Tín dụng xuất khẩu được thực hiện theo mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ, phục vụ
yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và là công cụ quan trọng của Nhà nước trong điều
tiết nền kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, chính sách tín dụng xuất khẩu (TDXK) luôn được
sửa đổi, bổ sung nhằm tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu
tư sản xuất, kinh doanh xuất khẩu. TDXK luôn được Nhà nước và Chính phủ Việt Nam
quan tâm, ngoài kênh dẫn vốn chung trong toàn bộ nền kinh tế thì kênh dẫn vốn cho xuất
khẩu qua tín dụng là rất quan trọng. 10 năm qua, ngoài những mặt đạt được đã bộc lộ tồn
tại về cơ chế chính sách, quy trình cho vay, tài sản đảm bảo, quản lý giám sát tiền vay .
Việc tập trung nghiên cứu thực tế hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại
Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại một sốnước trên thế giới để từ có các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt
động này có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy đề tài "Hoàn thiện hoạt động tín
dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam" theo tác giả là rất cần thiết.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Hoạt động Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, tổ chức thực hiện chinh sách này tại
NHPT
- Hoạt động TDXK tại NHPT Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2010.
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa vai trò của tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đối với việc thực hiện
các nhiệm vụ phát triển KT-XH.
- Làm rõ vai trò của NHPT trong việc thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu , từ đó tìm ra nguyên
nhân của những hạn chế trong hoạt động TDXK giai đoạn 2007-2010.
- Đề xuất các giải pháp tại NHPT đến 2015 nhằm hoàn thiện hoạt động TDXK Nhà
nước tại NHPT Việt Nam, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển KTXH của Đảng và Nhà nước.
14 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN ........................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚCError! Bookmark
not defined.
1.1.1. Khái niệm tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Vai trò tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ...... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Error! Bookmark not defined.
1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
.................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Các hình thức tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triểnError! Bookmark
not defined.
1.2.2. Quy trình tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triểnError! Bookmark not
defined.
1.2.3. Rủi ro tín dụng xuất khẩu tại NHPT ............. Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nướcError!
Bookmark not defined.
1.2.5. Chuẩn mực quốc tế trong tín dụng xuất khẩu của Chính phủError! Bookmark
not defined.
1.3. KINH NGHIỆM TRONG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAMError! Bookmark
not defined.
1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc........................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ....................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAMERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (VDB). ..... Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của VDB ............ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng Phát triển Việt NamError! Bookmark not defined.
2.1.3. Chính sách TDXK của Nhà nước tại NHPT Việt NamError! Bookmark not
defined.
2.3. THỰC TRẠNG TDXK TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM . Error!
Bookmark not defined.
2.3.1. Cho vay xuất khẩu: ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Cho nhà nhập khẩu vay .................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Bảo lãnh xuất khẩu ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồngError! Bookmark not
defined.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TDXK TẠI VDBError! Bookmark
not defined.
2.4.1. Kết quả đạt được ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Những hạn chế khó khăn vướng mắc ............ Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Nguyên nhân .................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............... ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH XUẤT
KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC .............................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Chiến lược phát triển xuất khẩu ..................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Lộ trình hội nhập WTO và những yêu cầu về TDXKError! Bookmark not
defined.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA
NHPT ............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Định hướng phát triển hoạt động của NHPT . Error! Bookmark not defined.
3.2.2 . Định hướng hoạt động TDXK tại NHPT Việt Nam đến năm 2015 ....... Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Cơ hội, thách thức hoạt động TDXK của VDBError! Bookmark not defined.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU.. Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình tín dụng của NHPTError! Bookmark
not defined.
3.2.3. Từng bước đưa các hình thức TDXK mới vào thực hiệnError! Bookmark not
defined.
3.2.4. Một số nội dung khác cần được tiếp tục hoàn thiện để hỗ trợ cho việc nâng cao
hiệu quả hoạt động TDXK. ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÍ CÓ LIÊN
QUAN ............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Về cơ chế lãi suất TDXK: .............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Về đối tượng hưởng chính sách TDXK: ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Về cơ chế xử lí rủi ro: .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Đa dạng hóa hình thức và đối tượng hỗ trợ ... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tín dụng xuất khẩu được thực hiện theo mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ, phục vụ
yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và là công cụ quan trọng của Nhà nước trong điều
tiết nền kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, chính sách tín dụng xuất khẩu (TDXK) luôn được
sửa đổi, bổ sung nhằm tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu
tư sản xuất, kinh doanh xuất khẩu. TDXK luôn được Nhà nước và Chính phủ Việt Nam
quan tâm, ngoài kênh dẫn vốn chung trong toàn bộ nền kinh tế thì kênh dẫn vốn cho xuất
khẩu qua tín dụng là rất quan trọng. 10 năm qua, ngoài những mặt đạt được đã bộc lộ tồn
tại về cơ chế chính sách, quy trình cho vay, tài sản đảm bảo, quản lý giám sát tiền vay ...
Việc tập trung nghiên cứu thực tế hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại
Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại một số
nước trên thế giới để từ có các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt
động này có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy đề tài "Hoàn thiện hoạt động tín
dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam" theo tác giả là rất cần thiết.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Hoạt động Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, tổ chức thực hiện chinh sách này tại
NHPT
- Hoạt động TDXK tại NHPT Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2010.
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa vai trò của tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đối với việc thực hiện
các nhiệm vụ phát triển KT-XH.
- Làm rõ vai trò của NHPT trong việc thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu , từ đó tìm ra nguyên
nhân của những hạn chế trong hoạt động TDXK giai đoạn 2007-2010.
- Đề xuất các giải pháp tại NHPT đến 2015 nhằm hoàn thiện hoạt động TDXK Nhà
nước tại NHPT Việt Nam, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển KT-
XH của Đảng và Nhà nước.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NHPT
1.1. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
* Khái niệm tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước có thể coi là sự cam kết, hỗ trợ về mặt tài chính
để các nhà xuất khẩu nước sở tại đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đồng thời
giúp các nhà nhập khẩu nước ngoài có đủ các điều kiện về tài chính để nhập khẩu hàng
hóa của nước đó.
* Đặc điểm tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Thứ nhất, Hoạt động TDXK không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm hỗ trợ về tài chính cho
các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.
Thứ hai, TDXK của Nhà nước là tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho
các tổ chức kinh tế ...
Thứ ba, đối tượng vay vốn TDXK của Nhà nước được chọn lọc và hạn chế
* Vai trò tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Thứ nhất, chính sách tín dụng xuất khẩu hỗ trợ, thúc đẩy cho các doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam tích cực tìm kiếm thị trường, nâng cao năng lực SX.
Thứ hai, Tín dụng xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp một lượng
vốn cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
* Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
-Đối tương thụ hưởng: Đối tượng cho vay của Nhà nước hạn chế, các đối tượng có
thể thay đổi trong từng thời kỳ tùy thuộc vào chiến lược xuất khẩu.
- Các hình thức TDXK của Nhà nước: Cho vay xuất khẩu, Cho vay nhập khẩu khẩu,
bảo lãnh TDXK...
- Lãi suất ưu đãi, thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn, tài sản đảm
bảo được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1.2.1. Các hình thức tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển
- Cho vay xuất khẩu: Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng; tín dụng xuất khẩu
sau khi giao hàng:
- Cho vay nhập khẩu khẩu
- Bảo lãnh xuất khẩu, bảo lãnh khác
1.2.2. Quy trình tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển
Chi nhánh tiến hành thẩm định và lập tờ trình, trình ban lãnh đạo Chi nhánh. Nếu
đồng ý cho vay thì tiến hành hoàn tất các thủ tục đảm bảo tiền vay và ký HĐTD và theo
dõi thu nợ, xử lý tài sản đàm bảo khi cần thiết. Nếu vượt phân cấp thì trình NHPT thẩm
định.
1.2.3. Rủi ro tín dụng xuất khẩu tại NHPT
Rủi ro TDXK của Nhà nước tại NHPT không chỉ đơn thuần là khả năng xảy ra
những thiệt hại về kinh tế mà còn xảy ra những thiệt hại về xã hội và ảnh hưởng đến sự
điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ.
* Nguyên nhân phát sinh rủi ro TDXK:
- Nguyên nhân về phía khách hàng
- Nguyên nhân từ phía NHPT
- Rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thanh toán quốc tế..
* Quản lý rủi ro TDXK Nguyên nhân phát sinh rủi ro TDXK:
Quản lý rủi ro TDXK của Nhà nước là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược,
chính sách quản lý tín dụng và các biện pháp nhằm giảm thiểu đến mức chấp nhận được
những tổn thất về tài sản, thu nhập do người vay vốn TDXK không thực hiện, hoặc không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo điều khoản đã cam kết với ngân hàng.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
* Nhân tố thuộc Ngân hàng Phát triển
- Chức năng, nhiệm vụ, quy trình thực hiện có chặt chẽ, bao quát mọi hoạt động và
giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ cụ thể, Cơ sở vật chất, nguồn
vốn có khả năng để thực hiện được nghiệp vụ, mạng lưới thông tin...
* Nhân tố bên ngoài Ngân hàng Phát triển
Cơ chế, chính sách, môi trường và rủi ro kinh doanh ...
1.2.5. Chuẩn mực quốc tế trong tín dụng xuất khẩu của Chính phủ
* Hiệp định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng.
Theo Hiệp định trợ cấp chia làm 3 loại như sau:
+ Trợ cấp bị cấm
+ Trợ cấp có thể bị đối kháng.
+ Trợ cấp không bị kiện
* Hiệp định về TDXK của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Đó là sự thỏa thuận liên Chính phủ về TDXK có sự hỗ trợ của Nhà nước, đánh dấu
sự cam kết mạnh mẽ của mỗi Chính phủ thành viên tuân thủ các quy định của thỏa thuận.
* Liên minh quốc tế của các nhà bảo hiểm tín dụng và đầu tư (Liên minh
Berne)
Một trong những mục đích chính của Liên minh là đạt được sự chấp thuận của thế
giới về những quy tắc đúng đắn của bảo hiểm xuất khẩu và sự thiết lập, duy trì các
nguyên tắc trong tín dụng thương mại quốc tế.
1.3. KINH NGHIỆM TRONG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hiện tại ở Hàn quốc có 5 hình thức tổ chức tài trợ, cung cấp tín dụng và bảo lãnh
xuất khẩu đó là: Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng xuất nhập
khẩu Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng và công ty bảo hiểm xuất khẩu. 1.3.2. Kinh
nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu riêng với vai trò là cơ quan chính
sách trực thuộc Quốc vụ thực hiện các chính sách của Nhà nước, trợ giúp về tiền tệ, thúc
đẩy xuất khẩu. Nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung quốc là quán
triệt chấp hành chính sách của Nhà nước, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm điện cơ, thiết
bị đồng bộ, các sản phẩm kỹ thuật cao.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Mỗi nước trên thế giới đều có một mô hình tài trợ xuất khẩu riêng, phù hợp với mục
tiêu trong chiến lược kinh tế để ưu đãi, hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh hàng xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên
chúng ta có thể rút ra những điểm chung nhất về hoạt động tài trợ xuất khẩu của các nước
để có thể vận dụng học tập.
- Thứ nhất, về các hình thức tín dụng xuất khẩu: do tài trợ xuất khẩu là một nhu cầu
cần thiết đối với xuất khẩu nên hầu hết các nước đều có hình thức tài trợ xuất khẩu
- Thứ hai, về cơ cấu tổ chức hệ thống tài trợ xuất khẩu: về nguyên tắc, các tổ chức
tín dụng của Nhà nước chỉ quan tâm đến hai khía cạnh của tín dụng xuất khẩu như tài trợ,
bảo lãnh và bảo hiểm.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (VDB)
Ngày 19/05/2006 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về
việc Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ
trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước.
NHPTVN thuộc sở hữu Nhà nước, có vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng. Hoạt động của
NHPT không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí, tỷ
lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm
bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đối
với hoạt động tín dụng ĐTPT, TDXK của Nhà nước. Trong trường hợp lãi suất cho vay
thấp hơn lãi suất huy động, NHPTVN được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi
suất. NHPTCN cũng được ngân sách cấp phí quản lý đối với hoạt động tín dụng ĐTPT và
TDXK.
2.2. THỰC TRẠNG TDXK TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Trong năm qua (2007-2010), NHPT luôn nỗ lực hoàn thành kế hoạch TDXK hàng
năm do Thủ tướng Chính phủ giao. Năm 2007, NHPT đã hoàn thành vượt 15% so với chỉ
tiêu dư nợ bình quân TDXK thủ tướng Chính phủ giao. Năm 2008 hoàn thành vượt 28%,
năm 2009 vượt 22%, tuy nhiên năm 2010 chỉ đạt 99% so với chỉ tiêu dư nợ bình quân
Thủ tướng Chính phủ giao
Qua 10 năm thực hiện, NHPT đã cho vay với tổng số vốn đạt gần 110.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên liên tục qua các năm tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức tăng dần, trong đó tỷ lệ nợ quá
hạn năm 2010 là 2.760tỷ đồng chiếm 16,73% tổng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do
NHPT nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng,
nhiều doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn vì lãi suất ưu đãi, chây ỳ không trả nợ do tỷ lệ tài
sản đảm bảo thấp, công tác giám sát chưa chặt chẽ...
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TDXK TẠI VDB
2.4.1. Kết quả đạt được
Qua 10 năm thực hiện, chính sách TDXK của Nhà nước, đặc biệt sau gần 5 năm
thực hiện nghiệp vụ TDXK tại NHPT đã đạt được một số thành tựu nhất định. Công tác
cho vay tín dụng xuất khẩu đã giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, góp
phần tháo gỡ những khó khăn về nguồn vốn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp các
doanh nghiệp giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng xuất khẩu sang thị trường
mới Có thể nói:
- Hoạt động cho vay TDXK là phù hợp với chủ trương của Chính phủ về khuyến
khích xuất khẩu trong từng thời kỳ
- Chính sách TDXK dần được VDB thực hiện ngày càng hoàn thiện theo hướng phù
hợp với thực tế
- VDB ban hành tương đối đầy đủ các văn bản pháp lí đối với TDXK
2.4.2. Những hạn chế khó khăn vướng mắc
- Mức tăng trưởng còn thấp
NHPT chỉ thực hiện hình thức cho vay nhà xuất khẩu là chủ yếu (cho vay từng lần và
cho vay theo hạn mức) nhưng so với kim ngạch xuất khẩu toàn xã hội là rất thấp.
- Rủi ro TDXK cao
Với mức lãi suất ưu đãi, tài sản đảm bảo tiền vay quá thấp dẫn đến mức độ rủi ro là
rất cao, cụ thể liên tục qua các năm nợ quá hạn tăng dần nhưng rất khó xử lý, một số
khoản vay lớn có khả năng mất vốn, không thể xử lý được.
- Chưa khuyến khích được mặt hàng chiến lược, tiềm năng
Đối tượng cho vay tương đối hẹp và gắn liền với Nghị định do Chính phủ ban
hành.
- Cơ chế lãi suất chưa linh hoạt:
Cơ chế lãi suất của NHPT hiện nay do Bộ Tài chính quy định, do đó có độ trể tương
đối lớn so với thị trường. Tính chủ động, linh hoạt trong các chính sách lãi suất của
NHPT tỏ ra còn hạn chế.
- Một số hạn chế khác
Chính sách tín dụng của NHPT còn chưa đồng bộ thể hiện ở một số quy định, văn
bản hướng dẫn nghiệp vụ. ...
2.4.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân từ chính sách TDXK của Nhà nước
Các văn bản pháp quy ban hành hướng dẫn hoạt động TDXK thiếu nhất quán và
không đồng bộ, hình thức TDXK chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, cơ chế lãi suất chưa điều
chỉnh linh hoạt theo diễn biến thị trường...
* Nguyên nhân từ phía NHPT Việt Nam
- Công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ thiếu tính
nhất quán và còn chậm; Hệ thống thu thập thông tin còn yếu kém; Công tác thanh toán
quốc tế chưa được triển khai tại NHPT; Công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ tín dụng chưa thật sự hiệu quả,
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU
CỦA NHÀ NƯỚC
3.1.1. Chiến lược phát triển xuất khẩu
Mục tiêu hoạt động xuất khẩu của nước ta là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng
trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất cao mặt hàng XK có lợi thế
cạnh tranh...
3.1.2. Lộ trình hội nhập WTO và những yêu cầu về TDXK
- Cắt bỏ một số hàng rào bảo hộ:
- Điều chỉnh chính sách hỗ trợ xuất khẩu:
- Điều chỉnh cơ chế TDXK:
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA
NHPT
3.2.1. Định hướng phát triển hoạt động của NHPT
- Hoạt động của NHPT theo sát chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của
đất nước, tổ chức và hoạt động của NHPT được hoàn thiện phù hợp với điều kiện trong
nước và thông lệ quốc tế. Xây dựng hoàn chỉnh cơ chế điều hành nguồn vốn hiệu quả trên
cơ sở quan hệ kinh tế. Huy động nguồn vốn phải gắn chặt với sử dụng vốn và điều hành,
kinh doanh nguồn vốn theo tiêu chí hiệu quả kinh tế; từng bước tự chủ về tài chính.
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình tín dụng của NHPT
- Giảm các quy định khi cho vay theo hạn mức tín dụng
Hình thức này đã được áp dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên, cần được điều
chỉnh linh hoạt hơn, gắn với phân cấp của các Chi nhánh và việc chấm điểm tín dụng
của khách hàng.
- Tài sản bảo đảm tiền vay
Tăng cường mở rộng việc cho vay có tài sản bảo đảm theo hướng: không đồng nhất
tất cả các khoản vay TDXK cùng chung một điều kiện bảo đảm tiền vay vì khả năng và
mức độ rủi ro của các khoản vay là khác nhau; yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo
đảm ngoài tài sản hình thành từ vốn vay; giảm dần dư nợ của khách hàng nếu không đáp
ứng được điều kiện bảo đảm tiền vay.
- Về công tác giải ngân:
Điều chỉnh các quy định về giải ngân theo hướng linh hoạt hơn, cho phép giải ngân
về tài khoản tiền gửi trong một số trường hợp cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị
vay vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu.
- Công tác kiểm tra, giám sát cần thực hiện theo quy chuẩn:
Đối với các chi nhánh cần kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh và các nguồn thu của đơn vị để đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ, kịp thời. Tại |Hội
sở chính, cần kết hợp với việc kiểm tra thực tế công tác cho vay tại Chi nhánh....
3.2.2. Bổ sung một số hoạt động nhằm từng bước chuẩn hóa công tác TDXK
- Thiết lập hệ thống quản trị thông tin tín dụng
Hệ thống quản trị thông tin tín dụng bao gồm việc thu thập, xử lý, tổng hợp, phân
tích, xếp loại, dự báo, trao đổi, cung cấp, lưu trữ, khai thác và sử dụng toàn bộ các thông
tin tín dụng nhằm góp phần bảo đ