Sự hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO của Việt Nam đã khiến môi
trường cạnh tranh trên thị trường Việt Nam hiện nay ngày càng khốc liệt, các doanh
nghiệp sản xuất bên cạnh khả năng có nhiều cơ hội để đầu tư, mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh thì cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức. Vì vậy, việc
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả kết hợp với chiến lược đầu tư dài
hạn là yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận,
là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong đó, chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Việc phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp đưa
ra các quyết định quản trị tối ưu, phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài và ổn định
của doanh nghiệp.
Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên
liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật
và thước đo giá trị để quản lý chi phí. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí,
tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế
của từng sản phẩm của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể
phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư,
vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết
định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích
đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản
phẩm chính xác. Về phần giá thành thì giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả
tổng hợp chi phí sản xuất.
Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như
lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu
rất cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế hạch toán tại các doanh nghiệp sản xuất bao
bì vỏ lon nhôm tại Việt Nam cho thấy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhii
sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu thông tin cho quản trị doanh nghiệp, chưa tương
xứng với vai trò và vị trí quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành. Với mong muốn góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm nhằm giúp cho hệ thống kế toán đáp ứng tốt nhu cầu thông tin,
phục vụ cho việc lập các Báo cáo tài chính và mục đích quản trị doanh nghiệp. Do
đó, tác giả đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: “Hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Liên doanh TNHH CROWN Hà
Nội”.
20 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh TNHH Crown Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO của Việt Nam đã khiến môi
trường cạnh tranh trên thị trường Việt Nam hiện nay ngày càng khốc liệt, các doanh
nghiệp sản xuất bên cạnh khả năng có nhiều cơ hội để đầu tư, mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh thì cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức. Vì vậy, việc
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả kết hợp với chiến lược đầu tư dài
hạn là yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận,
là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong đó, chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Việc phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp đưa
ra các quyết định quản trị tối ưu, phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài và ổn định
của doanh nghiệp.
Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên
liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật
và thước đo giá trị để quản lý chi phí. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí,
tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế
của từng sản phẩm của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể
phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư,
vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết
định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích
đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản
phẩm chính xác. Về phần giá thành thì giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả
tổng hợp chi phí sản xuất.
Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như
lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu
rất cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế hạch toán tại các doanh nghiệp sản xuất bao
bì vỏ lon nhôm tại Việt Nam cho thấy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
ii
sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu thông tin cho quản trị doanh nghiệp, chưa tương
xứng với vai trò và vị trí quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành. Với mong muốn góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm nhằm giúp cho hệ thống kế toán đáp ứng tốt nhu cầu thông tin,
phục vụ cho việc lập các Báo cáo tài chính và mục đích quản trị doanh nghiệp. Do
đó, tác giả đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: “Hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Liên doanh TNHH CROWN Hà
Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Liên doanh TNHH CROWN Hà Nội.
Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Liên doanh TNHH CROWN Hà Nội
theo yêu cầu của người sử dụng thông tin ở trong và ngoài doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nội dung
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản trị chi
phí và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất.
Đề tài đi sâu nghiên cứu đặc điểm quy trình sản xuất vỏ lon nhôm hai mảnh; trên cơ
sở đó nghiên cứu và đánh giá thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Liên doanh TNHH Crown Hà Nội.
Từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Liên doanh TNHH CROWN Hà Nội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng kế
toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm vỏ lon nhôm hai mảnh phục vụ cho
ngành công nghiệp nước giải khát của Công ty Liên doanh TNHH CROWN Hà
Nội.
iii
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời
kết hợp với các phương pháp logíc và lịch sử; thống kê, phân tích và tổng hợp; so
sánh...
5. Tên và kết cấu của luận văn
- Tên luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Liên doanh TNHH CROWN Hà Nội.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn được trình bày theo kết cấu gồm có 3 chương:
Chương1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương 2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Liên doanh TNHH CROWN Hà Nội.
Chương 3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Liên doanh TNHH CROWN Hà Nội.
iv
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Chi phí sản xuất
1.1.1.1. Bản chất chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất – kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà
doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất tiêu thụ
sản phẩm. Về thực chất, chi phí chính là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của
các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Tùy thuộc vào nhu cầu thông tin trong việc ra quyết định, doanh nghiệp có
thể phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau.
Dưới góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất được phân loại như sau:
* Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí
* Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
* Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí
Dưới góc độ kế toán quản trị, chi phí sản xuất được phân loại như sau:
* Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
* Phân loại chi phí khác nhằm mục đích ra quyết định
* Phân loại chi phí trong các báo cáo tài chính
1.1.2. Giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Bản chất giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà
doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ đã
hoàn thành trong kỳ.
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng
như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ,
nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Do vậy, giá thành thường được phân loại theo
nhiều cách khác nhau:
v
* Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
* Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm
Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của
quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, chi phí sản
xuất biểu hiện sự hao phí để sản xuất sản phẩm, còn giá thành sản phẩm biểu hiện
kết quả của quá trình sản xuất.
1.1.4. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các
doanh nghiệp sản xuất
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý
và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan
trọng trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm cung
cấp các thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính toán chính
xác giá thành sản xuất sản phẩm. Các thông tin về chi phí và giá thành là những căn
cứ quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan
đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất dưới góc độ kế toán tài chính
1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn nhất định để tập
hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Xác định đối tượng kế toán
chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực
chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi
phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ) hoặc đối tượng chịu chi
phí (sản phẩm, đơn đặt hàng).
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh
nghiệp sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đối
tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây
chuyền sản xuất tùy theo yêu cầu của quản lý ở doanh nghiệp.
vi
1.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống
các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong
phạm vi, giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Mỗi phương pháp hạch toán chi
phí ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của phương pháp này
biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.
* Phương pháp trực tiếp
* Phương pháp phân bổ gián tiếp
1.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, gia
công, chế biến trong các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một
vài quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành
phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất
của sản phẩm để có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở
dang sau:
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
hoặc theo chi phí trực tiếp
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
1.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống được sử dụng
để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi
phí cho từng đối tượng tính giá thành. Việc tính giá thành sản phẩm trong từng
doanh nghiệp cụ thể, tùy thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính
giá thành mà có thể áp dụng một trong các phương pháp hoặc áp dụng kết hợp một
số phương pháp với nhau: Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản
đơn); Phương pháp tổng cộng chi phí; Phương pháp hệ số; Phương pháp loại trừ giá
trị sản phẩm phụ; Phương pháp tỷ lệ chi phí; Phương pháp liên hợp
1.2.5. Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
vii
1.2.5.1. Phương pháp kê khai thường xuyên
* Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
* Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
* Hạch toán chi phí sản xuất chung
1.2.5.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ
Trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, do các
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục nên cuối
kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên, vật liệu, thành
phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác
định chi phí của sản phẩm hoàn thành, hàng hóa đã tiêu thụ. Vì vậy, việc hạch toán
chi phí sản phẩm trong các doanh nghiệp này cũng có những khác biệt nhất định.
1.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất dưới góc độ kế toán quản trị
1.3.1. Vai trò của thông tin kế toán quản trị đối với việc ra quyết định quản lý
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Thông tin kế toán quản trị về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là
thông tin quan trọng, cung cấp cho các nhà quản trị để đưa ra quyết định kinh doanh
phù hợp.
Việc ra các quyết định tối ưu phải dựa vào tính đầy đủ, chính xác của việc
phân tích hợp lý các thông tin về chi phí và giá thành do kế toán quản trị cung cấp.
Vì giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng của hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích, đánh giá và rút ra những nguyên nhân
ảnh hưởng đến biến động giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin cho nhà quản trị
để ra các quyết định quản lý chi phí, giá thành là rất cần thiết.
1.3.2. Các phương pháp xác định chi phí sản xuất
Xác định chi phí là quá trình tổng hợp chi phí có liên quan đến sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nhằm cung cấp tài liệu chi phí đơn vị cần thiết cho các nhà quản
trị, nhằm mục đích: định giá bán sản phẩm, định giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ, xác
định kết quả thu nhập trong kỳ, ra các quyết định tình huống hàng ngày.
1.3.2.1. Phương pháp xác định chi phí theo công việc
1.3.2.2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất
viii
1.3.3. Lập dự toán chi phí
* Dự toán chi phí trong sản xuất
* Dự toán khác: Bao gồm dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh
nghiệp, dự toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dự toán tiền mặt, dự toán
bảng cân đối kế toán...
1.3.4. Xác định trung tâm phân tích chi phí
Trung tâm phân tích chi phí là một bộ phận cấu thành hệ thống tổ chức của
doanh nghiệp; là những địa chỉ cụ thể của sự chi phí, tạo ra kết quả hoạt động theo
mục tiêu của doanh nghiệp.
1.3.5. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối
quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng chi phí cố định, chi phí biến
đổi và sự tác động của chúng đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp
* Điểm hòa vốn
* Phân tích điểm hòa vốn
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
1.4.1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo kế toán Pháp
Hệ thống kế toán Pháp bao gồm kế toán tổng quát và kế toán phân tích. Kế
toán phân tích được tổ chức thành bộ máy riêng, có tài khoản kế toán riêng, hệ
thống sổ sách báo cáo riêng hoàn toàn độc lập với kế toán tổng quát. Kế toán phân
tích là công cụ quan trọng để các nhà quản trị có thể kiểm soát hiệu quả tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2. Kế toán chi phí và giá thành theo hệ thống kế toán Mỹ
Trong kế toán Mỹ, kế toán tài chính và kế toán quản trị được tổ chức chung
trong cùng một hệ thống, không tách biệt với nhau. Kế toán tài chính sử dụng các
tài khoản tổng hợp và báo cáo tài chính; trong khi kế toán quản trị sử dụng các tài
khoản chi tiết và các báo cáo bộ phận.
ix
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH
TNHH CROWN HÀ NỘI.
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Liên doanh
TNHH CROWN Hà Nội có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Liên doanh TNHH CROWN Hà Nội (tên giao dịch là CROWN
BEVERAGE CANS HANOI) được thành lập theo giấy phép số 896/GP do Uỷ Ban
Nhà Nước về Hợp tác và đầu tư, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày
25/04/1995. Ngày 16/02/2009, Công ty được cấp lại Giấy phép đầu tư số
011022000209 do UBND thành phố Hà Nội cấp căn cứ vào Bản đăng ký đề nghị
sửa đổi địa chỉ trụ sở chính do thay đổi địa giới hành chính. Công ty có trụ sở chính
tại Km 24, xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Hình thức hoạt
động là Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty được thành lập bao gồm các nhà đầu tư:
Bên Việt Nam: gồm Tổng công ty Rau quả Nông sản Việt Nam
(VEGETEXCO VIETNAM) và Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội với số vốn góp đầu tư
chiếm 23,7% tổng vốn điều lệ ban đầu.
Bên nước ngoài: Tập đoàn Crown Swire Investment Company, trụ sở chính
tại Canon’s Court, 22 Victoria Str., Hamilton, HM12, Bermuda (được thành lập bởi
hai tập đoàn là Swire Pacific – Hồng Kông và Crown Cork & Seal Inc – Hoa Kỳ)
với số vốn góp đầu tư chiếm 76,3% vốn điều lệ của liên doanh.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty Liên doanh
TNHH CROWN Hà Nội.
Bộ máy tổ chức của công ty được chia thành các khối, bao gồm: khối sản
xuất và khối văn phòng. Đứng đầu công ty là Tổng giám đốc, người có vị trí và
quyền hạn cao nhất trong bộ máy quản lý của công ty. Tổng giám đốc có trách
nhiệm điều hành và quản lý chung các công việc thông qua các phòng ban chuyên
môn, nghiệp vụ. Dưới quyền của Tổng giám đốc là Phó tổng giám đốc, người chịu
x
trách nhiệm điều hành trực tiếp các hoạt động hàng ngày của công ty và báo cáo cho
Tổng giám đốc.
2.1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh đến công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm vỏ lon nhôm hai mảnh tại Công ty Liên doanh
TNHH CROWN Hà Nội.
Tính chất của quy trình công nghệ sản xuất vỏ lon nhôm của công ty là quy
trình công nghệ sản xuất liên tục theo một quy trình khép kín, tự động hóa, không
có bán thành phẩm thông qua 12 bước. Với hệ thống dây chuyền thiết bị tự động
hóa, nguyên vật liệu ban đầu là nhôm cuộn, trải qua các giai đoạn xử lý liên tục đã
trở thành sản phẩm hoàn thành. Trên dây chuyền sản xuất, tại những thời điểm nhất
định chỉ sản xuất được một loại sản phẩm theo một đơn hàng nhất định.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất trên đã tác động đến phương pháp
tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong kỳ, đối tượng tính giá thành là khối
lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ, công
ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán
của công ty được tập trung tại phòng kế toán - tài chính của công ty
2.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đôla Mỹ (USD).
Hiện tại, công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và các
Thông tư hướng dẫn, sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng hệ thống phần
mềm kế toán SUN System. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh,
kế toán kiểm tra tính chính xác và đầy đủ, cập nhật số liệu vào hệ thống phần mềm
SUN. Theo quy trình của phần mềm kế toán SUN, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ chi tiết liên quan theo hình thức kế toán Nhật
xi
ký chung. Cuối kỳ, thực hiện các bút toán kết chuyển tự động để khóa sổ và in các
báo cáo, sổ sách kế toán theo yêu cầu.
Mẫu biểu báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp được lập một cách thống nhất,
theo đúng quy định ban hành của Bộ tài chính. Ngoài ra, phòng kế toán còn lập các
báo cáo quản trị nội bộ, phục vụ cho yêu cầu quản trị của tập đoàn.
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty Liên doanh TNHH CROWN Hà Nội.
2.2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Liên doanh TNHH
CROWN Hà Nội.
2.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Công ty Liên doanh TNHH Crown Hà Nội c