Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Viêṭ Nam đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Hà Nội

Thanh tra Ngân hàng với tư cách là một chức năng thiết yếu của Ngân hàng Nhà nước, một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước về ngân hàng. Làm tốt công tác này sẽ góp phần đảm bảo an toàn hệ thống Tổ chức tín dụng nói chung cũng như hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nói riêng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước thực trạng các Quỹ tín dụng nhân dân ở nước ta với quy mô quá nhỏ, năng lực tài chính thấp, địa bàn hoạt động hẹp, trình độ cán bộ còn hạn chế, lại hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các ngân hàng thương mại nên gặp không ít khó khăn. Đồng thời, với mặt trái của nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng của các Tổ chức tín dụng nói chung và Quỹ tín dụng nói riêng còn xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng cho vay và đầu tư chưa cao, gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Những tồn tại đó, bên cạnh nguyên nhân thuộc về các Tổ chức tín dụng còn phải kể đến nguyên nhân thuộc về vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong đó có Thanh tra ngân hàng. Vì vậy, vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay là phải hoàn thiện hoạt động thanh tra trong đó chú trọng vấn đề nâng cao hiệu quả và hiệu lực thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân đồng thời giúp các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật cũng như những quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhận thức được sự cần thiết đó, tác giả đã chọn nghiê cứu đề tài: “Hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Viêṭ Nam đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Hà Nội”.

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Viêṭ Nam đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Thanh tra Ngân hàng với tư cách là một chức năng thiết yếu của Ngân hàng Nhà nước, một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước về ngân hàng. Làm tốt công tác này sẽ góp phần đảm bảo an toàn hệ thống Tổ chức tín dụng nói chung cũng như hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nói riêng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước thực trạng các Quỹ tín dụng nhân dân ở nước ta với quy mô quá nhỏ, năng lực tài chính thấp, địa bàn hoạt động hẹp, trình độ cán bộ còn hạn chế, lại hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các ngân hàng thương mại nên gặp không ít khó khăn. Đồng thời, với mặt trái của nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng của các Tổ chức tín dụng nói chung và Quỹ tín dụng nói riêng còn xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng cho vay và đầu tư chưa cao, gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Những tồn tại đó, bên cạnh nguyên nhân thuộc về các Tổ chức tín dụng còn phải kể đến nguyên nhân thuộc về vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong đó có Thanh tra ngân hàng. Vì vậy, vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay là phải hoàn thiện hoạt động thanh tra trong đó chú trọng vấn đề nâng cao hiệu quả và hiệu lực thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân đồng thời giúp các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật cũng như những quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhận thức được sự cần thiết đó, tác giả đã chọn nghiê cứu đề tài: “Hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Viêṭ Nam đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Hà Nội”. Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bản của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh tra Ngân hàng đối với các Quỹ tín dụng nhân dân - Giới thiệu về Quỹ tín dụng nhân dân, sự cần thiết phát triển các Quỹ tín dụng nhân dân trong hệ thống trung gian tài chính và sự cần thiết của hoạt động thanh tra ngân hàng đối với các Quỹ tín dụng nhân dân. - Nghiên cứu các vấn đề cơ bản mang tính lý luận về hoạt động thanh tra của Ngân hàng Trung ương đối với các TCTD nói chung và các Quỹ tín dụng nhân dân trong nền kinh tế thị trường nói riêng gồm một số vấn đề sau: + Khái niệm về thanh tra ngân hàng: Tại Việt Nam, theo luật NHNN, Luật Thanh tra, Thanh tra Ngân hàng là thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổ chức thành hệ thống thuộc bộ máy NHNN, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về ngân hàng. + Mục đích, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngân hàng + Các phương thức hoạt đông của Thanh tra ngân hàng gồm: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ + Các phương pháp thanh tra ngân hàng. Ở phần này, tác giả giới thiệu khái quát phương pháp thanh tra truyền thống (phương pháp thanh tra tuân thủ) và phương pháp thanh tra hiện đại (phưong pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro). - Trong chương này, tác giả giới thiệu khái quát các nguyên tắc cơ bản về hoạt đông thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả của uỷ ban Basel và hệ thống giám sát, xếp hạng Tổ chức tín dụng theo Camels - Đồng thời luận văn cũng khái quát một số kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về mô hình giám sát, thanh tra ngân hàng và kinh nghiệm thanh tra QTDND có thể áp dụng cho Việt Nam nhằm giúp cho Thanh tra ngân hàng nước ta đảm đương được vai trò của mình trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chương II: Thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong chương 2, luận văn đã khái quát một số nét về quá trình hình thành, phát triển của hệ thống QTDND Việt Nam nói chung và tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn Hà Nội nói riêng từ năm 2003-2007, cũng như khái quát về tổ chức bộ máy thanh tra Chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội. Luận văn cũng phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động thanh tra của NHNN thành phố Hà Nội đối với các QTDND trên địa bàn, trên cơ sở đó đánh giá những kết quả và hạn chế cũng như những nguyên nhân của các hạn chế đó. Qua đó gởi ra những vấn đề suy ngẫm để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra ngân hàng đối với các QTDND nói riêng và TCTD nói chung, cụ thể: - Khái lược về sự hình thành hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội: Đến nay, mô hình hệ thống QTDND nước ta gồm: Tổ chức trực tiếp kinh doanh phục vụ thành viên và tổ chức liên kết phát triển hệ thống và hệ thống QTDND nước ta bao gồm QTDND Trung ương với 24 chi nhánh hoạt động trên địa bàn 54 tỉnh, thành phố và 940 QTDND cơ sở. Hoạt động của hệ thống QTDND tiếp tục tăng trưởng bền vững, đã lấy lại được niềm tin của người dân. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động của các QTDND không tránh khỏi có sự sai phạm ở nơi này, nơi kia của một số QTDND. Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Với nhu cầu bức xúc về vốn và chủ trương phát triển QTDND của Đảng bộ thành phố Hà Nội, NHNN, hệ thống QTDND Hà Nội đã ra đời. Tính đến 31/12/2007, trên địa bàn Hà Nội có 14 QTDND hoạt động trong đó có 02 quỹ mới là QTDN Bắc Sơn (cấp phép ngày 25/12/2006, khai trương hoạt động tháng 3/2007) và QTDND Hoàng Mai (cấp phép 10/8/2007, khai trương hoạt động tháng 11/2007). - Phân tích tình hình hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân tại Hà Nội: Phải nói rằng, từ khi hoạt động, các QTDND trên địa bàn Hà Nội đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ (trừ 02 Quỹ mới thành lập), khẳng định được vị trí và vai trò của mình, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển nông nghiệp, hạn chế cho vay nặng lãi, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, xoá bỏ mặc cảm cũ cả người dân về QTDND . Hiện nay, các QTDND ở Hà Nội ngày càng có nhiều người tham gia làm thành viên của Quỹ, vốn điều lệ và các nguồn vốn khác ngày càng phát triển, các Quỹ hoạt động ngày càng ổn định, phát triển bền vững thể hiện trên: + Số lượng thành viên: Theo số liệu thống kê thì số lượng thành viên tham gia các QTDND tăng đều đặn, năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ các QTDND đã tạo dựng được lòng tin của nhân dân và đó là cơ sở để các QTDND phát huy hiệu quả, vai trò của mình trên địa bàn hoạt động. + Huy động vốn: Các QTDND ở Hà Nội đã huy động được khá nhiều vốn nhàn rỗi của dân cư khu vực ngoại thành,.. + Sử dụng vốn: Trung bình mỗi năm, các QTDND đã cho trên 7.000 lượt thành viên vay vốn, tỷ lệ giữa doanh số cho vay trên doanh số thu nợ đạt trung bình trên 85%, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trung bình là 0,26%, tỷ lệ này không phải là cao và có xu hướng giảm, đây là điều rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn của các QTDND có giảm hơn trước, thể hiện tỷ lệ tiền gửi tại các TCTD có xu hướng tăng lên từ năm 2005 đến này, số dư vốn chưa sử dụng hết được các QTD gửi tại các TCTD với lãi suất bằng lãi suất huy động của tổ chức. + Cơ cấu dư nợ cho vay của các QTDND khá đa dạng, phong phú. Do tiến trình đô thị hoá mạnh nên việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm dần, trong khi cho vay kinh doanh dịch vụ và phát triển ngành nghề phụ có xu hướng tăng trưởng mạnh. + Kết quả kinh doanh: Chỉ tính riêng kết quả kinh doanh năm 2007, trong số 14 QTDND có 12 quỹ kinh doanh có lãi với tổng số lãi là 1.351 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 251 triệu đồng, do điều kiện tình hình kinh tế chung có dấu hiệu đi xuống giai đoạn nửa cuối năm 2007, thêm nữa 02 quỹ mới thành lập hoạt động kinh doanh bị lỗ (QTDND Bắc Sơn lỗ 37 triệu đồng, QTDND Hoàng Mai lỗ 202 triệu đồng, nguyên nhân do công tác quản trị, điều hành hạn chế). - Thực trạng mô hình tổ chức của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh Hà Nội: Thanh tra ngân hàng tại NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, được gọi là Thanh tra Chi nhánh NHNN, là đơn vị tương đương cấp phòng thuộc tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; Điều hành hoạt động Thanh tra của Thanh tra Chi nhánh NHNN là Chánh Thanh tra chi nhánh, giúp việc Chánh thanh tra có các Phó chánh thanh tra chi nhánh. Chánh Thanh tra chi nhánh do Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đề nghị, Chánh Thanh tra NHNN trình Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó Chánh thanh tra chi nhánh do Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm; Thanh tra chi nhánh NHNN chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nhưng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Chánh thanh tra NHNN (do Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất ý kiến với Tổng thanh tra). Tuy chưa có quy định cụ thể về tổ chức, song Chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội đã hình thành các tổ chuyên môn. Hiện nay, Thanh tra NHNN thành phố Hà Nội có 5 tổ sau: (1) Tổ thanh tra các NHTM nhà nước; (2) Tổ thanh tra các NHTM cổ phần; (3) Tổ giám sát từ xa và thanh tra các Văn phòng đại diện nước ngoài; (4) Tổ thanh tra các TCTD phi ngân hàng; (5) Tổ tổng hợp và xét khiếu tố. Nhiệm vụ cụ thể của từng tổ do Chánh thanh tra chi nhánh quy định. Trách nhiệm giám sát và thanh tra của Thanh tra chi nhánh NHNN (được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2000/TT-NHNN3): Thanh tra NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm giám sát và thanh tra các TCTD trên địa bàn gồm: các chi nhánh, công ty trực thuộc của TCTD nhà nước; TCTD cổ phần; QTDND cơ sở; hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác không phải là TCTD được các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép (theo uỷ quyền). Thanh tra NHNN chỉ tiến hành thanh tra những đơn vị này khi thấy cần thiết. Về phối hợp hoạt động giữa Thanh tra NHNN thành phố Hà Nội với các phòng ban khác của Chi nhánh: Hiện nay, trong các khâu của chu trình giám sát chung: cấp phép; ban hành quy chế; tổ chức thanh tra (giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ); xử phạt, thu hồi giấy phép, Thanh tra chi nhánh chỉ thực hiện giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và một phần của quá trình xử lý sai phạm (xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng). Khi có những vấn đề liên quan đến việc thành lập TCTD nói chung hay QTDND nói riêng, cho phép thay đổi nhân sự ban lãnh đạo, mở rộng hoạt động, hoặc xử lý các QTDND, Thanh tra ngân hàng chỉ tham gia ý kiến, những ý kiến này rất quan trọng nhưng lại không có ý nghĩa quyết định nên nhiều khi trở thành hình thức. - Phân tích thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội + Thực trạng hoạt động giám sát từ xa Qua thực tế giám sát cho thấy, các QTDND đều tăng trưởng nguồn vốn qua các thời kỳ. Nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ cao (trung bình trên 70%) do vậy các QTD có thể chủ động về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh; Tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản của các QTDND đều đạt từ 87% trở lên; tỷ lệ nợ quá hạn (nợ xấu) có xu hướng giảm dần, đến nay dưới mức 0,2%, đây là tỷ lệ chấp nhận được; các QTD đều hoạt động có lãi trừ 02 QTD Bắc Sơn và Hoàng Mai mới thành lập trong năm 2007; Tỷ lệ khả năng chi trả luôn > 1; Từ sau năm 2006, tất cả các QTD đều đạt tỷ lệ vốn tối thiểu > 8%; Tổng dư nợ cho vay một khách hàng + Thực trạng hoạt động thanh tra tại chỗ Trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra: Việc sưu tầm tài liệu, các văn bản pháp luật thường chưa được chú trọng, nhiều khi xuống đơn vị rồi mới phát hiện ra có văn bản quy phạm pháp luật mới, thanh tra chưa có mà phải mượn đơn vị; Việc thu thập thông tin liên quan trực tiếp đến cuộc thanh tra cũng thường bị bỏ qua, đặc biệt rất ít khi thanh tra tại chỗ lấy thông tin từ giám sát từ xa; Thanh tra chi nhánh cũng bỏ qua bước cuối cùng, việc báo cáo của đơn vị được thực hiện tại buổi công bố quyết định thanh tra tại trụ sở của đơn vị (giai đoạn 2), lãnh đạo QTD mới thực hiện báo cáo khái quát tình hình hoạt động của QTD và không có báo cáo bằng văn bản do Thanh tra chi nhánh không làm công văn yêu cầu đơn vị báo cáo bằng văn bản. Giai đoạn tiến hành thanh tra: Trong giai đoạn này, các sai phạm thường gặp ở các QTDND trên địa bàn được phát hiện qua các cuộc thanh tra tại chỗ gồm: Về quản trị, điều hành, kiểm soát; Về hoạt động tín dụng; Về bảo đảm tiền vay; Về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; Về công tác quản lý tài chính, mua sắm và quản lý tài sản; Về thực hiện các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh; Về công tác xây dựng trụ sở làm việc; Về công tác xử lý, chỉnh sửa sau thanh tra. Giai đoạn kết thúc thanh tra: Việc thông báo kết thúc việc thanh tra tại đơn vị thường không bằng văn bản; Quá trình xây dựng báo cáo kết quả thanh tra thường mất gần một tuần do các báo cáo của các thành viên trong đoàn chưa có sự thống nhất, dẫn đến gây khó khăn cho người tổng hợp; Việc họp đoàn rút kinh nghiệm nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa đánh giá được hiệu quả thực sự của từng thành viên trong đoàn thanh tra, chưa nêu được những hạn chế của Đoàn thanh tra để rút kinh nghiệm cho các cuộc thanh tra sau. - Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đó đưa ra những đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. + Kết quả đạt được: Hoạt động Thanh tra của NHNN thành phố Hà Nội đối với các QTDND trên địa bàn đã thu được những thành công nhất định. Về cơ bản đã kiểm soát được hoạt động của các QTDND, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, thanh toán, không để xảy ra tình trạng đõ vỡ tín dụng hay mất khả năng thanh toán. Qua thanh tra đã phát hiện khá nhiều các tồn tại, sai phạm từ đó có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời nên đã hạn chế được nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Kết quả là chất lượng hoạt động của các QTDND trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, nguồn vốn huy động và dư nợ tăng trưởng, hoạt động kinh doanh ổn định, có lãi đều đặn, tỷ lệ nợ xấu giảm, giữ được vai trò nhất định của kinh tế tập thể trong lĩnh vực ngân hàng. Bước đầu đã có sự gắn kết giữa hai phương thức thanh tra giúp hoạt động thanh tra của Thanh tra Chi nhánh đạt được những thành tựu đáng kể. + Hạn chế Trong hoạt động giám sát từ xa: giám sát từ xa đối với các QTDND trên địa bàn Hà Nội chưa toàn diện, hệ thống chỉ tiêu còn thiếu, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Thanh tra ngân hàng chưa thiết lập được những yếu tố định tính mà thanh tra tại chỗ phải đánh giá để cùng với đánh giá định lượng của giám sát từ xa xếp loại theo từng tiêu chí của CAMELS. Việc xếp loại các QTDND như hiện nay mặc dù có đề cập đến 5 tiêu chí của CAMELS nhưng chưa phải là đánh giá, xếp loại theo tiêu chuẩn CAMELS; Phần mềm xử lý số liệu cho hoạt động giám sát từ xa viết trên môi trường FOX for DOS nên có nhiều hạn chế; Sự phối kết hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ còn ít, trên thực tế, kết quả giám sát từ xa ít có tác dụng chỉ điểm mà mới dừng lại ở việc tích luỹ và cung cấp số liệu cho thanh tra tại chỗ. Chính những hạn chế trên làm cho công tác giám sát từ xa chưa thực sự phát huy được vai trò của mình, chưa có tác dụng ngăn ngừa, răn đe. Khả năng dự báo, cảnh báo sớm còn hạn chế. Trong hoạt động thanh tra tại chỗ: Chưa ban hành được cẩm nang thanh tra (sổ tay thanh tra), do đó trong quá trình thực hiện nhiều lúc còn lúng túng, dẫn đến lãng phí thời gian và chất lượng thanh tra chưa cao thể hiện; Trong quy trình thanh tra, đôi lúc chưa chú trọng và làm tốt khâu chuẩn bị thanh tra; Kết luận thanh tra còn nêu chung chung, thiếu cụ thể, không xác định được nguyên nhân, trách nhiệm của các tồn tại, sai phạm nên chưa đưa ra được những đề xuất, kiến nghị cụ thể giúp đối tượng thanh tra sửa chữa, khắc phục sai phạm; Cán bộ chuyên quản vẫn chưa phát huy được vai trò của mình trong việc theo dõi, phân tích hoạt động của các QTDND mình chuyên quản; Cách viết báo cáo kết quả thanh tra, cách đặt vấn để, nội dung còn khuôn sáo; Thời gian hoàn thành báo cáo tổng hợp, dự thảo kết luận thanh tra còn chậm trễ. Cách lập biên bản làm việc với đối tượng thanh tra chưa thống nhất, nhiều biên bản còn dài, chưa nêu được những sai phạm cụ thể; Công tác xử lý sau thanh tra còn nhiều bất cập: Việc tiếp thu và thực hiện các kiến nghị thanh tra của một số đơn vị chưa được nghiêm túc thực hiện; Nội dung các cuộc thanh tra mới chỉ tập trung vào thanh tra tính tuân thủ trong việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng do đó các kiến nghị của Thanh tra chỉ giới hạn đối với các vi phạm mà Đoàn thanh tra phát hiện. Các cuộc thanh tra tại chỗ chưa định hướng vào đo lường mức độ rủi ro để từ đó có những biện pháp giúp các QTD hoạt động tốt hơn, có tình hình tài chính tốt hơn. + Nguyên nhân: Với mô hình tổ chức hai cấp như vậy, Thanh tra chi nhánh NHNN bị hạn chế về tính độc lập; Thanh tra ngân hàng hiện nay chủ yếu vẫn thực hiện phương pháp thanh tra tuân thủ, mới đang ở giai đoạn đầu tiếp cận với phương pháp thanh tra hiện đại là thanh tra trên cơ sở rủi ro, nên hiệu quả thanh tra ngân hàng còn hạn chế; Phần mềm giám sát đang sử dụng được viết trên FOX for Dos nên có nhiều hạn chế như đã trình bày ở trên; Chưa có chế tài quy định các đối tượng thanh tra phải chấp hành nghiêm túc các kiến nghị của Đoàn Thanh tra; Thanh tra còn xem nhẹ công tác xử lý, chấn chỉnh sau thanh tra; Năng lực, trình độ của một số cán bộ thanh tra còn nhiều hạn chế; Chưa xây dựng được khung sườn báo cáo chuẩn mực nên việc tổng hợp báo cáo gặp nhiều khó khăn; Thanh tra NHNN thành phố Hà Nội chưa có quy định cụ thể nhiệm vụ của các cán bộ chuyên quản đối với các QTDND nên việc phân công chuyên quản mang tính hình thức; Với chính sách quản lý cán bộ và các chế độ tiền đãi ngộ trong nhiều năm qua khiến Thanh tra ngân hàng khó có khả năng thu hút, tuyển dụng được nhân tài và phát triển nguồn nhân lực một cách bền vững; Hạ tầng cơ sở hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng chưa được đảm bảo: Hệ thống kế toán còn nhiều bất cập so với chuẩn mực quốc tế khiến cho các số liệu thống kê báo cáo có độ tin cậy chưa cao; Nguyên nhân từ phía các QTDND: Năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát còn rất hạn chế, thấp hơn rất nhiều so với các TCTD khác. Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ những kết quả, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại được rút ra qua nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra đối với các QTDND trên địa ban thành phố Hà Nôi, kết hợp với lý luận chung về thanh tra và kinh nghiệm trên thế giới về giám sát, thanh tra ngân hàng, và để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra ngân hàng Việt Nam. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động thanh tra gồm: Đi đôi với quá trình cải cách, hoàn thiện mô hình tổ chức là quá trình đổi mới nội dung và phương thức tiến hành hoạt động thanh tra, giám sát qua việc nghiên cứu các quy định và thông lệ quốc tế từ đó vận dụng cho phù hợp với điều kiện thị trường và hạ tầng tài chính Việt Nam. + Xây dựng hệ thống chuẩn mực riêng về thanh tra, giám sát dựa trên các chuẩn mực của uỷ ban BASEL: Để hoạt động Thanh tra ngân hàng có được hiệu quả như mong muốn, chúng ta cần xây dựng một hệ thống chuẩn mực riêng trên cơ sở các chuẩn mực, nguyên tắc BASEL nhằm
Luận văn liên quan