Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM
đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo lập và điều hành thị trường.
Với vai trò là một trung gian tài chính, các NHTM là tác nhân quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như của thị trường tài chính. Trong quá
trình hoạt động, các NHTM luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các TCTD khác
thông qua các hoạt động như gửi tiền, cho vay, kinh doanh ngoại tệ, Những
hoạt động này có vai trò quan trọng giúp các NHTM vừa đảm bảo khả năng
thanh khoản vừa mang lại những cơ hội kinh doanh, đặc biệt với những Ngân
hàng đang phát triển nhanh và mạnh mẽ như Ngân hàng TMCP Đại Dương.
Tuy nhiên, bài học về cuộc khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng
giai đoạn 2007 – 2008 còn nóng hổi, tình hình thị trường tiền tệ nước ta vẫn
đang diễn biến khó lường nên hoạt động giao dịch với các TCTD vẫn tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Vì thế, công tác thẩm định các TCTD trước và trong quá trình
giao dịch là hết sức cần thiết để lường trước những thuận lợi và khó khăn của
các TCTD, từ đó có phương án cấp HMGD cho các TCTD một cách hợp lý
để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh mà vẫn đảm bảo an toàn hoạt động của
Ngân hàng. Từ lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động thẩm
định và cấp HMGD cho các TCTD tại Ngân hàng TMCP Đại Dương”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 03 chương:
Chương I. Lý luận cơ bản về hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho
các TCTD của NHTM.
Chương II. Thực trạng hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho các
TCTD tại Ngân hàng TMCP Đại Dương.
Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định và cấp
HMGD cho các TCTD tại Ngân hàng TMCP Đại Dương
16 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD tại Ngân hàng TMCP Đại Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM
đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo lập và điều hành thị trường.
Với vai trò là một trung gian tài chính, các NHTM là tác nhân quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như của thị trường tài chính. Trong quá
trình hoạt động, các NHTM luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các TCTD khác
thông qua các hoạt động như gửi tiền, cho vay, kinh doanh ngoại tệ, Những
hoạt động này có vai trò quan trọng giúp các NHTM vừa đảm bảo khả năng
thanh khoản vừa mang lại những cơ hội kinh doanh, đặc biệt với những Ngân
hàng đang phát triển nhanh và mạnh mẽ như Ngân hàng TMCP Đại Dương.
Tuy nhiên, bài học về cuộc khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng
giai đoạn 2007 – 2008 còn nóng hổi, tình hình thị trường tiền tệ nước ta vẫn
đang diễn biến khó lường nên hoạt động giao dịch với các TCTD vẫn tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Vì thế, công tác thẩm định các TCTD trước và trong quá trình
giao dịch là hết sức cần thiết để lường trước những thuận lợi và khó khăn của
các TCTD, từ đó có phương án cấp HMGD cho các TCTD một cách hợp lý
để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh mà vẫn đảm bảo an toàn hoạt động của
Ngân hàng. Từ lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động thẩm
định và cấp HMGD cho các TCTD tại Ngân hàng TMCP Đại Dương”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 03 chương:
Chương I. Lý luận cơ bản về hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho
các TCTD của NHTM.
Chương II. Thực trạng hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho các
TCTD tại Ngân hàng TMCP Đại Dương.
Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định và cấp
HMGD cho các TCTD tại Ngân hàng TMCP Đại Dương.
ii
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP HẠN MỨC
GIAO DỊCH CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động giao dịch trên thị trường liên ngân hàng của các tổ
chức tín dụng
Thị trường liên ngân hàng là nơi diễn ra các giao dịch gửi tiền, cho
vay và nhận nợ giữa các TCTD với nhau. Đây là thị trường phi tập trung,
tức là không có sàn giao dịch, trung tâm yết giá và thu thập số liệu. Các giao
dịch trên thị trường chủ yếu là tín chấp, không có tài sản đảm bảo.
Thị trường liên ngân hàng có chức năng chủ yếu là giúp các TCTD
đáp ứng nhu cầu dự trữ, đảm bảo thanh khoản tức thời, tăng vốn để đầu tư,
dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.
Các hoạt động giao dịch chủ yếu giữa các TCTD gồm hai nhóm
nghiệp vụ cơ bản là tín dụng với các hình thức như cho vay, ủy thác đầu tư;
giao dịch ngoại tệ với các nghiệp vụ chủ yếu là giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi,
tương
1.2 Hoạt động thẩm định các TCTD của NHTM
Thông tin là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
của hoạt động thẩm định. Thông tin có thể được cung cấp bởi chính các
TCTD đang được đánh giá hoặc từ các TCTD khác có quan hệ với TCTD
đó hoặc từ các tổ chức định hạng quốc tế. Tuy nhiên, việc thu thập được đầy
đủ những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động xếp hạng tín dụng các
TCTD của NHTM lại hết sức khó khăn, nhiều khi là không thể.
Việc xếp hạng tín dụng cho các TCTD sẽ được thực hiện theo quy
trình gồm 5 bước: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, Chấm điểm các chỉ tiêu
phi tài chính, Tổng hợp điểm và Xếp loại TCTD, Xếp loại Quan hệ Ngân
hàng, Tổng hợp Xếp hạng TCTD.
iii
1.2 Hoạt động cấp HMGD cho các TCTD của NHTM
Trong quá trình hoạt động, để phục vụ công tác quản trị rủi ro, các
TCTD tiến hành cấp HMGD cho các TCTD khác. HMGD là các giới hạn về
mức độ rủi ro mà TCTD đó chấp nhận, và/hoặc giá trị giao dịch (thực tế
hoặc danh nghĩa), và/hoặc kỳ hạn giao dịch với TCTD, và/hoặc các giới hạn
khác (nếu có).
Có nhiều cách phân loại HMGD như theo hình thức đảm bảo (hạn
mức tín chấp và hạn mức thế chấp), theo các loại giao dịch (hạn mức đầu tư,
hạn mức kinh doanh ngoại tệ, hạn mức tài trợ thương mại), theo tính chất
bắt buộc của hạn mức (HMGD cam kết và HMGD không cam kết)
Đối tượng được cấp HMGD của NHTM là các TCTD. Phân theo loại
hình TCTD gồm ngân hàng trong và ngoài nước, công ty tài chính, công ty
cho thuê tài chính. Phân theo lịch sử giao dịch, gồm TCTD chưa được cấp
HMGD và TCTD đã được cấp HMGD.
Việc xác định HMGD cho các TCTD tuân theo một số nguyên tắc cơ
bản như đây là hạn mức tín chấp và không cam kết, khách hàng muốn giao
dịch phải được cấp hạn mức, việc xác định hạn mức phải tuân thủ quy trình
và phụ thuộc vào mức độ rủi ro của TCTD, khả năng và chính sách của
NHTM và tình hình thị trường tiền tệ trong từng thời kỳ.
Để được xác định HMGD, TCTD phải có nhu cầu giao dịch với
NHTM, có đủ hồ sơ theo quy định và đạt mức xếp hạng từ tối thiểu trở lên.
Hiện chưa có quy trình cấp HMGD thống nhất áp dụng cho tất cả
NHTM nhưng về cơ bản gồm các bước: Thu thập thông tin và lập hồ sơ
khách hàng, Thẩm định khách hàng và đề xuất HMGD, Phê duyệt HMGD
và Điều chỉnh HMGD.
iv
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định và cấp
HMGD cho các TCTD của NHTM
Hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD của NHTM chịu
tác động của các nhân tố chủ quan như chính sách, nhu cầu giao dịch trên
thị trường liên ngân hàng của NHTM, năng lực của cán bộ thẩm định,
Ngoài ra, một số nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công tác thẩm định và
cấp HMGD cho các TCTD như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý,
chuẩn mực kế toán,
v
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH VÀ CẤP HẠN
MỨC GIAO DỊCH CHO CÁC TCTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
DƯƠNG TRONG HAI NĂM 2008 – 2009
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank)
Oceanbank tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng được
thành lập vào năm 1993. Sau 17 năm hình thành và phát triển, OceanBank
đã có những bước phát triển ấn tượng. Từ vốn điều lệ ban đầu là 300 triệu
đồng, đến năm 2009, Oceanbank đã tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng và ký kết
hợp tác chiến lược với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2008 – 2009, hoạt động liên ngân hàng của
Oceanbank rất khởi sắc. Trên thị trường tiền tệ, Oceanbank từ vị thế thiếu
hụt, luôn phải đi vay để lo thanh khoản đã trở thành người cung tiền. Để đáp
ứng nhu cầu quản trị rủi ro trong vai trò mới, Oceanbank đã tiến hành hoạt
động thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD. Hạn mức Oceanbank cấp
được các TCTD sử dụng chủ yếu dưới hình thức nhận tiền gửi bằng VND.
Song song với việc cấp hạn mức, trong giai đoạn 2008 – 2009, hạn
mức mà Oceanbank được các TCTD khác cấp cũng tăng lên đáng kể. Trừ
khối quốc doanh có mức tăng thấp nhất nhưng cũng rất ấn tượng là 30%,
các loại hình TCTD còn lại đều có mức tăng hạn mức cho Oceanbank từ
50% trở lên.
2.2 Quá trình thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD tại
Oceanbank
Đối tượng được cấp HMGD tại Oceanbank rất đa dạng, bao gồm tất
cả các TCTD trong và ngoài nước có nhu cầu thiết lập giao dịch với
Oceanbank, không nằm trong đối tượng bị hạn chế hoặc không được giao
dịch.
vi
TCTD muốn được xác định HMGD cũng cần đáp ứng những điều
kiện cơ bản và việc xác định HMGD của Oceanbank cũng tuân theo những
nguyên tắc chung trong xác định HMGD của NHTM đối với TCTD.
Theo quy định, HMGD cho các TCTD phải được rà soát hàng năm
hoặc khi có yêu cầu của các bộ phận kinh doanh hoặc khi có những thông
tin bất lợi cho hoạt động giao dịch của Oceanbank với TCTD. Khi phát sinh
nhu cầu, Oceanbank cũng thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD chưa
được đánh giá.
Mô hình cấp HMGD cho các TCTD tại Oceanbank có sự tham gia
của các bộ phận kinh doanh như Phòng KHNV, Phòng Kinh doanh ngoại
hối, Phòng Thanh toán Quốc tế với vai trò đề xuất cấp/tăng/giảm hoặc hủy
bỏ HMGD, Phòng QHNHĐL thẩm định độc lập, ra quyết định cấp HMGD
và trình lên các cấp theo thẩm quyền phê duyệt là Tổng giám đốc và HĐQT.
Quy trình cấp HMGD cho các TCTD tại Oceanbank cũng gồm các
bước cơ bản như Thu thập thông tin và lập hồ sơ khách hàng, Thẩm định
khách hàng và đề xuất HMGD, Phê duyệt HMGD, Thực hiện sau phê duyệt
và Điều chỉnh HMGD.
2.3 Thực trạng thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD tại
Oceanbank
Với sự tăng trưởng mạnh, an toàn và đa dạng về hình thức kinh doanh
vốn, Oceanbank là một trong những ngân hàng tích cực tham gia kinh doanh
tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng và thực hiện hoạt động kinh doanh vốn
theo các giải pháp về chính sách tiền tệ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước. Số dư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng của Oceanbank đã có
bước phát triển vượt bậc
Giao dịch của Oceanbank với các TCTD chủ yếu là dưới hình thức
vii
tiền gửi và bằng VND.
Đánh giá kết quả của hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho các
TCTD tại Oceanbank giai đoạn 2008 – 2009 về số lượng: số lượng các
TCTD được cấp HMGD đã tăng trưởng vượt bậc, từ 19 TCTD năm 2008
lên 53 TCTD năm 2009.
Sau khi tiến hành cấp hạn mức, số lượng hạn mức phải điều chỉnh
tương đối lớn (năm 2009 chiếm hơn 55% số hạn mức đã cấp). Việc điều
chỉnh chủ yếu là kéo dài thời hạn của hạn mức (do hạn mức đã hết hạn
nhưng chưa thu thập đủ thông tin để tiến hành đánh giá lại), điều chỉnh các
HMGD tạm thời cấp năm 2009 sau khi có đủ thông tin.
2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho
các TCTD tại Ngân hàng TMCP Đại Dương
Về những mặt đã đạt được:
- Hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD của Oceanbank
đã từng bước được chuẩn hóa với việc thành lập một bộ phận chuyên trách
có nhiệm vụ chấm điểm và xếp hạng tín dụng là Phòng QHNHĐL.
- Oceanbank đã xây dựng và ban hành bộ quy trình quy chế chuẩn
cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ các TCTD làm cơ sở để cấp
HMGD cho các TCTD.
- Tính đến thời điểm 30/6/2010, các TCTD đang sử dụng HMGD của
Oceanbank nhìn chung đều trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân:
- Oceanbank chưa tuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình đã ban
hành về hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD.
Nguyên nhân:
+ Năm 2009 Oceanbank mới ban hành quy trình thẩm định và thành
lập Phòng QHNHĐL. Do vừa được thành lập, khối lượng công việc rất lớn,
viii
việc thẩm định mất nhiều thời gian, đội ngũ nhân sự mỏng và thiếu kinh
nghiệm nên Phòng QHNHĐL không thể tiến hành xếp hạng tín dụng tất cả
các TCTD có nhu cầu giao dịch với Oceanbank. Để tận dụng cơ hội kinh
doanh, Phòng KHNV buộc phải trình Ban điều hành và HĐQT phê duyệt
HMGD tạm thời cho các TCTD mà không qua đánh giá, thẩm định của
Phòng QHNHĐL.
+ Theo quy định hạn mức chỉ có hiệu lực trong 1 năm (thường là năm
tài chính) nhưng hết năm 2008 thì phải đến cuối quý I hoặc đầu quý II mới
thu thập được các Báo cáo tài chính có kiểm toán của các TCTD nên phải
điều chỉnh kéo dài thời hạn hiệu lực của hạn mức hoặc Phòng KHNV trình
vượt hạn mức tạm thời lên Ban điều hành và HĐQT mà không qua thẩm
định độc lập của Phòng QHNHĐL.
+ Hệ thống quy trình, quy chế của Oceanbank mới được ban hành.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi có những thiếu sót, bất hợp lý
cần được điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa chữa cho phù hợp.
- Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ các TCTD còn mang
nặng tính định tính, chủ quan.
Nguyên nhân:
+ HMGD là hạn mức tín chấp nên uy tín của các TCTD trong quá
trình giao dịch rất quan trọng. Do đó, chỉ tiêu xếp loại Quan hệ Ngân hàng
(mang tính định tính)có trọng số lớn nhất.
+ Kinh nghiệm, trình độ của các cán bộ xây dựng quy trình cũng như
cán bộ trực tiếp thẩm định của Oceanbank còn nhiều hạn chế nên trong xây
dựng quy trình, chỉ tiêu cũng như chấm điểm TCTD không thể tránh được
những sai sót.
- Nguồn thông tin sử dụng trong công tác thẩm định và cấp HMGD
cho các TCTD không đầy đủ và rất khó thu thập.
ix
Nguyên nhân:
+ TCTD chưa tổng hợp được thông tin hay đó là thông tin mật, nhạy
cảm không thể cung cấp hoặc TCTD không thực sự có nhu cầu nhận tín
dụng.
+ Hầu hết các TCTD trong nước chưa được các tổ chức xếp hạng tín
dụng độc lập quốc tế định hạng mà trong nước chưa có tổ chức định hạng
chính thức nào.
+ Oceanbank chưa xây dựng được một hệ thống thông tin về TCTD
làm cơ sở dữ liệu cho việc thẩm định.
x
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH VÀ
CẤP HẠN MỨC GIAO DỊCH CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG
3.1 Định hướng về hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho các
TCTD tại Ngân hàng TMCP Đại Dương
3.1.1 Phương hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Dương
- Mô hình hóa hoạt động kinh doanh theo hướng tiếp tục tăng cường
phân quyền cho hoạt động bán hàng, marketing tại các đơn vị
- Xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ đạo và thực hiện đa dạng
hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng một số tiện ích cho các sản phẩm hiện có
- Phân đoạn khách hàng mục tiêu mà Oceanbank hướng tới nhằm tiếp
tục phát huy dòng tiền gửi không kỳ hạn qua Ngân hàng và bán chéo các sản
phẩm cho doanh nghiệp
- Củng cố và hoàn thiện sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ của một
số Phòng, Ban trong các Khối. Xây dựng hệ thống các quy trình nội bộ
- Mở rộng các hoạt động hợp tác, liên kết với các định chế tài chính
khác, thúc đẩy các hoạt động đầu tư, liên kết để bán chéo sản phẩm. Nâng
cao hiệu quả khai thác tiềm năng từ đối tác chiến lược là Tập đoàn Dầu khí.
- Tăng cường tín dụng ngắn, trung và dài hạn
- Đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, đào tạo nhân sự
- Phát triển mở rộng quan hệ công chúng, phát triển thương hiệu
- Tăng cường khả năng quản trị, năng lực quản lý giám sát phù hợp
với quy mô vốn, quy mô hoạt động mới
3.1.2. Định hướng về hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho các
TCTD của Oceanbank
- Tăng cường rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy trình, quy chế đã ban
hành về thẩm định và cấp HMGD cho các ĐCTC theo hướng tăng các chỉ
xi
tiêu định lượng, giảm các chỉ tiêu định tính
- Các bộ phận kinh doanh có liên quan đến việc sử dụng HMGD
chịu trách nhiệm điều chỉnh danh mục đầu tư để không vượt quá HMGD
cấp cho các TCTD. HMGD phải do Phòng QHNHĐL đề xuất trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy trình thẩm định và cấp HMGD cho các
TCTD. Các trường hợp trình vượt HMGD cũng phải do Phòng QHNHĐL
thẩm định khi có đề xuất của bộ phận kinh doanh và được HĐQT phê duyệt.
Trường hợp trình vượt cấp (trình HĐQT không qua Phòng QHNHĐL) phải
nêu rõ lý do.
- Thống nhất phương pháp định kỳ rà soát, phân tích thực trạng sử
dụng HMGD được cấp của các TCTD và định hướng quan hệ với các
TCTD.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong cạnh tranh giữa Oceanbank
và các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng, tránh lợi dụng, sát phạt
nhau.
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định và cấp HMGD
cho các TCTD tại Ngân hàng TMCP Đại Dương
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách của Oceanbank đối với hoạt
động thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD
Chính sách về đối tượng khách hàng:
- Mở rộng đối tượng thẩm định và cấp HMGD từ TCTD sang định
chế tài chính
- Tăng cường mối quan hệ với khối Ngân hàng liên doanh và Ngân
hàng nước ngoài
Chính sách về thẩm quyền giao dịch:
- Hoạt động liên ngân hàng tập trung tại Hội sở chính.
- HMGD Oceanbank cấp chỉ áp dụng với các giao dịch với Hội sở
xii
chính của các TCTD là pháp nhân Việt Nam và các chi nhánh có đầy đủ tư
cách pháp nhân của các TCTD nước ngoài.
Hoàn thiện quy trình thẩm định và cấp HMGD:
- Bổ sung vào quy trình hoạt động quản lý việc sử dụng HMGD,
theo đó quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong quá trình
sử dụng HMGD
- Tiến hành thẩm định lại TCTD để điều chỉnh HMGD theo định kỳ
bắt đầu từ cuối quý I hoặc đầu quý II hàng năm thay vì ngay khi bắt đầu
năm tài chính mới (ngay đầu quý I) như hiện nay
- Bổ sung những quy định về chế độ kiểm tra, kiểm soát, thông tin
và báo cáo
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá rủi ro để cấp
HMGD cho các TCTD
- Sửa đổi, bổ sung hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ theo
hướng tăng các chỉ tiêu định lượng, giảm các chỉ tiêu định tính, giảm tỷ
trọng ảnh hưởng của các chỉ tiêu định tính đến kết quả xếp hạng TCTD
- Xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng áp dụng đối
với NHTM trong nước và với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
- Sửa đổi cách thức tính điểm xếp hạng đối với khách hàng mới theo
hướng chặt chẽ hơn
- Sửa đổi cách thức ra quyết định cấp HMGD trên cơ sở xếp hạng
TCTD theo thông lệ quốc tế
3.2.3 Tách Phòng QHNHĐL ra khỏi Khối Nguồn vốn, đảm bảo
tính độc lập, khách quan trong hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho
các TCTD tại Oceanbank
Tuy đã thành lập Phòng QHNHĐL độc lập nhưng Phòng QHNHĐL
và các bộ phận kinh doanh như Phòng KHNV, Phòng Kinh doanh ngoại tệ
xiii
vẫn cùng nằm trong Khối Nguồn vốn, cùng do Phó Tổng giám đốc phụ
trách Nguồn vốn quản lý, cùng được hưởng chế độ lương thưởng phụ thuộc
vào kết quả kinh doanh của cả khối nên rất khó để đảm bảo tính khách quan
hoàn toàn trong hoạt động thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD. Do vậy,
phải tách Phòng QHNHĐL ra khỏi Khối Nguồn vốn, có thể nhập Phòng
QHNHĐL vào Khối Quản trị rủi ro. Sau đó cần phải sửa đổi, hoàn thiện
Quy trình thẩm định và cấp HMGD cho các TCTD cho phù hợp.
3.2.4 Xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu về các TCTD
- Phòng QHNHĐL chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về
HMGD được cấp/điều chỉnh, các chỉ tiêu tài chính của TCTD ngay khi hoàn
thành việc thẩm định hoặc ngay khi có thay đổi
- Các bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin
liên quan đến việc thực hiện giao dịch, giao dịch đến hạn, tình hình trả nợ,
nợ quá hạn... của TCTD
- Tìm kiếm thông tin về TCTD qua các phương tiện thông tin đại
chúng, qua các mối quan hệ của TCTD đó với các TCTD khác, với các
khách hàng, thông tin từ các cơ quan Nhà nước...
- Tìm kiếm các tổ chức cung cấp thông tin và tư vấn chuyên nghiệp,
tin cậy để mua thông tin trong những trường hợp cần thiết.
3.2.5. Nâng cao trách nhiệm và trình độ của cán bộ Phòng
QHNHĐL và các bộ phận có liên quan đến công tác thẩm định và cấp
HMGD cho các TCTD
- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại (tổ chức các khóa học hoặc các buổi
thảo luận chuyên đề để các cán bộ thẩm định chia sẻ kinh nghiệm, cử cán bộ
đi học các lớp đào tạo trong nước và nước ngoài về các kỹ năng thẩm định,
phân tích tài chính...)
- Tổ chức các kỳ thi sát hạch nghiêm túc hàng năm để đánh giá lại
xiv
năng lực thẩm định của cán bộ Phòng QHNHĐL
- Chú trọng vào công tác tuyển dụng để thu hút các cán bộ thẩm định
giỏi
- Ban hành quy định cụ thể về yêu cầu phẩm chất đạo đức đối với cán
bộ thẩm định cũng như hình thức kỷ luật thật nặng đối với các cán bộ vi
phạm.
3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động thẩm
định và cấp HMGD cho các TCTD tại Oceanbank
- Đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin hướng đến việc tính
toán hạn mức một cách tự động
- Xây dựng, triển khai phần mềm định hạng tín dụng áp dụng cho các
TCTD
- Xây dựng hệ thống báo cáo tự động về tình hình sử dụng hạn mức
của các TCTD.
- Thiết kế và xây dựng Cơ sở dữ liệu về khách hàng là TCTD
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với NHNN
Thứ nhất, điều hành chính sách lãi suất theo quan hệ cung – cầu thị
trường.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng.
Thứ ba, quyết liệt sửa đổi những quy định không phù hợp để làm lành
mạnh hóa hoạt động thị trường liên ngân hàng
3.3.2 Đối với Chính phủ và các ban ngành
Thứ nhất, ban hành các quy định cụ thể về việc thành lập các tổ chức
định hạng tài chính chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế
xv
KẾT LUẬN
Qua phân tích, đánh giá tình hình thẩm định và cấp HMGD cho các
TCTD tại Oceanbank, có thể thấy đây là một hoạt động hết sức cần thiết
trong công tác quản trị rủi ro của các NHTM. Hoạt động liên ngân hàng có
vai trò quan trọng trong công tác cân đối và quản lý nguồn vốn của các
NHTM, một mặt đảm bảo thanh khoản và nhu cầu dự trữ của các ngân hàng,
mặt khác cũng là cơ hội kinh doanh, đầu tư c