Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi

Đóng chân trên địa bàn Tỉnh Gia Lai là một tỉnh miền núi đang được nhiều ưu đãi đầu tư cũng như các chính sách hỗ trợ của nhà nuớc để phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương thì việc cho vay khách hàng cá nhân là cơ hội để BIDV Phố Núi phát huy thế mạnh của mình, mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường. Thực tế đã chứng minh hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Phố Núi liên tục tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của chi nhánh: Tăng trưởng về doanh số, thị phần, tỷ lệ cho vay trên tổng dư nợ, chất lượng tín dụng đảm bảo (tỷ lệ nợ quá hạn luôn thấp so với tỷ lệ nợ quá hạn trung bình), lợi nhuận mang mỗi năm đều tăng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng tín dụng tại địa bàn, cơ bản vẫn chịu sự ảnh hưởng bởi những cơ chế chính sách ưu đãi của chính phủ và các gói tín dụng hỗ trợ đặc thù của BIDV đối với khu vực Tây Nguyên. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của tự bản thân chủ quan ngân hàng xét trên nhiều mặt cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như những bài bản trong nghiệp vụ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi để đánh giá khách quan tình hình cho vay, tìm ra các nguyên nhân hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay trong thời gian tới là vấn đề rất cấp thiết. Đó là lý do để tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi” cho luận văn cao học.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẶNG VĂN LAM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHỐ NÚI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 1: PGS.TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Đóng chân trên địa bàn Tỉnh Gia Lai là một tỉnh miền núi đang được nhiều ưu đãi đầu tư cũng như các chính sách hỗ trợ của nhà nuớc để phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương thì việc cho vay khách hàng cá nhân là cơ hội để BIDV Phố Núi phát huy thế mạnh của mình, mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường. Thực tế đã chứng minh hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Phố Núi liên tục tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của chi nhánh: Tăng trưởng về doanh số, thị phần, tỷ lệ cho vay trên tổng dư nợ, chất lượng tín dụng đảm bảo (tỷ lệ nợ quá hạn luôn thấp so với tỷ lệ nợ quá hạn trung bình), lợi nhuận mang mỗi năm đều tăng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng tín dụng tại địa bàn, cơ bản vẫn chịu sự ảnh hưởng bởi những cơ chế chính sách ưu đãi của chính phủ và các gói tín dụng hỗ trợ đặc thù của BIDV đối với khu vực Tây Nguyên. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của tự bản thân chủ quan ngân hàng xét trên nhiều mặt cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như những bài bản trong nghiệp vụ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi để đánh giá khách quan tình hình cho vay, tìm ra các nguyên nhân hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay trong thời gian tới là vấn đề rất cấp thiết. Đó là lý do để tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi” cho luận văn cao học. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay này tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi. - Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Hệ thống hoá lý luận về hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại. (2) Phân tích thực trạng hoạt động cho vay cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân của BIDV Phố Núi, chỉ ra những kết quả, những hạn chế cũng như nguyên nhân trong hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân của BIDV Phố Núi. (3) Đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Phố Núi. - Câu hỏi nghiên cứu: (1) Hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân có những đặc điểm gì, thường bao gồm những nội dung gì ? Tiêu chí phản ảnh kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh là gì ? (2) Tình hình cho vay kinh doanh tại BIDV Phố Núi qua các năm như thế nào ? có những kết quả và những hạn chế gì ? (3) Cần phải làm gì để hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Phố Núi ? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các vấn đề liên quan thực tiễn hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân. Cụ thể, để nắm bắt toàn bộ thực trạng, đề tài sẽ tiếp cận và làm việc, 3 khảo sát với: + Bộ phận Quản lý khách hàng, Bộ phận Quản lý rủi ro, Bộ phận Quản trị tín dụng tại BIDV Phố Núi; + Cán bộ Quản lý khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng; + Các khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh tại chi nhánh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về nội dung : Hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, bao gồm các cá nhân kinh doanh và các hộ kinh doanh. - Không gian : Nghiên cứu hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi. - Thời gian: Sử dụng dữ liệu phân tích trong giai đoạn 2015 - 2017 và có những khuyến nghị cho những năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp truyeenf thống như sau: * Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu: - Ngoài số liệu thứ cấp, đề tài còn thu thập các số liệu sơ cấp và các dữ liệu liên quan khác như : + Số liệu sơ cấp : Điều tra, khảo sát phỏng vấn khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, và cá nhân kinh doanh đang quan hệ vay vốn tại BIDV Phố Núi. * Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu: Từ các số liệu các báo cáo của ngân hàng, trước tiên đề tài sẽ xử lý, tách biệt các số liệu riêng cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, đồng thời sau đó tổng hợp thành các bảng biểu theo các hướng tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá sau này. * Phương pháp phân tích, so sánh dữ liệu. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài chủ yếu sử dụng 4 các phương pháp truyền thống, cơ bản như đối chiếu, so sánh số liệu giữa các bộ phận, các hướng phân tích, các giai đoạn để đánh giá và rút ra các ý kiến. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài. - Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại của các Ngân hàng Thương mại. - Luận văn góp phần làm rõ tình hình cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phố Núi, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Phố Núi. 6. Bố cục dự kiến của luận văn : Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn được trình bày trong trong 3 chươngnhư sau: + Chương 1 : Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. + Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi từ năm 2016-2018 + Chương 3 : Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Phố Núi. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1.1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại. a. Ngân hàng thương mại và các hoạt động của Ngân hàng thương mại Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định.Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại bao gồm hoạt động huy động vốn, cho vay và đầu tưhoạt động trung gian khác. Để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, ngoài nguồn vốn của bản thân mình, các NHTM tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau. b. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Khái niệm và nguyên tắc cho vay: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Nguyên tắc cho vay : 6 - Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. - Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả vốn lẫn lãi. Phân loại cho vay của Ngân hàng thương mại: - Căn cứ vào thời hạn cho vay: - Căn cứ vào mục đích cho vay: - Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng cho vay: - Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: - Căn cứ vào đối tượng khách hàng: 1.1.2. Cá nhân kinh doanh và đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh. a. Cá nhân kinh doanh. Như vậy nội hàm của khái niệm cá nhân kinh doanh bao gồm nhiều đối tượng (cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân...); việc xác định lựa chọn đối tượng nào trong khái niệm này để nghiên cứu còn tùy thuộc vào điều kiện, phạm vi, thời gian nghiên cứu của luận văn. b. Đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh. Cho vay cá nhân kinh doanh là một hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng cho khách hàng là cá nhân kinh doanh, đây là quan hệ kinh tế mà trong đó Ngân hàng chuyển cho các cá nhân kinh doanh quyền sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 1.1.3. Các phƣơng thức cho vay cá nhân kinh doanh. Về phương thức cho vay, ta có cho vay gián tiếp và cho vay trực tiếp với CNKD, cụ thể: + Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các cá nhân kinh doanh đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho CNKD của họ, theo hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng 7 hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. + Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh. a. Nhóm nhân tố khách quan. b. Nhóm nhân tố chủ quan. 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Bối cảnh và mục tiêu cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân của các Ngân hàng thƣơng mại 1.2.2. Tổ chức hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh a. Tổ chức bộ máy – phân công nhiệm vụ. b. Quy trình cho vay. Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn. Bước 2: Phân tích tín dụng. Bước 3: Ra quyết định tín dụng. Bước 4: Giải ngân. Bước 5: Giám sát tín dụng Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng c. Chính sách cho vay: 1.2.3. Các hoạt động triển khai cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng hàng thƣơng mại. a. Hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường: là các hoạt động điều tra thị trường, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, nhằm phát triển và duy trì chính sách khách hàng. b. Hoạt động cung ứng sản phẩm cho vay: từ hoạt động khảo sát thị trường và nhu cầu khách hàng, bước kế tiếp là ngân hàng cần nghiên cứu những sản phẩm có thể cung ứng, đáp ứng các nhu 8 cầu đó. c. Hoạt động quảng bá và phân phối sản phẩm cho vay: các ngân hàng cần có hoạt động truyền thông, phổ biến trực tiếp hoặc gián tiếp để mọi thông tin, chính sách, sản phẩm cho vay của ngân hàng đến được với các khách hàng một cách tối đa nhất, cả khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. d. Hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay: Chất lượng dịch vụ là điều quan trọng hiện nay của các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt trong hoạt động cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng, nó quyết định sự phát triển bền vững của các ngân hàng. e. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay: Quản trị RRTD được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả cho vay cá nhân kinh doanh tại cá Ngân hàng Thƣơng mại. a. Tiêu chí đánh giá tăng trưởng qui mô. b. Tiêu chí về thị phần cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng trên thị trường mục tiêu : c. Tiêu chí về cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh. d. Tiêu chí về chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay cá nhân kinh doanh. e. Tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh. f. Tiêu chí về tăng trưởng thu nhập cho vay cá nhân kinh doanh KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGCHO VAY KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHỐ NÚI TỪ NĂM 2015-2017 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHỐ NÚI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Phố Núi 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Phố Núi 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.4. Khái quát hoạt động kinh doanh * Số liệu kinh doanh qua các năm của BIDV Phố Núi Bảng 2.1. Số liệu hoạt động qua các năm TT Tên chỉ tiêu TH 2015 TH 2016 TH 2017 TTBQ 2015-2017 I Các chỉ tiêu về quy mô 1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1,347 2,240 2,845 47% 2 Dư nợ bán lẻ cuối kỳ 1,190 1,891 2,280 40% 3 Huy động vốn cuối kỳ 457 882 1,181 63% 4 Huy động bán lẻ cuối kỳ 417 775 1,089 63% 5 Số lao động cuối kỳ 69 69 70 0.7% II Chỉ tiêu về cơ cấu, chất lƣợng 6 Tỷ trọng DN TDH/TDN 11.30% 9.46% 9.80% -6% 7 Tỷ lệ nợ xấu 0.11% 0.004% 0.27% 3277% 8 Tỷ lệ nợ nhóm II 0.41% 0.19% 0.21% -22% III Các chỉ tiêu hiệu quả 9 Chênh lệch thu chi 30.8 49.6 72.1 53% 10 Lợi nhuận trước thuế 26.7 42.5 63.8 55% 11 LNTT bình quân /người 0.405 0.616 0.911 50% 12 Thu dịch vụ ròng 3.1 3.3 6 44% 10 a. Hoạt động huy động vốn - Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng khá tốt qua các năm. Năm 2015 số dư huy động tăng trưởng 68 tỷ đồng (tương đương 18%), qua năm 2016 chi nhánh tăng trưởng 93% so với thời điểm 31/12/2015 (tương đương 441,3 tỷ đồng). Trong điều kiện huy động vốn ngày càng khó khăn, chi nhánh vẫn giữ được đà tăng trưởng, vượt kế hoạch chỉ tiêu huy động vốn cuối kỳ năm 2017 đạt 1.180,6 tỷ đồng, tăng 300,7 tỷ đồng, tương đương tăng 34% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng Huy động vốn cuối kỳ bình quân từ năm 2015 đến năm 2017của chi nhánh Phố Núi tương đối cao, tương đương 61%. Nguồn tiền gửi của khách hàng cũng tập trung chủ yếu tại đối tượng khách hàng cá nhân và tiền gửi có kỳ hạn. b. Hoạt động cho vay. - Sau hơn 2 năm kể từ thời điểm sáp nhập, BIDV Phố Núi đã liên tục tăng trưởng dư nợ, tổng tăng trưởng đạt 1.957,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 45%, trong đó tăng trưởng mạnh vào năm 2016 (gần 894 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng trưởng đạt 66%). Năm 2017, chi nhánh cũng đã đạt kế hoạch Dư nợ cuối kỳ do Trung ương giao, tăng trưởng 27% so với năm 2016. - Trong thời gian hoạt động, chi nhánh đã đảm bảo chất lượng tín dụng tốt (dưới 0,3%). Tại thời điểm sáp nhập tháng 05/2015 dư nợ xấu là 1.518trđ, chiếm tỷ lệ 0,17% tổng dư nợ, nợ xấu cuối năm 2015 là 1.486trđ, giảm 32trđ so với thời điểm sáp nhập, chiếm tỷ lệ 0,11% tổng dư nợ. Năm 2016, nợ xấu 960trđ, giảm 558trđ so với thời điểm sáp nhập chiếm tỷ lệ 0,04% tổng dư nợ. Năm 2017, nợ xấu 7.632trđ, tăng 6.114trđ so với thời điểm sáp nhập chiếm tỷ lệ 0,27%. - Tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với toàn hệ thống. Tại thời điểm sáp nhập tháng 05/2015 nợ nhóm 2 là 400trđ, chiếm tỷ lệ 0.05% tổng dư nợ, cuối năm 2015 là 5.488trđ, tăng 5.088trđ so với thời điểm sáp nhập, chiếm tỷ lệ 0,41% tổng dư 11 nợ. Năm 2016: nợ nhóm 2 là 4.250trđ, tăng 3.850trđ so với thời điểm sáp nhập chiếm tỷ lệ 0,19% tổng dư nợ.Năm 2017: nợ nhóm 2 là 10.186trđ, tăng 9.786trđ so với thời điểm sáp nhập chiếm tỷ lệ 0,21% tổng dư nợ. c. Hoạt động dịch vụ. - Dịch vụ thanh toán năm 2017 đạt 1,5 tỷ đồng, chiếm 25,7% tổng thu dịch vụ ròng, tăng 553 triệu đồng so với năm 2016 ~ +56,7%, trong đó: dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua Swift và WU đạt 46 trđ tăng hơn 400% so với năm 2016, dịch vụ chuyển tiền trong nước đạt 1,48 tỷ đồng tăng 53,4%; Dịch vụ quản lý tài khoản đạt 1,19 tỷ đồng, chiếm 20% tổng thu dịch vụ ròng, tăng hơn 793 triệu so với năm 2016 ~ +197,7%; Hoa hồng từ dịch vụ Bancas đạt 747 triệu đồng, chiếm 12,5% tổng thu dịch vụ; Thu phí bảo lãnh đạt hơn 720 triệu đồng, chiếm 12,5% tổng thu dịch vụ, tăng 186 triệu đồng so với năm 2016 ~ +34,8%. - Thu nhập từ dịch vụ thẻ đạt 640 triệu đồng, chiếm 10,7% tổng thu dịch vụ, trong đó thu nhập từ nhóm thẻ ghi nợ nội địa đạt 395 triệu đồng chiếm 61,7%/tổng phí dịch vụ thẻ, số lượng thẻ ghi nợ nội địa đạt gần 14.000 thẻ chiếm 95,2%/tổng thẻ; Thu nhập từ nhóm thẻ ghi nợ quốc tế đạt 53,4 triệu đồng chiếm 8,3%/ tổng phí dịch vụ thẻ, số lượng thẻ GNQT đạt 530 thẻ chiếm 3,6%/tổng thẻ; Thu nhập từ nhóm thẻ tín dụng quốc tế đạt 96,2 triệu đồng chiếm 15%/ tổng phí dịch vụ thẻ, số lượng thẻ TDQT đạt 179 thẻ chiếm 1,2%/tổng thẻ. - Có thể thấy rằng mặc dù số lượng thẻ quốc tế tại chi nhánh còn ít (709 thẻ) chiếm tỷ trọng 4,8%/ tổng số lượng thẻ, tuy nhiên nhóm thẻ này lại có đóng góp cao trên 23,3% trong cơ cấu tổng phí dịch vụ thẻ. d. Hiệu quả kinh doanh - Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng trưởng mạnh qua các năm (năm 2016 tăng 59%, năm 2017 tăng 50% - đạt 63,8 tỷ đồng, 12 đứng thứ 9/13 – cao hơn so với chi nhánh Kontum, Đông Đắk Lăk, Ban Mê) và chỉ chiếm tỷ trọng 4,4% trong tổng thu nhập ròng của cụm. Nhìn chung, số lượng phòng giao dịch phổ biến tại các chi nhánh từ 4 – 5 điểm (trừ CN Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Nông và Ban Mê). Với 5 điểm giao dịch đang hoạt động, bình quân lợi nhuận trước thuế trên 1 điểm giao dịch của BIDV Phố Núi chưa cao, chỉ đạt 12,8 tỷ/ điểm, đứng thứ 12/13 (hơn CN Ban Mê – tiền thân là CN mới thành lập của MHB). 2.2.THỰC TRẠNG CHO VAY KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHỐ NÚI. 2.2.1. Thực trạng bối cảnh và mục tiêu cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Phố Núi. * Bối cảnh bên ngoài. * Bối cảnh bên trong. -Nguồn vốn: BIDV có cơ chế điều hành vốn tập trung tại hội sở chính, các đơn vị thực thuộc BIDV rất có lợi thế trong nguồn lực tài chính để hoạt động cho vay. -Mạng lưới hoạt động: Mạng lưới hoạt động của BIDV Phố Núi hiện chưa phủ khắp các huyện, mới có trụ sở chi nhánh và 04 phòng giao dịch với số lượng cán bộ nhân viên là 70 cán bộ. Đó là một trong những hạn chế trong việc phát triển khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân.. - Chính sách tín dụng: Trong hoạt động tín dụng, BIDV luôn có những gói tín dụng hỗ trợ. Điển hình hiện tại có thể kể đến gói tín dụng ưu đãi cho khu vực nông nghiệp nông thôn, gói tín dụng trung dài hạn mua và sửa chữa nhà ở, gói mua ô tô, gói hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ vay tiêu dùng. Đối với khách hàng cá nhân kinh doanh, chính sách tín dụng càng hết sức linh hoạt và phù hợp với từng lĩnh vực, ngành hàng kinh doanh. Mỗi lĩnh vực, ngành hàng 13 kinh doanh có đặc thù riêng nên cần những cơ chế chính sách riêng. Vì vậy, chi nhánh luôn tìm hiểu đặc thù của từng nhóm khách hàng và áp dụng một cách linh hoạt chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân kinh doanh. * Mục tiêu cho vay cá nhân kinh doanh BIDV Phố Núi thời gian qua. - Mở rộng qui mô hoạt động, tăng thị phần: Năm 2017, dư nợ của BIDV Phố Núi chiếm 4% trong tổng dư nợ toàn tỉnh. Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần hàng năm của Dư nợ cũng tương đương với Huy động vốn, tăng 1% qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 2015 – 2017 đạt 41%, đây là một trong những mục tiêu chính của BIDV Phố Núi trong thời gian qua. - Hợp lý hóa cơ cấu cho vay: Trong thời gian qua, chi nhánh vẫn tiếp tục kiên định với định hướng chi nhánh Ngân hàng bán lẻ, do đó, dư nợ tập trung chủ yếu vẫn thuộc đối tượng Khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng chiếm 84%, Doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm 16%. Ch
Luận văn liên quan