang Việc tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp được tiến hành theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình...) và chi tiết theo khoản mục vào bên Nợ tài khoản 154 (1541). Nội dung tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp được khái quát qua sơ đồ 1.6. Để xác định giá trị sản phẩm dở dang cần tiến hành kiểm kê thực tế và tiến hành phân bổ. Tính giá thành sản phẩm xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư. 1.4.6. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện khoán Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng, nội dung hạch toán tại đơn vị giao khoán được khái quát qua sơ đồ 1.7. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phân cấp quản lý tài chính, nội dung hạch toán được khái quát tại đơn vị giao khoán qua sơ đồ 1.8 và tại đơn vị nhận khoán qua sơ đồ 1.9. 1.5. Tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành 1.5.1. Kỳ tính giá thành Thông thường kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp được xác định là quý hoặc năm hay khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành. 1.5.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá như: phương pháp tính giá thành trực tiếp, phương pháp tính giá theo định mức. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay 2.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Tuỳ theo từng công trình cụ thể mà các doanh nghiệp tiến hành quá trình sản xuất theo những giai đoạn và công việc khác nhau, nhưng nhìn chung đều theo quy trình cụ thể như sau: Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ nói chung của các doanh nghiệp xây lắp 2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý Mô hình tổ chức quản lý được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn chủ yếu theo một trong hai mô hình đó là mô hình công ty xây lắp và mô hình tổng công ty xây lắp. Mỗi một mô hình được lựa chọn dựa trên quy mô và trình độ tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp. 2.1.3. Đặc điểm về tổ chức kế toán Tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay, cụ thể là tại 3 công ty: Công ty CP Xây dựng Dầu khí Nghệ An, Công ty cổ phần xây dựng số 16 Vinaconex, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 30 bao gồm phòng kế toán trung tâm và các phòng kế toán của các đơn vị (Xí nghiệp). Phương thức tổ chức bộ máy kế toán trong các công ty được minh hoạ qua Sơ đồ 2.5. Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn một hình thức ghi sổ phù hợp. Chẳng hạn, tại Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán được thể hiện qua sơ đồ 2.6. Một số doanh nghiệp khác lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung làm hình thức sổ kế toán, chẳng hạn như ở Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển nhà Hà Nội số 30 và Công ty cổ phần xây dựng số 16 – Vinaconex 16. Trình tự ghi sổ kế toán được thể hiện qua Sơ đồ 2.7. 2.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm T×m hiÓu thÞ tr­êng §Êu thÇu vµ ký hîp ®ång kinh tÕ LËp kÕ ho¹ch vµ tiÕn ®é thi c«ng Tæ chøc thi c«ng NghiÖm thu, bµn giao CT Trên thực tế các đơn vị xây lắp hiện nay thường hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình. Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó. Chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí sẽ được tập hợp theo từng nhóm đối tượng có liên quan. Cuối tháng, kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức phù hợp. 2.2.2. Thực trạng hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất Thực trạng hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An được tác giả nghiên cứu qua các nội dung: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, hạch toán chi phí sản xuất chung. 2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành Tại các doanh nghiệp tác giả đã khảo sát đều thực hiện tính giá thành sản phẩm theo điểm dừng kỹ thuật. Khi đó, sản phẩm dở dang là các khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật đã quy định và được tính theo chi phí thực tế dựa trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn công việc đã hoàn thành và các giai đoạn còn thi công dở dang theo dự toán của chúng. Giá thành sản phẩm xây lắp trong kỳ được tính theo công thức sau: Giá thành sản phẩm xây lắp = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.3. Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.3.1. Kết quả đạt được ­ Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp được sắp xếp khoa học, hợp lý, góp phần không nhỏ vào công tác quản lý tài chính của các Công ty. ­ Về việc sử dụng tài khoản kế toán: Nhìn chung các doanh nghiệp đã vận dụng hệ thống tài khoản một cách hợp lý, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan, nhờ vậy công tác kế toán được thực hiện tương đối rõ ràng, hiệu quả. ­ Về hình thức sổ kế toán: Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại các Công ty là hình thức Nhật ký chứng từ và hình thức Nhật ký chung. Đây là những hình thức sổ kế toán tiên tiến, có ưu điểm là mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép và thuận tiện cho việc cơ giới hoá công tác kế toán. ­ Về hình thức tổ chức công tác kế toán: Việc sử dụng máy vi tính giúp cho công việc kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng. ­ Về phương pháp hạch toán chi phí: Phương pháp hạch toán chi phí về cơ bản phù hợp với quy định và đặc điểm của các doanh nghiệp. 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân - Về việc luân chuyển chứng từ kế toán: Việc luân chuyển chứng từ tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay nói chung còn chậm, không đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời và chính xác của công tác hạch toán từ đó gây trở ngại cho công tác quản lý. - Về việc sử dụng tài khoản kế toán: Một số doanh nghiệp đã không có sự thống nhất trong việc sử dụng thống nhất tài khoản kế toán giữa các xí nghiệp với nhau. Tại một số doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ để có được số liệu báo cáo tài chính như mong muốn doanh nghiệp đã hạch toán sai bản chất và nội dung của tài khoản. - Về phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí: Một số doanh nghiệp đã không hạch toán kịp thời nghiệp vụ nhập xuất vật tư mà để dồn lại rồi hạch toán một lần vào cuối tháng. Khi hạch toán chi phí sản xuất chung một số doanh nghiệp không hạch toán chi tiết từng nội dung cụ thể vào tài khoản chi tiết của TK 627 để tiện cho công tác quản lý mà gộp chung tất cả các nội dung vào một tài khoản 6278. Khi thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung và chi phí sử dụng máy thi công, một số doanh nghiệp sử dụng tiêu thức phân bổ chưa hợp lý. - Về việc xác định giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: Để đạt được mục đích tăng sản lượng, doanh thu nên một số doanh nghiệp đã sử dụng tài khoản 335 để trích trước chi phí mà không có sự giải trình hợp lý. Bên cạnh đó, khi lập Thẻ tính giá thành sản phẩm và Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp một số doanh nghiệp không có sự phân chia theo từng khoản mục chi phí. - Về việc sử dụng thông tin chi phí và giá thành sản phẩm để phục vụ cho quản trị doanh nghiệp: Các Công ty chưa xác định được nội dung kế toán quản trị và không xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí, giá thành. Mạng lưới tập hợp và phân tích chi phí đơn giản, chủ yếu đáp ứng yêu cầu tính giá mà chưa chú trọng đến yêu cầu quản lý và kiểm soát chi phí. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Để tăng cường sức cạnh tranh của mình, nhà quản trị sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau, một công cụ quản lý không thể thiếu đó là kế toán. Kế toán cung cấp thông tin hữu ích, đặc biệt là thông tin chi phí – giá thành để ra quyết định quản lý. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng, việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng để xây dựng tốt mô hình thông tin chi phí, giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. 3.1.2. Yêu cầu cơ bản và quan điểm định hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Luận văn sẽ đề cập đến việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. 3.3. Nội dung hoàn thiện 3.3.1. Hoàn thiện phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh ­ Hoàn thiện việc lựa chọn hình thức hợp đồng xây dựng ­ Hoàn thiện phương thức khoán 3.3.2. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp dưới góc độ kế toán tài chính ­ Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ kế toán ­ Hoàn thiện việc sử dụng tài khoản kế toán ­ Hoàn thiện phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí ­ Hoàn thiện việc xác định giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm ­ Hoàn thiện hạch toán khoản thiệt hại trong sản xuất 3.3.3. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp dướ
Luận văn liên quan