Xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả
mà các NHTM đang áp dụng. Tuy nhiên, hệ thống XHTD khách hàng hiện nay của một
số NHTM vẫn còn hạn chế, không phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn tại Việt
Nam nên kết quả xếp hạng chưa phản ánh đúng tình hình khách hàng, gây nhiều khó
khăn cho công tác quản trị. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD phù
hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam là rất cấp thiết, đang được Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) và các NHTM đặc biệt quan tâm.
Hiện tại, phân khúc KHCN đang phát triển rất mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam
nói chung và Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng. Để tương xứng với sự tăng trưởng
này, MB đã và đang rất chú trọng đến công tác XHTD. Xuất phát từ thực tiễn như vậy,
tôi xin chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Quân đội” cho luận văn của mình.
11 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả
mà các NHTM đang áp dụng. Tuy nhiên, hệ thống XHTD khách hàng hiện nay của một
số NHTM vẫn còn hạn chế, không phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn tại Việt
Nam nên kết quả xếp hạng chưa phản ánh đúng tình hình khách hàng, gây nhiều khó
khăn cho công tác quản trị. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD phù
hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam là rất cấp thiết, đang được Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) và các NHTM đặc biệt quan tâm.
Hiện tại, phân khúc KHCN đang phát triển rất mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam
nói chung và Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng. Để tương xứng với sự tăng trưởng
này, MB đã và đang rất chú trọng đến công tác XHTD. Xuất phát từ thực tiễn như vậy,
tôi xin chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Quân đội” cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới 2 mục tiêu sau đây:
2.1. Trình bày cơ sở lý thuyết về xếp hạng tín dụng cá nhân, hệ thống xếp hạng vànhững
chuẩn mực của Basel II về XHTD.
2.2. Phân tích đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội, đề
xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của ngân hàng.
3. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan về xếp hạng tín dụng
Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Quân Đội
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng Quân Đội
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
Ở chương một, luận văn đưa ra lý thuyết về xếp hạng và hệ thống xếp hạng tín
dụng trong đó tập trung trình bày những chuẩn mực về xếp hạng tín dụng theo Basel II
như là cơ sở để đưa ra những đánh giá và giải pháp cho hệ thống xếp hạng tín dụng khách
hàng cá nhân tại MB trong những chương tiếp theo.
1. Lý thuyết về xếp hạng tín dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng
XHTD là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài
chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp
ứng các cam kết tài chính, khả năng vỡ nợ và thiện chí trả nợ của người đi vay.
Hệ thống XHTD không chỉ bao gồm các mô hình XHTDmà còn là một hệ thống
phức tạp phản ánh các mối quan hệ giữa danh mục tín dụng của ngân hàng, các mô hình
xếp hạng, các quy trình chính sách và việc vận hành hệ thống.
Những nội dung cốt lõi của một hệ thóng xếp hạng:
a. Mô hình xếp hạng
Hiện nay có hai phương pháp phổ biến khi xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng là
phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia trong đó phương pháp thống kê được
sử dụng rộng rãi với độ chính xác và tin cậy cao, cũng như hạn chế được những kết luận
mang tính chủ quan từ phương pháp chuyên gia.
Mô hình toán học thường được sử dụng khi xây dựng mô hình XHTD là mô hình
Logit.
b. Quy trình xếp hạng
Quy trình xếp hạng tín dụng thường bao gồm 4 bước:
- Bước 1: Thu thập thông tin
- Bước 2: Phân tích và chấm điểm các tiêu chí xếp hạng
- Bước 3: Phê duyệt và sử dụng kết quả xếp hạng
- Bước 4: Theo dõi kết quả xếp hạng và điều chỉnh mô hình xếp hạng
c. Hệ thống công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin là tổng hợp các yếu tố như phần mềm, phần cứng
cần thiết cho việc xây dựng, triển khai và vận hành hệ thống XHTD. Thông qua hệ thống
công nghệ thông tin, các mô hình xếp hạng được triển khai và áp dụng một cách minh
bạch, rộng rãi, dễ sử dụng ở quy mô toàn ngân hàng.
2. Quy trình phát triển mô hình xếp hạng theo chuẩn mực của Basel II
Mặc dù không đề cập đến quy trình chi tiết xây dựng mô hình XHTD, tuy nhiên
dựa trên những yêu cầu của Basel II, một quy trình phát triển mô hình XHTD chuẩn mực
đã được xây dựng, và được rất nhiều tổ chức uy tín sử dụng.
Theo đó, khi xây dựng mô hình, ngân hàng cần tuân theo 3 bước
a. Quản lý dữ liệu
Quản lý dữ liệu là giai đoạn đầu tiên và là giai đoạn tiên quyết ảnh hưởng đến sự
thành công của một mô hình xếp hạng. Đây là giai đoạn cán bộ xây dựng mô hình thực
hiện các công tác:
- Một là, phân loại khách hàng: Mục tiêu của việc phân loại này là xây dựng các
mô hình XHTD khác nhau phù hợp với từng danh mục nhỏ khách hàng. Ngoài ra, thông
thường mỗidanh mục nhỏ sẽ có hai loại mô hình là mô hình xếp hạng trước và sau phát
vay.
- Hai là, xác định yêu cầu dữ liệu: Mỗi mô hình XHTD có những yêu cầu dữ liệu
khác nhau nhưng tựu trung lại, dữ liệu thu thập cần có 03 nhóm thông tin: (1) nhân thân
khách hàng (2) khả năng trả nợ (3) quan hệ với các TCTD
- Ba là, phân tích và làm sạch dữ liệu: Cán bộ xây dựng mô hình cần phải đánh giá
tính hợp lý và độ tin cậy của dữ liệu; phân tích những giá trị bị thiếu, những giá trị ngoại lai
để có được mẫu dữ liệu vừa đảm bảo tính đại diện cho dữ liệu tổng thể của ngân hàng, vừa
đảm bảo những yêu cầu của một mô hình toán học.
b. Phát triển mô hình thống kê
Mục tiêu của bước này là xác định được danh sách các chỉ tiêu cần chấm điểm để xếp
hạng khách hàng. Các nội dung của bước này bao gồm:
- Phân tích đơn biến
- Phân tích tương quan
Đây là bước xác định mối quan hệ giữa các biến, tìm kiếm những biến có tương
quan với nhau để hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng đa cộng tuyến.
- Phân tích đa biến
Mô hình hồi quy thường được sử dụng cho mục đích xây dựng mô hình XHTD là
hồi quy logit với độ tin cậy 95%. Kết quả cuối cùng là tập hợp những biến có ý nghĩa
thống kê, ý nghĩa kinh tế và cho kết quả phân biệt mô hình tốt nhất.
- Thử nghiệm mô hình:
Thử nghiệm mô hìnhcần được thực hiện trên một mẫu dữ liệu hoàn toàn khác với
dữ liệu đã sử dụng để xây dựng mô hình. Thử nghiệm mô hình là việc áp dụng mô hình
vào mẫu dữ liệu mới đó, đánh giá khả năng phân biệt khách hàng, khả năng dự báo và
mức độ ổn định của mô hình trên mẫu dữ liệu mới..
- Lựa chọn mô hình:
Khi chạy mô hình hồi quy, nhiều khả năng sẽ có nhiều mô hình với những cách kết
hợp biến khác nhau thỏa mãn các điều kiện, các kiểm định của một mô hình thông kê. Do đó
ngân hàng cần lựa chọn mô hình hợp lý nhất dựa trên các tiêu chí như khả năng phân biệt
khách hàng tốt xấu, khả năng áp dụng mô hình trong thực tế
c. Điều chỉnh kết quả xếp hạng và ước lượng PD
Sau khi xác định được mô hình cuối cùng, cán bộ xây dựng mô hình thực hiện ước
lượng PD – xác suất vỡ nợ của khách hàng từ mô hình đó. Việc ước lượng này có thể được
thực hiện thông qua các mô hình toán học hoặc thông qua quan sát thực tế.
Bước tiếp theo, ngân hàng cần xây dựng một thang xếp hạng tổng thể để quy
chuẩn xếp hạng của ngân hàng với xếp hạng của những tổ chức uy tín trên thế giới. Kết
quả cuối cùng là ngân hàng có thể thu được kết quả ước lượng PD phù hợp với danh mục
tín dụng của ngân hàng và thông lệ quốc tế.
d. Văn bản hóa
Ngân hàng cần phải ban hành tối thiểu các văn bản sau đây:
Một là, phương pháp luận xây dựng mô hình, trong đó nêu chi tiết các nội dung
cần thực hiện trong quy trình như làm sạch dữl iệu, kiểm định mô hình
Hai là, cơ cấu quản trị của mô hình.
Ba là,ứng dụng của mô hình.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI
Trong phần đầu của chương 2, tác giả đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng cá
nhân tại NHTMCP Quân Đội, trong đó nổi bật lên là việc dư nợ và tỷ trọng của phân
khúc KHCN trong danh mục tín dụng tại MB liên tục tăng qua các năm gần đây, cho thấy
sự phát triển mạnh mẽ và tiềm năng của phân khúc này. Ở phần tiếp theo, luận văn giới
thiệu hệ thống XHTD cá nhân tại MB trong đó tập trung phân tích khía cạnh mô hình xếp
hạng tín dụng cá nhân hiện tại từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn
tồn tại và phân tích nguyên nhân hạn chế.
1. Mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
Mô hình XHTD cho KHCN tại MB được xây dựng theo phương pháp thống kê
bằng cách sử dụng mô hình hồi quy Logit.
Dữ liệu để xây dựng mô hình tại MB được thu thập theo 3 nhóm: (1) Nhóm thông
tin về nhân thân: bao gồm các thông tin về tuổi tác, học vấn... (2) Nhóm thông tin về lịch
sử quan hệ tín dụng: bao gồm các thông tin về dư nợ, thời gian quan hệ tại MB... (3)
Nhóm thông tin phản ánh năng lực tài chính của khách hàng.
Dựa trên tổng điểm tính toán từ bộ chỉ tiêu xếp hạng, cá nhân khi có nhu cầu cấp
tín dụng tại MB sẽ được xếp hạng và phân loại thành 10 hạng. Mức độ rủi ro của các
hạng tăng dần từ hạng AAA đến D. Đối với hầu hết các sản phẩm tín dụng cá nhân, MB
quy định, khách hàng có xếp hạng từ A trở lên mới được xem xét cấp tín dụng, khách
hàng có hạng càng cao sẽ càng được ưu đãi hơn khi ấn định lãi suất.
Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ cũng là cơ sở để MB phân loại khách hàng và
trích lập dự phòng. Các khách hàng được xếp hạng thấp sẽ tương ứng với những nhóm nợ
cao và mức trích lập dự phòng cao tương ứng, tùy theo nhóm nợ.
2. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân Đội
a. Những kết quả đạt được
Giảm thời gian thẩm định phê duyệt khoản vay từ đó nâng cao năng lực cạnh
tranh của MB với các ngân hàng.
Giúp MB xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ và thống nhất
Là công cụ hỗ trợ tích cực cho MB trong việc duy trì và phát triển một cơ cấu
khách hàng bền vững
b. Những hạn chế cần khắc phục
Tỷ lệ khách hàng được xếp hạng thông qua mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng
cá nhân thấp
Khả năng phân biệt khách hàng của mô hình chưa cao
Kết quả từ mô hình xếp hạng KHCN chưa được ứng dụng nhiều trong công tác
quản trị
3 .Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu đến từ phương pháp luận xây dựng mô hình.
Một là, MB sử dụng duy nhất một mô hìnhXHTD cho danh mục KHCN. Điều này
ảnh hưởng đến khả năng dự đoán của mô hình vì có thể nó không phản ánh đặc trưng rủi
ro của từng sản phẩm vay vốn trong kết quả xếp hạng.
Hai là,MB đã làm sach dữ liệu một cách quá mức. Ngân hàng đã loại trừ tất cả các
quan sát mà không chứa đủ các thông tin cần thiết trong danh sách biến. Tuy nhiên, đối với
mô hình XHTD cá nhân, các dữ liệu bị thiếu cũng thường thể hiện một số thông tin nhất định
và các dữ liệu này cần được thay thế bằng một giá trị hợp lý.
Ba là,MB thiếu sự phân tích các mối quan hệ tương quan giữa các biến. Dựa trên lý
thuyết thống kê, điều này sẽ gây ra vấn đề đa cộng tuyến, làm cho kết quả từ mô hình tốt
hơn so với thực tế.
Bốn là,MB chưa thực hiện công tác văn bản hóa các chính sách, quy trình, văn bản
liên quan đến công tác XHTD. Ngân hàng cần nghiêm túc thực hiện văn bản hóa để minh
bạch hóa quá trình xây dựng, triển khai, vận hành mô hình cũng như để thuận tiện cho
việc theo dõi các thay đổi, kiểm toán mô hình, và quan trọng hơn là để nhận được sự phê
duyệt của NHNN và sự tin tưởng của các đơn vị kinh doanh khi triển khai mô hình trên
toàn hàng.
Năm là, MB chưa thực hiện tính toán xác suất vỡ nợ PD cho KHCN.Điều này
cũng làm hạn chế khả năng ứng dụng của mô hình trong công tác quản trị như ước lượng
chính xác hơn dự phòng cụ thể cần cho các khách hàng, hỗ trợ công tác định giá, phân bổ
vốn nội bộ, quản lý khách hàng chủ động và hiệu quả.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI
Hệ thốngXHTDcần được sử dụng trong việc đánh giá và phân bổ vốn kinh tế;
quản lý danh mục tín dụng; phê duyệt tín dụng, rà soát và giám sát; định giá các khoản tín
dụng; báo cáo danh mục tín dụng; phân tích danh mục tín dụng
Để đạt được những mục tiêu đó, hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
tại MB cần hoàn thiện ở nhiều khía cạnh. Luận văn đề xuất một số giải pháp để hoàn
thiện hệ thống XHTD cá nhân tại MB, tập trung vào hai vấn đề: (1) Hoàn thiện mô hình
XHTD cá nhân; (2) Văn bản hóa các chính sách, quy trình cần thiết
1. Hoàn thiện mô hình xếp hạng
a. Xây dựng mô hình xếp hạng khoản vay
Để đáp ứng được những chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng, các ngân
hàng và các tổ chức tín dụng cần phải có hệ thống XHTD nội bộ có khả năng thực hiện 2
loại hình xếp hạng là xếp hạng khách hàng và xếp hạng khoản vay trong đóxếp hạng
khoản vay dựa trên một số yếu tố nhất định liên quan đến những thỏa thuận trong hợp
đồng giữa khách hàng và ngân hàng. Xếp hạng khoản vay có thể ước lượng những
trọng số tổn thất (LGD&EAD) cũng như tính toán mức độ tổn thất gốc và/hoặc lãi
trong trường hợp khách hàng bị vỡ nợ.
b. Xây dựng mô hình xếp hạng sau phát vay
Mô hình chấm điểm xếp hạng sau phát vay thường được sử dụng để đánh giá và
quản lý rủi ro của các khách hàng hiện có dựa trên thông tin về giao dịch của khách hàng
và việc sử dụng vốn vay.
Hiện tại, đối với phân khúc KHCN, MB mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng mô hình
xếp hạng khách hàng trước phát vay, do đó để quản lý rủi ro một cách hiệu quả, MB cần xây
dựng mô hình xếp hạng khách hàng cá nhân sau phát vay.
c. Tuân thủ những chuẩn mực khi xây dựng mô hình
Như đã đề cập tới trong phần 2.4.2 của chương II, khi xây dựng mô hình xếp hạng
KHCN, MB chưa thực hiện phân tích tương quan. Đây là một bước có thể thực hiện rất
nhanh chóng và đơn giản bằng các phần mềm thống kê thông dụng nhưng lại là một bước
rất quan trọng để hạn chế các sai lệch của mô hình.
d. Kiểm định mô hình
Hiện tại, MB mới chi thực hiện kiểm định ở giai đoạn xây dựng mô hình. Việc
kiểm định thường xuyên chưa được chú trọng và chỉ dừng lại ở việc kiểm định khả năng
phân biệt của mô hình thông qua hệ số GINI. Ngân hàng cần thực hiện các kiểm định
khác như kiểm định mức độ ổn định và khả năng dự báo của mô hình.
e. Tính toán xác suất vỡ nợ PD
Luận văn đề xuất một phương pháp ước lượng PD thường thấy, phù hợp với quy
mô danh mục KHCN và sự phát triển của hệ thống XHTD KHCN tại MB: Phương pháp
ước lượng PD bằng cách nhóm (PD bucket).Với mỗi nhóm (hạng), PD được xác định
bằng tỷ lệ nợ xấu quan sát thực tế.
2. Văn bản hóa các quy trình chinh sách liên quan
a. Cơ cấu quản trị mô hình
Do mô hình xếp hạng có tầm quan trọng to lớn đối với sự thành công của quản trị
rủi ro tín dụng, ngân hàng cần có một cơ cấu quản trị chính thức để giám sát hệ thống
XHTD trong đó xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là vai
trò của HĐQT và Ban điều hành – hai chủ thể rất quan trọng nhưng thường không được
đề cập một cách cụ thể.
b. Phương pháp luận xây dựng mô hình
Hiện tại, MB chưa có một văn bản chính thức nào liên quan đến phương pháp luận
xây dựng mô hình. Do đó, ban hành phương pháp luận xây dựng mô hình với những nội
dung như chi tiết các lý thuyết, giả định, cơ sở toán học, quy trình thực hiện hồi quy là
một giải pháp mà MB cần thực hiện trong thời gian tới để quản trị mô hình một cách
nghiêm ngặt và tuân thủ với những quy định của NHNN.
c. Định nghĩa về hạng khách hàng
Để đáp ứng được các yêu cầu của một hệ thống xếp hạng tiên tiến, MB cần ban
hành định nghĩa về hạng điểm. Định nghĩa hạng điểm phải được văn bản hóa một cách rõ
ràng và chi tiết cho phép các bên thứ ba hiểu được sự phân biệt giữacác hạng điểm để có
thể đánh giá mức độ hợp lý của việc phân hạng.
d. Định nghĩa về vỡ nợ
Khi sử dụng các mô hình hồi quy để ước lượng xác suất vỡ nợ của khách hàng,
ngân hàng cần có định nghĩa rõ ràng về vỡ nợ. Tuy nhiên hiện tại, MB chưa có định
nghĩa rõ ràng về vỡ nợ. Đối với vấn đề này, MB nên tham khảo định nghĩa vỡ nợ của
Basel II.
e. Chính sách quản trị dữ liệu
Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thành công Basel II và đặc
biệt là đối với rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng. Dovậy, MB cần phải có một chính
sách quản trị dữ liệu cụ thể. Trong đó xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên
quan trong quá trình quản trị dữ liệu mà cụ thể là vai trò và trách nhiệm của bộ phận sở
hữu dữ liệu, bộ phận sử dụng dữ liệu. Ngân hàng cũng cần có các quy trình làm sạch dữ
liệu, cải thiện chất lượng dữ liệu, quy trình phát hiện sai sót, các văn bản định nghĩa dữ
liệu
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, kiểm soát và đo
lường rủi ro tín dụng đang trở thành mục tiêu hàng đầu đối với các NHTM tại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu đó, các ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng,
đặc biệt là XHTD, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng.
Với luận văn “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội”, tác giả đã đạt được một số kết quả sau:
1. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu những lý luận cơ bản về XHTD và tập trung phân
tích những nội dung của một hệ thống XHTD. Luận văn trình bày những chuẩn mực của
Basel II về XHTD và giới thiệu quy trình phát triển mô hình XHTD được nhiều tổ chức
sử dụng.
2. Trên cơ sở lý thuyết nêu trên, tác giả tiến hành phân tích thực trạng hệ thống
xếp hạng tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Về cơ bản MB đã có hệ thống
xếp hạng tín dụng KHCN tuy nhiên vẫn còn khá nhiều vấn đề cần cải thiện đặc biệt là
công tác xây dựng mô hình và quản trị mô hình.
3. Từ những phân tích đánh giá về thực trạng hệ thống XHTD KHCN tại Ngân hàng
TMCP Quân đội, căn cứ vào những cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng KHCN tại MB. Trong đó bao gồm các giải
pháp trọng yếu cần triển khai để toàn diện hoá và đưa hệ thống xếp hạng tín dụng của MB
tiệm cận với các thông lệ quốc tế.
Do còn nhiều hạn chế về mặt lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh
đang thay đổi nhanh chóng, cùng với sự hạn chế về mặt thời gian, luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các
anh chị em đồng nghiệp.