Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty CPKD Than Miền Bắc - TKV

Tính cấp thiết của đề tài: Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV đơn vị kinh doanh Than lớn nhất khu vực Miền Bắc. Trong hoạt động kinh doanh của mình Công ty không những chịu sự cạnh tranh rất lớn của các đơn vị kinh doanh Than trong ngành và các thương nhân kinh doanh Than, do hệ thống KSNB chưa tốt Công ty còn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ ngay trong nội bộ đơn vị mình. Hiệu quả SXKD vì thế chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Than của ngư ời tiêu dùng trực tiếp. Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng hiện nay thì việc hoàn thiện hệ thống KSNB ở Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV là vấn đề tất yếu. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên, qua thời gian công tác và tìm hiểu thực tế tại Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV, tôi đã chọn Đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty CPKD Than Miền Bắc - TKV”. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu: Trong quá trình viết Luận văn, tôi có tìm hiểu một số Luận văn đã nghiên cứu về hệ thống KSNB, Công ty CP KD Than Miền Bắc để những điểm mới cần nghiên cứu. Thứ nhất, tôi đã tìm hiểu Luận văn “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam của tác giả Trần Thị Minh Thư viết năm 2001” Thứ hai, tôi đã tìm hiểu Luận văn “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty CP Thạch Bàn – Viglacera của tác giả Lê Thị Thanh Nội năm 2007” Thứ ba, tôi đã tìm hiểu Luận văn “Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Công ty CB & KD Than Miền Bắc của tác giả Vũ Đăng Chuyền năm 2005”.

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty CPKD Than Miền Bắc - TKV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Tại chương 1, tác giả viết về những vấn đề sau: Tính cấp thiết của đề tài: Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV đơn vị kinh doanh Than lớn nhất khu vực Miền Bắc. Trong hoạt động kinh doanh của mình Công ty không những chịu sự cạnh tranh rất lớn của các đơn vị kinh doanh Than trong ngành và các thương nhân kinh doanh Than, do hệ thống KSNB chưa tốt Công ty còn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ ngay trong nội bộ đơn vị mình. Hiệu quả SXKD vì thế chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Than của ngư ời tiêu dùng trực tiếp. Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng hiện nay thì việc hoàn thiện hệ thống KSNB ở Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV là vấn đề tất yếu. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên, qua thời gian công tác và tìm hiểu thực tế tại Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV, tôi đã chọn Đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty CPKD Than Miền Bắc - TKV”. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu: Trong quá trình viết Luận văn, tôi có tìm hiểu một số Luận văn đã nghiên cứu về hệ thống KSNB, Công ty CP KD Than Miền Bắc để những điểm mới cần nghiên cứu. Thứ nhất, tôi đã tìm hiểu Luận văn “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam của tác giả Trần Thị Minh Thư viết năm 2001” Thứ hai, tôi đã tìm hiểu Luận văn “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty CP Thạch Bàn – Viglacera của tác giả Lê Thị Thanh Nội năm 2007” Thứ ba, tôi đã tìm hiểu Luận văn “Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Công ty CB & KD Than Miền Bắc của tác giả Vũ Đăng Chuyền năm 2005” . Mục tiêu nghiên cứu: hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hệ thống KSNB, chức năng, tác dụng của hệ thống KSNB. Vận dụng hệ thống KSNB vào việc quản lý hàng mua, hàng bán, hàng tồn kho, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng; mô tả thực trạng hệ thống KSNB của Công ty CP KD than Miền Bắc – TKV. Xác định hệ thống KSNB trong quản lý hàng mua, hàng bán, hàng tồn kho, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng; so sánh, phân tích hoạt động của hệ thống KSNB tại Công ty CP KD than Miền Bắc – TKV với lý luận về hệ thống KSNB, chỉ ra những điểm tích cực, những điểm còn tồn tại trong hệ thống KSNB của Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV; đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty CP KD than Miền Bắc – TKV. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung hệ thống KSNB của Công ty CP KD Than Miền Bắc từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2011. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp sử dụng bảng hỏi, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp điều tra thực tế, phân tích, tổn g hợp, so sánh nhằm khái quát lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm làm rõ bản chất, nội dung của hệ thống KSNB tại Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV. Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu Một là, Làm rõ những vấn đề lý luận về hệ thống KSNB, vận dụng lý luận chung về hệ thống KSNB vào các chu trình mua hàng và thanh toán, bán hàng và thu tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Hai là, Mô tả và phân tích thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty CPKD Than Miền Bắc – TKV. Ba là, Đề xuất một số giải hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty CPKD Than Miền Bắc – TKV và kiến nghị để thực hiện các giải pháp đó. Kết cấu của Luận văn: Luận văn được Tác giả chia làm bốn chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty Cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc – TKV Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty Cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc – TKV Tại chương 2, Tác giả trình bày những lý luận chung về hệ thống KSNB. Trong chương này Tác giả đưa ra khái niệm, chức năng nhiệm vu của hệ thống KSNB và các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ. Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB gồm: Thứ nhất, môi trường kiểm soát bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Môi trường bên trong gồm có: đặc thù về quản lý của doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; chính sách nhân sự; công tác kế hoạch;Uỷ ban kiểm soát; bộ phận kiểm toán nội bộ. Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước và bộ máy quản lý ở tầm vĩ mô. Thứ hai, hệ thống thông tin kế toán bao gồm hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản và báo cáo kế toán. Sản phẩm của hệ thống kế toán là các báo cáo tài c hính. Thứ ba, thủ tục kiểm soát, việc xây dựng các thủ tục kiểm soát được dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; và nguyên tắc uỷ quyền, phê chuẩn. Tiếp đến Tác giả vận dụng hệ thống KSNB vào việc quản lý chu trình mua hàng và thanh toán, bán hàng và thu tiền, chu trình quản lý hàng tồn kho và chu trình quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Trong phần này Tác giả nêu lên đặc thù của từng chu trình, hệ thống thông tin kế toán và thủ tục kiểm soát để quản lý chặt chẽ nhất. Tại chương 3, Tác giả trình bày quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPKD Than Miền Bắc - TKV. Công ty CP KD Than Miền Bắc - TKV là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa theo Quyết định ngày 28/12/2005 của Bộ Công Nghiệp. Tiền thân là công ty TNHH Một thành viên Chế biến và Kinh doanh Than Miền Bắc - Đơn vị nhà nước thành lập theo Quyết định số 140NL/TCCB - LĐ do Bộ năng lượng cấp ngày 04/3/1995 trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Vốn Điều lệ của Công ty là 25.000.000.000 đồng được chia làm 2.500.000 cổ phần, toàn bộ cổ phiếu của Công ty là cổ phiếu thường. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh doanh Than Miền Bắc – TKV: Than là mặt hàng đa dạng về chủng loại, việc phân loại các chủng loại Than dựa vào các chỉ tiêu như trên gồm độ tro, cỡ hạt, nhiệt năng; Chế biến Than mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho Công ty; Giá than trong nước và quốc tế có sự chênh lệch lớn, trong một năm giá cả Than có nhiều lần biến động; Thị phần của Công ty lớn nhất khu vực Miền Bắc chiếm 38,88%; Công ty đã xây dựng được các quy chế, quy định phục vụ cho việc kiểm soát, quản lý; kết quả SXKD của Công ty có xu hướng năm sau cao hơn năm trước cả về sản lư ợng bán và lợi nhuận. Qua tìm hiểu môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát, hệ thống KSNB của Công ty đối với chu trình mua hàng và thanh toán, bán hàng và thu tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, Tác giả đã đ ánh giá những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hệ thống KSNB tại Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV. Thứ nhất, Ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ Một là môi trường kiếm soát: Lãnh đạo cấp cao của Công ty có quan điểm hợp lý, phù hợp với thời đại, quan tâm đến lợi ích của người lao động. Tổ chức bộ máy của Công ty gọn gàng đủ để quản lý hoạt động SXKD. Công ty có chính sách tuyển dụng rõ ràng, rộng dãi, chế độ tiền lương, khen thưởng được quy định bằng văn bản. Chỉ tiêu lợi nhuận được giao k hoán cho các đơn vị trực thuộc dựa đơn giá bán cho mỗi tấn bán ra của Than cục, Than cám, cám đá độ tro cao làm cho Công ty dễ dàng xác định được mức lợi nhuận của các tháng, quý, năm tiếp theo. Ban kiểm soát, bộ phận KTNB Công ty hoạt động có quyết định rõ ràng, kế hoạch hoạt động được xác định ngay từ đầu năm. Hai là, hệ thống thông tin kế toán: Công ty đã xây dựng được hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo kế toán đồng thời có hướng dẫn việc ghi chép chứng từ vào cách lên sổ sách kế toán. Ba là, thủ tục kiểm soát: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm được phân cho nhiều bộ phận và cho nhiều người trong bộ phận. Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn được thực hiện đúng quy định. Thứ hai, tồn tại và nguyên nhân hạn chế của hệ thống KSNB Một là, môi trường kiểm soát: Lãnh đạo cấp cao của Công ty chưa quan tâm tới hệ thống KSNB. Nhân sự của bộ phận KSNB chưa được quan tâm đúng mức cụ thể là nhân sự của phòng kiểm toán và thanh tra chưa đảm bảo để thực hi ện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc đề bạt cán bộ mang tính hình thức. Việc giao kế hoạch cho các đơn vị thường không sát với thực tế, các chỉ tiêu giao kế hoạch thấp hơn rất nhiều so với năng lực thực hiện của các đơn vị, khiến các đơn vị không cần phát huy hết khả năng của mình cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện hết chức năng nhiệm vụ của mình, hoạt động chủ yếu của phòng kiểm toán và thanh tra của Công ty là BCTC các đơn vị trực thuộc gửi lên, các đoàn kiểm toán được lập để trực tiếp xuống các đơn vị thuộc kiểm tra thực tế chưa đúng với kế hoạch đề ra từ đầu năm, hiện tại phòng kiểm toán và thanh tra chưa xây dựng được chương trình kiểm toán để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Hai là, hệ thống thông tin kế toán: Công ty chưa áp dụng kế toán máy cho các đơn vị trực thuộc, công tác kế toán được thực hiện thủ công trên excel. Ba, thủ tục kiểm soát: việc phân chia thị trường của các đơn vị trực thuộc không được thực hiện gây ra sự cạnh tranh trong nội bộ Công ty. Về nguyên tắc bất kiêm nhiệm, ban kiểm soát công ty toàn bộ là cán bộ kiêm nhiệm của các phòng chức năng, chưa có cán bộ chuyên trách, một số chức danh như trưởng phòng, phó giám đốc còn kiêm nhiệm, kế toán trạm kiêm thủ kho, thủ quỹ. Bốn là, thủ tục KSNB với chu trình mua hàng và thanh toán: Các đơn vị trực thuộc chưa thực hiện nghiêm các quy định về mua h àng. Chứng từ nhập kho hoặc chưa đầy đủ hoặc còn thiếu chữ ký, hoặc chữ ký trên các chứng từ nhập Than là chưa giống nhau, các giấy giới thiệu mua Than chưa được đánh số trước. Việc Thanh toán tiền hàng diễn ra lòng vòng làm chậm sự quay vòng vốn, tốn tiền phí dịch vụ chuyển tiền. Năm là, KSNB chu trình bán hàng và thu tiền: Các đơn vị trực thuộc chưa ban hành được văn bản quy định thẩm quyền xuất hàng đối với các các nhân trong đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc khi xây dựng giá bán Than chế biến còn thấp hơn với bảng giá quy định của Tập đoàn Vinacomin. Khi bán hàng còn để khách hàng vi phạm hợp đồng. Chứng từ bán hàng còn lưu trữ chư a đầy đủ, chưa có cơ sở xác định lượng Than bán ra là đúng hay sai. Sổ sách kế toán và biên bản đối chiếu công nợ nhiều chỗ còn chưa khớp nhau. Sáu là, KSNB với việc quản lý kho hàng: Công ty đang áp dụng đồng thời hai phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ đó là phương pháp bình quân gia quyền và phương pháp giá đích danh. Hệ thống kho tàng bến bãi không đảm bảo, các bãi Than không có hàng rào ngăn cách, nền bãi là nền đất không được đổ bê tông là những yếu tố cơ bản gây hao hụt, mất mát, khó kiểm soát, các chủng loại than nhiều lúc còn bị lẫn lộn; Công ty chưa xây dựng được định mức tồn kho; kiểm kê kho hàng chưa đảm bảo xác định đúng khối lượng, chất lượng Than. Bảy là, KSNB trong chu trình quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Phiếu thu, chi chưa được đánh số trước. Hàng ngày tiền không được kiểm quỹ, không có sự đối chiếu giữa thủ quỹ với kế toán quỹ. Tại Chương 4, sau khi khái quát các mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV, Tác giả đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV với nội dung như sau: Thứ nhất, hoàn thiện môi trường kiểm soát bao gồm các nội dung sau: Một là, đặc thù về quản lý: Các phòng ban nghiệp vụ phải có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo cấp cao của Công ty quan tâm tới hệ thống KSNB. Bằng các sự việc đã xảy ra ở Công ty, mỗi một bộ phận có liên quan cần đưa ra các giải pháp kiểm soát để giải quyết vấn đề đồng thời nêu bật vai trò của hệ thống KS NB nhằm ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra, từ đó phân tích hiệu quả kinh tế của việc tăng cường kiểm soát đó. Hai là, chính sách nhân sự: Bố trí nhân sự theo đúng năng lực chuyên môn cho từng CBCNV trong Công ty. Hàng năm Công ty cần tổ chức các đợt tậ p huấn nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCNV nhất là nhân viên kiểm soát; công tác tuyển dụng nhân sự cần được công khai, minh bạch, không vì quan hệ cá nhân mà tuyển dụng những người không phù hợp cho mục tiêu tuyển dụng, những người không có năng lực chuyên môn. Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải được thực hiện chặt chẽ bằng việc đưa ra các tiêu chí cụ thể như năng lực chuyên môn, thâm niên công tác, tư cách đạo đức... các tiêu chí cần được thể hiện bằng văn bản. Trước khi đề bạt cần lấy ý kiến tín nhiệm của toàn thể cán bộ nhân viên, ý kiến này phải được lập thành biên bản trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt và ra quyết định đề bạt, với cán bộ cấp cao cần thông qua Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông. Ba là, công tác kế hoạch: Khi giao kế hoạch Công ty cần xem xét mọi yếu tố để các đơn vị trực thuộc có thể thực hiện được như so sánh kế hoạch giao với thực tế thực hiện của năm trước, điều kiện nhân lực, nguồn hàng và xu hướng phát triển chung của toàn xã hội trong năm tiếp theo. Hạn chế bán Than cho các hộ kinh doanh Than thương mại, tăng cường công tác chế biến Than. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài cần thiết Công ty phải nghiên cứu xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển SXKD trung và dài hạn. Bốn là, bộ phận kiểm toán nội bộ: Qua quá trình nghiên cứu về hoạt động của Công ty tác giả xây dựng chương trình kiểm toán nghiệp vụ mua hàng; chương trình kiểm toán nghiệp vụ bán hàng; chương trình kiểm toán nghiệp hàng tồn kho và chương trình kiểm toán thu, chi tiền mặt tiền gửi mẫu cho Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán: trang bị phần mềm kế toán cho tất cả các đơn vị trực thuộc. Thứ ba, hoàn thiện thủ tục kiểm soát: Một là, việc phân chia thị trường: Công ty cần đưa vào q uy chế tiêu thụ của mình việc phân chia thị trường cho từng đơn vị, đưa ra các chế tài đủ mạnh để đảm bảo các đơn vị trực thuộc không bán sai địa bàn. Khi một đơn vị trực thuộc có khách hàng trên các địa bàn khác thì đơn vị trực thuộc đó có nhiệm vụ giới t hiệu khách hàng đến đơn vị trực thuộc có địa bàn hoạt động phù hợp với khách hàng. Hai là, về nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Công ty cần rà soát lại toàn bộ việc phân công trách nhiệm của các trạm, cửa hàng và các Công ty trực thuộc, tiến hành cách ly trách nhiệm của kế toán với thủ kho, thủ quỹ nhằm tạo ra sự kiểm tra chéo giữa các bộ phận. Quy định rõ ràng trên thẻ kho của thủ kho, sổ quỹ của thủ quỹ phải có chữ ký xác nhận của kế toán. Thứ tư, hoàn thiện thủ tục KSNB với chu trình mua hàng và thanh toán Một là, Công ty phải đưa ra các chế tài để các đơn vị trực thuộc tuân thủ các quy định mua hàng. Hai là, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị để sàng chọn chế biến Than. Ba là, để thủ tục mua hàng được chặt chẽ đảm bảo hàng được đưa về đúng địa điểm, đúng số lượng Tác giả bổ sung thêm hai chứng từ đó là bảng kê vận chuyển, và xác nhận tàu cập cảng. Bốn là: Công ty nên tiến hành in sẵn và đóng thành quyển Giấy giới thiệu nhận Than theo một mẫu nhất định, tất cả các Giấy giới thiệu nhận than đều được đánh s ố trước, sau đó cung cấp các quyển Giấy giới thiệu này cho các đơn vị trực thuộc sử dụng. Hàng tháng yêu cầu các đơn vị trực thuộc làm báo cáo tình hình sử dụng Giấy giới thiệu nhận Than giống như báo cáo sử dụng hóa đơn đang thực hiện. Khi viết Giấy giới thiệu nhận Than yêu cầu người được cử đi nhận Than phải trực tiếp ký vào Giấy giới thiệu, nghiêm cấm mọi hành vi ký thay, ký hộ. Năm là: Quy định không được ký thay, ký hộ trên tất cả các chứng từ, sổ sách kế toán. Sáu là, yêu cầu các đơn vị trực thuộc chuyển tiền mua Than về tài khoản của Tập đoàn Vinacomin, sau đó báo cáo về Công ty để theo dõi. Thứ năm, hoàn thiện KSNB chu trình bán hàng và thu tiền Một là, Công ty cần có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc khi xây dựng giá bán, không kể đó là than chế biến hay than nhập mua trong Tập đoàn Vinacomin, các chủng loại than giống nhau phải thực hiện bán theo cùng một mức giá. Hai là, yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải xây dựng văn bản quy định đối tượng các trạm trưởng, cửa hàng trưởng được chủ động bán h àng và đối tượng phải có lệnh xuất hàng của giám đốc. Ba là, Ngừng bán Than cho các hộ kinh doanh Than thương mại khi phát hiện các đơn vị này vi phạm cam kết trong hợp đồng. Bốn là, hoàn thiện ngay hệ thống chứng từ, sổ sách đối với hoạt động bán hàng. Năm là, Công ty xây dựng định mức công nợ cho từng đơn vị trực thuộc, số tiền nợ vượt định mức được tính lãi suất theo mức lãi suất ngân hàng, số tiền lãi này sẽ được trừ vào quỹ lương được trích của đơn vị; đồng thời trên các hợp đồng bán Than cho khách hàng phải ghi rõ thời gian cho nợ, thời gian vượt so với hợp đồng phải được tính lãi suất, các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ thu đủ số lãi suất này nộp lên Công ty; nghiêm cấm mọi hành vi bán chịu cho các khách hàng là các hộ kinh doanh Than thương mại. Thứ sáu, hoàn thiện KSNB với việc quản lý kho hàng Một là, Công ty nên nghiên cứu áp dụng một phương pháp để xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tạo điều kiện cho việc tính toán được dễ dàng, đồng bộ. Hai là, xin mua hoặc thuê bãi có thời gian sử dụng lâu dài để đầu tư xây dựng các bãi Than đủ tiêu chuẩn (có hàng rào, nền bãi được đổ bê tông) nhằm giảm thiểu hao hụt, mất mát; Trong bất cứ trường hợp nào các chủng loại than đều phải được đổ riêng rẽ, không lẫn lộn vào nhau Ba là, xây dựng ngay định mức tồn kho cho từng kho trạm Bốn là, khi tiến hành kiểm kê kho hàng Công ty nên thuê các đơn vị trắc địa đo đạc, tính toán lượng Than thực tế tồn kho, trong đó có sự giám sát của Công ty Than Miền Bắc. Thứ bảy, hoàn thiện KSNB trong chu trình quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Một là, tất cả các phiếu thu, chi của đơn vị đều phải được đánh số trước. Hai là, hàng ngày thủ quỹ và kế toán tiền mặt phải kiểm quỹ, ký xác nhận số dư trên sổ quỹ và nhật ký tiền mặt. Trên cơ sở các biện pháp đề xuất, Tác giả đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Vinacomin và với Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV. Đối với Chính phủ Một là, cho thả nổi giá Than theo giá thế giới nhằm ngăn chặn tình hình xuất lậu Than, đảm bảo nguồn than sử dụng trong nước. Hai là, ngừng hỗ trợ giá Than cho các ngành Điện lực và Xi măng. Ba là, nhanh chóng hoàn thiện các chế độ, luật pháp để tạo ra một khung pháp lý ổn định cho hoạt động SXKD của các doanh nghệp. Đối với Tỉnh Quảng Ninh Tỉnh Quảng Ninh có biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác Than bừa bãi, tự phát của các hộ dân trong vùng. Hải quan và Công an Tỉnh Quảng Ninh cần quản lý chặt chẽ các cửa khẩu nhằm ngăn chặn tình trạng xuất lậu Than sang Trung Quốc tiêu thụ, tránh tình trạng thất thoát tài nguyên. Đối với Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam Một là, kiện toàn cơ chế tiêu thụ Than trong nhiều năm để đảm bảo sự ổn định kinh doanh trong toàn ngành. Hai là, có lộ trình tăng giá Than thích hợp nhằm bình ổn nền kinh tế trong nước Thứ ba, thay đổi định mực hao hụt. Thứ tư , tăng cường đầu tư thiết bị hiện đại nhằm khai thác được tối đa các loại Than thành phẩm cung cấp ra thị trường. Hạn chế lượng đất đá lẫn Than, Bã xít và các phụ phẩm khác. Thứ năm, quản lý chặt chẽ đối với Công ty Giám định Than Việt Nam. Đối với Công ty CP KD Than Miền Bắc – TKV Một là, xây dựng văn hóa Công ty phục vụ cho SXKD trong đó có lồng ghép vai trò của hệ thống KSNB. Hai là, nhanh chóng bố trí lại nhân sự đảm bảo hiệu quả tối đa trong hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân trong Công ty. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho CB CNV bằng cách tổ chức các đợt tập huấn nghề nghiệp cho CBVNV, cử CBCNV đi học tập, nâng cao trình độ tại các trường, các trung tâm đào tạo chuyên môn; khi nâng lương cán bộ cần thiết phải thi tay nghề, thi chuyên môn. Ba là, xây dựng ngay chiến lược chiếm lĩnh thị trường của các hộ khách hàng kinh doanh thương mại với lộ trình trong 5 năm tới; tăng cường đầu tư máy móc thiết bị để sàng chọn chế biến than. Bốn là, yêu cầu bộ phận KTNB xây dựng ngay chương trình kiểm toán để phục vụ tốt cho công việc; Năm là: Trang bị ngay các phầ
Luận văn liên quan