Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện

Tại Cục Tần số VTĐ hệ thống KSNB vẫn còn một số tồn tại chưa phát huy tối đa các nguồn lực của đơn vị. Do vậy cần hoàn thiện hệ thống KSNB để giúp các nhà quản lý điều hành công việc hiệu lực và hiệu quả, đánh giá được rủi ro, cung cấp thông tin tin cậy và tuân thủ đúng quy định của Nhà nước. Trước thực tế đó, Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cƣờng quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện” sẽ góp phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ trong điều kiện hiện nay. Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài nghiên cứu Hệ thống KSNB trong đơn vị sự nghiệp có thu đã được một số đề tài nghiên cứu. Các đề tài đã nêu được lý luận, thực trạng, các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu cụ thể. Từ trước đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện. Thứ ba, mục tiêu nghiên cứu Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện” có mục tiêu chủ yếu là: Một là, hệ thống hóa và phân tích bản chất, vai trò của KSNB trong quản lý tài chính của ở một đơn vị sự nghiệp có thu Hai là, phân tích thực trạng hệ thống KSNB gắn liền với việc quản lý tài chính của Cục Tần số VTĐ Ba là, đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ.

pdf13 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRẦN XUÂN THIỆN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI VIỆC TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích) TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2011 Hoàn thiện hệ thống KSNB là một trong những giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện, đề tài nghiên cứu gồm CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Thứ nhất, tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Tại Cục Tần số VTĐ hệ thống KSNB vẫn còn một số tồn tại chưa phát huy tối đa các nguồn lực của đơn vị. Do vậy cần hoàn thiện hệ thống KSNB để giúp các nhà quản lý điều hành công việc hiệu lực và hiệu quả, đánh giá được rủi ro, cung cấp thông tin tin cậy và tuân thủ đúng quy định của Nhà nước. Trước thực tế đó, Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cƣờng quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện” sẽ góp phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ trong điều kiện hiện nay. Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài nghiên cứu Hệ thống KSNB trong đơn vị sự nghiệp có thu đã được một số đề tài nghiên cứu. Các đề tài đã nêu được lý luận, thực trạng, các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu cụ thể. Từ trước đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện. Thứ ba, mục tiêu nghiên cứu Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện” có mục tiêu chủ yếu là: Một là, hệ thống hóa và phân tích bản chất, vai trò của KSNB trong quản lý tài chính của ở một đơn vị sự nghiệp có thu Hai là, phân tích thực trạng hệ thống KSNB gắn liền với việc quản lý tài chính của Cục Tần số VTĐ Ba là, đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ. Thứ tƣ, câu hỏi nghiên cứu Từ ý nghĩa, nội dung của Đề tài Luận văn nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: Một là, hệ thống kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng như thế nào với quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu? Hai là, thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ ra sao? Những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ như thế nào? Ba là, phương hướng và giải pháp hoàn thiện KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ như thế nào? Thứ năm, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Một là, đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hệ thống KSNB của Cục tần số VTĐ với tăng cường quản lý tài chính của Cục Tần số VTĐ. Hai là, phạm vi nghiên cứu hệ thống KSNB tại Cục Tần số VTĐ gồm môi trường hệ thống KSNB; hệ thống thông tin; các thủ tục kiểm soát. Thứ sáu, phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận duy vật biện chứng, các phương pháp quan sát trực tiếp, tổng hợp, phân tích, so sánh, thảo luận với một số lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ làm trực tiếp tại Cục Tần số VTĐ về hệ thống KSNB. Về thu thập số liệu: Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các số liệu, quy trình, các báo cáo tổng kết của đơn vị, của Ngành. Thứ bảy, ý nghĩa nghiên cứu của Đề tài Đề tài góp phần cụ thể hóa lý luận cho người làm quản lý, những người thực hiện nhận thức được tầm quan trọng của KSNB trong lĩnh vực Tần số VTĐ, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát; hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông; hoàn thiện thủ tục kiểm soát; kiến nghị với các cơ quan chức năng để góp phần thực hiện các giải pháp. Thứ tám, kết cấu của Luận văn Luận văn được trình bày thành bốn chương gồm Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu; Chương 2. Lí luận chung về hệ thống KSNB với quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu; Chương 3. Thực trạng hệ thống KSNB với quản lý tài chính tại Cục tần số VTĐ; Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số VTĐ. CHƢƠNG 2: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU Thứ nhất, đặc điểm quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Phần này, đề tài nêu khái niệm chung về quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu, các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý tài chính đối với hai loại hình đơn vị. Đặc điểm quản lý tài chính đối đơn vị sự nghiệp có thu. Phân tính các yếu tố tài chính trong đơn vị sự nghiệp về nguồn thu; thực hiện chi gồm chi thường xuyên; chi không thường xuyên. Vai trò của quản lý tài chính với hệ thống KSNB tại đơn vị sự nghiệp có thu. Công tác quản lý tài chính được thể thiện trong cả ba giai đoạn Một là, lập dự toán thu chi ngân sách có căn cứ khoa học, các phương pháp lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước được sử dụng yêu cầu đặt ra trong việc lập dự toán thu, chi tài chính Hai là, tổ chức chấp hành dự toán thu chi là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực. Ba là, quyết toán thu chi là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ . Thứ hai, Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được ba mục tiêu sau: đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động; đảm bảo độ tin cậy thông tin; đảm bảo sự tuân thủ Về môi trƣờng kiểm soát: Môi trường kiểm soát là những yếu tố của đơn vị ảnh hưởng đến hệ thống KSNB . Môi trường bên trong có các yếu tố về trình độ, ý thức, nhận thức, đạo đức, triết lý, phong cách điều hành của Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị. Hệ thống KSNB do Ban Giám đốc; cơ cấu tổ chức một đơn vị cách thức tổ chức một đơn vị thành các bộ phận và mỗi bộ phận có nhưng chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể; đội ngũ nhân sự bao gồm con người và các chính sách nhân sự; công tác kế hoạch và dự toán là bản hướng dẫn rõ ràng hướng tới mục tiêu đã đề ra; bộ phận kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó; các phương pháp truyền đạt sự phân công quyền hạn là cách thức triển khai công tác quản lý; các yếu tố bên ngoài bao gồm Sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước; môi trường pháp lý; đường lối phát triển của đất nước. Về đánh giá rủi ro kiểm soát, Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa và phát hiện và sửa chữa những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm soát thường không hoàn toàn loại trừ do sự hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Về các thủ tục kiểm soát, , là những chính sách, thủ tục giúp cho việc thực hiện các chỉ đạo của người quản lý. Nó đảm bảo các hoạt động cần thiết để quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Các thủ tục kiểm soát do các nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; Nguyên tắc bất kiêm nhiệm; Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.Ngoài những nguyên tắc cơ bản đã nêu ở trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm: Nguyên tắc toàn diện; nguyên tắc “4 mắt”; nguyên tắc cân nhắc Lợi ích – Chi phí; chứng từ và sổ sách đầy đủ; bảo vệ tài sản vật chất và sổ sách; kiểm tra độc lập; Phân tích rà soát trong việc thực hiện các hoạt động của đơn vị. Về hệ thống thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức, phục vụ cho tất cả các mục tiêu của hệ thống KSNB. Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán, thông qua việc ghi chép, tính toán, phân loại các nghiệp vụ, vào sổ sách, tổng hợp và lập các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Về giám sát hoạt động và sửa sai, Các hoạt động của đơn vị cần được giám sát bởi của lãnh đạo đơn vị, cán bộ quản lý, các bộ phận được giao trách nhiệm giám sát, đánh giá. Công tác giám sát bao gồm hoạt động kiểm tra và đánh giá thường xuyên và định kỳ nhằm không ngừng cải thiện hệ thống KSNB, kể cả việc hình thành và duy trì hệ thống KSNB. Thứ ba, đặc Đặc điểm của hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu Một là, đặc điểm của hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp có thu Các đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và được thảo luận rộng rãi giữa người lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị để phù hợp với hoạt động của đơn vị, thống nhất và cam kết cùng thực hiện. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, giảm biên chế, nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Đơn vị chú trọng đến trình độ của nhân viên trong đơn vị, xây dựng quy chế tuyển dụng, đào tạo, quy chế trả lương, phân phối thu nhập tăng thêm, quy chế nâng lương trước thời hạn, quy chế về thi đua, khen thưởng Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật, Bộ phận kiểm toán nội bộ: Hiện nay, bộ phận kiểm toán nội bộ chưa được quan tâm đúng mức và về cơ bản bộ phận kiểm toán nội bộ chưa được thành lập trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Về hoạt động kiểm soát. Các đơn vị sự nghiệp thực hiện các thủ tục kiểm soát theo ba nguyên tắc cơ bản: Phân công phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn. Do đặc điểm của đơn vị sự nghiệp theo cơ chế mới tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, tài chính nên các đơn vị có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng từng mảng công việc bằng văn bản, tránh được sự chồng chéo trong giải quyết công việc và có người chịu trách nhiệm. Thực hiện quy định phân cấp về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính, làm cơ sở cho các đơn vị trực thuộc thực hiện. Thứ ba, Về hệ thống thông tin và truyền thông. Hiện nay các đơn vị đều phải áp dụng hệ thống kế toán cho hành chính sự nghiệp theo Quyết định Số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/06/2006 của Bộ Tài chính. Đây là hệ thống kế toán đã được bổ sung và hoàn thiện, áp dụng dụng phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp và đã được tin học hóa. Thứ tư, về giám sát hoạt động của hệ thống KSNB gồm hàng năm tổ chức hội nghị cán bộ công chức để đánh giá tình hình hoạt động, thảo luận và đưa ra các giải pháp hoạt động hiệu quả hơn, khắc phục những sai sót để chấn chỉnh. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính theo quy định hiện hành. Tổ chức phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, đoàn thể tham gia giám sát, quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó hệ thống KSNB chưa hoàn chỉnh do những hạn chế về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; chưa có bộ phận KSNB riêng biệt; một số đơn vị chưa xây dựng được các định mức cụ thể trong quản lý tài chính. Hai là, mối quan hệ giữa hệ thống KSNB với quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu Hệ thống KSNB và công tác quản lý tài chính trong đơn vị sư nghiệp có thu có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Hệ thống KSNB hoạt động tốt có tác động tích cực đến quản lý tài chính và ngược lại. CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN Thứ nhất, đặc điểm chung của Cục tần số vô tuyến điện với hệ thống kiểm soát nội bộ Một là, lịch sử hình thành và phát triển của Cục Tần số vô tuyến điện Cục Tần số VTĐ được thành lập năm 1993, trải qua quá trình hình thành và phát triển, Cục Tần số VTĐ đã hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, nhân sự, cơ chế tài chính. Hai là, chức năng, nhiệm vụ của Cục Tần số vô tuyến điện với hệ thống kiểm soát nội bộ. Cục Tần số vô tuyến điện (VTĐ) là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số VTĐ trên phạm vi cả nước. Ba là, cơ chế tài chính của Cục Tần số VTĐ với hệ thống kiểm soát nội bộ. Cục Tần số VTĐ được Nhà nước cho thực hiện cơ chế đặc thù được quy định tại Quyết định Số 88/2008/QĐ-TTg ngày 04/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Số 97/2009/TT-BTC ngày 20/05/2009 của Bộ Tài chính, với quy định này Cục Tần số VTĐ được thực hiện cơ chế tài chính như đơn vị sự nghiệp Đối với nguồn thu của Cục Tần số VTĐ được hình thành từ ba nguồn: nguồn thu từ phí, lệ phí cấp phép Tần số VTĐ; nguồn kinh phí không thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu từ hoạt động dịch vụ . Đối với nội dung chi, mức chi của Cục Tần số vô tuyến điện. Nội dung chi của Cục tần số vô tuyến điện gồm chi hoạt động thường xuyên theo mục lục ngân sách; chi từ nguồn kinh phí không thường xuyên do Nhà nước cấp; chi cho hoạt động dịch vụ. Bốn là, công tác quản lý tài chính Về lập dự toán thu, chi tài chính, căn cứ nhiệm vụ công tác của năm kế hoạch được Bộ thông tin và Truyền thông giao; tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các quy định, định mức, tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước; các hướng dẫn của cơ quan tài chính; Định biên lao động của Cục tần số VTĐ; quy hoạch phát triển của Cục trong những năm tiếp theo về đầu tư, cơ sở hạ tầng; mức thu phí sử dụng tần số VTĐ và lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số VTĐ; tình hình thực hiện dự toán thu chi tài chính của một số năm trước liền kề (theo phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ) để lập dự toán thu, chi tài chính cho năm kế hoạch Về tổ chức chấp hành dự toán thu chi, trên cơ sở dự toán thu, chi tài chính được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chính). Cục Tần số VTĐ tổ chức thực hiện thu chi theo kế hoạch được duyệt. Đối với đơn vị tổ chức hoạt động dịch vụ thực hiện thu chi tách ra khỏi thu chi sự nghiệp của Cục độc lập, có xác định kết quả kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Về quyết toán thu chi. Sau khi kết thúc năm tài chính, Cục Tần số VTĐ lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành, đúng các biểu mẫu, nội dung của quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền Thông (Vụ Kế hoạch, tài chính) và Bộ Tài chính (Vụ Hành chính sự nghiệp). Thứ hai, hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính tại Cục tần số vô tuyến điện Cục Tần số VTĐ là cơ quan quản lý nhà nước về tần số, có cơ chế tài chính đặc thù, mang đặc điểm của một đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên hệ thống KSNB mang sắc thái riêng trong từng yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Mục tiêu của hệ thống KSNB tại Cục tần số VTĐ là: đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động; đảm bảo độ tin cậy của thông tin; đảm bảo về sự tuân thủ: Một là, môi trường kiểm soát Về trình độ, ý thức, nhận thức, đạo đức, triết lý, phong cách điều hành của Lãnh đạo Cục Tần số VTĐ, Cục Trưởng Cục tần số VTĐ đã nhiều năm hoạt động thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm, Lãnh đạo nhận thức rõ trách nhiệm về nhiệm vụ chính trị nhà nước giao và có tầm nhìn về sự kiểm soát trong quản lý nhà nước về chuyên ngành tần số VTĐ và công tác quản lý tài chính, thường xuyên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức, phong cách trong quản lý điều hành Về Cơ cấu tổ chức, Cục Tần số VTĐ gồm chín phòng tham mưu, tám Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực và một Trung tâm Kỹ thuật. Đứng đầu là Cục trưởng và các Phó Cục Trưởng giúp việc cho Cục trưởng. Các đơn vị thuộc Cục có mối quan hệ với nhau trong và chịu sự điều hành của người đứng đầu đơn vị. Về đội ngũ nhân sự, do đặc thù về quản lý, tần số VTĐ được sử dụng thông qua hoạt động quản lý ứng dụng khoa học công nghệ nên đội ngũ nhân sự có trình độ cao. Đơn vị đã xây dựng ban hành hệ thống văn bản thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự. Về công tác kế hoạch được thực hiện theo các quy trình đã xây dựng, phát huy tính khách quan, độc lập mang lại hiệu quả trong hoạt động lập kế hoạch. Về kiểm tra tài chính nội bộ, là công việc diễn ra định kỳ trong đơn vị hoặc có dấu hiệu vi phạm về quản lý tài chính nhằm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tài chính kế toán Về Kiểm toán nội bộ: Hiện nay Cục chưa có bộ phận Kiểm toán nội bộ. Về các phương pháp truyền đạt sự phân công quyền hạn là cách thức triển khai công tác quản lý, Cục đã triển khai cụ thể những nội dung, mối quan hệ công tác dưới dạng các văn bản Môi trường kiểm soát bên ngoài bao gồm: Sự kiểm soát của cơ quan chức năng của Nhà nước như Vụ Kế hoạch Tài chính (KHTC) của Bộ thông tin và Truyền thông; Kho Bạc Nhà nước; Kiểm toán nhà nước; Cơ quan thuế; Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, môi trường pháp lý, đường lối phát triển đất nước. Hai là, đánh giá rủi ro kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cục Tần số vô tuyến. Công tác đánh giá rủi ro kiểm soát tại Cục mới chỉ dừng lại trong một số chỉ tiêu tài chính thể hiện có lập các khoản dự phòng về thu nhập tăng thêm, kê khai tài sản của lãnh đạo và một số chuyên viên như thanh tra, ấn định cấp phép. Cục chưa xây dựng được các chu trình đánh giá rủi ro trong các hoạt động quản lý và trong hệ thống KSNB Ba là, Các hoạt động kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cục Tần số vô tuyến điện Cục được thiết lập trên cơ sở 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân công phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Một số thủ tục kiểm soát chủ yếu tại Cục Tần số VTĐ. Các hoạt động của Cục đã được chuẩn hóa dưới dạng quy chế, quy định. Các thủ tục này đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản của thủ tục KSNB. Về kiểm soát trong lĩnh vực tài chính kế toán. Cục đã thực hiện hệ thống kiểm soát trước, trong và sau quá trình Ngân sách gồm lập dự toán, thực hiện chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách. Bốn là, hệ thống thông tin và truyền thông hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán của Cục bao gồm hệ thống chứng từ kế toán; hệ thống tài khoản kế toán; hệ thống sổ kế toán; hệ thống bảng tổng hợp; bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của Cục theo Quyết định Số 19/2006/QĐ-BTC. Năm là, giám sát hoạt động và sửa sai. Cục đã xây dựng các quy tắc, quy chế về các lĩnh vực để công khai cho CBCC thực hiện và tổ chức giám sát. Thứ ba, đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện Một là, kết quả đạt được của hệ thống Kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính tại Cục Tần sô vô tuyến điện Về môi trường kiểm soát: Một là, trình độ về quản lý tài chính của Cục được nâng lên một bước, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của quản lý; cơ cấu, tổ chức hoạt động Cục Tần số VTĐ dần vào đi vào ổn định và phát triển, bộ máy dẫn được hoàn thiện phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao; đội ngũ nhân sự ngày được hoàn thiện; công tác kế hoạch đã được Cục triển khai hàng năm, dần đi vào ổn định. Căn cứ để xây dựng kế hoạch ngày càng được hoàn thiện, chất lượng xây dựng kế họach ngày càng được tốt hơn, mang tính chuyên nghiệp hơn; các yếu tố bên ngoài của môi trường kiểm soát, Lãnh đạo và các cơ quan tham mưu của Bộ Thông tin và Truyền thông có sự quan tâm, giám sát, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho Cục Tần số VTĐ ngày càng phát triển về hoạt động và cơ chế tài chính. Về các hoạt động kiểm soát. Cục đã xây dựng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai nhiệm vụ chuyên môn của mình. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm cũng được triển khai ngay từ khi tuyển dụng, bổ nhiệm. Phân quyền và ủy nhiệm phê chuẩn được quan tâm và nâng cao tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị được phân cấp. Thứ ba,
Luận văn liên quan